1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 170 trang )


- Các biện pháp cần phải góp phần thực hiện mục tiêu GDMN phát triển toàn diện cho trẻ

MG 5 – 6 tuổi chuẩn bị vào trường phổ thông và đảm bảo nguyên tắc của việc thực hiện các

biện pháp, phương pháp giáo dục mầm non như: tính hệ thống, tính vừa sức, tính khoa học,

tính cá thể hóa, …

- Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và đặc điểm khả năng so sánh của trẻ

mẫu giáo 5 – 6 tuổi, nghĩa là quá trình dạy trẻ so sánh các sự vật, hiện tượng trong thế giới

xung quanh, GV cần tạo điều kiện tối ưu cho trẻ được hoạt động trực tiếp với đối tượng, với

đồ dùng, đồ chơi bằng các giác quan. Giai đoạn 5 – 6 tuổi, trẻ đã biết so sánh để tìm ra điểm

khác nhau và giống nhau giữa 3 đối tượng.

- Các biện pháp cần phải được đảm bảo theo một tiến trình so sánh cụ thể và các giai đoạn

phát triển khả năng so sánh của trẻ theo quan điểm của Galpêrin.

- Các biện pháp cần phải được xây dựng trên cơ sở tính đến sự phù hợp với mục tiêu, nội

dung của hoạt động làm quen với MTXQ theo hướng đổi mới giáo dục mầm non.

- Các biện pháp cần phải đảm bảo tính hợp lý, đa dạng của các đối tượng, nội dung và

phương tiện so sánh.

- Các biện pháp cần hướng đến tính phát huy tính chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo của

trẻ.

- Mỗi biện pháp có một mặt tác động chính nhưng vẫn đảm bảo tính hỗ trợ, thống nhất,

chặt chẽ với nhau.

Trên đây là các nguyên tắc cơ bản cần phải quán triệt trong quá trình xây dựng các biện

pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ.

3.1.3. Một số biện pháp cụ thể

Dựa trên cơ sở lý luận về khả năng so sánh, kết quả điều tra và phân tích thực trạng kết

hợp với các nguyên tắc nêu trên chúng tôi đã xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng so

sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động làm quen với MTXQ như sau:

1. Biện pháp sơ đồ hóa các bước tiến trình so sánh.

2. Biện pháp đa dạng hóa các loại đối tượng so sánh.

3. Biện pháp đa dạng hóa phương tiện so sánh.

c. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ nêu trên có mối quan hệ mật thiết với

nhau. Chúng tương tác hỗ trợ nhau trong việc nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

72



Sơ đồ hóa các

bước tiến trình

so sánh.

Đa dạng hóa



Đa dạng hóa



các loại đối



phương tiện so



tượng so sánh.



sánh.



Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp nâng cao khả năng so sánh cho trẻ

mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Các biện pháp trên khi thực hiện cần phải được phối hợp một cách nhịp nhàng với nhau.

Tùy thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ, vào mục đích của quá trình dạy trẻ so sánh

mà GV sử dụng các biện pháp sao cho linh hoạt. Việc thực hiện các biện pháp sẽ góp

phần nâng cao khả năng so sánh cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi

trường xung quanh. GV cần hiểu được mức độ nhận thức, mức độ so sánh ở trẻ MG 5 - 6

tuổi để từ đó chọn lựa, phối hợp các biện pháp một cách có hệ thống, logic và hợp lí.

3.1.3.1. Biện pháp 1: Sơ đồ hóa các bước tiến trình so sánh.

Để nâng cao khả năng về bất cứ hành động nào, con người đều phải luyện tập theo một

tiến trình. Việc nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ cũng

phải tuân theo một tiến trình nhất định. Với đặc điểm tâm lý của trẻ MG 5-6 tuổi mang tính

trực quan, dạy trẻ so sánh theo tiến trình không thể truyền đạt bằng lời. Chính vì vậy cần

thực hiện sơ đồ hóa tiến trình so sánh để dạy trẻ. Như vậy, sơ đồ hóa tiến trình so sánh ở đây

là quá trình tạo ra các hình vẽ, quy ước sơ giản mô tả khái quát 3 bước của tiến trình so

sánh.

