Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 100 trang )
4-4: Ước chung lớn nhất
4-5: Đơn giản phân số và phân thức
4-6: Nhân và chia các đơn thức
4-7: Số mũ âm
4-8: Chú giải khoa học
Theo chương trình này, HS sẽ học về cách đơn giản phân số ngay sau bài
học về ƯCLN. Đây là điểm khác biệt lớn so với chương trình Việt Nam khi HS
nước ta phải đến chương trình học kì 2 mới gặp lại các vấn đề về phân số.
Nhưng bên cạnh đó, điểm chung của hai chương trình là HS đều được học về
lũy thừa và cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, là những kiến thức chuẩn bị
quan trọng trước khi học về ƯCLN. Điều đó cho thấy kỹ thuật tìm ƯCLN thông
qua dạng phân tích ra thừa số nguyên tố được cả hai chương trình chú trọng.
2. Về phần bài học
2.1.
Kiến thức chuẩn bị
Tương tự như HS ở Việt Nam, HS học theo sách PA sẽ được học về các dấu
hiệu chia hết, số nguyên tố, hợp số, cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố và
khái niệm ước trước khi làm quen với ƯCLN.
Đây là một điểm tương đồng trong thứ tự trình bày ở hai quyển sách: trong
SGK 6.1, khái niệm ước của một số cũng được giới thiệu sau bài “Dấu hiệu chia hết
cho 2, 5” và “Dấu hiệu chia hết cho 3, 9”.
Tương tự như SGK 6.1, sách PA cũng trình bày 2 kiểu phân tích: dạng hình
cây và kiểu dạng miếng bánh (cake method) gần giống kiểu phân tích theo cột dọc
trong SGK 6.1. Với phân tích dạng hình cây, phần trình bày của sách PA cũng
tương tự như SGK 6.1 và cả hai sách đều có lưu ý với HS khi nào ta dừng việc phân
tích này lại.
Ví dụ 2: Viết dạng phân tích thừa số nguyên tố
Viết dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của 36.
Quá trình phân tích dừng lại vì 2 và 3 là số nguyên tố.
Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của 36 là 2. 2. 3. 3 hay 22. 32.
[PA, tr 160]
Tuy nhiên, không như SGK 6.1, sách PA không đưa ra cách kiểm tra một số
có phải là số nguyên tố hay không.
Ngoài ra, khác với SGK 6.1, sách PA còn hướng dẫn cho HS cách phân tích
một đơn thức ra thành tích của các số nguyên tố và các biến với số mũ lớn hơn 1.
Phân tích các đơn thức
Phân tích một số nghĩa là viết số đó dưới dạng
tích các ước của nó. Một đơn thức cũng có thể được phân tích thành tích
của các số nguyên tố và các biến với số mũ lớn hơn 1. Số âm có thể phân
tích với việc dùng –1 như là một thừa số.
Ví dụ 3: Phân tích đơn thức
Phân tích mỗi đơn thức sau:
“FACTOR MONOMIALS To factor a number means to write it as a
product of its factors. A monomial can also be factored as a product of
prime numbers and variables with no exponent greater than 1. Negative
coefficients can be factored using -1 as a factor.”
[PA, tr 161]
Đây là phần khác biệt rất lớn so với nội dung được trình bày trong SGK 6.1.
HS học theo sách PA được làm quen với các đơn thức và cách phân tích các đơn
thức này ra tích của các số và các biến. Phần bài học này cung cấp kiến thức ban
đầu về việc phân tích một đơn thức, tạo điều kiện thuận lợi cho HS khi gặp các kiểu
nhiệm vụ như: đặt thừa số chung cho hai hay nhiều đơn thức lúc giải phương trình
tích; đơn giản phân thức với tử và mẫu là các đơn thức (hay đa thức); phân tích đa
thức thành nhân tử.
Trong khi đó, nội dung này không được đề cập đến trong SGK 6.1.
2.2.
Về phần bài học ƯCLN
Ngay từ đầu, sách PA đã đề ra mục tiêu như sau:
Tìm được ƯCLN của 2 hay nhiều số hay đơn thức.
Dùng tính chất phân phối để phân tích đa thức thành nhân tử.
(“Find the greatest common factor of 2 or more numbers or monomials.
Use the Distributive Property to factor algebraic expressions.”)
[PA, tr 164]
Mục tiêu này cho thấy: có hai kiểu nhiệm vụ trọng tâm trong bài. Đó là: tìm
ƯCLN của hay hay nhiều số hay đơn thức và phân tích đa thức thành nhân tử.
