Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 100 trang )
Câu 4. Lời giải thích sau về phân số tối giản là đúng hay sai? “
3
là phân số
5
tối giản vì 3 và 5 không còn ước chung.”
Giải thích sự lựa chọn của em?
CÂU HỎI THỰC NGHIỆM Ở LỚP 10
Câu 1. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 91; 984; 1003
Câu 2. Tìm ƯCLN của các cặp số sau trình bày rõ các bước tính cần thiết
a. (18; 36)
b) (32; 45)
c) (1 365; 1 768)
Câu 3. Tìm BCNN(840; 180) và trình bày rõ các bước tính cần thiết
Câu 4. Lời giải thích sau về phân số tối giản là đúng hay sai? “
3
là phân số
5
tối giản vì 3 và 5 không còn ước chung.”
Giải thích sự lựa chọn của em?
Câu 5. Phân tích đa thức thành nhân tử: A = 36x2y3 + 60xy4 – 168x5y
2.1. Phân tích tiên nghiệm
2.1.1.
Các chiến lược có thể xuất hiện
2.1.1.1.
Câu 1: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 91; 984; 1003
Chúng tôi dự đoán có các chiến lược sau sẽ xuất hiện trong câu 1:
S1ch : sử dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và một số ước nguyên tố khác
dựa vào bảng cửu chương và cấu tạo số để kiểm tra. Nếu số đã cho không chia hết
cho bất kì số nào trong những số này thì kết luận đó là số nguyên tố. Phạm vi hợp
thức của chiến lược này là các số đã cho không còn ước nguyên tố nào nằm ngoài
bảng cửu chương hoặc số đó có dấu hiệu chia hết ở cấu tạo số quá rõ ràng. Chiến
lược này sẽ dẫn đến sai lầm nếu cấu tạo số không cho thấy dấu hiệu chia hết.
Ví dụ: số 91 và số 130 đều chia hết cho 13 nhưng HS dễ dàng nhận thấy điều
này ở số 130 hơn ở số 91.
S1dv : Chiến lược chữ số hàng đơn vị. Chiến lược này dựa trên kinh nghiệm cá
nhân của HS thông qua các nhận xét trong quá trình học và giải các bài tập. Đó là:
các số nguyên tố là số chỉ có hai ước là 1 và chính nó nên ngoài số 2, số nguyên tố
không thể chia hết cho 2. Vì thế, số nguyên tố không thể là số chẵn; nó cũng không
chia hết cho 5 nên chữ số tận cùng của nó khác 0 và 5. Đặc biệt, chiến lược này
cũng bỏ qua dấu hiệu chia hết cho 3 cũng như một số số nguyên tố khác không có
dấu hiệu chia hết. Phạm vi hợp thức là các hợp số đã cho đều phải là các số chia hết
cho 2 hay 5.
S1can : Chiến lược dựa trên phần bài học đã được hướng dẫn trong SGK 6.1:
kiểm tra xem số đó lần lượt có chia hết cho các ước nguyên tố có bình phương vượt
quá số đã cho hay không. Chiến lược này hợp thức trong mọi trường hợp.
S1thu : Chiến lược dựa trên định nghĩa của số nguyên tố. HS lần lượt thử chia
số đã cho cho 3; 7; 11; … Việc thử các ước này chỉ thực hiện một số bước đối với
các số nhỏ khoảng 2 chữ số chứ HS không biết chính xác khi nào việc thử tìm ước
này kết thúc. Do đó, với những hợp số có ước là những số nguyên tố khá lớn,
thường là từ 17 trở lên thì cơ may HS thử đến ước đó khá ít. Phạm vi hợp thức của
chiến lược này là số đã cho có tất cả các ước nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng các ước
mà HS đã thử.
