Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 100 trang )
được thừa số chung của các đơn thức trong đa thức, HS phải vận dụng ƯCLN. Vì
thế, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu sách giáo khoa Toán lớp 7 và 8.
Ngoài ra, dùng ƯCLN để đơn giản phân số cũng là một trong những thuật
toán cơ bản trong lập trình. HS làm quen với lập trình ở môn Tin học lớp 10. Trong
đó, đơn giản phân số được giới thiệu như là một ví dụ điển hình về lập trình dựa
trên thuật toán. Để làm rõ vị trí và vai trò của kiểu nhiệm vụ tìm ƯCLN trong môn
Tin học, chúng tôi sẽ tham khảo thêm sách giáo khoa ở lớp 10 của môn này.
2. Phân tích sách giáo khoa
Trong phần này, chủ yếu chúng tôi sẽ phân tích sách giáo khoa Toán lớp 6 vì
ở cấp lớp này, HS làm quen với bài toán tìm ƯCLN lần đầu tiên. Bên cạnh đó, để
có cái nhìn tổng thể về vai trò, vị trí của bài toán tìm ƯCLN của hai số nguyên
trong chương trình môn Toán ở bậc trung học cơ sở (THCS), chúng tôi tham khảo
sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Toán Trung học cơ sở
song song với việc tham khảo sách giáo khoa môn toán lớp 7, 8.
Ngoài ra, do bài toán tìm ƯCLN cũng là một vấn đề cơ bản khi viết thuật
toán nên nó cũng xuất hiện trong chương trình môn tin học ở lớp 10. Do đó, chúng
tôi cũng sẽ phân tích sách giáo khoa này.
Để tiện trích dẫn và tránh rườm rà khi cần dẫn chứng, chúng tôi tạm viết tắt
các giáo trình trên lần lượt thành SGK 6.1, SBT 6.1, SGK 6.2, SBT 6.2, SGV 6.1,
SGV 6.2, SGK 7.1, SGV 7.1, SGK 7.2, SGV 7.2, SGK 8.1, SGV 8.1, SGK Tin 10.
2.1.
Phần bài học
Để việc nghiên cứu được toàn diện và mang tính hệ thống, ngoài việc phân
tích tiết 17 – Ước chung lớn nhất, chúng tôi cũng sẽ phân tích các kiến thức ở
những tiết trước đó làm nền tảng cho bài học này.
2.1.1. SGK 6
2.1.1.1.
Kiến thức chuẩn bị
Trước khi đến với bài học về ƯCLN ở tiết 17, HS được làm quen với một số
kiến thức chuẩn bị, lần lượt ở các tiết:
§11. Dấu hiệu chia hết cho 2, 5.
§12. Dấu hiệu chia hết cho 3, 9.
§13. Ước và bội.
§14. Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố.
§15. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
§16. Ước chung. Bội chung.
Như vậy, HS được học về các dấu hiệu chia hết – một căn cứ để xác định
một số là hợp số hay số nguyên tố. Bên cạnh đó, HS được cung cấp định nghĩa của
ước và bội, cách tìm tập hợp ước và bội của một số ở tiết 13. HS cũng được giới
thiệu thế nào là hợp số, thế nào là số nguyên tố qua bài học ở tiết 14. Đến tiết 15 –
Phân tích một số ra thừa số nguyên tố, HS được học cách phân tích một số ra thừa
số nguyên tố. Đây là bài học rất quan trọng trong việc cung cấp kiến thức chuẩn bị
cho bài ƯCLN, đặc biệt là đối với cách tìm ƯCLN bằng việc phân tích một hợp số
ra thừa số nguyên tố. Ở bài học này, SGK 6.1 hướng dẫn HS phân tích theo sơ đồ
dạng cây và theo cột dọc.
Tuy nhiên, để xác định một số có là số nguyên tố hay không, hay nói một
cách khác là khi nào ta dừng việc phân tích này lại thì SGK 6.1 không trình bày
trong phần bài học. Phần hướng dẫn chỉ xuất hiện trong phần đọc thêm sau tiết 14.
KIỂM TRA MỘT SỐ LÀ SỐ NGUYÊN TỐ
Để kết luận số a là số nguyên tố (a > 1), chỉ cần chứng tỏ rằng nó không
chia hết cho mọi số nguyên tố mà bình phương không vượt quá a. Như vậy:
29 là số nguyên tố vì nó không chia hết cho 2; 3; 5.
67 là số nguyên tố vì nó không chia hết cho 2; 3; 5; 7.
