Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 170 trang )
Tích hợp trong nội bộ môn học là tích hợp những nội dung của các phân môn, các
lĩnh vực nội dung thuộc cùng một môn học theo những chủ đề, chương, bài cụ thể nhất
định, hay giữa kiến thức lý thuyết với thực hành thí nghiệm.
Ví dụ: Tích hợp nội dung của Hóa học vô cơ, Hóa học hữu cơ trong nội dung của
chương Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, giữa lý thuyết với thực
hành.v.v.
Việc xây dựng các bài tập tích hợp là sự phối kết hợp các kiến thức liên môn, nội
môn một cách logic có khoa học có tính sáng tạo và chặt chẽ nhằm giải quyết vấn đề
đặt ra dưới mọi góc cạnh của khoa học, và mối liên hệ giữa các đại lượng, kiến thức, và
thực tiển trong cuộc sống.
2.1.1.2. Dữ kiện thực nghiệm khoa học tự nhiên
Hoá học là một khoa học tự nhiên, thực nghiệm, vì vậy, trong quá trình biên soạn hệ
thống các bài tập tích hợp việc đầu tiên phải xác định tính đúng đắn, khoa học.... nhằm
trang bị cho học sinh không những một hệ thống kiến thức cơ bản, khoa học và hiện
đại của một bộ môn hay của một bài dạy cụ thể mà ở đó tri thức được khám phá là nhờ
biết vận dụng kiến thức của các bộ môn khác để giải quyết vấn đề đặt ra và phát triển
năng lực nhận thức và tư duy trừu tượng, mà còn hình thành và phát triển năng lực
toàn diện cho học sinh thông qua giảng dạy, giáo dục tích hợp.
2.1.1.3. Tư duy khoa học tự nhiên
Hệ thống bài tập tích hợp ở trường phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với
quá trình nhận thức, hình thành và phát triển tư duy khoa học tự nhiên, bài tập tích hợp
giúp học phát triển năng lực nhận thức một cách toàn diện, hợp được coi là chiếc cầu
nối giữa lí thuyết, thực hành và thực tiễn, giữa các bộ môn khoa học tự nhiên với nhau.
Bài tập tích hợp giúp HS làm quen với những thuộc tính, tính chất, mối liên hệ và quan
hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các
khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Bài tập tích hợp còn giúp HS làm
sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật và giải thích được bản chất của các quá trình, các
hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, trong sản xuất và đời sống thực tiễn hằng ngày
thông qua DHTH.
Hệ thống bài tập tích hợp là cơ sở của việc dạy học hoá học tích hợp theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh, thông qua bài tập tích hợp HS lĩnh hội, củng cố
kiến thức và phát triển hứng thú học tập bộ môn. hệ thống bài tập tích hợp còn có tác
dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin
34
khoa học cho HS, giúp hình thành và phát triển ở HS những đức tính tốt đẹp của người
lao động như: Làm việc khoa học, cẩn thận, ngăn nắp, gọn gàng… Bài tập tích hợp liên
môn, nội môn phải đáp ứng yêu cầu phát triển các năng lực tư duy và các kĩ năng cơ
bản của HS. Tạo ra môi trường học tập cộng đồng, làm việc theo nhóm HS.
2.1.2. Nguyên tắc
2.1.2.1. Khai thác triệt để mối liên hệ giữa các môn học
- Bao quát
Biên soạn các bài tập tích hợp định tính cho các bài giảng cần đảm bảo tính hệ
thống, chọn lọc, có sự thống nhất, đồng bộ và khai thác triệt để mối lên hệ giữa các
môn học. Đồng thời có tính thực tế (tính ứng dụng, khả thi cao), phù hợp với năng lực
của HS, thời gian và điều kiện cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học hiện nay. Các hệ
thống bài tập phải là các tình huống có vấn đề mà để giải quyết nó yêu cầu học sinh
phải có sự tổng hợp kiến thức của các bộ môn khác.
Việc biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên cũng
cần đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục môn học. Theo đó, đảm bảo nội
dung các môn học liên quan, tạo điều kiện cho học sinh gắn kiến thức môn học với
thực tiễn cuộc sống, giúp các em mở rộng các kĩ năng, rèn luyện và phát triển được
năng lực chung, riêng.
- Thống nhất
Biên soạn các bài tập tích hợp định tính cho các bài giảng cần đảm bảo tính hệ
thống, chọn lọc, có sự thống nhất cao về cả khoa học và phương pháp luận, tính đồng
bộ, có sự phối kết hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bộ môn khoa học tự nhiên với nhau
và với thực tiển đời sống hằng ngày.