a. Mục đích

Giúp trẻ nắm các bước của tiến trình so sánh trên cơ sở dùng các bảng biểu có tính chất

hình tượng. Từ đó, nâng cao được khả năng so sánh của trẻ.

b. Yêu cầu

- Các kí hiệu, hình vẽ kí hiệu tượng trưng cho các đặc điểm của đối tượng được thiết

kế đơn giản, rõ ràng dễ nhận biết; chúng phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ MG 5

– 6 tuổi. GV có thể cùng trẻ thiết kế các hình vẽ kí hiệu tượng trưng trên. Bên dưới các hình

vẽ đều có ghi các từ tương ứng nhằm tạo cơ hội cho trẻ nhận biết chữ cái và từ.

73



- Các biểu tượng rời phải phong phú, đủ số lượng cho tất cả trẻ thực hiện, phải nhiều

hơn các hình vẽ mà trẻ cần dùng để gắn vào các bảng khi so sánh, tránh trường hợp để sẵn

biểu tượng trẻ không cần tư duy mà chỉ cần gắn vào bảng một cách máy móc.

- Ba bảng biểu tương ứng với 3 bước của TTSS phải thiết kế đẹp về hình thức, dễ thực

hiện với các biểu tượng rời, nội dung rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của

trẻ. Đồng thời các bảng biểu phải đảm bảo tính kinh tế, sử dụng nhiều lần và đơn giản dễ

làm, ít tốn thời gian và công sức của GV.

- GV phải hướng dẫn trẻ cụ thể, rõ ràng để giúp trẻ nắm được 3 bước TTSS trên cơ sở

thực hiện 3 bảng biểu tương ứng.

c. Cách thực hiện

Biện pháp này được tiến hành theo 3 giai đoạn sau đây:

 Giai đoạn 1:Thiết kế hình vẽ kí hiệu và bảng biểu

- Người nghiên cứu cùng GVMN thiết kế ra các hình vẽ kí hiệu tượng trưng cho các đặc

điểm của các đối tượng so sánh. (xem Bảng 3.1)

+ Kí hiệu tượng trưng chung cho các đặc điểm về thuộc tính, quan hệ hoặc tính chất nào

đó của một loại đối tượng so sánh. Ví dụ như vỏ, mùi, vị …của trái cây; môi trường sống,

thức ăn,… của con vật; chất liệu, kích thước,… của quần áo.

+ Kí hiệu tượng trưng riêng cho từng đặc điểm của đối tượng so sánh cụ thể nào đó. Ví

dụ như trái xoài có vỏ láng, vị ngọt,… ; con báo ăn thịt, sống trong rừng,…

- Thiết kế 3 bảng biểu tương ứng với 3 bước của TTSS. (xem Bảng 3.2, 3.3, 3.4)

+ Bảng 1: Quan sát từng đối tượng so sánh. (Tương ứng với bước 1 của TTSS)

+ Bảng 2: Nêu đặc điểm cần so sánh. (Tương ứng với bước 2 của TTSS)

+ Bảng 3: Tìm ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau. (Tương ứng với bước 3 của

TTSS)

 Giai đoạn 2: Hướng dẫn thực hiện tiến trình so sánh theo sơ đồ hóa

- GVMN giới thiệu mục đích, yêu cầu so sánh.

- GVMN giới thiệu 3 bước của TTSS.

- GVMN giới thiệu và giải thích các hình ảnh kí hiệu tượng trưng các đặc điểm của các

đối tượng so sánh.

Trước khi giới thiệu và giải thích các kí hiệu tượng trưng, GVMN có thể hỏi trẻ để trẻ

đoán các hình ảnh này kí hiệu tượng trưng cho đặc điểm nào của đối tượng, tạo điều kiện để

trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.

74



- GVMN làm mẫu 3 bước TTSS (nếu cần) gắn liền với việc lấy ví dụ minh họa.

Ví dụ cụ thể như: so sánh 3 loại quần áo: quần jean, váy, đầm.

