Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 170 trang )
Quan điểm trên đã nêu được bản chất của kinh tế trang trại là hộ nông
dân, nhưng chưa đề cập đến vị trí của chủ trang trại trong toàn bộ quá trình tái
sản xuất sản phẩm của trang trại.
Trước khi có nghị quyết số 03 của Chính phủ thống nhất nhận thức về
tính chất và vị trí của kinh tế trang trại, các nhà khoa học trong nước đã có
một số quan điểm như sau [12]:
Quan điểm 1: “Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư
trại, ...) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ
sở hợp tác và phân công lao động xã hội, bao gồm một số người lao động nhất
định được chủ trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và được nhà
nước bảo hộ”. Điều này đã khẳng định kinh tế trang trại là một đơn vị sản
xuất hàng hoá, cơ sở cho nền kinh tế thị trường và vai trò của người chủ trang
trại trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa thấy được vai trò của hộ
gia đình trong các hoạt động kinh tế và sự phân biệt giữa người chủ với người
lao động khác.
Quan điểm 2: “Kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng
hoá ở mức độ cao”. Quan điểm trên cho thấy cơ bản quyết định của kinh tế
trang trại là sản xuất hàng hoá ở trình độ cao nhưng chưa thấy được vị trí, vai
trò của nền kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường và chưa thấy được
vai trò của người chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Quan điểm 3 cho rằng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất
hàng hoá lớn trong Nông- Lâm - Ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác
ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình phát
triển sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn bình
thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựu khoa học công nghệ
mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao trên thị trường, mang lại
5
hiệu quả kinh tế xã hội cao”. Khẳng định kinh tế thị trường (nền kinh tế hàng
hoá đã phát triển cao) là tiền đề chủ yếu cho việc hình thành và phát triển kinh
tế trang trại. Đồng thời khẳng định vai trò vị trí của chủ trang trại trong quá
trình quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại.
Từ các quan điểm trên đây đã hình thành khái niệm chung về kinh tế
trang trại là: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong NôngLâm - Ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản
xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản
xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập
trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao
hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.
Sau Khi nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 của chính phủ về
kinh tế trang trại ra đời đã quy định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản
xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình
nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và
tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) có hai nhóm đối tượng có thể tham gia đầu
tư sản xuất theo mô hình trang trại, đó là hộ nông dân, hộ công nhân viên nhà
nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ thành thị (gọi chung là hộ
gia đình) và cá nhân. Từ đó, hình thành nên hai loại hình kinh doanh là trang
trại gia đình và trang trại cá nhân. Trong đó, cơ bản phổ biến là loại hình
trang trại hộ gia đình - đây là loại hình có vai trò rất quan trọng trong quá
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
Nghị quyết 03 đã thống nhất đầy đủ về nhận thức và vị trí của kinh tế
trang trại trên cơ sở 3 nội dung sau:
6
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất
đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền
vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói
giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới .
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn
liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch
lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình
công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
1.1.1.2. Khái niệm trang trại gia đình
Đối với Kinh tế trang trại gia đình, theo tác giả Lê Trường Sơn – Phòng
đào tạo sau đại học của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh cho
rằng: Hiện nay, khái niệm về trang trại gia đình chưa được ghi nhận một cách
chính thức trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Theo tác giả, khái niệm
về trang trại gia đình bên cạnh việc phải thể hiện được những nét bản chất về
kinh tế của trang trại gia đình còn phải xác định được những đặc điểm của
trang trại gia đình, làm cho nó phân biệt với các chủ thể kinh doanh khác
trong nông, lâm, ngư nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Để làm được
điều này, nhất thiết phải dựa trên những đặc điểm của trang trại gia đình đang
tồn tại ở nước ta hiện nay.
Căn cứ vào các quy định tại Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày
02/02/2000 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như thực
trạng hình thành và phát triển của trang trại gia đình thời gian vừa qua, có thể
thấy trang trại gia đình ở Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản sau [7]:
7
Thứ nhất: Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế trong lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp.
- Trang trại gia đình là đơn vị trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm vật
chất cần thiết cho xã hội, bao gồm nông, lâm, thủy sản, đồng thời quá trình
kinh tế trong trang trại gia đình là quá trình khép kín với các khâu tái sản xuất
luôn kế tiếp nhau, bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
- Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế có một cơ cấu thống nhất, đó là
dựa trên cơ sở hộ gia đình bao gồm chủ hộ và các thành viên khác trong gia đình.