Tương tự S1thu , chiến lược S1can cũng thường xuất hiện khi số đã cho không có
dấu hiệu chia hết rõ ràng, buộc HS phải thử tìm các ước cho nó. Tuy nhiên, điểm
khác biệt giữa chiến lược S1thu và S1can là nếu HS chọn chiến lược S1thu , HS sẽ chỉ giải
quyết được các hợp số nhỏ khoảng 2 hoặc 3 chữ số. Trong khi đó, chiến lược S1can
luôn giúp HS biết chính xác số lần thử và những ước nào cần phải thử. Do đó, nếu
áp dụng S1can , HS có thể xử lý được cả những số có từ 4 chữ số trở lên.
2.1.1.2.
Câu 2: Tìm ƯCLN của các cặp số: (18; 36), (32; 45) và
(1 365; 1 768)
Vì kiểu nhiệm vụ của câu 2 là tìm ƯCLN nên một số chiến lược của nó cũng
trùng với kỹ thuật để giải quyết kiểu nhiệm vụ này.
Slk2 : Liệt kê tất cả các ước của hai số rồi chọn các ước chung, sau đó chọn số
lớn nhất trong các ước chung. Phạm vi hợp thức của Slk2 là tất cả các trường hợp.
Chiến lược này dựa trên kỹ thuật τ 1 - dùng định nghĩa. Tuy nhiên, Slk2 khá cồng
kềnh, nhất là đối với những số quá lớn hay có quá nhiều ước vì nó còn liên quan
đến bài toán xác định xem một số có là số nguyên tố hay không.
: kiểm tra các ước của số nhỏ hơn có khả năng có là ước chung hay
Schon
2
không, sau đó lấy số lớn nhất trong các ước chung đó. Chiến lược này dựa trên kỹ
là tất cả các
thuật τ 2 - chọn trong các ước của số nhỏ. Phạm vi hợp thức của Schon
2
trường hợp. Tương tự như Slk2 , chiến lược này cũng sẽ gây khó khăn cho người thực
hiện khi số nhỏ nhất trong các số đã cho cũng khá lớn hoặc có nhiều ước.
Spt2 : Phân tích các số đã cho ra thừa số nguyên tố một cách triệt để rồi làm
theo các bước của kỹ thuật τ 3 . Phạm vi hợp thức của S pt2 là các số đã cho có thừa số
chung.
Sps
2 : Dựa vào ứng dụng đơn giản phân số của máy tính để tìm ra ƯCLN hay
đây là kỹ thuật τ 5 . Phạm vi hợp thức của Sps2 là các số được cho phải nằm trong giới
hạn tính toán của máy tính.
SEu
2 : Giải quyết kiểu câu hỏi này dựa vào thuật chia Euclide, tương ứng với
kỹ thuật τ 4 . Phạm vi hợp thức của chiến lược này là tất cả các trường hợp.
Với riêng câu 2a, ta còn có thêm chiến lược:
Sub
2 : Dựa vào quan hệ chia hết của hai số đã cho, ta kết luận ƯCLN là số nhỏ
hơn nếu số còn lại chia hết cho nó.
2.1.1.3.
Câu 3: Tìm BCNN(840; 180)
Các chiến lược chúng tôi dự kiến sẽ xuất hiện trong câu này là:
S3lk : Liệt kê một số bội chung của hai số rồi chọn số nhỏ nhất trong đó.
Phạm vi hợp thức của S3lk là tất cả các trường hợp. Chiến lược này dựa trên kỹ thuật
τ 1 - dùng định nghĩa.
S3ChonB : Dựa vào định nghĩa bội chung là bội của tất cả các số, HS chọn số
lớn nhất trong các số đã cho rồi nhân số đó lần lượt với 2; 3; 4 ; …. cho đến khi
nào kết quả vừa tìm được chia hết cho các số còn lại. Phạm vi hợp thức của S3ChonB
là tất cả các trường hợp. Chiến lược này rất hiệu quả đối với những số đã cho có
BCNN gấp số lớn nhất từ 2 đến khoảng 5 hay 6 lần. Đối với những BCNN quá to;
gấp số lớn nhất nhiều hơn 10 lần thì việc tìm BCNN phải thử qua rất nhiều lần, đặc
biệt là nếu không có sự trợ giúp của máy tính thì việc tìm bội cũng như kiểm tra
xem nó có chia hết cho số còn lại hay không không phải là việc đơn giản.
