1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

1 Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.05 KB, 122 trang )


8



1.1.2 Phân vùng phương ngữ tiếng Việt

Phân vùng phương ngữ là vấn đề phức tạp. Có nhiều quan điểm khác nhau bàn

về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng tiếng Việt không có vùng phương ngữ nào cả,

chỉ có một ngôn ngữ Việt mà thôi; có quan điểm cho rằng tiếng Việt có hai, ba, bốn

hoặc thậm chí là năm vùng phương ngữ. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể các quan điểm

này [ 8;85 - 88]

- Người đưa ra quan điểm không chia vùng phương ngữ tiếng Việt là

S.C.Thomson.

- Các tác giả sau có cùng quan điểm là chia tiếng Việt thành hai vùng phương

ngữ:

+ H. Maspéro, M.V.Gordina và I.S.Bustrov chia phương ngữ Việt thành

phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung (tiếng miền Nam giống phương ngữ Bắc).

+ Hoàng Phê chia phương ngữ Việt thành tiếng miền Bắc (Hà Nội),

tiếng miền Nam (TP HCM), khu vực giữa là vùng chuyển tiếp.

- Có nhiều nhà nghiên cứu chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ, trong đó

tiêu biểu là Hoàng Thị Châu. Các tác giả này phân chia ranh giới các vùng phương

ngữ như sau: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung (từ Nghệ

An đến Đà Nẵng), phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào)

- Quan điểm chia tiếng Việt thành bốn vùng phương ngữ có những tác giả sau:

+ Nguyễn Kim Thản chia phương ngữ Việt thành phương ngữ Bắc (Bắc

Bộ và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc (phía nam Thanh Hóa đến Bình

Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng Nam đến Phú Khánh), phương ngữ

Nam (từ Thuận Hải trở vào).

+ Nguyễn Văn Ái chia phương ngữ Việt thành phương ngữ Bắc Bộ (từ

các tỉnh biên giới phía Bắc đến Thanh Hóa), phương ngữ Bắc Trung bộ (từ Quảng

Nam – Đà Nẵng đến Thuận Hải), phương ngữ Nam Bộ (từ Đồng Nai, Sông Bé đến

mũi Cà Mau).

- Nguyễn Bạt Tụy chia phương ngữ Việt thành năm vùng phương ngữ: phương

ngữ Bắc (Bắc bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung (từ Nghệ An đến Quảng Trị),



9



phương ngữ Trung giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung dưới

(từ Bình Định đến Bình Tuy), phương ngữ Nam (từ Bình Tuy trở vào).

Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất với cách phân chia các vùng phương

ngữ tiếng Việt của Nguyễn Văn Ái. Theo đó, vùng phương ngữ Nam Bộ được xác

định trùng với vùng địa lí tự nhiên Nam Bộ, tức là từ Đồng Nai, Bình Dương, Bình

Phước đến mũi Cà Mau.

1.1.3Phương ngữ Nam Bộ

1.1.3.1Xác định vùng phương ngữ Nam Bộ

Vùng phương ngữ Nam bộ được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Tuy

nhiên, mỗi nhà nghiên cứu lại có một cách xác định khác nhau.

Hoàng Phê gọi tiếng Việt xuất hiện ở vùng địa lí từ Thuận Hải trở vào là tiếng

miền Nam, nơi có Sài Gòn (TP HCM) là trung tâm [57]; Nguyễn Kim Thản, Nguyễn

Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu gọi là phương ngữ Nam [77;51-69]. Tiếng Việt ở vùng

địa lí từ Bình Tuy trở vào được Nguyễn Bạt Tụy gọi là phương ngữ Nam [93]. Tiếng

Việt ở vùng địa lí trải dài từ đèo Hải Vân đến cực Nam Tổ quốc, Hoàng Thị Châu gọi

là phương ngữ Nam [8;90]. Tiếng Việt ở vùng địa lí từ Quảng Nam trở vào, Cao

Xuân Hạo cho là phương ngữ miền Nam [24;120-121].

Từ TK XVII, xuất hiện tiếng Việt ở địa phương Nam Bộ - vùng địa lí từ Đồng

Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau. Tiếng Việt ở vùng này được Nguyễn Văn Ái [1;10],

Trần Thị Ngọc Lang [33;7], Hồ Lê [38;229-230], Bùi Khánh Thế [82;77], Cao Xuân

Hạo [24;120] gọi là phương ngữ Nam Bộ.

