Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.52 MB, 252 trang )
đâu là ngôn ngữ độc thoại, đâu là ngôn ngữ đối thoại của nhân vật? Xác định đối tượng
nghiên cứu càng chính xác thì càng có cơ sở để tìm hiểu, đánh giá đối tượng một cách đúng
đắn, khoa học.
Công việc này không đơn giản. Bởi Truyện thơ Nôm bác học được các nhà thơ viết ra
bằng chữ Nôm. Sau đó, được các học giả sao chép, truyền tụng trước hết cũng bằng chữ
Nôm.
Cũng như các văn bản chữ Hán cổ, các văn bản chữ Nôm không có hệ thống dấu câu
(chấm, phẩy, hai chấm, ba chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép, v.v...) như hệ thống ký hiệu chữ
viết hiện đại. Chỉ đến khi Truyện thơ Nôm bác học được phiên âm ra chữ quốc ngữ, những
người làm văn bản, tùy cách hiểu, cách cảm của mình, mà sử dụng dấu câu định ra các đoạn
dừng, ngắt khác nhau. Bởi vậy, cách sử dụng dấu câu để xác định phạm vi ranh giới lời độc
thoại, đối thoại của nhân vật trong Truyện thơ Nôm bác học cũng thiếu sự thống nhất:
dường như có bao nhiêu người nghiên cứu văn bản Truyện thơ Nôm bác học là có bấy nhiêu
cách xác định ngôn ngữ nhân vật.
Tuy nhiên, việc xác định lời đối thoại trong các văn bản, cơ bản vẫn là nhất trí. Sự
khác biệt chỉ tập trung ở khu vực xác định ngôn ngữ độc thoại. Hầu hết văn bản các truyện
thơ Nôm bác học cho đến nay đều chưa được chú ý thích đáng về vấn đề này. Đây là một
vấn đề khá phức tạp: trong Truyện thơ Nôm bác học, đặc biệt là Truyện Kiều có rất nhiều
đoạn sử dụng ngôn ngữ "pha" giữa lời độc thoại thể hiện ý thức của nhân vật với sự miêu tả,
phân tích thế giới bên trong nhân vật của tác giả.
Như vậy, việc xác định ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật trong Truyện thơ
Nôm bác học liên quan chặt chẽ tới việc dùng dấu câu và phân đoạn tác phẩm. về mặt này,
các văn bản đều có nhữỉig điểm chưa hợp lý. Song, nó không thuộc phạm vi đề tài nên
chúng tôi chỉ đề cập đến chỗ nào liên quan đến câu độc thoại, đối thoại mà thôi.
Để xác định được chính xác ngôn ngữ nhân vật, chúng tôi dựa vào ý kiến của các nhà
ngôn ngữ để đưa ra những khái niệm về đối thoại và độc thoại, làm cơ sở cho việc xem xét.
1.1.KHÁI NIỆM ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI
Xoay quanh ngôn ngữ nhân vật có khá nhiều tên gọi và khái niệm: đối thoại, hội thoại,
đàm thoại, bàng thoại, đối bạch, độc bạch, độc thoại, độc thoại nội tâm, tự thoại, lời trực
tiếp, lời nội tâm... Trong hội thoại, một số nhà ngôn ngữ lại chia nhỏ hơn: song thoại, tam
18
thoại, đa thoại... Nhưng, tất cả, quy lại, có thể gói trong hai khái niệm chính: đối thoại (hay
hội thoại) và độc thoại.
Đối thoại và độc thoại gần đây đã trở thành "điểm nóng", trở thành vấn đề trung tâm
của ngữ dụng học, tâm lý học, triết học về ngôn ngữ v.v...
Từ khi ngữ dụng học được các nhà ngôn ngữ Việt Nam quan tâm, vấn đề lý thuyết hội
thoại cũng dược họ lưu tâm tới nhiều hơn trước. Đáng chú ý có "Đại cương ngôn ngữ học",
tập 2 (1993) của Đỗ Hữu Châu và "Ngữ dụng học" tập I (1998) của Nguyễn Đức Dân.