127 là số nguyên tố vì nó không chia hết cho 2; 3; 5; 7; 11.
173 là số nguyên tố vì nó không chia hết cho 2; 3; 5; 7; 11; 13.
[SGK 6.1, tr 48]
SGK 6.1 cũng đã có bài 123 trang 48 để dẫn dắt cho bài tập dạng này trước
phần đọc thêm.
Điền vào bảng sau mọi số nguyên tố p mà bình phương của nó không
vượt quá a, tức là a ≥ p2.
a
29
67
49
127
173
253
p
Trước đó, SGK 6.1 cũng có yêu cầu HS xác định số nào là số nguyên tố, số
nào là hợp số như các bài 115, 116, 117, 120 ở trang 47:
115. Các số sau là số nguyên tố hay hợp số?
312; 213; 435; 417; 3311; 67.
116. Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈, ∉, ⊂ vào ô vuông
cho đúng:
83
P, 91
P, 15
N, P
N.
117. Dùng bảng số nguyên tố ở cuối sách, tìm các số nguyên tố trong các số
sau: 117; 131; 313; 469; 647.
118. Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) 3. 4. 5 + 6. 7
b) 7. 9. 911 – 2. 3. 4. 7
c) 3. 5. 7 + 11. 13. 17
d) 16 354 + 67 541
120. Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố: 5* ; 9* .
[SGK 6.1, tr 47]
Ở những bài tập này, HS chỉ cần căn cứ vào các dấu hiệu chia hết cho 2; 3;
5; 9 là có thể xác định ngay số đó có là số nguyên tố hay không. Thậm chí, đối với
bài 117, SGK 6.1 chỉ cần HS tra cứu ở bảng số nguyên tố ở cuối sách. Riêng đối với
bài 118, HS có thể nhận xét dựa vào tính chẵn lẻ và dấu hiệu chia hết cho 5 hoặc
tính các tổng (hiệu) ra là thấy ngay các tổng (hiệu) trên là hợp số.
Như vậy, cách trình bày của SGK 6.1 cho thấy: kiểm tra một số có là số
nguyên tố hay không không phải là nhiệm vụ trọng tâm mà chương trình nhắm đến.
Các bài tập của dạng bài này cũng chỉ dựa trên các dấu hiệu chia hết đã học.
2.1.1.2.
Bài học ƯCLN
Về nội dung và mục tiêu cho phần kiến thức này được đưa ra trong Sách giáo
viên Toán 6 là:
_ Học sinh hiểu được thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai
số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.
_ Học sinh biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số
đó ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các ước chung của hai hay
nhiều số.
_ Học sinh biết tìm ƯCLN một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể,
biết vận dụng tìm ước chung và ƯCLN trong các bài toán thực tế đơn giản.
[SGV 6.1, tr 77]
Bắt đầu bài học ở tiết 17, SGK 6.1 cho HS tìm hiểu ví dụ:
Ví dụ 1: Tìm tập hợp các ước chung của 12 và 30.
Ta lần lượt tìm được: Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
Vậy ƯC(12; 30) = {1; 2; 3; 6}
Số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của 12 và 30 là 6. Ta nói 6 là ước
chung lớn nhất (ƯCLN) của 12 và 30, kí hiệu
ƯCLN(12, 30) = 6.
[SGK 6.1, tr 54]
Đi từ các ước chung của 12 và 30 rồi chọn số lớn nhất trong tập hợp các ước
chung đó, SGK 6.1 đưa ra định nghĩa về ƯCLN như sau:
Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp
các ước chung của số đó.
[SGK 6.1, tr 54]
Qua cách dẫn dắt vào bài học cũng như thông qua định nghĩa, HS sẽ nghĩ
ngay đến kỹ thuật dựa trên định nghĩa. Tuy nhiên, câu hỏi SGK 6.1 đặt ra ngay từ
đầu bài học: “Có cách nào tìm ước chung của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê
các ước của mỗi số hay không?” cho thấy rằng kỹ thuật dựa trên định nghĩa không
phải là kỹ thuật được chương trình hướng HS đến.
Thay vào đó, SGK 6.1 hướng dẫn cho HS một kỹ thuật khác để tìm ƯCLN.
Kỹ thuật đó được trình bày minh họa qua ví dụ:
Ví dụ 2: Tìm ƯCLN(36; 84; 168)
Trước hết ta phân tích ba số trên ra thừa số nguyên tố:
36 = 22. 32
84 = 22. 3. 7
168 = 23. 3. 7
Chọn ra các thừa số chung, đó là 2 và 3. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 2, số mũ
nhỏ nhất của 3 là 1. Khi đó:
ƯCLN(36; 84; 168) = 22. 3 = 12
[SGK 6.1, tr 55]
Ngay sau đó, SGK 6.1 trình bày kỹ thuật dưới dạng bài học: nội dung kỹ
thuật được in đậm và đóng khung:
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba
bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ
nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.