Như vậy, không gian địa lí của tiếng miền Nam, phương ngữ Nam được các

tác giả xác định khá rộng. Không gian địa lí của phương ngữ Nam Bộ được xác định

hẹp hơn. Ở đây chúng tôi chọn cách xác định vùng phương ngữ Nam Bộ như sau:

Ranh giới phương ngữ Nam bộ trùng với ranh giới địa lí tự nhiên Nam Bộ, tức là từ

Bình Dương, Bình Phước đến Cà Mau.

1.1.3.2 Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ

Bất cứ một phương ngữ nào cũng có những nét đặc trưng về ngữ âm, từ vựng –

ngữ nghĩa, ngữ pháp so với các phương ngữ khác. “Một phương ngữ được xác định

bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng – ngữ



10



nghĩa đối lập với phương ngữ khác” [8;90]. Phương ngữ Nam Bộ cũng không nằm

ngoài quy luật trên.

Trước hết, Nam Bộ là nơi có điều kiện giao thông thuận tiện. Đồng thời cũng

là nơi phát triển kinh tế hàng hóa sớm hơn các vùng khác của đất nước nên phương

ngữ Nam Bộ đã có ảnh hưởng trên một vùng dân cư rộng lớn. “Một đặc điểm nổi bật

của phương ngữ Nam Bộ là tính thống nhất cao của nó trên một vùng lãnh thổ rộng

lớn” [82;77].

Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số đặc điểm chính của phương ngữ Nam

Bộ về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

- Về ngữ âm:

+ Thanh điệu: Phương ngữ Nam Bộ chỉ sử dụng năm thanh điệu: ngang,

huyền, hỏi, sắc, nặng (Phương ngữ Nam Bộ không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã).

+ Phụ âm đầu: Phương ngữ Nam Bộ chỉ có 19 phụ âm, không có 3 phụ âm

cong lư



ỡi /ş,

+ Vần: Trong phương ngữ Nam Bộ, âm đệm /- w-/ hoặc bị lược bỏ (luyến 



liến) hoặc được nhấn mạnh thành âm chính (loan  lon). Các nguyên âm đôi /ie, ,

uo/ khi đi với /- m, -p / cuối thì mất yếu tố sau (tiêm  tim, lượm  lựm). Các âm

đơn /



/

ɔ, đứng trước phụ âm cuối /-p, -m / đều thành /o/



(nom, nơm  nôm).



Âm chính /ă/ trong vần “ay” đọc thành “ai” (tay  tai).

+ Phụ âm cuối: Người Nam Bộ phát âm không phân biệt /-n/ với /-/ (tan –

tang), /- t/ với /-k/ (tắc – tắt).

- Về từ vựng – ngữ nghĩa:

Ngoài những khác biệt về ngữ âm, ở Nam Bộ còn có rất nhiều từ ngữ mang sắc

thái địa phương dùng để định danh cây cỏ, cầm thú, hoa trái; công cụ, phương tiện

sinh hoạt và lao động; địa hình; từ xưng hô; từ chỉ không gian, thời gian; từ ngữ liên

quan đến sông nước; tiếng lóng, từ mượn gốc khác như Khmer, Hoa, Pháp, Anh…

Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa của phương

ngữ Nam Bộ ở chương sau.



11



- Về ngữ pháp:

Giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ về cơ bản không khác nhau nhiều.

Chính sự thống nhất về ngữ pháp giữa các phương ngữ với nhau và với ngôn ngữ

toàn dân nên tiếng Việt mới đảm bảo được tính thống nhất trên toàn quốc. “Khi việc

miêu tả chỉ thu hẹp vào ngữ pháp mà thôi thì sự khác nhau giữa phương ngữ với

ngôn ngữ toàn dân thường không có gì quan trọng” [8;21]. Tuy nhiên, nói như vậy

không có nghĩa là không có trường hợp khác nhau. Trong phương ngữ Nam Bộ, có

một số đặc điểm ngữ pháp khác với ngôn ngữ toàn dân. Chính những đặc điểm này

tạo nên nét riêng của phương ngữ Nam Bộ. Phần này cũng sẽ được chúng tôi trình

bày cụ thể ở những chương sau.

1.1.3.3 Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ

Trong một xã hội có nhiều cộng đồng người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau

cùng sinh sống thì sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ là điều tất yếu. Khi tiếp xúc sẽ có

hiện tượng giao thoa, vay mượn thậm chí là đồng hóa một số yếu tố giữa các ngôn

ngữ.