Đỗ Hữu Châu có một chương nói về "Lý thuyết hội thoại" (chương IV). Ông xem "hội
thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ."
[14, tr.276]. Tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể về đối thoại và độc thoại, nhưng khi đề
cập đến "các vận động hội thoại", ông cho rằng "vận động giao tiếp thông thường bao gồm
ba vận động: sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác" [14, tr.277]. Giáo sư xem "sự trao lời
(allocutíon) là vận động người nói A nói ra và hướng lời nói của mình về phía người nhận
B. Bình thường, A khác người nhận B, trừ trường hợp độc thoại (monologique). Tuy vậy,
ngay cả trong trường hợp độc thoại, ở người nói cũng có sự phân đôi nhân cách: anh ta vừa
là A vừa là B, và khi hoạt động theo nhân cách A hay nhân cách B, điều này diễn ra đồng
thời, anh ta vẫn là hai nhân vật khác nhau, tuân theo hai loại quy tắc hoạt động khác nhau
(...). Tình thế giao tiếp trao lời ngầm ẩn rằng người nhận B tất yếu phải có mặt, "đi vào
trong diễn ngôn của A".
Ở phần "sự trao đáp" (échange), giáo SƯ Đỗ Hữu Châu khẳng định: "diễn ngôn sẽ trở
thành hội thoại khi người nghe B đáp lời", "sự đáp lời là một nhu cầu bức thiết của sự nói
năng" [14, tr.278]. Ông cho rằng "có những diễn ngôn loại trừ sự đáp lời như diễn ngôn viết
(nhưng không phải là hình thức thư tín) hoặc diễn ngôn miệng (tuyên án, truyền thanh,
truyền hình...). Nhiùig, như đã nói, đây là sự loại trừ sự đáp lời trực tiếp, tức thời. Trong
chiều sâu nhữiig diễn ngôn trên vẫn cần đến sự hồi đáp nào đó hoặc ở một, hoặc ở những
người nghe.
Nguyễn Đức Dân trong "Ngữ dụng học" cũng có một chương nói về hội thoại (chương
III), nhưng quan niệm về đối thoại và độc thoại của ông có phần khác với Đỗ Hữu Châu.
Ông cho rằng "trong giao tiếp có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Trong giao tiếp
một chiều, chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận. Hình thức này gặp trong những mệnh
lệnh quân sự, trong những diễn văn, trong lời của xướng ngôn viên truyền hình hoặc truyền
19
thanh... đó là độc thoại. Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở
lại. Lúc đó, vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở
thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con
người là hội thoại." [21, tr.76].
Như vậy, cả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân đều rất xem trọng vai trò của hội
thoại. Tuy nhiên, cái mà Nguyễn Đức Dân gọi là "giao tiếp một chiều", ví dụ lời xướng
ngôn viên truyền hình, truyền thanh..., và ông quan niệm đó là độc thoại thì Đỗ Hữu Châu
lại xem đó là hội thoại "loại trừ sự đáp lời trực tiếp, tức thời" nhưng "trong chiều sâu những
diễn ngôn ữên vẫn cần đến sự hồi đáp nào đó" [14, tr.278].
Những quan niệm khác nhau về đối thoại và độc thoại như trên cũng được thể hiện
trong các từ điển.
Một số từ điển không có định nghĩa về độc thoại, chỉ có khái niệm về đối thoại - mặc
dù "độc thoại" là một từ được dùng khá phổ biến trong văn chương, nghệ thuật và cũng
không xa lạ đối với đời sống hàng ngày, như "Từ điển tiếng Việt" của Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội (1997) do Văn Tân chủ biên, hoặc "Từ điển tiếng Việt - tường giải và liên tưởng
của Nguyễn Văn Đạm (1999).
Lại có những từ điển mà khái niệm độc thoại được đưa ra rất chung chung và có thể
gây nhiều tranh cãi: Độc thoại là "Nói một mình, trái với đối thoại" -như "Từ điển tiếng
Việt" của Viện Ngôn ngữ học (1998) do Hoàng Phê chủ biên [161, tr.326].