S 3pt : Phân tích các số đã cho ra thừa số nguyên tố một cách triệt để rồi làm
theo kỹ thuật tìm BCNN được giới thiệu trong SGK 6.1. Đây cũng là kỹ thuật τ 3 .
Phạm vi hợp thức của chiến lược này là tất cả các trường hợp.
S3ps : Dựa vào công thức a. b = ƯCLN(a; b). BCNN(a; b) và việc tìm ƯCLN
thông qua đơn giản phân số, HS lấy tích a. b chia cho ƯCLN vừa tìm được. Chiến
lược này hợp thức trong mọi trường hợp.
2.1.2.
Các biến didactic, giá trị lựa chọn và ảnh hưởng của chúng lên
chiến lược
2.1.2.1.
Trong câu 1, các biến được quan tâm là:
a. Biến tình huống
V mt : Sử dụng máy tính.
b. Biến didactic
V1ch : cấu tạo đặc trưng về tính chia hết của số đã cho.
V1dl : độ lớn của số đã cho (khái niệm số lớn ở đây cũng chỉ mang tính tương
đối)
2.1.2.2.
Các biến được quan tâm trong câu 2
a. Biến tình huống
V mt : Sử dụng máy tính
b. Biến didactic
V2hts : hình thức biểu diễn số: số được cho ở dạng chưa phân tích hay ở dạng
đã phân tích ra thừa số nguyên tố.
V1ch : cấu tạo đặc trưng về tính chia hết của số đã cho.
V1dl : độ lớn của số đã cho (khái niệm số lớn ở đây cũng chỉ mang tính tương
đối)
V1ts _ sm : thừa số nguyên tố và số mũ trong dạng phân tích.
V2ub : hai số đã cho có quan hệ ước – bội: một trong hai số là ước của số còn
lại.
2.1.2.3.
Các biến được quan tâm trong câu 3
Trong câu 3, do kiểu nhiệm vụ tìm BCNN tương đồng với kiểu nhiệm vụ tìm
ƯCLN về các kỹ thuật giải cũng như giữa chúng có mối liên hệ ước bội nên các
biến ở câu 3 giống với các biến xuất hiện ở câu 2.
2.2.
Phân tích các lựa chọn biến và chiến lược trong thực nghiệm
Đối với câu 1, các số chúng tôi đã cho tương ứng với các biến đã nêu để cho
thấy ở mỗi sự lựa chọn biến, chiến lược của HS cũng thay đổi theo. Đặc biệt, ứng
với biến V1ch với dấu hiệu chia hết không rõ và V1dl với giá trị là số đã cho có 4 chữ
số trở lên, số chiến lược xuất hiện nhiều nên chúng tôi sẽ lưu ý lựa chọn hai biến
này cho phần thực nghiệm.
Ở câu 2, với câu a, chúng tôi lựa chọn biến V2ub , tức là trong 2 số đã cho có
18 là ước của 36 nhằm tạo cơ hội cho chiến lược Sub
2 xuất hiện. Bên cạnh đó, nhằm
làm rõ quy tắc hợp đồng, chúng tôi cũng cố ý chọn số 18 và 36 là 2 số nhỏ, dấu
hiệu chia hết của hai số này cũng rất rõ ràng. Yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho
HS thực hiện theo chiến lược Spt2 .
Ở câu b, cặp số 32 và 45 cũng là những số nhỏ, có dấu hiệu chia hết rõ ràng.
HS cũng thường xuyên gặp các số này nên việc phân tích các số này ra thừa số
nguyên tố là một nhiệm vụ quen thuộc. Chính sự quen thuộc này cộng với việc HS
làm việc theo quy tắc hợp đồng H1 hướng HS theo chiến lược S pt2 . Và đây chính là
ý đồ của chúng tôi: khi làm theo chiến lược này, HS dễ dàng nhận thấy hai số này
không có ước nguyên tố nào chung. Từ đây, HS có hai hướng để kết luận: “hai số
đã cho không có ƯCLN” hoặc “ƯCLN của hai số này là 1”. Sai lầm của HS sẽ bộc
lộ ngay ở kết luận này.