+ Bước 1: GVMN cùng trẻ quan sát từng đối tượng quần jean, váy, đầm; rồi dùng các

kí hiệu về chất liệu, mục đích sử dụng, kích thước, độ dày mỏng, giới tính thể hiện từng loại

quần áo gắn vào bảng 1

+ Bước 2: GVMN chỉ cho trẻ bảng 2 bằng cách dựa trên bảng 1 để tìm ra các đặc điểm

cần so sánh.

+ Bước 3: Dựa vào bảng 1 và 2, GVMN làm mẫu việc thực hiện bảng 3, tìm ra các đặc

điểm giống nhau và khác nhau của các đối tượng.

 Giai đoạn 3: Tập cho trẻ thực hành 3 bước của tiến trình so sánh

Để phát huy tối đa khả năng so sánh của trẻ, GVMN phải tạo mọi điều kiện cho trẻ

được hoạt động, được trải nghiệm, được tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập đề ra. Thông

qua hoạt động, trẻ tiếp thu được tri thức. Vì vậy, việc cho trẻ thực hành TTSS là rất cần thiết

để trẻ hiểu đúng và biết so sánh đúng tiến trình.

- GVMN đưa ra các đối tượng cụ thể yêu cầu trẻ tự thực hiện từng bước của TTSS và

tìm ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau.

- Trong quá trình thực hiện TTSS, có thể trẻ chưa hiểu rõ cách làm nên GVMN luôn

theo dõi, giúp đỡ, giải thích, hướng dẫn kịp thời khi cần thiết. Nếu trình độ của trẻ thấp,

GVMN có thể làm mẫu lại 1 lần nữa các bước của TTSS.

- Việc tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ có thể thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau.

Tùy theo từng bài tập, GVMN có linh hoạt thay đổi quy mô lớp học theo tập thể, theo nhóm,

theo cá nhân; đồng thời có thể tổ chức ở giờ học hoặc giờ hoạt động góc.

+ Nếu tổ chức theo hình thức nhóm, GV cần có thủ thuật chia nhóm để gây hứng thú

cho trẻ. Chẳng hạn như cho trẻ tự kết nhóm hay thông qua tình huống trẻ hợp thành nhóm

một cách ngẫu nhiên.

+ GV phải đặt nhiệm vụ rõ ràng đối với nhóm nhỏ nhằm giúp trẻ hợp tác với nhau

trong quá trình thực hiện bài tập so sánh. Sau khi thực hiện xong bài tập, GV có thể yêu cầu

bất kì trẻ nào trong nhóm lên trình bày cách thực hiện các bước của TTSS. Sau đó, GV yêu

cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

Bảng 3.1. BẢNG KÍ HIỆU TƯỢNG TRƯNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VỀ

QUẦN ÁO



75



Ký hiệu tượng trưng

chung chung



Đặc điểm

Ngắn

Dài



Kích thước



Dày

Mỏng



Độ dày



Jean

Cotton

Chất liệu



Len

Nóng

Lạnh



Thời tiết



Bé gái

Giới tính



Bé trai

Mặc ở nhà



Mục đích sử dụng



Không mặc ở nhà



Bảng 3.2. BẢNG 1- QUAN SÁT TỪNG ĐỐI TƯỢNG QUẦN ÁO SO SÁNH

(Tương ứng với bước 1 của TTSS)



Quần áo



Đặc

điểm

của

quần

áo Thời tiết



Kích

thước



Độ dày Chất liệu Giới tính



Mục đích sử

dụng



Lạnh



Dài



Dày



Jean



Bé gái



Không mặc

ở nhà



Nóng



Ngắn



Mỏng



Cotton



Bé gái



Không mặc

ở nhà



Bảng

Nóng



Ngắn



Mỏng



Jean



Bé gái



Không mặc

ở nhà



- CÁC ĐẶC ĐIỂM QUẦN ÁO CẦN SO SÁNH

(Tương ứng với bước 2 của TTSS)



76



3.3. BẢNG 2



Kích thước



Chất liệu



Độ dày



Thời tiết



Mục đích sử dụng



Giới tính



Bảng 3.4. BẢNG 3 - CÁC ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU

(Tương ứng với bước 3 của TTSS)