Có khái niệm rõ ràng hơn là cuốn "Đại từ điển tiếng Việt" của Bộ Giáo dục và đào tạo,
Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam (1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên: Độc thoại là:
Nói một mình, tự mình nói với mình mà không có người đối thoại; Độc thoại nội tâm: Lời
nhân vật trong tác phẩm tự nói với mình về bản thân mình [10, tr.656]; Đối thoại: 1. Nói
chuyện qua lại với nhau. 2. Bàn bạc, thương lượng giữa hai hoặc các bên có vấn đề tranh
chấp [10, tr. 658].
Ngoài ra, "Từ điển Hán - Việt - Hán ngữ cổ đại và hiện đại" của Trần Văn Chánh
(1999) còn có những khái niệm cụ thể hơn, xem độc bạch là nói một mình trên sân khấu
[151, tr.1326], đối bạch là đối thoại giữa các vai ương tuồng, kịch và điện ảnh [151, tr.612].
Các khái niệm trên hoặc là khái quát cho ngôn ngữ hội thoại nói chung, hoặc là chuyên
biệt cho một dạng của ngôn ngữ hội thoại (sân khấu, điện ảnh).
20
Khái niệm ngôn ngữ đối thoại và độc thoại mà chúng tôi muốn nêu ra ở đây là khái
niệm ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật văn học.
Trong Lý luận văn học Tập 2 (1987), Trần Đình Sử đã nói khá sâu về "lời trực tiếp"
của nhân vật nhưng không đưa ra một khái niệm cụ thể nào..
"Từ điển thuật ngữ văn học" của Nhà xuất bản Giáo dục do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi chủ biên (1992) định nghĩa:
"Lời đối thoại (đối đáp) là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện
như là phản ứng đáp lại lời nói trước. Lời đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi hai bên đối
thoại có sự tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị câu thúc, trong không
khí bình đẳng về mặt đạo đức của người đối thoại. Lời đối thoại thường kèm theo các động
tác cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều người.
Lời độc thoại không đòi hỏi sự đáp lại, độc lập với phản ứng của người tiếp nhận và
được thể hiện thoải mái cả trong hình thức nói lẫn viết. Bề ngoài, lời độc thoại không bị ai
ngắt quãng, nhưtig cũng có khi bị ngắt bởi "người đối thoại" tưởng tượng. Lời nói này
thường xuất hiện trong tình trạng con người cô đơn và bị biệt lập về mặt tâm lý, hoặc giao
tiếp với thần linh, người chết, mang tính ước lệ rõ rệt. Văn nhật kí, hồi lá, văn chính luận
đều có tính chất độc thoại. Hoạt động giao tiếp tưởng tượng này sẽ chuyển hoá thành độc
thoại nội tâm.
Trong tác phẩm văn học, hai dạng lời này có thể thâm nhập vào nhau như trong kịch.
Lời độc thoại trần thuật có thể bao hàm đối thoại.
Trong khoa học hiện đại, khi đối thoại được xem là bản chất bao trùm quan trọng nhất
của hoạt động lời nói thì cả đối thoại và độc thoại đều là các dạng thể hiện khác nhau của
đối thoại ỹ thức trong bối cảnh đời sống." [152, tr.128,129].
Một định nghĩa giải thích khá kỹ lưỡng với đầy thuật ngữ, đôi khi hơi khó hiểu, nhưng
nó phản ánh thêm được một vấn đề: đường biên giữa đối thoại và độc thoại hết sức nhạt
nhòa, mong manh. So với các định nghĩa đã nêu trên, một lần nữa nó cho thấy quan niệm về
đối thoại và độc thoại của các nhà ngôn ngữ cũng như các nhà nghiên cứu văn học chưa
phải đã thống nhất.
Cũng trong từ điển này, thuật ngữ "độc thoại nội tâm", một khái niệm khá đặc trưng
của văn học viết, đã được nêu ra một cách chi tiết:
21
Độc thoại nội tâm là "lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp
quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động của cảm xúc, suy nghĩ của con người trong
dòng chảy trực tiếp của nó.
