1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

Sử dụng phần mềm Violet trong xây dựng bài giảng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 87 trang )


Tạo một đề mục cơ bản

Một bài giảng Violet là một tập hợp các đề mục, mỗi đề mục chứa một

nội dung kiến thức nhất định, giống như kiểu các trang slide của Powerpoint.

Vì vậy để tạo ra 1 bài giảng, ta sẽ lần lượt tạo ra các đề mục, thao tác tạo đề

mục như sau:

- Vào menu Nội dung  Thêm đề mục hoặc nhấn phím F5

- Nhập vào tên chủ đề và tên mục, nếu không nhập thì các tên này sẽ

được lấy mặc định là chủ đề 1, chủ đề 2, mục 1, mục 2, v.v...

- Nhấn nút Tiếp tục, màn hình soạn thảo đề mục sẽ hiện ra, đầu tiên sẽ

là một trang trắng hoàn toàn. Người soạn sẽ phải đưa các tư liệu văn bản, ảnh,

phim hoặc các bài tập vào đây.

- Đưa một bức ảnh vào bằng cách:

+ Click vào nút ảnh, phim, bảng nhập tên file sẽ hiện ra

+ Click vào nút ba chấm, chọn tên file dữ liệu (ví dụ file ảnh O du kích)

+ Chọn file ảnh cần đưa vào, rồi nhấn Open



12



+ Click vào nút “Đồng ý”

- Ta có thể đưa được đoạn văn bản để minh họa cho bức ảnh này, thao

tác như sau:

+ Click vào nút Văn bản

+ Gõ nội dung văn bản

- Ta có thể tạo ra các hiệu ứng chuyển động giống như Powerpoint, như

sau:

+ Chọn đối tượng ảnh cần tạo hiệu ứng, click vào nút Hiệu ứng là nút

thứ 2 ở phía trên bên phải đối tượng, bảng Hiệu ứng sẽ hiện ra

+ Để xem toàn màn hình, ta nhấn phím F9, để thu nhỏ lại, ta nhấn phím

F9 lần nữa.

+ Để sửa lại nội dung đề mục đã soạn thảo, ta vào menu Nội

dungSửa đổi thông tin hoặc nhấn phím F6, ở trang thứ nhất, ta có thể sửa

tên đề mục và tiêu đề. Nhấn tiếp tục, ta có thể sửa được nội dung của đề mục.

- Để xóa đề mục, ta vào menu Nội dungXóa đề mục, hoặc nhấn phím

Delete.

Sử dụng các tư liệu Flash và phim

- Click vào nút “Ảnh, phim”, click tiếp vào nút ba chấm

- Chọn file dữ liệu Flash, nhấn Open.

- Sau đó chúng ta có thể điều chỉnh kích thước và vị trí của đối tượng

Flash này, giống như đối với đối tượng ảnh thông thường .

- Tương tự như ảnh và Flash, ta có thể đưa các đoạn phim vào màn

hình soạn thảo.

- Click vào nút “Đồng ý” để kết thúc phần soạn thảo này

Điều khiển file Flash có sẵn

Chức năng điều khiển file Flash của Violet cho phép người dùng sử

dụng các nút chức năng cũng như phím tắt của phần khung bài giảng Violet

trong việc trình chiếu các đoạn trong một file Flash.

- Đầu tiên ta click đúp vào file Flash đó.

13



- Sau đó, tại ô “Vị trí dữ liệu trong file”, ta nhập “1;1(play)”.

- Cuối cùng, ta chọn “Đồng ý” rồi chọn tiếp “Đồng ý” để kiểm tra kết

quả. Như vậy, ban đầu file flash chỉ hiển thị hình ảnh ban đầu của đoạn mô

phỏng, khi click “Next” đoạn mô phỏng mới chạy.