- Tài sản và vốn sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình thuộc
quyền sở hữu hoặc sử dụng chung của các thành viên trong hộ gia đình.
- Xuất phát từ bản chất kinh tế của trang trại, nên hoạt động sản xuất
kinh doanh của trang trại gia đình luôn gắn liền với một vị trí diện tích đất đai
nhất định.
- Theo pháp luật hiện nay, trang trại gia đình bước đầu cũng đã được
quy định cho một số quyền và nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh ở một số
lĩnh vực như : đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, lao động, khoa học, công nghệ
và môi trường, bảo hộ, . .v.v.
- Hiện nay, theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 về
đăng ký kinh doanh, trang trại gia đình đang phải đăng ký kinh doanh dưới
danh nghĩa hộ kinh doanh cá thể. Vấn đề đăng ký kinh doanh cho trang trại
gia đình hiện vẫn chưa được đề cập đến trong các văn bản pháp luật. Tuy
nhiên, đây là một việc làm hết sức cần thiết để thể hiện sự chính thức thừa
nhận và bảo hộ của Nhà nước đối với trang trại gia đình, đây còn là cơ sở để
một hộ là trang trại gia đình được hưởng các chính sách ưu tiên và làm nghĩa
vụ đối với Nhà nước. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, 02/02/2000 của Chính phủ
về kinh tế trang trại đã xác định đây là một trong những vấn đề bất cập, cần
phải được giải quyết kịp thời.
8
Thứ hai: Mục đích chủ yếu của trang trại gia đình là kinh doanh nông
sản phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường.
Thứ ba: Trong trang trại gia đình, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng
đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển
sản xuất hàng hoá. Đặc điểm này được quy định bởi chính đặc điểm về mục
đích sản xuất của trang trại. Thực tế cho thấy, các trang trại gia đình có quy
mô lớn hơn rất nhiều so với kinh tế hộ gia đình nông dân.
Thứ tư: Lao động trong các trang trại gia đình chủ yếu là dựa trên các
thành viên trong hộ, ngoài ra có thuê mướn lao động. Lao động được tổ chức
gọn nhẹ, đơn giản, quản lý điều hành linh hoạt, dễ dàng, hiệu quả lao động cao.
Thứ năm: Cách thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong trang
trại gia đình ngày càng mang tính khoa học, chuyên nghiệp.
Từ những đặc điểm nêu trên dưới góc độ pháp lý khái niệm về trang
trại gia đình với tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập trong nền kinh tế
thị trường có thể hiểu như sau: “Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế hoạt
động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, dựa trên cơ sở hộ gia đình, có
mục đích chủ yếu là kinh doanh nông sản hàng hoá, trên quy mô ruộng đất và
các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến
bộ, tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh”. Khái niệm này vừa thể
hiện được bản chất về mặt kinh tế của trang trại nhưng đồng thời cũng thể
hiện được những đặc trưng của loại hình trang trại gia đình, là cở sở để phân
biệt trang trại gia đình với các loại hình kinh doanh khác đang tồn tại trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
1.1.1.3. Hệ thống trang trại
Có thể hiểu trang trại là sự sắp xếp độc nhất và ổn định một cách hợp lý
của các việc kinh doanh nông nghiệp của hộ nông dân, quản lý theo các hoạt
động đã được xác định tùy thuộc vào môi trường vật lý, sinh học và kinh tế xã
9
hội, phù hợp với mục tiêu, sở thích và nguồn lợi của nông hộ. Như vậy trang
trại là một hệ thống cơ bản bao gồm nhiều hệ thống phụ nông nghiệp, chúng
có tác động qua lại lẫn nhau và có ảnh hưởng đến hệ thống khác cũng như
môi trường xung quanh [16].
1.1.2. Bản chất của trang trại
Muốn phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế hộ nông dân là căn cứ và
mục tiêu sản xuất. Đối với hộ nông dân mục tiêu sản xuất của họ là để tiêu
dùng, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về lương thực, thực phẩm và
các nhu cầu khác của họ. Ngược lại, mục tiêu sản xuất của kinh tế trang trại là
sản xuất hàng hoá lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về các loại NôngLâm-Thuỷ sản, sản phẩm sản xuất ra là để bán. C. Mác đã nhấn mạnh “Kinh
tế trang trại bán đại bộ phận nông sản được sản xuất ra thị trường, các hộ
nông dân thì bán ra mua vào càng ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Như vậy
trình độ phát triển của kinh tế hộ nông dân chỉ dừng lại ở sản xuất hàng hoá
phải tự cung tự cấp. Để có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn phải
chuyển kinh tế hộ nông dân sang phát triển kinh tế trang trại.