Ở câu c, cặp số 1 365 và 1 768 lại là những số khá lớn. Tuy nhiên, HS có thể
nhận thấy ngay một số ước của hai số này: 1 365 chia hết cho 5 và 1 768 chia hết
cho 2. HS sẽ thử chia ngay cho hai ước này và có thể ra được kết quả sau:
1365 = 5. 273
và
1768 = 2. 884 = 2. 2. 442 = 2. 2. 2. 221
Số 273 là một số chia hết cho 3 và dấu hiệu chia hết của nó cũng khá dễ để
nhận ra. Thực hiện phép chia 273 cho 3, ta được thương là 91. Đến đây, số 91 là
một số không nằm trong bảng cửu chương, cũng không có dấu hiệu chia hết cơ bản
nào nên bài toán đặt HS trước nhiệm vụ kiểm tra 91 có phải là số nguyên tố hay
không.
Đối với những HS nhận ra được số 91 là hợp số ở câu 1, HS sẽ dễ dàng vượt
qua trở ngại này. Tuy nhiên, số 221 cũng không có dấu hiệu chia hết vì ước của nó
là 17 và 13. Với hai ước này, HS rất khó nhận ra vì hai số nguyên tố này khá lớn và
HS cũng ít có cơ hội tiếp xúc với các ước này theo yêu cầu của thể chế. Do đó, nếu
sử dụng thuật chia Euclide hay sử dụng cách đơn giản phân số ở câu này sẽ giúp
HS tránh được bước kiểm tra số nguyên tố.
Mặt khác, các số 1365 và 1768 là các số nhỏ so với giới hạn tính toán của
máy tính. Do đó, máy tính hoàn toàn có thể giúp HS tính ra ƯCLN của hai số này.
Còn đối với chiến lược liệt kê, việc nêu ra tất cả các ước của hai số này rồi chọn ra
ước chung, lấy số lớn nhất trong các số được chọn theo như định nghĩa thì có thể
nói là cực kỳ khó khăn đối với HS. Số 1365 có dạng phân tích là 1365 = 3. 5. 7. 13
nên có 8 ước, còn 1768 có dạng phân tích là 1768 = 23. 13. 17 nên có tất cả là 16
ước, mà các ước của mỗi số đều không dễ tính vì rất khó để nhận ra ước 13 hay 17
ở hai số này.
Với câu 3, khi xét biến V1ts _ sm , số 840 và 180 được chọn vì trong dạng phân
tích ra thừa số của hai số này có các thừa số nguyên tố chung và riêng, trong đó có
thừa số 2 và 3 có số mũ khác nhau. Điều này dễ cho thấy sự lựa chọn thừa số chung
hay tất cả các thừa số, số mũ lớn hay nhỏ. Đây là bước rất dễ gây nhầm lẫn với kỹ
thuật tìm ƯCLN. Hơn nữa, hai số này khá lớn nên khi HS tính được kết quả cũng
khó kiểm tra lại bằng việc tính nhẩm. Mặt khác, nếu HS chọn sai các thừa số, dẫn
đến kết quả của HS là bội của BCNN thì HS cũng khó nhận ra số đó lớn hơn
BCNN thật sự.
Ở câu 4, câu hỏi được đặt ra với mục đích là kiểm chứng nhận định: “HS
cho rằng có số nguyên a, b sao cho ƯCLN(a, b) không tồn tại.” Do đó, số 3 và 5
được chọn vì đây là hai số nhỏ và là hai số nguyên tố. HS dễ dàng nhận thấy ngay 3
không là ước của 5 và chúng không có ước chung nào lớn hơn 1. Qua đó, nếu HS
trả lời sai ở câu hỏi này thì rõ ràng nhận định của chúng tôi là có cơ sở.