Kéo thả tư liệu

Với việc sử dụng nút “Ảnh phim”, ta có thể đưa được mọi file tư liệu

vào trang soạn thảo đề mục. Tuy nhiên có cách đưa tư liệu vào nhanh hơn

bằng cách kéo thả từ từ ngoài vào.

- Thu nhỏ cửa sổ Violet, kéo thả các ảnh động vật vào cửa sổ soạn thảo.

- Nhấn “Đồng ý”

- Tương tự như vậy, ta có thể đưa các đoạn Flash, cũng như các đoạn

Video bằng cách này

Tạo hiệu ứng hình ảnh

Sau khi nhập một hình ảnh hoặc đoạn văn bản, ta có thể tạo cho chúng

các hiệu ứng hình ảnh, như tạo bóng đổ, làm nổi 3 chiều hoặc tạo hiệu ứng

rực cháy.

Việc tạo ra được những hiệu ứng hình ảnh là một thế mạnh của Violet

mà hầu hết các phần mềm khác đều không có.

Lưu, mở bài giảng

Cũng giống như các chương trình soạn thảo khác, Violet cho phép lưu

bài giảng vào đĩa cứng và mở lại khi cần. Để lưu bài giảng, ta vào menu Bài

giảngLưu hoặc nhấn Ctrl+S, để mở bài giảng, ta vào menu Bài giảng 

Mở… hoặc nhấn Ctrl+O. Ví dụ ta sẽ tắt Violet và mở lại bài giảng vừa soạn

thảo.

Tuy nhiên, lưu ý là file được gửi ra chỉ chứa kịch bản của bài giảng,

nên nếu chỉ copy file này sang máy khác thì sẽ bị mất hết dữ liệu ảnh, phim.

Để copy được đầy đủ, chúng ta phải sử dụng chức năng “Đóng gói bài giảng”

Đóng gói bài giảng Violet



14



Để đóng gói bài giảng, ta chọn Bài giảng  Đóng gói, hoặc có thể

nhấn phím tắt F4.

Bảng đóng gói hiện ra, ta có thể gõ click vào nút ba chấm để chọn thư

mục đóng gói.

Tiếp đến có 2 lựa chọn:

Xuất bài giảng ra file chạy EXE, dùng khi cần copy bài giảng sang máy

mới để chạy

Xuất bài giảng ra file HTML, dùng khi cần đưa bài giảng lên Internet

hoặc nhúng vào Powerpoint.

Thông thường ta sẽ đóng gói ra EXE, nên cứ để mặc định như vậy.

Cuối cùng nhấn nút “Đồng ý”, bài giảng sẽ được đóng gói.

Nhúng bài giảng Violet vào Powerpoint

Phần mềm Violet có khả năng tạo ra các bài tập trắc nghiệm, kéo thả, giải

ô chữ... trong khi đó phần hạn chế của Powerpoint không có khả năng đó. Do

vậy việc nhúng bài giảng Violet vào trong Powerpoint có vai trò quan trọng

trong dạy học.

Ta làm như sau:

Sau khi đã đóng gói, tiến hành chạy Microsoft Powerpoint. Có thể mở

một file Powerpoint có sẵn, hoặc tạo một file Powerpoint mới nhưng phải

save lại ngay. Để đơn giản, ta nên copy (hoặc save) file Powerpoint này vào

thư mục chứa thư mục đóng gói của bài giảng Violet. Ví dụ, Violet đóng gói

ra “D:\Bai giang\Bai1\Package-trac nghiem” thì file Powerpoint sẽ được đặt

vào “D:\BaiGiang\ Bai1”.

Trên giao diện Powerpoint, đưa chuột đến vùng thanh công cụ, nhấn

phải chuột, chọn Control Toolbox. Khi thanh công cụ Control Toolbox xuất

hiện click vào nút More Controls ở góc dưới bên phải. Lúc này, một menu thả

hiện ra, chọn dòng Shockwave Flash Object. Khi đó, con trỏ chuột có hình

chữ thập, kéo chuột để tạo một hình chữ nhật với hai đường chéo. Click phải



15



chuột vào vùng hình chữ nhật vừa tạo, chọn Properties. Bảng thuộc tính

(Properties) sẽ xuất hiện.