[SGK 6.1, tr 55]
Phần trình bày trên của SGK 6.1 thể hiện rõ: kỹ thuật tìm ƯCLN thông qua
việc phân tích các số ra thừa số nguyên tố được thể chế ưu tiên. Ta có thể nhận thấy
các bước của kỹ thuật này được minh họa một cách rõ ràng qua Ví dụ 2.
Tuy nhiên, cả ví dụ hay phần bài học đều không được SGK 6.1 giải thích vì
sao kỹ thuật này giúp ta tìm được ƯCLN. Ở ví dụ 2, SGK 6.1 cũng không so sánh
ƯCLN vừa tìm được với ƯCLN có được từ cách làm bằng định nghĩa để chỉ ra cho
HS thấy tính đúng đắn của thuật toán.
Thế nhưng, đối với các số nguyên tố cùng nhau thì ở bước hai, HS không thể
nào chọn ra được các thừa số nguyên tố chung. Do đó, kỹ thuật phân tích ra thừa số
nguyên tố không phải là giải pháp cho mọi trường hợp. Mặt khác, nếu trong các số
đã cho để tìm ƯCLN, nếu tồn tại một số là ước của tất cả các số còn lại thì HS cũng
không cần dùng đến kỹ thuật này. Trong hoạt động 2, HS có thể thấy ngay điều này:
Tìm ƯCLN(8, 9); ƯCLN(8; 12; 15); ƯCLN (24; 16; 8)
[SGK 6.1, tr 55]
Đây là dụng ý của SGK 6.1 nhằm dẫn dắt HS đến các trường hợp đặc biệt
được nêu trong Chú ý ngay sau đó:
Chú ý:
Nếu các số đã cho không có thừa số nguyên tố nào chung thì ƯCLN
của chúng bằng 1. Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên
tố cùng nhau.
Ví dụ: 8 và 9 là hai số nguyên tố cùng nhau; 8; 12; 15 là ba số
nguyên tố cùng nhau.
Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì
ƯCLN của các số đã cho chính là số nhỏ nhất ấy.
Ví dụ: ƯCLN(24; 16; 8) = 8
[SGK 6.1, tr 55]
Đối với chú ý a, SGK 6.1 đã có phần “Chú ý” trước đó để giải thích:
Chú ý:
Số 1 chỉ có một ước là 1. Do đó với mọi số tự nhiên a và b, ta có:
ƯCLN(a, 1) = 1, ƯCLN(a, b, 1) = 1
Ví dụ: ƯCLN(5, 1) = 1
ƯCLN(12, 30, 1) = 1
[SGK 6.1, tr 55]
Riêng đối với chú ý b, SGK 6.1 không đưa ra phần giải thích. Chú ý này
cũng chỉ có 1 câu bài tập để áp dụng. Đây là một điểm mà chúng tôi sẽ lưu ý trong
phần thực nghiệm.
2.1.1.3.
Kết luận về phần bài học trong SKG 6.1
Phần trình bày của SGK 6.1 giới thiệu 2 kỹ thuật để giải quyết kiểu nhiệm vụ
T – Tìm ƯCLN nhưng chỉ tập trung vào kỹ thuật τ 3 - phân tích ra thừa số nguyên
tố. Tuy nhiên, SGK 6.1 không đưa ra chứng minh cũng như giải thích gì cho kỹ
thuật này. Do đó, chúng tôi đặt ra câu hỏi: trong dạy học toán lớp 6 thì giáo viên có
thể đưa ra giải thích nào cho kỹ thuật τ 3 ?
Mặt khác, kỹ thuật phân tích ra thừa số nguyên tố cũng được ưu tiên trong
kiểu nhiệm vụ tìm BCNN của hai hay nhiều số trong bài học ở tiết 18 – Bội chung
nhỏ nhất. Kỹ thuật ở bài này chỉ khác một chút ở bước hai và bước ba:
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba
bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn
nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.