Ở câu 5, với yêu cầu phân tích đa thức A = 36x2y3 + 60xy4 – 168x5y thành
nhân tử, ta có thể tính được các hệ số 36; 60 và 168 có ƯCLN là 12. Tuy nhiên, nếu
HS không nhận ra điều này, HS sẽ phải rút thừa số chung ra nhiều lần.
Mặt khác, các thừa số x, y được viết thành dạng tích tạo điều kiện rất thuận
lợi cho việc rút thừa số chung. Chỉ qua 1 bước, HS có thể rút hết thừa số chung của
các đơn thức có chứa x,y ra ngoài. Điều này cho thấy dạng viết thành tích rất thuận
tiện cho việc đặt nhân tử chung. Ngoài ra, nó còn làm ta liên tưởng đến việc chọn
các thừa số trong kỹ thuật (τ 3 ) - phân tích ra thừa số nguyên tố. Do đó, theo sách
Pre – Algebra của Mỹ, các thừa số được rút ra ngoài trong dạng phân tích cuối cùng
được gọi là ƯCLN của các đơn thức có trong đa thức. Đây là khái niệm mà SGK ở
Việt Nam không hề đề cập, ngay cả trong những bài học về phân tích đa thức thành
nhân tử ở lớp 8.
3. Kết quả thực nghiệm ở lớp 6
Thực nghiệm được tiến hành trên 96 HS của các lớp 6A1, 6A3, 6A4 trường
THCS – THPT Đinh Thiện Lý. Thời điểm chúng tôi thực nghiệm là sau khi HS học
xong bài học về rút gọn phân số.
3.1.
Câu 1: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 91; 984; 1003
Có 22 trên tổng số 96 bài không viết gì hoặc không ra được kết quả gì ở câu
hỏi này. Số lượng trên phần nào cho thấy đây là một kiểu nhiệm vụ lạ hoặc gây khó
khăn nhất định cho các em.
Bảng 4.1. Thống kê các chiến lược trong câu 1 ở lớp 6
Chiến lược
S1ch - chia hết
S1dv - đơn vị
thu
1
S - thử
S1can - căn
Tổng số câu trả lời của HS có
thể phân chia theo chiến lược
Số HS thành công
91
Số lượng
0
984
Số lượng
48
1003
Số lượng
0
17
2
29
39
1
4
56
51
33
49
57
11
(Những ô số tô in đậm tương ứng với những chiến lược mà chúng tôi dự
đoán sẽ được số đông HS lựa chọn.)
Qua tổng số câu trả lời của HS có thể phân chia theo chiến lược ở từng câu
hỏi và số HS thành công trong mỗi câu này cho thấy: rõ ràng số 1003 gây khó khăn
nhất định cho HS. Số HS tham gia trả lời câu hỏi này ít hơn hẳn so với hai số trước
đó, trong đó có đến 29 em cho rằng 1003 là số nguyên tố. Thêm nữa, số HS thành
công ở câu này lại càng ít hơn: chỉ có 11 trên tổng số 96 HS có đáp án đúng. Ngoài
4 HS làm theo chiến lược thử từng ước, có 7 HS làm đúng nhưng không nháp gì
trong phần giấy nháp cũng như không thể hiện mình đã chọn chiến lược gì ở bài
làm của các câu tiếp theo; hoặc chia thẳng 1003 cho 17 nên chúng tôi không xác
định được các em đã sử dụng chiến lược S1thu hay S1can . Đó cũng là lý do mà số HS
có câu trả lời có thể phân chia thành các chiến lược ở trường hợp 984 ít hơn số HS
có câu trả lời đúng. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi lúc cho HS làm thực
nghiệm thì có thể nói, HS không sử dụng chiến lược S1can cho kiểu nhiệm vụ này.
Chúng tôi nhận thấy hầu hết HS chỉ dùng máy tính để chia thử từng ước cho đến khi
nào nhận được thương là số tự nhiên thì ngừng lại chứ chưa thấy HS có xét xem
phải thử đến số nguyên tố nào là được. Mặt khác, chiến lược S1thu hay S1can giống