Hiện tượng đ.th.n.t. đã thấy xuất hiện trong kịch cổ đại và nhất là kịch sếcxpia. Trong
văn tự sự cận đại, đ.th.n.t. vẫn còn mang tính chất sân khấu, một sự "tự bộc lộ" "chân
thành", "khách quan". Bắt đầu từ sự sáng tác của L.Stớcnơ, đ.th.n.t. có chức năng mới:
truyền đạt hoạt động nội tâm. Trong tiểu thuyết sử thi của L.Tônxtôi, đ.th.n.t. được truyền
đạt gần như không có sự can thiệp của tác giả, phản ánh được cả ý thức lẫn vô thức của
nhân vật. Dòng ý thức là một sự biểu hiện đặc biệt, cực đoan của đ.th.n.t. trong tiểu thuyết
thế kỷ XX." [152, tr.87,88].
Trong "150 thuật ngữ văn học" do Lại Nguyên Ân biên soạn năm 1999, khái niệm
"độc thoại nội tâm" nhắc lại ý kiến trên nhưng được minh họa bằng các dẫn chứng cụ thể,
kỹ lưỡng hơn [3, tr.126 - 133].
Độc thoại được nhiều người hiểu là nói một mình. Nhưng nói một mình, theo chúng
tôi, thực ra, có hai loại khác nhau: loại nói thành lời và loại tư duy thầm (nghĩ thầm). Khi
nói thành lời, lại cũng có hai dạng: một loại là nói với chính mình. Còn loại kia, cũng là nói
một mình, nhưng là để nói với người khác. Ở đây, người nghe không hồi đáp trực tiếp
(trong một số trường hợp của phát thanh viên đài truyền thanh, truyền hình, đọc diễn văn
mít-tinh...), hoặc người nghe không hiện hữu (trong trường hợp người nói cầu khấn Thần,
Phật, Đất, Trời...). Mà, ngôn ngữ mình nói với mình và ngôn ngữ mình nói với người khác
là hai ngôn ngữ có trường từ vựng, phong cách và mục đích khác nhau. Vì nói một mình và
nói với chính mình không phải lúc nào cũng là một nên theo thiển ý của chúng tôi thì độc
thoại là nói với chính mình.
Chúng tôi dựa vào quan niệm của Đỗ Hữu Châu [14] và của Trần Đình Sử [115, tr.143
- 150] khi nêu ra khái niệm này.
Đối thoại là hoạt động giao tiếp căn bản sử đụng hình thức nói năng giữa người này
với người khác. Nó thường gồm hai yếu tố đặc trưng: trao lời và đáp lời (trong một số
trường hợp, yếu tố đáp lời có thể vắng mặt, hoặc được thể hiện bằng một sự im lặng). Lời
nói có sự tương tác qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau, làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức, tình cảm,
hành động, cách ứng xử của từng người qua quá trình hội thoại. Từ đó, có thể làm thay đổi
con người, thay đổi sự kiện...
22
Có sự tác động này là bởi giao tiếp luôn luôn có mục đích: để hình thành, củng cố hay
phá vỡ quan hệ giữa người này với người kia, để giải trí hoặc để đưa đến sự biến đổi về
nhận thức, tình cảm, hành động... Giao tiếp được xem là có hiệu quả khi đối thoại đạt được
mục đích.
Tùy năng lực sử dụng ngôn ngữ (ngữ năng) của mỗi người và điều kiện giao tiếp cụ
thể mà sự tương tác của ngôn ngữ đối thoại có cường độ mạnh-yếu và có phạm vi ảnh
hưởng về không gian (rộng-hẹp), thời gian (ngắn-dài), số lượng đối tượng (ít-nhiều)... khác
nhau. Nhiều khi, lời nói có tác động khôn lường.