1.1.3. Vai trò và vị trí của trang trại
Ở nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần
đây. Song vai trò tích cực và quan trọng của trang trại đã thể hiện khá rõ nét
cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường.
- Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần
tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao mặt khác qua
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển
công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn.
- Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm
tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho
10
lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc
làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện
nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển
kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về
cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ... do đó phát triển kinh tế trang
trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt
xã hội nông thôn nước ta.
- Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết
thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý
và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm không
gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng .
Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc
trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả
tài nguyên đất đai - những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo
vệ môi trường sinh thaí trên các vùng đất nước .
Vai trò của hệ thống trang trại:
- Trang trại là tế bào của nền sản xuất hàng hoá, là bộ phận cấu thành
quan trọng của hệ thống nông nghiệp, là hình thức doanh nghiệp trực tiếp sản
xuất ra những nông sản phẩm hàng hoá cho xã hội phù hợp với đặc điểm sản
xuất nông nghiệp, phù hợp với quy luật sinh học và các quy luật sản xuất hàng
hoá như quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật thị trường, là đối tượng để
tỏ chức chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đảm bảo thực hiện chiến
lược phát triển nền nông nghiệp hàng hoá thích ứng với sự hoạt động của các
quy luật kinh tế thị trường.
- Nhờ hệ thống nông nghiệp trang trại mà chúng ta đã đánh thức nhiều
vùng đất hoang hoá, đồi núi trọc, sử dụng một phần sức lao động dư thừa để
sản xuất ra nông sản hàng hoá.
11
- Trang trại là nơi chuyển giao kỹ thuật nhanh nhất, hiệu quả nhất cho
nông hộ và gặp thuận lợi sẽ nhanh chóng phát triển thành vùng hàng hóa tập
trung xung quanh cái nhân là trang trại. Nếu được đặt đúng vị trí, đúng tầm, có
chính sách tốt thì các trang trại sẽ không chuyển thành doanh nghiệp mà sẽ
phát triển thành hợp tác xã, và chỉ đến lúc quyền lợi và nghĩa vụ của các thành
viên gắn kết, phụ thuộc vào nhau thì hợp tác xã đích thực mới phát triển [4].
- Hệ thống trang trại là hệ thống có đủ các điều kiện để thể nghiệm
công nghệ kỹ thuật cao trong nông nghiệp. Đa dạng hoá các sản phẩm nông
nghiệp nhờ đa dạng sinh học trong hệ thống cây trồng. Hệ thống nông nghiệp
trang trại với quy mô sản xuất lớn, quy mô đầu tư, khối lượng sản phẩm đủ
lớn có đủ sức cạnh tranh với thị trường, dần dần hình thành thị trường thương
mại nông sản thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta.
- Hệ thống trang trại là một dải đất hoặc mặt nước bất kỳ tạo nên bởi
một hoặc nhiều các khoảnh đất dùng để trồng trọt và chăn nuôi dưới sự quản
lý của chủ lô đất hoặc người thuê đất [10].
Theo Harwood (1979) thì đó là sự sắp đặt ổn định và thống nhất các
hoạt động sản xuất do nông hộ quản lý phù hợp với trình độ kỹ thuật, môi
trường tự nhiên, sinh học và kinh tế xã hội và phù hợp với mục tiêu, sở thích
và nguồn lực của nông hộ. Các yếu tố này ảnh hưởng chung đến sản lượng và
phương thức sản xuất. Hệ thống trang trại là một bộ phận hệ thống nông
nghiệp gồm hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, . . ..[10]
- Phát triển hệ thống nông nghiệp trang trại là bước đi tất yếu để hình
thành nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta.
1.1.4. Đặc trưng của trang trại
Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn
tiêu chí để xác định kinh tế trang trại đã quy định rất rõ về đặc trưng của Kinh
tế trang trại ở Việt nam như sau:
12
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng
hoá với quy mô lớn, kinh doanh có lãi.
- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản
xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất
như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá.
+ Quan hệ thị trường: Chịu sự chi phối của thị trường.
+ Hạch toán: Dưới hình thức hạch toán giá trị để xác định lỗ lãi.
+ Lao động: Lao động gia đình và thuê mướn nhân công
+ Quy mô sản xuất: Lớn, tập trung hóa, chuyên môn hóa cao, . . ..
- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản
xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ
mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản
xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
1.1.4.1. Đặc trưng của hệ thống trang trại
- Trang trại bao gồm hộ nông dân và nông trại của họ được coi là đơn
vị ra các quyết định sản xuất và điều khiển cuối cùng của quá trình biếu đổi
đầu vào thành đầu ra của sản xuất nông nghiệp trong trang trại.