[SGK 6.1, tr 55]
Do cách trình bày như vậy của SGK 6.1, HS dễ nhầm lẫn kỹ thuật khi giải
quyết hai kiểu nhiệm vụ tìm ƯCLN và tìm BCNN, đặc biệt trong việc chọn thừa số
chung hay vừa chung vừa riêng; chọn số mũ nhỏ nhất hay lớn nhất; …
2.1.2. SGK 7, 8
Trong chương trình của hai cấp lớp này, ƯCLN không còn là đối tượng
nghiên cứu nữa mà kiểu nhiệm vụ tìm ƯCLN trở thành công cụ để giải quyết các
kiểu nhiệm vụ khác.
Ở chương trình lớp 7, T – tìm ƯCLN đóng vai trò là công cụ cho kiểu nhiệm
vụ đơn giản phân số. Nó cũng giúp đơn giản các tỉ số với số hạng có giá trị tuyệt đối
lớn thành một tỉ số với số hạng có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn. Nhờ vậy, việc tìm các
cặp tỉ số bằng nhau để thành lập tỉ lệ thức sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, ƯCLN
không hề được đề cập lại trong chương I – “Số hữu tỉ. Số thực” dù các bài tập trong
chương này đều ngầm yêu cầu HS phải rút gọn các phân số đã cho, cũng như đơn
giản kết quả cuối cùng về dạng phân số tối giản.
Ví dụ: Trong §1. Tập hợp Q các số hữu tỉ, ở bài tập 2a trang 7 của SGK 7.1,
HS phải rút gọn các phân số đã cho để tìm được phân số biểu diễn
3
.
−4
2. a) Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ
3
:
−4
− 12 − 15 24 − 20 − 27
;
;
;
;
15
20 − 32 28
36
[SGK 7.1, tr 7]
Đề bài không trực tiếp yêu cầu phải rút gọn các phân số nhưng HS phải tự
thực hiện bước này mới tìm được những phân số thỏa yêu cầu. Đây gần như luôn là
bước đầu tiên mà HS phải thực hiện trước khi tính toán với phân số trong các bài
học sau. Trong phần bài tập của các tiết 2; 3; 4; 7; 8 cũng có một số câu mà HS phải
rút gọn phân số trước khi thực hiện yêu cầu chính của đề. Điều này sẽ được chúng
tôi phân tích rõ hơn trong phần sau.
Sang đến chương trình lớp 8, ƯCLN xuất hiện trong kiểu nhiệm vụ phân tích
đa thức thành nhân tử, bắt đầu từ §6. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương
pháp đặt nhân tử chung:
Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó
thành một tích của những đa thức.
[SGK 8.1, tr 18]
ƯCLN được sử dụng để đưa tối đa các thừa số và các lũy thừa bằng chữ ra
ngoài làm nhân tử chung. Theo SGK 8.1, ở kiểu nhiệm vụ này, HS chỉ cần biến đổi
đa thức ban đầu thành tích của những đa thức. Thế nhưng, HS luôn được yêu cầu
phải rút nhân tử chung một cách triệt để, như một hợp đồng ngầm ẩn giữa GV và
HS. Tuy nhiên, SGK 8.1 không nêu các bước của kỹ thuật rút nhân tử chung trong
phần bài học mà chỉ trình bày một ví dụ và bài giải mẫu. Thế nhưng, trong SGV
8.1, mục tiêu và kỹ thuật của kiểu nhiệm vụ này được trình bày như sau:
A. MỤC TIÊU
_ HS hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử.
_ Biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung.
B. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Cách tìm nhân tử chung với các đa thức có hệ số nguyên:
_ Hệ số là ƯCLN của các hệ số nguyên dương của các hạng tử.
_ Các lũy thừa bằng chữ có mặt trong mọi hạng tử với số mũ của mỗi lũy
thừa là số mũ nhỏ nhất của nó.
[SGV 8.1, tr 25]
Như vậy, kiểu nhiệm vụ phân tích đa thức thành nhân tử, trong đó hệ số của
các đơn thức trong đa thức là số nguyên đã sử dụng T – tìm ƯCLN như một phần
của kỹ thuật. Mặt khác, bước 2 của kỹ thuật được nhắc đến trong SGV 8.1 tương
đồng với bước 2 trong kỹ thuật tìm ƯCLN: cũng chọn các thừa số chung với số mũ
nhỏ nhất.
Hơn nữa, phân tích đa thức thành nhân tử là một bước trung gian cho kiểu
nhiệm vụ giải phương trình bậc nhất một ẩn và giải phương trình tích mà HS sẽ gặp
ở học kỳ 2. Có thể nói, T – tìm ƯCLN có liên quan mật thiết đến các bài toán quan
trọng ở lớp 7 và lớp 8.