Độc thoại là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ nhân vật, là hình thức nói với chính
mình. Độc thoại có dạng nói thành lời gọi là nói một mình, nhưng phổ biến hơn là dạng ý
nghĩ - tư duy bằng ngôn ngữ thầm (còn gọi là độc thoại nội tâm).
Độc thoại nội tâm thể hiện trực tiếp quá tình tâm lý và những cảm xúc, suy nghĩ của
nhân vật. Ở đây, những biểu tượng âm thanh không được hiện thực họa, không trao đổi với
ai nhưng trong bộ óc con người vẫn diễn ra những quá trình giống như quá trình phát ngôn.
Trong trường hợp này, tuy không có người nghe, nhưng đối tượng nghe vẫn hiện hữu.
Ngôn ngữ thầm không bộc lộ ra nên người khác không thể biết hoặc khó lòng biết
được. Nhưng nó tác động tới chính bản thân chủ thể dòng độc thoại, nhiều khi trở thành
động lực có tính chất quyết định đối với cử chỉ, thái độ, lời nói, việc làm... biểu hiện ra bên
ngoài. Do đó, nó cổ một nội lực rất lớn, đồng thời cũng là một bí ẩn kỳ diệu của con người.
Đối thoại và độc thoại là những hoạt động thể hiện hai chức năng cơ bản của ngôn
ngữ: giao tiếp và tư duy. Cùng một chất liệu ngôn ngữ cấu tạo nên, cùng vận hành dưới sự
chỉ đạo của não bộ của cùng một chủ thể, đối thoại và độc thoại có mối quan hệ hết sức chặt
chẽ.
Mối quan hệ này thường biểu hiện ra dưới nhiều hình thức thiên hình, vạn trạng,
phong phú, đa dạng vô cùng do mối tương quan của lời nói ngoài và ý nghĩ thầm kín bên
trong tạo nên. Nó do nhiều yếu tố chi phối: tính cách người nói, hoàn cảnh xung quanh, tình
cảm và mối quan hệ đối với đối tượng người nghe, người được nói tới... Chẳng hạn, kẻ thâm
trầm khác người nông cạn, lúc nguy cấp khác lúc bình thường, nói với người thân tín khác
nói với kẻ thù...
23
Có khi, suy nghĩ và lời nối thống nhất làm một: nhân vật nghĩ sao nói vậy. Trong
trường hợp này, lời nói là sự phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tính cách nhân vật. Nó
chuyển tải một lượng thông tin lớn về con người trong tác phẩm. Có lúc, suy nghĩ và lời nói
không phù hợp với nhau: nhân vật nghĩ nhiều nói ít, nghĩ ít nói nhiều, lời nói mâu thuẫn với
ý nghĩ, lời nói được dùng để che đậy ý nghĩ... Và như vậy, muốn hiểu được nhân vật, không
thể chỉ căn cứ vào ngôn ngữ bên ngoài mà còn phải đối chiếu với thái độ, hành động, phải
thám hiểm thế giới tinh thần bên ương, phải suy luận cả những vấn đề đằng sau ngôn ngữ.
Dựa vào khái niệm trên, chúng tôi tiến hành xác định lại ngôn ngữ đối thoại và độc
thoại của nhân vật trong một số truyện thơ Nôm bác học tiêu biểu.
1.2.VẤN ĐỀ CHỌN VĂN BẢN
Trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật truyện thơ Nôm bác học, về mặt văn bản,
chúng tôi đã xem xét nhiều bản chữ quốc ngữ của các học giả xuất bản trong nhiều thời kỳ
khác nhau.
Có những tác phẩm, trong mấy trăm năm qua, văn bản được in đi, in lại không chỉ vài
chục mà tới gần cả trăm lần, như Truyện Kiều, một tác phẩm văn học cổ điển ưu tú, đặc sắc
được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thạch Giang trong Nguyễn
Du - tác phẩm và lịch sử văn bản xuất bản năm 2000, cho biết: "đã sưu tầm được ngót 50
bản Kiều Nôm và chữ quốc ngữ... không kể các bản chép tay"[46, tr.43]. Những năm gần
đây, do cơ chế mở của thị trường, Truyện Kiều được in lại với một số lượng khổng lồ hơn
bao giờ hết...Lại có những tác phẩm, văn bản được in rất hạn chế, và sau mỗi lần sao chép,
lại được điều chỉnh theo chủ kiến của người sưu tầm, hiệu đính. Song, do yêu cầu của đề tài,
người viết luận án này chỉ chọn ra các văn bản quốc ngữ phổ biến nhất đã được một số nhà
nghiên cứu dày công hiệu đính, chú thích để làm căn cứ khảo sát.