Tích hợp sao cho kiến thức vừa đủ để HS tiếp cận, trách trùng lặp, nặng nề, nhưng
cũng không nên biến giờ học môn học này thành môn học khác, cũng không thể xem
nhẹ, bỏ qua hay không nhắc tới. Khi triển khai các bài tập tích hợp cần lựa chọn các bài
tập nhằm khai thác, vận dụng kiến thức các môn học để phát hiện và giải quyết vấn đề
một cách chủ động, sáng tạo, đảm bảo có được sự hợp tác, gắn liền với thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú cho HS.
2.1.2.2. Phát triển năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực quan sát, giải thích, tính toán
35
Năng lực quan sát, giải thích, tính toán là các năng lực cơ bản và hết sức quan trọng
đối với HS khi phát hiện, khám phá tìm tòi, tính toán để giải quyết các vấn đề đạt ra.
Các bài tập tích hợp đưa ra cần sử dụng các năng lực trên một cách logic khoa học phù
hợp với quy luật chung của quá trình nhận thức :
Trực quan sinh động → Tư duy trừu tượng → Thực tiễn
- Thu thập, xử lí số liệu thực nghiệm
Hoá học là một khoa học tự nhiên thực nghiệm. Việc thu thập, xử lí số liệu thực
nghiệm là một công việc thường xuyên và hết ức quan trọng. Qua quá trình thu thập
thông tin, số liệu, xử lí số liệu giúp cho HS hình thành và phát triển năng lực tính toán,
năng lực xử lí số liệu qua đó giải thích được tính đúng đắn của khoa học hoặc nguyên
nhân dẫn đế sai số.
- Thực hành thí nghiệm
Thực hành thí nghiệm là một trong các yêu cầu bắt buộc trong các bộ môn khoa học tự
nhiên ( Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí) và nó còn quan trọng hơn nữa khi chúng ta
triển khai DHTH. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm HS không những tái tạo lại cơ
sở lí thuyết đã được tiếp thu mà còn được chứng minh nó bằng thực tiễn thí nghiệm.
Ngoài ra thực hành thí nghiệm còn giúp cho HS hình thành kĩ năng sáng tạo đức tính
chăm chỉ, chịu khó, kiên nhẫn, khéo léo.v.v
- Ứng dụng thực tiễn
Người học biết vận dụng các kiến thức khoa học đã được tiếp thu vào thực tiễn một
cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo. Tìm các giải pháp tối ưu để đưa các ứng dụng đó
được nhân rộng trong cộng đồng.
2.1.2.3. Xác định địa chỉ tích hợp các kiến thức liên môn trong SGK hóa học lớp 10
Xác định địa chỉ tích hợp các kiến thức liên môn trong SGK hóa học lớp 10 là việc
làm cần thiết nhất trong quá trình dạy học tích hợp. GV cần phải xác định được, đúng
địa chỉ tích hợp, các môn được tích hợp, kiến thức tích hợp từ đó mới lập ra được quy
trình DHTH, và biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn có liên quan.
Tìm tòi, nghiên cứu kiến thức ở các bộ môn tích hợp một cách nghiêm túc để giải
thích, lập luận logic, khoa học cho các dạng câu hỏi bài tập tích hợp.
36
Chương
Nguyên tử
Halogen
Oxi
Lưu huỳnh
Địa chỉ
Nội dung tích hợp
tích hợp
Vật lí
- Sử dụng các công thức Vật lí về lực, phản ứng
hạt nhân, phóng xạ.
Sinh Học -Ứng dụng của đồng vị, phóng xạ trong việc xác
Địa lí
định, tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Địa chất, khí quyển, thủy quyển, tài nguyên,
môi trường, phát triển kinh tế
Vật lí
- Khả năng hòa tan, thẩm thấu, bay hơi, tỏa
nhiệt, thu nhiệt, sức căng mặt ngoài
Sinh Học - Quá trình trao đổi chất, tế bào, vi khuẩn, đa
Địa lí
dạng sinh học, tính chất sinh hóa
- Địa chất, khí quyển, thủy quyển, tài nguyên,
môi trường, phát triển kinh tế
Vật lí
- Khả năng hòa tan, thẩm thấu, bay hơi, tỏa
nhiệt, thu nhiệt, tỉ khối chất khí
Sinh Học - Quá trình trao đổi chất, tế bào, vi khuẩn, đa
Địa lí
dạng sinh học, tính chất sinh hóa
- Địa chất, khí quyển, thủy quyển, tài nguyên,
môi trường, phát triển kinh tế,
Kiểu
tích
hợp
Liên môn,
Đa môn
Nội môn
Liên môn,
Đa môn
Nội môn
Liên môn,
Đa môn
Nội môn
2.1.2.4. Xác định các mục tiêu đánh giá năng lực học tập của học sinh qua bài tập tích
hợp.