GIỐNG NHAU



Không mặc

ở nhà



Bé gái



KHÁC NHAU



Kích thước



Dài



Ngắn



Ngắn



Độ dày



Chất liệu



Thời tiết



Dày



Jean



Lạnh



Mỏng



Cotton



Nóng



Dày



Jean



Nóng



3.1.3.2. Biện pháp 2: Đa dạng hóa các loại đối tượng so sánh.

Để tiến hành so sánh trẻ phải có đối tượng để khảo sát, tìm ra những đặc điểm đặc trưng,

những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng; đồng thời chúng cũng là chứng cứ

xác thực để chứng minh kết quả so sánh của trẻ. Vì vậy, đa dạng hóa đối tượng so sánh là

77



một biện pháp nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong

HĐLQVMTXQ. Đa dạng hóa đối tượng so sánh nghĩa là cho trẻ so sánh các đối tượng cùng

loại đồng thời cũng so sánh các đối tượng khác loại.

a. Mục đích

- Giúp trẻ nắm vững được cách thức so sánh đúng tiến trình so sánh các đối tượng khác

nhau.

- Giúp trẻ quan sát để nhận biết đầy đủ các thuộc tính bên ngoài cũng như bên trong của

đối tượng một cách trọn vẹn. Từ đó, trẻ không chỉ so sánh sự giống nhau và khác nhau bên

ngoài của các đối tượng mà còn tìm ra được đặc điểm giống nhau và khác nhau về bản chất

bên trong của các đối tượng cùng loại và các đối tượng khác loại.

- Việc thay đổi đối tượng so sánh giúp trẻ vận dụng tiến trình so sánh đã học vào những

hoàn cảnh khác nhau với những đối tượng khác nhau, cho trẻ thêm nhiều kinh nghiệm, ứng

dụng linh hoạt trong việc thực hiện hành động so sánh.

b. Yêu cầu

- Đối tượng so sánh phải gần gũi với cuộc sống xung quanh của trẻ, có những đặc điểm

tương đối dễ nhận diện.

- GV nên lựa chọn đối tượng cho trẻ so sánh từ dễ đến khó:

+ Cho trẻ so sánh các đối tượng cùng nhóm, cùng loại với nhau và các đối tượng

khác loại.

+ Trẻ nên thực hiện các bài tập so sánh từ 2 đối tượng trước, nâng dần lên so sánh 3,

4 đối tượng.

+ Trẻ so sánh từ các đối tượng giống và khác nhau về các đặc điểm bên ngoài và đặc

điểm bản chất.

- GV vận dụng lựa chọn đối tượng so sánh theo các chủ đề, chủ điểm gợi ý trong chương

trình.

- GV ưu tiên lựa chọn đối tượng so sánh xuất phát từ nhu cầu, hứng thú muốn tìm hiểu

của trẻ.

- GV cần đánh giá đúng mức độ khả năng so sánh của trẻ để lựa chọn phương tiện so

sánh, biện pháp phù hợp với trình độ của trẻ.

- GV phải có năng lực chuyên môn nhất định để lập kế hoạch nâng cao khả năng so sánh

của trẻ.

c. Cách thực hiện

78



Biện pháp này được thực hiện theo các giai đoạn sau:

 Giai đoạn 1: Lên kế hoạch giáo dục theo năm, theo tháng

GV dự kiến những chủ điểm, chủ đề sẽ dạy trong năm học. Dựa vào chủ điểm, chủ đề

đó, GV lên kế hoạch cho chủ điểm, chủ đề sẽ tiến hành thực hiện trong tháng bao gồm nhiều

đề tài khác nhau. Sau đó, GV xem xét đề tài nào có thể tiến hành cho trẻ thực hiện hành

động so sánh.

 Giai đoạn 2: Lựa chọn đối tượng so sánh

- Trên cơ sở những đề tài dự kiến có tổ chức hành động so sánh, GV xác định đối

tượng cho trẻ so sánh.