Khác với cách dẫn dắt ở SGK 6.1 về cách tìm ƯCLN của hai số mà không
phải ước của mỗi số, sách PA đặt ra câu hỏi để tiếp cận bài học như sau: Làm thế
nào mà một sơ đồ có thể dùng để tìm ƯCLN? (“How can a diagram be used to find
the greatest common factor?”). Cả hai sách đều cùng hướng đến kỹ thuật tìm ƯCLN
thông qua việc phân tích các số ra thừa số nguyên tố nhưng sách PA lại giới thiệu
cách làm này thông qua sơ đồ Venn.
Hình 3.1
Từ sơ đồ Venn ở hình 3.1, sách PA đặt ra một số câu hỏi dẫn dắt:
a. Số nào nằm trong cả hai hình tròn?
b. Tìm tích của những số nằm trong cả hai hình tròn.
c. Tích đó có phải là ước của 12 và 20 không?
d. Lập một sơ đồ Venn để biểu diễn các thừa số nguyên tố của 16 và 28.
Sau đó, dùng nó để tìm các ước chung của hai số.
(“a. Which numbers are in both circles?
b. Find the product of the numbers that are in both circles.
c. Is the product also a factor of 12 and 20?
d. Make a Venn diagram showing the prime factors of 16 and 28. Then use
it to find the common factors of the numbers.”)
[PA, tr 164]
Bằng cách trình bày đơn giản và trực quan thông qua sơ đồ Venn, sách PA
cho HS thấy ƯCLN của hai số 12 và 20 là tích của hai thừa số 2. Sau đó, sách PA
mới đưa ra định nghĩa của ƯCLN.
Thông thường, các số có vài ước chung. Số lớn nhất trong các ước
chung của hai hay nhiều số được gọi là ước chung lớn nhất.
(“Often, numbers have some of the same factors. The greatest
number that is a factor of two or more numbers is called the greatest
common factor (GCF).”)
[PA, tr 164]
Định nghĩa này cũng giống với định nghĩa được trình bày trong SGK 6.1.
Bên cạnh đó, sách PA giới thiệu có 2 cách để tìm ƯCLN thông qua ví dụ 1:
Tìm ƯCLN của 12 và 20. (“Find the GCF of 12 and 20”)
Ta có thể nói sách PA trình bày với HS hai cách sau:
Cách 1 Liệt kê các ước
Cách 2 Dùng dạng phân tích ra thừa số nguyên tố
Về cơ bản, sách PA cũng trình bày 2 kỹ thuật để tìm ƯCLN. Tuy nhiên, cách
trình bày kỹ thuật phân tích ra thừa số nguyên tố của hai sách có khác nhau một
chút: trong sách PA, số 12 thay vì được viết thành 12 = 22. 3 thì nó lại được tách
thành 12 = 2. 2. 3. Tương tự như vậy với số 20. Từ đó, sách PA có thể sắp xếp thừa
số chung của hai số này thẳng hàng với nhau và cách viết này giúp HS dễ dàng thấy
được thừa số chung của 12 và 20.
Một điểm thú vị ở đây là sách PA có một bí quyết nho nhỏ ở bên lề cho HS
khi tìm ƯCLN của hai số bằng kỹ thuật phân tích ra thừa số nguyên tố:
Hãy cố gắng sắp xếp các ước giống nhau cho thẳng hàng để ta dễ khoanh
tròn chúng.
(“Writing Prime Factors
Try to line up the common prime factors so that it is easier to circle them”)
[PA, tr 165]
Nhận xét này cho chúng ta thấy sách PA rất chú trọng đến cách trình bày sao
cho dễ tìm ra các thừa số nguyên tố chung nhất. Mặt khác, nhận xét này cũng thể
hiện kỹ thuật phân tích ra thừa số nguyên tố là kỹ thuật được ưu tiên.
Tiếp sau đó, sách PA đưa ra phần kiến thức mới: Phân tích biểu thức đại số
(“Factor algebraic expressions”)
Bạn cũng có thể tìm ƯCLN của hai hay nhiều hơn các đơn thức bằng cách
tìm tích của các thừa số nguyên tố chung của chúng.
Ví dụ 4 Tìm ƯCLN của các đơn thức
Tìm ƯCLN của 16xy2 và 30xy.
Phân tích triệt để các biểu thức
ƯCLN của 16xy2 và 30xy là 2. x. y hay 2xy.
FACTOR ALGEBRAIC EXPRESSIONS You can also find the GCF of
two or more monomials by finding the product of their common prime
factors.