1.2.1.Vấn đề chọn văn bản đối với Truyện Kiều
Đối với Truyện Kiều, chúng tôi chọn ba văn bản chính làm cơ sở để đối chiếu, so sánh
khi xác định câu đối thoại, độc thoại của nhân vật. Đó là:
1.Truyện Thúy Kiều (Đoạn trường tân thanh) - Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo In lần thứ ba -Vĩnh Hưng Long thư quán, Hà Nội, 1934, (gọi tắt là bản BK-TTK).
2.Truyện Kiều- Hà Huy Giáp giới thiệu - Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích
- Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1972, (gọi tắt là bản NTG).
24
3.Truyện Kiều - Đào Duy Anh khảo chứng, hiệu đính và chú giải - Nxb. Văn học, Hà
Nội, 1984 (gọi tắt là bản ĐDA).
Sau khi đối chiếu kỹ ba văn bản trên, chúng tôi nhận thấy văn bản do Đào Duy Anh
khảo chứng, hiệu đính, chú giải với sự góp ý, hiệu đính của một số nhà văn, nhà thơ và sự
chỉnh sửa của Nhà xuất bản Văn học là bản có nhiều điểm ưu trội hơn cả trong việc xác định
ngôn ngữ nhân vật.
Thứ nhất, cách trình bày lời đối thoại và lời độc thoại trong bản ĐDA có sự phân định
rõ ràng, hợp lý và khoa học hơn các văn bản khác: mở đầu lời đối thoại bao giờ cũng có
gạch ngang ( _ ) trước khi dẫn ngôn bản, giống như cách trình bày hội thoại ương phần lớn
văn bản các tác phẩm văn học hiện đại. Ngoài ra, người làm văn bản còn để dấu mở ngoặc
kép chạy suốt chiều dài lời nói nhân vật, giúp ta dễ phân biệt được lời nói bên ngoài và lời
nói bên trong nhân vật:
355.
Rằng: _ "Trăm năm cũng từ đây,
"Của tin gọi một chút này làm ghi."
Còn đối với lời độc thoại, tác giả chỉ dùng một lần dấu đóng, mở ngoặc kép làm ký
hiệu phong tỏa nội dung một diễn ngôn.
Bản BK-TTK và bản NTG cũng như nhiều văn bản khác không có dấu hiệu phân biệt
này: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại của nhân vật đều để trong một lần đóng, mở
ngoặc kép, hình thức hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Thậm chí, đôi khi chính tác giả văn bản
có sự nhầm lẫn giữa độc thoại và đối thoại, nhưng do cách trình bày giống nhau, nên khó
phát hiện ra. Đoạn lời nói Hoạn Thư (từ câu 1609 đến 1620): "Nghĩ rằng: "Ngứa ghẻ hờn
ghen... Sao cho để một trò cười về sau" là một trường hợp như vậy (chúng tôi sẽ nói cụ thể
ở phần tiếp theo).
Thứ hai, trong bản ĐDA, việc xác định đối thoại, độc thoại chặt chẽ, kỹ lưỡng, chính
xác, tính tường hơn bản NTG và bản BK-TTK. Chẳng hạn các đoạn:
-Thúy Kiều trước lầu Ngưng Bích (câu 1039-1046).
- Thúy Kiều nhớ nhà, tự thương mình (câu 1253-1264)
- Kiều nghĩ về thân phận mình trước nanh vuốt của Hoạn Thư (câu 1873 - 1882).