a) Tư duy
Để đánh giá đúng kết quả của một môn học, một quá trình dạy học, cần xây dựng
càng chi tiết càng tốt các tiêu chí dùng cho đo lường, kiểm định. Tuy nhiên trong thực
tế, vì lý do này lý do khác mà một số khâu trong quy trình dạy học chỉ được quan tâm
một cách định tính, dẫn đến những bài giảng có mục tiêu chung chung, những bài thi
với những yêu cầu na ná giống nhau không thể phân biệt, hệ lụy là cho dù kết quả đánh
giá được rất thấp hoặc rất cao người ta vẫn không cảm thấy an tâm với nó. Việc sử
dụng Thang đo cấp độ tư duy trong xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với người học,
giúp có được cái nhìn định lượng và khách quan hơn đối với kết quả dạy học.
Đã từ lâu Thang cấp độ tư duy được xem là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu
và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với
người học. Thang cấp độ tư duy của Benjamin S. Bloom (1956), sau khi được điều
chỉnh gọi là Thang Bloom tu chính (Bloom's Revised Taxonomy) gồm:
+ Nhớ
37
+ Hiểu
+ Vận dụng
+ Phân tích
+ Đánh giá
+ Sáng tạo
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức liên quan trong quá trình nhận thức được kiến thức mới.
+ Giải thích được cơ chế, hiện tượng v.v..
c) Thái độ
+ Nhận thức được vấn đề đặt ra có cái nhìn tổng quát về vấn đề đó tác động lên các
yếu tố của sự sống xung quanh.
+ Đề xuất được một số giải pháp phát huy ưu điểm, thế mạnh tính ứng dụng của vấn
đề. Khác phục những hạn chế của vấn đề đó.
d) Ý thức
+ Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn khác khi vận dụng để giải
quyết vấn đề đặt ra.
+ Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống, kĩ năng
sống, ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội.
e) Kĩ năng sống
+ Vận dụng các kiến thức đã được lĩnh hội vào đời sống thực tiễn, phát huy các ưu
điểm, các ứng dụng của vấn đề. Phòng tránh các tác tác hại của chúng.
+ Tìm ra giải pháp sử dụng các ứng dụng của vấn đề vào cuộc sống có hiệu quả.
g) Trách nhiệm với cộng động
+ Xây dựng kế hoạch hành động với cộng đồng nhằm nhân rộng hiểu biết của mình
với các vấn đề có liên quan trong xã hội.
+ Đề xuất phương án làm tăng năng suất, phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm,
đánh giá vai trò, tầm quan trọng của nội dung vấn đề.
+ Có trách nhiệm tuyên tuyền, vận động với cộng đồng về vấn đề đó.
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp.
2.2.1. Bài tập định tính
2.2.1.1. Cách biên soạn.
Để biên soạn và sử dụng có hiệu quả các bại tập tích hợp GV cần phải dựa trên các
nguyên tắc đã xây dựng. Các bài tập tích hợp phải có tính bao quát nội dung kiến thức
38
tích hợp, thống nhất nội dung kiến thức của các bộ môn liên quan. Vấn đề đặt ra phải
có liên quan đế các bộ môn khoa học tự nhiên khác để giải quyết triệt để vấn đề hoặc
làm cho vấn đề sáng tỏ dưới mọi góc độ khoa học. Các bài tập tích hợp đó có tác dụng
hình thành và phát triển những năng lực gì ở HS.
