Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.71 KB, 48 trang )
Khoá luận tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm Thị Thành
một thêm sâu sắc, thêm day dứt. Nhớ quê là ông thấy trăn trở, dằn vặt vì
cha làm đợc gì cho quê nhà, cho đất nớc.
Quốc phú binh cờng chăng có trớc
Bằng tôi nào thuở ích chng dân
(Trần tình - bài 1)
Thời thế đã đổi thay nhng tấm lòng cô trung của ông vẫn không hề
thay đổi. Đứng ở thực tại, không chấp nhận đợc lối sống" khom lng chùn
gối" ẩn sĩ đành phải đi tìm sự thăng bằng cho tinh thần. Bởi thế, có thể
nói quê cũ là quá khứ, là thời hoàng kim sôi nổi mà ông đã từng cùng Lê
Lợi và nghĩa quân trải qua trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Ngời ẩn sĩ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tìm về quê cũ, tìm về quá khứ
với những gì tốt đẹp thịnh vợng. Thực tại càng nghiệt ngã thối nát thì ớc
mong đó càng mãnh liệt và càng chứa đựng nhiều nỗi niềm u ẩn. Nhiều
khi ông nh muốn phó mặc tất cả, thây kệ mọi sự để trở về quê. Có lúc
ông đã cao hứng nói về quê cũ của mình trong cái "kiêu" của một con
ngời bất cần đời, sẵn sàng "đoạn tuyệt" chốn quan trờng, chính sự để giữ
cái khí tiết "mai cốt cách , tuyết tinh thần" của mình:
Quê cũ nhà ta thiếu cuả nào,
Rau trong nội,cá trong ao.
Cách song, mai tỉnh hồn Cô Dịch,
Kề nớc, cầm da tiếng Cửa Cao.
Khách đến vờn còn hoa lạc,
Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.
Cảnh thanh nhờng ấy chăng về nghỉ?
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào?
(Mạn thuật - bài 13)
Nhng con ngời của ẩn sĩ không dễ dàng chấp nhận chữ nhàn nh
những ngời ở ẩn khác. Đặt mình vào thế "an bần lạc đạo, độc thiện kì
26
Khoá luận tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm Thị Thành
thân", "minh triết bảo thân" với ông là một việc làm khó khăn hơn cả.
Điều này thể hiện ý thức tự khẳng định không thoả hiệp với thói phàm. ý
thức này quyện chặt với ý thức nghĩa vụ, quyện chặt với quan niệm con
ngời rất sâu sắc của Nguyễn Trãi là con ngời "hữu tài thời hữu dụng", mà
vô dụng là vô nghĩa. Ông nói :
Vận trị cùng loàn chỉn mặc thì,
Bằng ta sinh uổng có làm chi!
Ơn vua luống nhiều lần đội,
Việc nớc nào ích mấy bề!
(Tự thán- bài 30)
"Chữ nhàn có thể làm cho ông hoà nhập với cỏ cây, vô danh, vô ký, vô
ngã, êm đềm nhng lại đặt ông vào thế vô dụng! Mong đợc "đại dụng"
mới là lý tởng lớn của cá nhân ông. Mà đã mong đại dụng thì không dứt
hẳn đợc với công đức, không muốn nát với cỏ cây. Và thế là lại sa vào lới
trần"[9; tr 727]
