Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.71 KB, 48 trang )
Khoá luận tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm Thị Thành
Từ hiện tại cuộc sống ẩn dật, ẩn sĩ đã nhìn lại quá khứ và những
điều mình chiêm nghiệm đợc. Quá khứ tơi đẹp vừa thể hiện trong con ngời ẩn sĩ nỗi luyến tiếc những gì đã qua, đồng thời nó cũng thể hiện sự gắn
bó máu thịt, đầy nhiệt huyết, đầy trách nhiệm với dân với nớc. Bởi lẽ
không phải con ngời nào cũng biết tiếc quá khứ, chỉ có những con ngời
biết sống bằng cả tấm lòng cho cuộc đời mới quý và luyến tiếc đến vậy.
ẩn sĩ đã nhìn lại quá khứ bằng cả tấm lòng xót xa luyến tiếc. Nhìn lại
quá khứ với ông không phải chỉ là bất mãn với thực tại mà cao hơn, ông
mong muốn nhìn nhận, đánh giá, chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra để
có phơng hớng hành động trong hiện tai và tơng lai. Vì vậy mà hồi cố có
ý nghĩa nhân sinh là bởi lẽ đó. Quá khứ không đơn thuần là những cái đã
qua, mà quá khứ mang trong lòng nó linh hồn của thời đại. Trân trọng
quá khứ chính là trân trọng những gì tốt đẹp, đáng nhớ, cũng là trân trọng
hiện tại và cả tơng lai.
Đi vào tìm hiểu và lí giải những hồi cố trong tâm sự của ẩn sĩ,
chúng ta thấy rõ thêm một điều rằng: thực ra, nhớ tiếc quá khứ không
phải là một hành động trốn chạy không dám đơng đầu với thực tại; bởi lẽ
nếu không có ý thức rõ rệt về thực tại thì làm sao thấy đợc thực tại ấy có
gì đáng buồn, đáng chán ngán để mà hớng về quá khứ, nhớ tiếc quá khứ?
Ngời ẩn sĩ ấy đã luôn gắn mình với hiện tại, đứng lên trên hiện tại, nhìn
sâu vào hiện tại nhận chân đợc bản chất của nó, từ đó so sánh với quá
khứ để thấy đợc những giá trị của hiện tại và quá khứ. Hồi cố dù có mang
nặng nỗi buồn nhng nó vẫn là một cảm hứng đẹp trong tâm trạng ngời ẩn
sĩ bởi nó giàu ý nghĩa nhân sinh.
Chơng 3: Hình tợng ẩn sĩ trong mối quan hệ với
thiên nhiên.
36
Khoá luận tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm Thị Thành
3.1. Vài nét về thiên nhiên trong thơ ẩn sĩ thời trung đai Việt Nam,
Trung Quốc.
Thiên nhiên là một đề tài quen thuộc, là nguồn cảm hứng bất tận
của thi ca mọi thời đại. Thiên nhiên gần gũi, gắn bó với cuộc sống hàng
ngày của con ngời. Đặc biệt đối với thi sĩ, thiên nhiên bao giờ cũng hiện
lên đầy sức sống, có hồn và nh một ngời bạn tâm giao, tri âm, tri kỷ.
Thiên nhiên là bạn của nhà thơ!
Trong lòng các thi nhân dờng nh luôn mang sẵn bầu tâm tình với
thiên nhiên. Đứng trớc một cảnh tợng thiên nhiên, các thi sĩ thờng có
năng lực rung cảm lạ kì. Vì thế mà đã có biết bao nhiêu cảnh thiên nhiên
đi vào thơ ca nh có cả linh hồn dới cái nhìn sắc sảo, tinh vi, đầy chất
nghệ sĩ của các nhà thơ tài ba. Ta từng nghe đến "Đỗ Phủ thi nên bút có
thần", Lý Bạch với những bài thơ về thiên nhiên đạt đến độ tuyệt bút,
Đào Uyên Minh mà tài năng thơ đã khiến cho "nhà thơ của làng cảnh
Việt Nam"- Nguyễn Khuyến phải "thẹn".(" Nghĩ ra lại thẹn với ông
Đào")..."Trong lịch sử văn học Việt Nam trở về trớc dễ thờng không có ai
yêu thiên nhiên, có thơ nhiều và có thơ hay về thiên nhiên nh Nguyễn
Trãi. Trở về sau, hoạ chăng có một mình Nguyễn Du. Nhng đề tài thiên
nhiên không tập trung bằng, lại cũng không cụ thể bằng."[9; tr 648]
Trong văn học trung đại ở cả Trung Quốc và Việt Nam, ta thờng
thấy hình ảnh thiên nhiên mang tính ớc lệ, tợng trng và phần nhiều có
tính chất công thức. Chẳng hạn những loại cây nh : tùng, mai, cúc, trúc,
sen, lựu... là những loại cây cao quý, gắn bó và mang dáng dấp ngời quân
tử, thanh cao.