Lần lượt chọn và chỉnh 2 thuộc tính Base và Movie như sau:

Base là thư mục chứa gói sản phẩm, chú ý phải dùng đường dẫn tương

đối.

Movie: là tên đầy đủ (gồm cả đường dẫn) của file Player.swf được

Violet sinh ra trong gói sản phẩm, chính là bằng thuộc tính Base cộng thêm

\Player.swf. Khi đã hoàn tất, chạy trang Powerpoint đó để xem kết quả và

Save lại.

Tạo bài tập trắc nghiệm

Bài tập trắc nghiệm gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án

đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v...

Để tạo một bài tập trắc nghiệm, ta làm như sau:

- Vào menu nội dung



Thêm đề mục, nhấn tiếp tục để mở trang đề



mục mới.

- Chọn công cụ



bài tập trắc nghiệm



- Nhập câu hỏi

- Tiếp đó ta chọn kiểu bài tập trắc nghiệm

- Nhập các phương án trả lời

- Để thêm phương án, ta nhấn nút “+” ở góc dưới bên trái

- Để xóa phương án cuối cùng, ta nhấn nút “_”

- Sau khi nhập xong các phương án, ta đánh dấu vào các phương án

đúng.

- Kích “đồng ý”, trên màn hình soạn thảo một bài tập trắc nghiệm đã

được tạo ra, tuy nhiên ở đây ta chỉ mới dịch chuyển hoặc tạo hiệu ứng chưa

thể làm bài được

- Để làm bài ta click “Đồng ý tiếp”

- Ấn F9 phóng to màn hình, ta có thể làm bài tập này luôn

Để sửa kiểu bài tập trắc nghiệm ta làm như sau:

16



- Đầu tiên nhấn F6 để sửa đề mục, nhấn nút “ Tiếp tục”

- Để sửa bài tập trắc nghiệm, ta click đúp vào bài tập đó.

- Sau đó có thể sửa nội dung câu hỏi, các phương án,hoặc có thể chọn

lại kiểu ( chọn kiểu đúng sai)

Ví dụ 1. Bài tập trắc nghiệm có một đáp án đúng



Ta được trang bìa bài tập trắc nghiệm với một đáp án đúng



17



Ví dụ 2. Tạo bài tập trắc nghiệm chọn đúng/ sai



Ta được trang bìa của bài tập trắc nghiệm điền đúng/ sai



18



Ví dụ 3. Tạo kiểu bài tập trắc nghiệm “Ghép đôi”

Ta thực hiện các bước làm như bài tập đúng/ sai, song phải chọn kiểu bài tập

là: “Ghép đôi” Sau đó ấn nút “ Đồng ý” để có bài tập hiển thị lên màn hình.

Bài tập ô chữ

Để tạo ra bài tập ô chữ ta làm như sau:

- Vào menu nội dung, thêm đề mục, tiếp tục, nhấn nút “công cụ”, chọn

bài tập ô chữ.

- Nhập các câu hỏi hàng ngang thứ nhất (nhập)

- Nhập “Từ trả lời” là đáp án chính xác của câu hỏi này

- “Từ trên ô chữ” là từ sẽ được hiện lên ô chữ sau khi đã học sinh đã

nhập đúng đáp án chính xác. Thông thường “từ trên ô chữ” chính là từ trả lời

nhưng được viết hoa và không có dấu cách.

- Vị trí chữ là thứ tự của chữ cái sẽ được nằm trên cột ô chữ dọc. Ví dụ

ở trường hợp này, chữ “T” nằm trên ô chữ dọc. Thứ tự của nó trên chữ VIỆT

NAM là 5. Vậy ta điền Vị trí chữ là 5

- Tương tự như vậy, ta nhập câu thứ 2.



19



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

×