- Trang trại được coi là hệ thống mở, sự kết hợp và chuyển hoá năng
lượng thông tin đầu vào thành đầu ra của hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào năng
lực quản lý, môi trường hệ thống, cấu trúc hệ thống, điều hành và kiểm soát
được khoa học công nghệ, kỹ thuật cũng như thị trường của người nông dân.
- Hệ thống trang trại có nhiều loại hình có các kiểu hệ thống canh tác
nông nghiệp khác nhau, nó phản ánh mục đích của người chủ trang trại.
- Hệ thống trang trại là hệ thống động, đầu ra của hệ thống biến đổi
theo quy luật cung cầu của thị trường, tính năng động của nó được thay đổi
theo thời gian qua các biến đổi của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã
hội nên hệ thống trang trại có thể được điều chỉnh và sửa đổi.
13
- Hệ thống trang trại là hệ thống chuyên môn hoá, tập trung hoá cao,
sản xuất nông sản hàng hoá theo nhu cầu của thị trường có lợi nhuận cao.
- Trong quá trình phát triển hệ thống trang trại chúng ta thường thấy có
hệ thống trang trại tự cung tự cấp sau đó qua quá trình hoạt động ổn định TT
bước sang hoạt động sản xuất hàng hóa
1.1.4.2. Tiêu chí nhận dạng trang trại
Ở Việt Nam, kinh tế trang trại mới hình thành trong những năm gần
đây, những đã có sự hiện diện hầu hết các ngành sản xuất, Nông, Lâm nghiệp,
ở các vùng kinh tế với các quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh đa
dạng, Theo thông tư liên tịch số 69 liên bộ Nông nghiệp & PTNT, Tổng cục
Thống Kê và thông tư số 74/2003/TT-BNN điều chỉnh về tiêu chí xác định
trang trại thì Kinh tê trang trại phải đạt 1 trong 2 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Giá trị hàng hoá và sản lượng bình quân 1 năm đối với các
tỉnh Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên; đối với các tỉnh
phía Nam và Tây nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
Tiêu chí 2: Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh
tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
- Đối với trang trại trồng trọt:
+ Trang trại trồng cây hàng năm: Trên 2 ha đối với các tỉnh Bắc và
Duyên hải miền Trung; trên 3 ha đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên.
+ Trang trại trồng cây lâu năm: Trên 3 ha trở lên đối với đối với các
tỉnh Bắc và Duyên hải miền Trung; trên 5 ha trở lên với các tỉnh phía Nam và
Tây nguyên.
+ Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên
- Trang trại Lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên trên cả nước.
- Đối với trang trại chăn nuôi:
14
+ Chăn nuôi đại gia súc (trâu bò, …): Sinh sản, lấy sữa có thường
xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên 50 con trở lên.
+ Chăn nuôi gia súc (lợn, dê, …): Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên
đối với 20 con lợn trở lên, đối với dê cừu 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt
có thường xuyên 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt 200 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan ngỗng, …): Có thường xuyên từ
2.000 con trở lên (không tính đầu con dưới 7 ngày tuổi)
- Trang trại nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước có từ 2 ha trở lên
(riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp có từ 1ha trở lên).
1.1.5. Điều kiện ra đời và phát triển của kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là sản phẩm tất yếu của quá trình công nghiệp hoá
được hình thành và phát triển ở các nước công nghiệp phát triển, các nước
đang phát triển đi lên công nghiệp hoá. Kinh tế trang trại ở một quốc gia được
hình thành và phát triển khi hội tụ những điều kiện cần và đủ.
- Điều kiện cần đối với trang trại (điều kiện vĩ mô)
+ Quốc gia đó phải có nền kinh tế đã chuyên môn hoá, đang trong quá
trình công nghiệp hoá.
+ Mỗi quốc gia có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, trong đó thị
trường nông nghiệp đầu vào, đầu ra đều là hàng hoá .
+ Nhà nước công nhận và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
- Điều kiện đủ đối với kinh tế trang trại.
+ Có một bộ phận dân cư có nguyện vọng, sở thích hoạt động sản xuất
nông sản hàng hoá. Hoạt động kinh doanh trang trại.
+ Người chủ phải có trình độ kiến thức quản lý kinh tế trang trại sản
xuất hàng hoá.
+ Có tiềm năng về tư liệu sản xuất kinh doanh (vốn đất đai, thiết bị).
15