Example 4
Find the GCF of Monomials
Find the GCF of 16xy2 and 30xy.
Completely factor each expression.
The GCF of 16xy2 and 30xy is 2. x. y or 2xy.”
[PA, tr 166]
Cũng bằng cách viết các thừa số nguyên tố thẳng hàng rồi khoanh tròn các
thừa số nguyên tố chung nhưng lần này, các thừa số được khoanh tròn ở trên không
chỉ có các số nguyên mà còn có cả những thừa số bằng chữ.
Thêm vào đó, đây là phần khác biệt rất lớn với SGK 6.1. HS ở Việt Nam, HS
không được biết về khái niệm ƯCLN của hai đơn thức, cũng như không biết cách
tìm nhân tử chung của hai hay nhiều đơn thức. Đến chương trình lớp 8, trong bài số
6 – Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung, HS ở
Việt Nam mới làm quen với kiểu nhiệm vụ này.
Tuy nhiên, trong bài học, sách giáo khoa lớp 8 của Việt Nam cũng không
giới thiệu cách làm một cách tường minh mà chỉ đưa ra một số ví dụ.
Ví dụ 1. Hãy viết 2x2 – 4x thành một tích của những đa thức.
Gợi ý. Ta thấy 2x2 = 2x.x
4x = 2x.2
Giải.
2x2 – 4x = 2x.x – 2x.2 = 2x(x – 2)
Việc biến đổi 2x2 – 4x thành tích 2x(x – 2) được gọi là phân tích đa thức
2x2 – 4x thành nhân tử.
[Sách giáo khoa Toán 8, tr 18]
Sách giáo khoa toán 8 cũng không trình bày khái niệm ƯCLN của hai đơn
thức, dù nó là nhân tử chung “lớn nhất” của hai đơn thức theo nghĩa: khi ta rút
ƯCLN của hai đơn thức ra ngoài làm thừa số chung thì ta không thể rút thêm được
thừa số chung khác 1 nào nữa.
Hơn nữa, ƯCLN của hai đơn thức còn được ứng dụng ngay ở mục 4-5 của
sách PA trong việc đơn giản phân số và phân thức.
ĐƠN GIẢN PHÂN SỐ
Một phân số ở dạng tối giản khi ƯCLN của tử
số và mẫu số là 1.
ĐƠN GIẢN PHÂN THỨC
Một phân số với các biến ở tử số và ở mẫu
số được gọi là phân thức. Một phân thức cũng có thể được viết ở dạng đơn
giản nhất.
“SIMPLIFY NUMERICAL FRACTIONS A fraction is in simplest form
when the GCF of the numerator and the denominator is 1.
SIMPLIFY ALGEBRAIC FRACTIONS A fraction with variables in the
numerator or denominator is called an algebraic fraction. Algebraic
fractions can also be written in simplest form.”
[PA, tr 169]
Định nghĩa phân số tối giản trong sách PA không khác nhiều so với định
nghĩa được giới thiệu trong SGK 6.1, ngoài việc SGK 6.1 còn nêu thêm –1 cũng là
ước chung của tử và mẫu trong phân số tối giản.
Một điểm rất đặc biệt trong sách PA mà ở SGK 6.1 không có: sách PA có
giới thiệu về thuật toán Euclide (mà trong sách PA gọi là thuật toán Trung Hoa ở
trang 168)
56. Lịch sử
9 chương trong Nghệ thuật toán học là 1 quyển sách toán của
Trung Quốc được viết vào thế kỷ thứ nhất. Nó diễn tả một quy trình để tìm
ƯCLN. Hãy làm theo những bước sau để tìm ƯCLN của 86 và 110.
a. Lấy số lớn hơn, b, trừ số nhỏ hơn, a.
b. Nếu kết quả ở bước a là một ước của cả hai số thì nó là ƯCLN.
Nếu kết quả không là ước của cả hai số thì tìm hiệu của a và (b – a)
sao cho hiệu này là một số dương.
c. Tiếp tục trừ và kiểm tra kết quả cho đến khi nào bạn tìm được một
số là ước của hai số.
“56. HISTORY The Nine Chapters on the Mathematical Art is a Chinese
math book written during the first century. It describes a procedure for
finding the greatest common factors. Follow each step below to find the
GCF of 86 and 110.
a. Subtract the lesser number, a, from the greater number, b.
b. If the result in part a is a factor of both numbers, it is the GCF. If
the result is not a factor of both numbers, subtract the result from a
or subtract a from the result so that the difference is a positive
number.
c. Continue subtracting and checking the results until you find a
number that is a factor of both numbers.