25
- Suy tính của Từ Hải (2464-2472) và của Thúy Kiều (câu 2475-2486) trước quyết
định đầu hàng v.v... và nhiều đoạn khác.
Bản BK-TTK cũng như bản NTG không cho những câu thơ trên là lời nội tâm nhân
vật, mặc dù tính chất độc thoại ở đây biểu hiện rất rõ. Bản ĐDA đã khắc phục được khiếm
khuyết này.
Lại có chỗ, bản BK-TTK và bản NTG nhầm lẫn giữa đối thoại và độc thoại, bản ĐDA
đã không mắc phải thiếu sót đó. Chẳng hạn đoạn Hoạn Thư về thăm mẹ, bàn mưu tính kế
với Hoạn Bà về cách hãm hại Kiều, Bản BK-TTK và bản NTG viết:
Roi câu vừa gióng dặm trường,
Xe hương nàng cũng thuận đường quy ninh.
Thưa nhà huyên hết mọi tình,
Nỗi chàng ở bạc, nỗi mình chịu đen.
1609.
Nghĩ rằng: "Ngứa ghẻ hờn ghen,
Xấu chàng mà có ai khen chi mình!
Vậy nên ngành mặt làm thinh,
Mưu cao vốn đã rắp ranh những ngày.
...................................................
Trước cho bõ ghét những người,
1620. Sau cho để một trò cười về sau!"
Phu nhân khen chước rất mầu,
Chiều con mới dạy mặc dầu ra tay.
Với cách đặt dấu ngoặc kép sau chữ "nghĩ rằng" như trên, văn bản sẽ khiến người đọc
hiểu toàn bộ đoạn thơ nằm trong ngoặc kép (từ câu 1609 đến câu 1620) là lời độc thoại.
Có sự nhầm lẫn này vì thông thường hai chữ "nghĩ rằng" là từ báo hiệu, dùng để cho
biết sau đó là một lời nói nội tâm, một lời nói thầm của tư duy, chưa được phát ngôn.
Nhiữig, thực chất đây là lời đối thoại: Hoạn Thư thuật lại sự suy nghĩ, tính toán "mưu cao
vốn đã rắp ranh những ngày" của mình cho mẹ ả. Chính vì đã nghe ả kể, nên "phu nhân"
26
mới "khen chước rất mầu". Còn nếu ý kiến trên vẫn đang còn nằm trong bộ óc lắm mưu,
nhiều mẹo của Hoạn Thư chưa được bộc lộ ra, thì làm sao Hoạn Bà lại có thể biết mà khen ả
được? Ở đây, bản ĐDA đã đặt dấu mở ngoặc kép đúng vị trí:
_ "Nghĩ rằng: ngứa ghẻ hờn ghen,
Xấu chàng mà có ai khen chi mình..."
trả lại câu nói trên về đúng tính chất của nó: một lời đối thoại!
Bản ĐDA có nhiều ưu điểm trong việc xác định ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, nhưng
không phải là không có những chỗ cần cân nhắc lại. Trong một số trường hợp như vậy,
chúng tôi đã chọn lựa cách xác định ngôn ngữ nhân vật của bản NTG hoặc bản BK-TTK.
Như câu 2726 trong đoạn thơ kể lại việc sau khi Kiều tự vẫn ở sông Tiền Đường, được sư
Giác Duyên cho người giăng lưới vớt. Trong lúc mê man, nàng gặp lại Đạm Tiên. Bóng ma
kỹ nữ cho Kiều hay rằng nàng đã hết kiếp đoạn trường. Và rồi:
2725 Nàng còn ngơ ngẩn biết sao,
2726 Trạc Tuyền nghe tiếng gọi vào bên tai.
Giật mình thoắt tỉnh giấc mai,
Bâng khuâng nào đã biết ai mà nhìn.
Trong thuyền nào thấy Đạm Tiên,
Bên mình chỉ thấy Giác Duyên ngồi kề.