2.1.3. SGK Tin 10
SGK Tin 10 thực chất không trình bày kiến thức về ƯCLN. Bài toán này chỉ
được SGK Tin 10 trình bày trong ví dụ minh hoạ cho phần bài học về thuật toán.
Trong đó, kỹ thuật được dùng để vẽ thành lưu đồ là thuật toán Euclide.
Ý tưởng: Sử dụng những điều đã biết sau:
_ Nếu M = N thì giá trị chung đó là ƯCLN của M và N
_ Nếu M < N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(M, N – M)
_ Nếu M > N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(M – N, N)
[SGK Tin 10, tr 48, 49]
Từ ý tưởng ban đầu trên, thuật toán được trình bày thành các bước như sau:
Bước 1: Nhập M, N.
Bước 2: Nếu M = N thì lấy giá trị chung này làm UWCLN rồi chuyển đến
bước 5.
Bước 3: Nếu M > N thì M ← M – N rồi quay lại bước 2.
Bước 4: N ← N – M rồi quay lại bước 2.
Bước 5: Đưa ra kết quả ƯCLN rồi kết thúc.
[SGK Tin 10, tr 48]
Tuy nhiên kiến thức về ƯCLN được dạy trong chương trình toán ở lớp 6
không còn được sử dụng như yếu tố công nghệ giải thích cho thuật toán nữa và
SGK Tin 10 cũng không đưa ra lời giới thiệu hay chứng minh nào cho phần này.
Qua phần trình bày đó cho thấy: thuật toán Euclide không xuất hiện trong dạy học
toán mà lại xuất hiện trong Tin học để dạy về thuật toán.
2.1.4. Kết luận về phần bài học trong SGK 7, 8 và SGK Tin 10
T – tìm ƯCLN đóng vai trò là công cụ để giải quyết các kiểu nhiệm vụ liên
quan đến tính toán trên tập hợp số hữu tỉ, cũng như giúp cho việc đưa thừa số chung
của các đơn thức trong đa thức ra ngoài một cách triệt để. Do đó, đối tượng ƯCLN
liên quan mật thiết đến các dạng toán quan trọng ở lớp 7 và lớp 8. Tuy nhiên, kỹ
thuật rút thừa số chung không được nêu một cách tường minh trong phần bài học,
cũng không có lưu ý nào trong SGK 8.1 buộc HS phải đưa tất cả các thừa số chung
ra ngoài một cách triệt để. Nếu có, điều này cũng chỉ là hợp đồng ngầm ẩn giữa GV
và HS.
Chương trình Tin 10 chỉ giới thiệu thuật chia Euclide như là một ví dụ của
bài học về thuật toán mà không có giải thích hay chứng minh gì về tính đúng đắn
của nó. Với vai trò minh họa cho thuật toán chứ không phải là một kiến thức trọng
tâm của bài học, HS có thể không thật sự được học về thuật toán này, dẫn đến việc
HS không lựa chọn nó khi giải quyết kiểu nhiệm vụ T – tìm ƯCLN. Chúng tôi sẽ
làm rõ nhận định này trong phần thực nghiệm ở chương IV.
2.2.
Phần bài tập
Về mặt yêu cầu, trong sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng
môn Toán Trung học cơ sở, trang 17 có nêu rõ:
Ghi chú:
+ Không ra các bài tập phân tích một số ra thừa số nguyên tố, trong đó có
thừa số nguyên tố lớn hơn 100.
+ Các số cho trước để tìm ƯCLN, BCNN không vượt quá 1 000.
+ Chỉ ra các bài tập đơn giản về tìm ƯCLN, BCNN.
Các kiểu nhiệm vụ sau đây liên quan đến việc tìm ƯCLN xuất hiện trong thể
chế đã chọn:
2.2.1.
Kiểu nhiệm vụ chính T - Tìm ƯCLN của hai/ ba số tự nhiên.
Kiểu nhiệm vụ này xuất hiện trong 6 câu nhỏ ở các bài 139, 140, 143 trang
56 SGK 6.1; trong đó có 3 câu yêu cầu tìm ƯCLN của 2 số và 3 câu yêu cầu tìm
ƯCLN của 3 số, chưa kể đến việc HS cũng phải tính ƯCLN của các cặp số được
cho trong 2 bài toán đố 147, 148 ở trang 57. Ngoài ra, kiểu nhiệm vụ này còn xuất
hiện trong 4 câu ở bài 176, 178 trang 28 SBT 6.1 với 2 câu cần tìm ƯCLN của 2 số
và 2 câu cần tìm ƯCLN của 3 số.