-



Tùy theo mục tiêu của kế hoạch, khả năng so sánh của trẻ, giáo viên lựa chọn đối



tượng so sánh cùng loại hay khác loại để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau về bản chất

bên trong của các đối tượng, ít hay nhiều đối tượng so sánh cùng một lúc.

Ví dụ như ở chủ điểm Thế giới động vật, giáo viên muốn dạy trẻ so sánh các động vật

sống trong rừng: Đầu tiên giáo viên xác định lựa chọn đối tượng so sánh cùng loại cho trẻ so

sánh, chẳng hạn như so sánh 3 con vật: gấu, cọp, hươu cao cổ. Sau đó giáo viên mở rộng

phạm vi cho trẻ so sánh gấu, cọp, cá mập; đây là những đối tượng khác nhóm động vật sống

trong rừng nhưng cùng là loài động vật. Ngoài ra, giáo viên có thể tiếp tục mở rộng phạm vi

đối tượng là các đối tượng so sánh khác loại, như cho trẻ so sánh con gấu đen, con mèo đen,

con gà đen.

 Giai đoạn 3: Tổ chức cho trẻ so sánh với các đối tượng so sánh đã lựa chọn

-



Giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ so sánh theo biện pháp 1: Sơ đồ hóa tiến trình so



sánh với đối tượng so sánh đã được lựa chọn. Ví dụ như bài tập cho trẻ so sánh 3 con gấu,

voi, hươu cao cổ

Bước 1: Thiết kế kí hiệu, bảng biểu về 3 con gấu, voi, hươu cao cổ

Bước 2: Giới thiệu và hướng dẫn trẻ thực hiện tiến trình so sánh theo sơ đồ: Quan sát

từng con vật: gấu, voi, hươu cao cổ qua phim ảnh Nêu đặc điểm cần so sánh như thức ăn,

màu lông, tính khí, môi trường sống,…  Tìm ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau

của 3 con vật này.

Bước 3: Cho trẻ thực hiện so sánh bằng các kí hiệu, bảng biểu với các đối tượng so sánh.

-



Trong cùng một chủ đề, chủ điểm của tháng, GV thay đổi đối tượng so sánh để trẻ



thực hiện TTSS ở nhiều phạm vi khác nhau.



79



Ví dụ như ở chủ điểm Thế giới động vật, GV có thể tiến hành dạy trẻ so sánh theo tiến

trình so sánh với các đối tượng so sánh là các động vật sống dưới nước. Sau đó, GV có thể

mở rộng phạm vi đối tượng so sánh là động vật sống trong rừng, động vật sống trong nhà…

để trẻ thực hiện so sánh.

GV có thể cho trẻ so sánh con hươu, con voi, con sư tử cùng là các đối tượng cùng loại

vì đều là con vật thuộc nhóm động vật sống trong rừng. Quá trình so sánh trẻ tìm ra có đặc

điểm chung giống nhau là của các đối tượng là thú có 4 chân, sống trong rừng, sinh con. Sau

đó, để giúp trẻ củng cố và chính xác hóa biểu tượng trong đầu của trẻ, GV cho trẻ so sánh

con sư tử, con hươu, con voi, trái xoài; đây là các đối tượng không cùng loại. Trẻ nhận ra

được rằng trái xoài có dấu hiệu đặc trưng khác 3 đối tượng còn lại là nó không là con vật,

không có 4 chân, không sống trong rừng, không sinh con.

3.1.3.3. Biện pháp 3: Đa dạng hóa phương tiện so sánh.

Phương tiện so sánh chủ yếu của trẻ MG 5 – 6 tuổi là các phương tiện mang tính trực

quan như vật thật, tranh ảnh, phim ảnh, mô hình mô phỏng. Phương tiên SS là biểu tượng

không phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ MG 5 – 6 tuổi (theo Liublinxkaia)

a. Mục đích

- Giúp trẻ nâng cao khả năng so sánh theo mức độ so sánh từ sơ cấp lên thứ cấp, từ

đơn giản đến phức tạp.

- Tạo cho trẻ hứng thú thực hành khám phá dấu hiệu riêng của từng vật cũng như dấu

hiệu chung của cả nhóm vật, thực hành tạo nhóm đối tượng theo các cách khác nhau theo ý

thích của mình.