Cặp lục bát 2725-2726, về mặt cú pháp là một câu hoàn chỉnh. Theo cách trình bày
của bản ĐDA và bản NTG như trên (Trạc Tuyền nghe tiếng gọi vào bên tai) thì câu lục là
một mệnh đề, mà câu bát cũng là một mệnh đề. Cặp lục bát dường như cổ hai chủ thể:
"nàng" và “Trạc Tuyền” độc lập với nhau. Có thể diễn nôm cả câu như sau:
Nàng (Kiều) còn ngơ ngẩn chưa biết sao
Thì Trạc Tuyền đã nghe tiếng gọi vào bên tai.
Như vậy, chủ thể của hành động "nghe" trong câu bát là "Trạc Tuyền" chứ không phải
là "nàng" Kiều - chủ thể của câu lục. Thực ra, "Trạc Tuyền" hay "nàng" Kiều cũng chỉ là
một. Nhiữig đây là câu kể của Nguyễn Du về những gì đang diễn ra đối với Kiều. Mà
Nguyễn Du, với sự nhất quán trong toàn tác phẩm, không bao giờ gọi Kiều là Trạc Tuyền.
Người gọi pháp danh của nàng ở đây chỉ có thể là sư Giác Duyên. Vậy, "Trạc Tuyền" là một
27
hô ngữ, là tiếng Giác Duyên gọi Kiều. Hô ngữ này chỉ có chức năng liên lạc - Roman
Jakobson gọi chức năng đó là phatic function - Nó có nội lực gần giống câu mệnh lệnh ương trường hợp này là tạo sự chú ý của đối tượng nghe hướng về đối tượng nói. Đáp lại nó
là những ứng ngữ: "ơi!", "dạ!", "hả?", "gì?"... [57, tr. 208]. Hô ngữ "Trạc Tuyền!" đứng
trong câu thơ trên trở thành bổ ngữ của "nghe". Chủ thể của hành động "nghe"-đó là "nàng"
Kiều.
Đây là câu đảo ngược vị trí của bổ ngữ lên trước vị ngữ. Do cách đảo ngược này, câu
thơ của Nguyễn Du đã làm nổi bật được đối tượng cần nhấn mạnh: yếu tố đánh thức Kiều,
đưa nàng chuyển từ cõi mê sang cõi thực. Lối đảo câu là một biện pháp tu từ cú pháp rất
được Nguyễn Du ưa sử dụng, trở thành một thói quen trong phong cách ngôn ngữ của nhà
thơ. Truyện Kiều có tới gần 120 trường hợp viết theo lối đảo ngữ này. (Đào Thản)[94,
tr.111].
Trong Kim Vân Kiều truyện, đây cũng là lời đối thoại:
"Thúy Kiều đang định hỏi Đạm Tiên nữa thì nghe bên tai có người gọi:
- Trạc Tuyền! Trạc Tuyền mau tỉnh! Mau tỉnh!
Thúy Kiều mở mắt ra trông thấy Giác Duyên ngồi một bên..." [102, tr.335].
Vì vậy, chúng tôi nhất trí với bản BK-TTK xem hai chữ "Trạc Tuyền" trong câu thơ
2726 là lời đối thoại của nhân vật:
Nàng còn ngơ ngẩn biết sao,
"Trạc Tuyền!"- nghe tiếng gọi vào bên tai
(Bản của Tản Đà, Hồ Đắc Hàm, Chiêm Vân Thị và bản Nguyễn Quảng Tuân cũng
xem đây là lời đối thoại. Tuy nhiên, bản của Hồ Đắc Hàm, Chiêm Vân Thị và kể cả Bản
BK-TTK in lại năm 1995 đều đặt dấu chấm than chưa thật đúng vị trí: "Trạc Tuyền"! nghe
tiếng gọi vào bên tai.)
Tóm lại, cơ sỏ chính để chúng tôi khảo sát ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều là ba văn
bản của các học giả Đào Duy Anh, Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim và Nguyễn Thạch Giang. Ngoài
ra, chúng tôi còn tham khảo các văn bản khác và đối chiếu với "Kim Vân Kiều truyện" của
Thanh Tâm Tài Nhân.
28