Trong tiến trình khai phá vùng lãnh thổ phía Nam của Tổ quốc, người Việt đã

mang theo mang theo nét văn hóa, vốn ngôn ngữ từ cội nguồn phía Bắc đến với vùng

đất mới. Do đó, trong phương ngữ Nam Bộ, dấu vết của tiếng nói cội nguồn vẫn còn.

ẳng h



Ch

bị phát âm lẫn lộn thành /s, z, t/.

Ngoài lưu dân từ Bắc Bộ, Trung Bộ, vùng đất Nam Bộ còn là nơi quần cư của

các dân tộc anh em khác như: Khmer, Chăm, Hoa…Vậy nên, trong phương ngữ Nam

Bộ có các yếu tố vay mượn ngôn ngữ của các dân tộc này là điều dễ hiểu. Khảo sát

phương ngữ Nam Bộ, ta sẽ bắt gặp nhiều yếu tố văn hóa thú vị thể hiện qua cách vay

mượn ngôn ngữ của người dân Nam Bộ.

1.2 Văn học dân gian Nam Bộ

Văn học dân gian Nam Bộ có đầy đủ các loại thể như văn học dân gian các

vùng miền khác trên cả nước: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười,

câu đố, tục ngữ, ca dao dân ca. Để thực hiện đề tài, luận văn chỉ tập trung khảo sát sự

thể hiện của phương ngữ Nam Bộ ở các thể loại truyện cười, tục ngữ, ca dao dân ca.



12



Có thể thấy trong các thể loại mà chúng tôi chọn để khảo sát, ca dao dân ca là bộ

phận có số lượng nhiều nhất. Do vậy, chúng tôi thấy cần thiết phải trình bày một số

nét về ca dao, dân ca và ca dao, dân ca Nam Bộ.

Trong văn học dân gian, ca dao, dân ca là bộ phận được sáng tác bằng các thể

thơ dân tộc kết hợp chặt chẽ với các làn điệu âm nhạc để diễn đạt những khía cạnh

khác nhau trong cảm nghĩ của con người về quê hương đất nước, lao động sản xuất,

tình duyên, gia đình, quan hệ bằng hữu và các vấn đề xã hội khác.

Về đại thể, ca dao, dân ca có thể chia thành ba bộ phận:

+ Thơ ca nghi lễ: Đây là thể loại sáng tác dân gian có nguồn gốc rất cổ,

nảy sinh trong quá trình lao động, sinh hoạt, gắn chặt với thế giới quan của người

nguyên thủy cũng như ý thức tôn giáo ở các giai đoạn sau. Thơ ca nghi lễ khi diễn

xướng sẽ kèm theo các hành động nghi lễ. Loại thơ ca này phản ánh kinh nghiệm lao

động, biểu thị những khát vọng, ước mơ của nhân dân cũng như tài nghệ sử dụng

tiếng mẹ đẻ. Ở Nam Bộ, loại thơ ca này chưa được sưu tầm nhiều. Trong ngữ liệu

khảo sát của chúng tôi chỉ có 3 bài thơ ca nghi lễ nằm trong tuyển tập văn học dân

gian Sóc Trăng.

+ Dân ca lao động: Đây là những bài ca được hò hát trong lao động với

điều kiện là tiết tấu, nhịp điệu, sắc thái biểu cảm, tốc độ, cường độ và cách thức của

nó phải gắn chặt với các quá trình của một công việc cụ thể nào đó. Hò lao động là

hình thức chủ yếu của thể loại này.

+ Ca dao – dân ca trữ tình: Đây là những bài ca mà nội dung và hình thức

diễn xướng của nó không nhằm mục đích nghi lễ và không kèm những động tác có

tính chất nghi lễ. Những bài ca này vẫn được hát trong lao động, nhưng nội dung cơ

bản của nó là nhằm bộc lộ tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình.

Văn học dân gian sưu tầm ở Nam Bộ thống nhất với văn học dân gian ở các

miền khác của đất nước. Tuy nhiên, văn học dân gian Nam Bộ là bộ phận sáng tác rất

trẻ của dân tộc. Nó gắn liền với quá trình khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, những

yếu tố đặc trưng ở vùng đất Nam Bộ (điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người….) đã

ảnh hưởng đến ngôn ngữ văn học dân gian Nam Bộ.Việc tìm hiểu màu sắc địa



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

×