Để biên soạn một bài tập tích hợp chúng ta có thể sử dụng theo sơ đồ sau:
Phân tích các bộ môn liên quan
Hình thành các năng lực
Nhóm năng lực chung
Vật Lí
Hóa Học
Sinh Học
VẤN ĐỀ
ĐẶT RA
Các năng lực chuyên biệt
Địa Lý
Sau khi xác định được các bước trong nguyên tắc biên soạn các bài tập tích hợp
chúng ta tiếp tục xác định mục tiêu, tác dụng, ứng dụng của bài tập trong đời sống thực
tiễn qua sơ đồ sau:
Có ứng dụng gì trong cuộc sống
Đóng góp gì cho bảo vệ môi trường
VẤN ĐỀ
ĐẶT RA
Đóng góp gì cho ngành kĩ thuật, xây dựng
Đóng góp gì cho kĩ năng sống
39
2.2.1.2. Áp dụng
Bài tập Chương nguyên tử
Khi dạy ở chương này có rất nhiều kiến thức khá trừu tượng mà ở đó HS rất nhiều
khó khăn khi tiếp cận với kiến thức nếu chúng ta không sử dụng các kiến thức ở các bộ
môn khác để làm rõ cho HS hiểu rõ bản chất của vấn đề.
Với chương này chúng ta chủ yếu vận dụng các kiến thức của bộ môn Vật lý.
Ví dụ 1. Sự tìm ra hạt electron? Tại sao biết được hạt electron mang điện tích âm?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học
Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron. Các hạt electron mang điện tích âm.
b)Về vật lí
Nhờ vào nghiên cứu của nhà bác học người Anh J.J Thomson nghiên cứu sự phóng
điện giữa hai điện cực có hiệu điện thế 15 kV, đặt trong ống chân không kết quả nhận
được:
- Màn huỳnh quang trong ống phát sáng.
- Làm quay chong chóng trên đường đi của nó.
- Nó truyền thẳng khi không có tác dụng của điện trường.
- Nó bị lệch hướng khi đặt trong điện trường.
Khi giảng dạy phần này một yêu cầu đặt ra là GV phải biết vận dụng các kiến thức
về bộ môn vật lý để giải thích cho HS một cách thấu đáo.
- Màn huỳnh quang trong ống phát sáng là vì các hạt electron đập vào màn chứa bột
huỳnh quang.
- Làm quay chong chóng trên đường đi của nó chứng tỏ đã có chùm hạt có khối
lượng đập vào các cánh quạt theo một chiều nhất định.
- Nó truyền thẳng khi không có tác dụng của điện trường nhưng bị lệch hướng khi
đặt trong điện trường, chứng tỏ nó có mang điện tích. Và kết quả là lệch gần khi ta đặt
gần một điện trường mang cực dương và ngược lại nó lệch ra xa khi ta đặt gần một
điện trường mang cực âm. Từ đó kết luận nó mang điện tích âm.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: Thí nghiệm tìm ra hạt electron, hạt electron mang điện tích âm.
+ Hiểu: Do mang điện tích nên hạt electron chịu sự tác động của điện trường.
+ Vận dụng: Cùng điện tích thì đẩy nhau, khác dấu điện tích thì hút nhau.
40
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức bộ môn Vật lí trong quá trình nhận thức được kiến thức
mới.
+ Giải thích được lực tương tác giữa các điện tích.
+ Rèn luyện kĩ năng tư duy mô phỏng thí nghiệm.
c) Thái độ.
+ Nhận thức được vai trò bộ môn Vật lý với bộ môn hóa học và các hiện tượng tự
nhiên liên quan đến điện trường, từ trường.
Ví dụ 2. Các electron chuyển động với một vận tốc vô cùng lớn trong không gian
xung quanh hạt nhân nguyên tử. Tại sao hạt electron không bị bay ra ngoài? Hạt
eletron mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Tại sao hạt
electron không bị hạt nhân hút bay thẳng vào hạt nhân?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
b) Về hóa học
Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản:
- Hạt proton (P) mang điện tích dương.
- Hạt nơtron (N) không mang điện.
- Hạt electron (e) mang điện tích âm.
- Các hạt electron luôn luôn chuyển động với một vận tốc vô cùng lớn xung quanh
hạt nhân nguyên tử.
b) Về vật lí
Các electron chuyển động với một vận tốc vô cùng lớn trong không gian xung quanh
hạt nhân nguyên tử. Hạt eletron mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích
dương như vậy các electron được hút vào bởi tổng 2 lực:
Lực hút tĩnh điện giữa 2 điện tích
F = k.
q1.q 2
ε.R 2
m1.m 2
ε.R 2
Và đặc biệt quan trọng là chúng không bay vào hạt nhân được là nhờ cân bằng với lực
li tâm.
Lực hấp dẫn giữa 2 hạt có khối lượng
Lực li tâm:
FLt =
F=G
m.v 2
R
41