Đến với Nguyễn Trãi và thơ Nôm của ông, ta bắt gặp trong đó một
tâm hồn nghệ sĩ yêu mến và gắn bó với thiên nhiên. Những cảnh vật
thiên nhiên trong thơ ông cao quý có, dân dã thân thuộc cũng có. Ta tiếp
cận mối quan hệ với thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi không phải
chỉ ở phơng diện cá nhân nhà thơ, nho sĩ mà quan trọng hơn, cao hơn,
37
Khoá luận tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm Thị Thành
sâu hơn là thiên nhiên trong cái nhìn của một ẩn sĩ có gì giống và khác
với những nhà thơ khác, những nho sĩ đơng thời.
3.2. Ngời ẩn sĩ ca ngợi thiên nhiên tơi đẹp.
Từ ngày rời kinh đô trở về ẩn dật nơi núi rừng thanh tịnh, ẩn sĩ
thực sự hoà mình vào thiên nhiên, coi thiên nhiên nh bằng hữu, là nguồn
yên vui của cuộc đời. Dới cái nhìn của ngời bao lâu nay mơ ớc trở về,
mọi vật nh sinh động hẳn lên, sống bằng sức sống riêng, muôn màu
muôn vẻ và vô cùng độc đáo.
Ông ca tụng hoa đào:
Một đoá đào hoa khéo tốt tơi
Cách xuân mơn mởn thấy xuân cời
Đông phong ắt có tình hơn nữa
Kín tiễn mùi hơng dễ động ngời
( Đào hoa)
Nhìn thấy ánh trăng treo trên lng trời và bóng của nó dới mặt nớc,
nh lặn xuống đáy sâu, ẩn sĩ nói:
Nguyệt trong đáy nớc, nguyệt trên sông
Xem ắt lầm một thức cùng
(Thuỷ trung nguyệt)
Hơn thế nữa nhiều khi ta thấy, nhờ tâm hồn yêu đơng rộng mở ,
nhờ tứ thơ dạt dào, đằm thắm, trong mắt ẩn sĩ, cuộc sống của cảnh vật
nh đợc nâng lên một tầm cao mới, mang tình cảm, dáng dấp con ngời,
Cảnh vật có khi nh bạn bè, thầy trò:
Khách đến chim mừng hoa xảy động
Chè tiên, nớc kín nguyệt đeo về
(Thuật hứng - bài3)
Có khi nh con cái:
Dấu ngời đi là đá mòn,
38
Khoá luận tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm Thị Thành
Đờng hoa, vớng vít trúc luồn.
Cửa sông dãi, xâm hơi nắng,
Tiếng vợn kêu, vang cách non.
Cây rợp tán che am mát,
Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.
Cò nằm, hạc đậu nên bầy bạn,
ủ ấp cùng ta làm cái con.
(Ngôn chí- bài 20)
Có khi rất tình tứ, phong lu:
Tình th một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gợng mở xem
(Ba tiêu)
Nớc biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu!
( Bảo kính cảnh giới- bài 26)
"Cảnh vật thiên nhiên nhờ ông trở nên có tình tứ, có ý, có cá tính,
có tâm t, khi kín đáo, khi sôi nổi, lúc trìu mến, lúc mỉa mai; nhng tất cả,
tất cả nh chủ nhân của chúng, đều trong trắng, cao khiết, trung hậu, hiền
hoà; tất cả đều bừng sáng lên, niềm nở lên; tất cả đều nh đủ dịu dàng, đủ
đằm thắm để hứng đón, để nâng niu, để vỗ về, an ủi những tâm hồn đau
khổ đang bị những lực lợng quái ác dày vò!
[ 9; tr 650]
3.3. Thiên nhiên qua tâm sự của ẩn sĩ.
Trớc cuộc sống rối ren, đảo điên ấy,ẩn sĩ có thực sự an phận thủ
thờng trở về yên vui với cảnh an nhàn? Ông đã có những câu thơ nh một
niềm tin vào định mệnh:
39