[PA, tr 168]
Phần trình bày về thuật toán Trung Hoa này là một phần mở rộng của sách
PA. Qua tham khảo sách giáo khoa của một số nước khác, chúng tôi nhận thấy:
không phải sách nào dành cho HS ở cấp trung học cơ sở cũng trình bày thuật toán
này. Trong SGK 6.1 của Việt Nam, thuật toán này cũng không được giới thiệu. Tuy
nhiên, sách PA cũng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu chứ không đưa ra giải thích
hay đào sâu về thuật toán này.
So với SGK 6.1, sách PA không đưa hai điểm kiến thức sau vào bài học:
“nếu a là ước của b thì ƯCLN(a, b) = b” và “nếu ƯCLN(a, b) = 1 thì a và b được
gọi là hai số nguyên tố cùng nhau.” mà nó đều được sách PA đưa vào phần bài tập,
ở những câu hỏi dành cho HS suy nghĩ và trả lời.
57. ĐÀO SÂU SUY NGHĨ
Có khi nào ƯCLN của một tập hợp số bằng
với một số trong đó không? Cho một ví dụ hoặc một phản ví dụ để minh
họa cho câu trả lời của em.
Mở rộng bài học
Hai số được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu chúng chỉ
có ước chung là 1. Xác định xem trong những cặp số dưới đây, cặp nào là
nguyên tố cùng nhau. Viết có hoặc không.
61. 7 và 8
62. 13 và 11
63. 27 và 18
64. 20 và 25
65. 22 và 23
66. 8 và 12
“57. CRITICAL THINKING Can the GCF of a set of numbers be equal to
one
of the numbers? Give an example or a counterexample to support your
answer.
Extending the Lesson
Two numbers are relatively prime if their only common factor is 1.
Determine
whether the numbers in each pair are relatively prime. Write yes or no.
61. 7 and 8
62. 13 and 11
63. 27 and 18
64. 20 and 25
65. 22 and 23
66. 8 and 12”
[PA, tr 168]
Sự tương đồng trong nội dung kiến thức được trình bày trong hai sách cho
thấy hai lưu ý trên là khá quan trọng nên chúng đều được cả hai sách giới thiệu.
Thêm nữa, đây cũng là hai trường hợp đặc biệt khi tìm ƯCLN của hai hay nhiều số.
Tuy vậy, trong khi SGK 6.1 trình bày kết quả của hai lưu ý này trong phần ghi chú
của bài học thì ở sách PA, chúng lại xuất hiện dưới dạng các câu hỏi ở phần bài tập
mà HS phải tự suy nghĩ và đưa ra nhận xét chứ không cung cấp dưới dạng có sẵn.
3. Về phần bài tập
Sách PA chia các bài tập của mỗi mục kiến thức thành ba phần: Kiểm tra
mức độ hiểu bài (Check for Understanding), Thực hành và Áp dụng (Practice and
Apply) và Ôn lại các kỹ năng (Maintain Your Skills).
Trong phần “Thực hành và áp dụng”, chủ yếu HS sẽ làm các bài tập về tính
toán nhằm giúp HS rèn luyện kỹ năng tìm ƯCLN, điển hình là các câu từ 17 đến 42
đều có chung kiểu nhiệm vụ là tìm ƯCLN. Riêng trong các câu 41, 42 và 43, HS
phải tìm ƯCLN của các đơn thức.
Tìm ƯCLN của mỗi tập hợp số hay đơn thức sau:
(“Find the GCF of each set of numbers or monomials”)
17. 12, 8
18. 3, 9
19. 24, 40
20. 21, 14
21. 20, 30
22. 12, 18
23. 18, 45
24. 22, 21
25. 14, 40
26. 42, 56
27. 30, 35
28. 12, 60
29. 116, 100
30. 135, 315
31. 9, 15, 24
32. 20, 21, 25
33. 20, 28, 36
34. 66, 90, 150
35. 12x, 40x2
36. 18, 45mn
37. 4st, 10s
38. 5ab, 6b2
39. 14b, 56b2
40. 30a3b2, 24a2b
41. ƯCLN của 32mn2, 16n và 12n3 là gì?
42. Tìm ƯCLN của 15v2, 70vw và 36w2.
43. Kể 2 đơn thức có ƯCLN là 2x.
[PA, tr 167]
Các bài từ 17 đến 34 khá bao quát các trường hợp giúp HS thực hành với các
tình huống khác nhau, từ các số nhỏ có 1 hay 2 chữ số đến các số lớn có 3 chữ số