2.2.2. Hình ảnh vua qua hồi cố của ẩn sĩ.
Trong tâm sự hồi cố của mình, ngời ẩn sĩ đã dành riêng cho vua
những tình cảm đặc biệt, nặng nợ không muốn rời. Quy ẩn nhng có khi
nào tâm hồn ông đợc thanh thản, thoải mái. Ngời ta về ở ẩn quên hết mọi
sự trên đời, chỉ biết bầu bạn với thiên nhiên, cỏ cây, sông nớc; lấy sự tĩnh
tâm tĩnh tại làm đầu để luôn tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn. Con
ngời ẩn dật trong thơ Nguyễn Trãi thì không có sự thanh thản mà luôn
canh cánh một nỗi tiên u, luôn nhắc đến trách nhiệm của "kẻ t văn", "ngời quân tử ","đọc sách , thông đòi nghĩa sách". Nỗi lo ấy lúc nào cũng
thôi thúc, không yên. Nó liên tiếp nh sóng vỗ mạn thuyền, dạt dào, dữ
dội, suốt "đêm ngày cuồn cuộn nớc triều đông". Về ở ẩn rồi mà hình ảnh
của vua vẫn nh hiện rõ trong tấc lòng và tâm trí. Trong ức Trai thi tập,
ẩn sĩ đã nhớ đến Lê Lợi với một niềm tự hào, thán phục. Đó là thời kì đắc
27
Khoá luận tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm Thị Thành
ý của Nguyễn Trãi . Ông đợc cùng Lê Lợi bàn bạc việc quân, bàn mu
tính kế để chiến thắng quân Minh. Lúc này, hình ảnh vị minh chủ Lê lợi
đang còn hiện lên với những ánh hào quang rạng rỡ của lòng nhân nghĩa,
chí anh hùng. Ông từng so sánh Lê Lợi với "rồng thần":
Lam Sơn tự tích ngoạ thần long
Thế sự huyền tri tại chởng trung
( Rồng thần từ xa nằm ở Lam Sơn
Việc đời đã biết trớc nh nắm trong tay)
(Đề kiếm)
Về sau, khi đã lên ngôi vua, Lê Lợi nghe lời xúc xiểm, dèm pha
của bọn gian thần đã bạc đãi nhiều trung thần có công với nớc, ngay cả
Nguyễn Trãi cũng không là ngoại lệ. Vì vậy mà trong thơ ông in đậm
một nỗi buồn:
Hào kiệt công danh thử địa tằng
Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ
Lâm lu phủ ảnh ý nan thăng
(Hào kiệt lập công danh đất ấy từng là nơi
Quay đầy xem việc cũ ôi xong rồi
Cúi xuống dòng mò bóng ý khôn nói xiết )
(Bạch Đằng hải khẩu)
Ngời ẩn sĩ ấy luôn thấy day dứt, dằn vặt khi nghĩ mình không tròn
bổn phận bề tôi trung:
Quân thân nhất niệm cửu anh hoài
Giản quý, lâm tàm, túc nguyện quai
(Hai chữ quân thân canh cánh lòng
Suối rừng hổ thẹn nợ cha xong)
(Đề Đông Sơn tự)
28
Khoá luận tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm Thị Thành
Còn trong Quốc âm thi tập thì hình ảnh vua hiện lên thờng xuyên
nh một nỗi ám ảnh trong tâm trí ẩn sĩ
Quân thân cha báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời áo cha
(Ngôn chi- bài 7)
Tơ hào cha báo hãy còn âu
(Mạn thuật - bài 8)
Ông có thể bỏ qua tất cả. Nhng cái t tởng trung quân ái quốc đã ăn
sâu bén rễ trong con ngời của ông khiến ông phải thốt lên:
Nhân gian mọi sự đều nguôi cả
Một sự quân thân chẳng khứng nguôi
(Tự thán -bài 36)
Chữ học ngày xa quên hết dạng
Chẳng quên có một chữ cơng thờng
(Tự thán- bài 12)
Những câu thơ trên có sự đối ngẫu rất chỉnh. Nó vừa thể hiện sự
đau đớn xót xa bế tắc của một con ngời luôn dùng dằng cả hai lẽ xuất- xử
; nhng nó cũng thể hiện rõ trong đó niềm tự hào của một trung thần luôn
luôn mang trong mình trách nhiệm với dân với nớc,đặc biệt là tấm lòng
với vua, nỗi khổ ấy càng đợc ý thức sâu sắc bao nhiêu, càng đau đớn bao
nhiêu thì càng có giá trị bấy nhiêu. Bởi lịch sử và mọi thế hệ con cháu đất
Việt sau này khi nhìn vào nỗi đau ấy sẽ càng thấy thấm thía tự hào về ngời anh hùng Nguyễn Trãi.
Tấm lòng kẻ ẩn dật mà đợc nh Nguyễn Trãi thì thật là hiếm thấy xa nay. Tấm lòng tôi trung ấy cứ vằng vặc sáng nh sao Khuê trên bầu trời
không gì che khuất nổi. ở nơi thôn quê thanh bạch ấy, tởng chừng ngời
ẩn sĩ có thể khuây khoả và vui với cảnh điền viên. Nhng, không! Tấm
lòng ông luôn hớng về "cửa ngọc". Nơi ấy dù xa xôi cách trở, mây khói
29