- Giúp phát triển độ nhạy cảm của các giác quan (như phương tiện vật thật), giúp trẻ có

thêm kiến thức về sự vận động của một số đối tượng khó tìm (phim ảnh), giúp trẻ vận dụng

nhưng hình ảnh, biểu tượng tích lũy trong đầu so sánh những đối tượng mang tính trừu

tượng (tranh ảnh).

b. Yêu cầu về phương tiện vật chất

- Việc GV lựa chọn phương tiện so sánh phụ thuộc vào các yếu tố như:

+ Trình độ của trẻ: Phương tiện so sánh cũng phải đảm bảo tính giáo dục, có sự phức

tạp dần từ dễ đến khó phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ. Cụ thể, trong các hoạt

động cho trẻ thực hiện hành động so sánh cần sử dụng đa đạng từ vật thật cho đến mô hình,

tranh ảnh. Bởi lẽ, có những đối tượng khi quan sát vật thật trẻ dễ dàng tìm ra các đặc điểm

giống nhau và khác nhau của các đối tượng còn đối với mô hình, tranh ảnh thì các đặc điểm

80



của đối tượng không bộc lộ đầy đủ và rõ ràng, sinh động như vật thật. Tuy nhiên, cũng có

những đối tượng trẻ không cần quan sát bằng vật thật để so sánh do trẻ đã có một số biểu

tượng về các đặc điểm của đối tượng trong đầu, lúc này việc lựa chọn phương tiện so sánh

là mô hình hoặc tranh ảnh để phù hợp với trình độ của trẻ.

+ Điều kiện hiện tại của GV: Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của GV, điều kiện cơ sở

vật chất của mỗi địa phương, điều kiện tự nhiên tại thời điểm hiện tại mà GV lựa chọn

phương tiện so sánh để sử dụng cho phù hợp.

+ Mục đích giảng dạy: Việc lựa chọn sử dụng phương tiện so sánh nào trước hay sau

cũng tùy thuộc vào mục đích giảng dạy của GV. Chẳng hạn như GV cho trẻ so sánh 3 con

vật: con gà, con vịt, con thỏ. Nếu GV lựa chọn cho trẻ so sánh bằng tranh ảnh (phương tiện

so sánh ở mức cao) thay vì so sánh bằng vật thật (phương tiện so sánh ở mức thấp), trẻ

không nhận ra được đặc điểm vận động của 3 con vật này và trẻ không thể tìm ra điểm

giống và khác nhau về vận động. Lúc này chính phương tiện ở mức cao có khiếm khuyết

trong quá trình cho trẻ so sánh thì GV phải sử dụng phương tiện so sánh khác hỗ trợ, chẳng

hạn như cho trẻ quan sát 3 con vật này thật để trẻ biết được đặc điểm vận động của mỗi con

vật và tìm ra sự giống và khác nhau ở đặc điểm này.

- Phương tiện so sánh trực quan được sử dụng vào quá trình dạy trẻ so sánh cần phải

đảm bảo tính thẩm mĩ như: đẹp, rõ ràng, không gây nguy hiểm đối với trẻ, không làm mất

vệ sinh môi trường sống, không làm trẻ kinh sợ.

- Mọi trẻ trong lớp được tự do độc lập, sáng tạo trong khi hoạt động với các đồ dùng trực

quan có trong lớp. GV cần kích thích, lôi cuốn trẻ đến với hoạt động so sánh đối tượng với

nhau để phát hiện sự giống và khác nhau giữa chúng.

c. Cách tiến hành

Biện pháp này nên được tiến hành theo các giai đoạn sau đây:

 Giai đoạn 1: Xác định mục đích lựa chọn phương tiện so sánh



-



-



Cho trẻ làm quen với tiến trình so sánh theo hướng sơ đồ hóa.



-



Củng cố việc thực hiện tiến trình so sánh của trẻ.



-



Phù hợp với mục đích quan sát, khả năng quan sát, khả năng so sánh của trẻ.



Phù hợp với đối tượng so sánh. Chẳng hạn như đối tượng so sánh là sư tử, trâu, bò thì



phương tiện phải là tranh ảnh không thể dùng vật thật.

 Giai đoạn 2: Lựa chọn phương tiện

Việc tổ chức môi trường kích thích trẻ định hướng vào các đặc điểm của đối tượng có

81



thể sử dụng phương tiện so sánh phổ biến như: vật thật, tranh ảnh, mô hình mô phỏng. Tùy

vào mục đích sử dụng, GV lựa chọn phương tiện cho phù hợp mục tiêu đề ra. Cụ thể:

- So sánh bằng vật thật: Các đối tượng dùng cho trẻ thực hiện so sánh là vật thật sẽ

mang đến cho trẻ cái nhìn toàn diện các đối tượng. Ưu điểm của vật thật là sinh động,

hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, kích thích trẻ suy nghĩ, phán đoán nhiều hơn. Việc trẻ được quan

sát trực tiếp các đối tượng sẽ giúp trẻ so sánh, tìm ra đặc điểm giống nhau, khác nhau

của các đối tượng dễ dàng. Trong các hoạt động ở trường MN, trẻ MG 5 – 6 tuổi vẫn được

tiếp xúc với các đối tượng thật ở giai đoạn làm quen, gây hứng thú cho trẻ khi đến với hoạt

động hoặc hình thành biểu tượng về đối tượng trong đầu trẻ.

- So sánh bằng mô hình mô phỏng: Đối với những đối tượng so sánh khó tìm, ít gần

gũi hoặc không thể dùng bằng vật thật, GV có thể lựa chọn phương tiện mô hình mô phỏng.

Loại phương tiện này ở dạng khối nên trẻ cũng dễ so sánh điểm giống và khác nhau giữa

các đối tượng. Đồng thời nó có ưu điểm là phổ biến ở trường MN dễ sử dụng, dễ tìm kiếm,

sử dụng được đa dạng trong các hoạt động khác nhau, thời gian sử dụng kéo dài và thuận

tiện cho việc sắp xếp, cất giữ. Ở giai đoạn ôn luyện, củng cố thì hầu hết GV cho trẻ thực

hiện các bài tập, trò chơi với mô hình, tranh ảnh vì lúc này biểu tượng cụ thể của trẻ về các

sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh đã bắt đầu hình thành.

- So sánh bằng tranh ảnh, phim ảnh:

+ Sử dụng các phương tiện như tranh ảnh, phim ảnh cho trẻ thực hiện hành động so

sánh đối với một số đề tài về sự vật, hiện tượng không thể quan sát trực tiếp được.

+ Sử dụng các phương tiện như tranh ảnh, phim ảnh cho trẻ thực hiện hành so sánh khi

trẻ so sánh bằng vật thật có kết quả tốt. Có những đối tượng quen thuộc với trẻ, trẻ đã quan

sát rất tốt các đối tượng này, mặc dù điều kiện hiện tại cho phép có thể sử dụng vật thật

nhưng GV không cần cho trẻ dùng vật thật để so sánh, lúc này GV nên chọn đến tranh ảnh,

phim ảnh để trẻ so sánh.

Tranh ảnh, phim ảnh hướng sự chú ý của trẻ đến đối tượng lâu hơn. Tranh ảnh, phim

ảnh thể hiện dưới dạng chi tiết các đặc điểm đối tượng và dạng đường nét khái quát các đặc

điểm của đối tượng. Vì vậy, các hoạt động hướng dẫn trẻ so sánh bằng tranh ảnh, phim ảnh

giúp hình thành biểu tượng, củng cố, kiểm tra biểu tượng đã được hình thành ở trẻ.

- So sánh bằng biểu tượng: Khi khả năng so sánh của trẻ bằng tranh ảnh, phim ảnh đã

tốt, GV cũng có thể sử dụng biểu tượng để tổ chức các hoạt động cho trẻ so sánh để nâng

cao khả năng so sánh của trẻ hơn nữa. Tuy nhiên, so sánh bằng biểu tượng đối với trẻ MG 5

82



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

×