Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 170 trang )
+ Giải thích được nguyên nhân vì sao càng lên cao nồng độ oxi càng loảng, các ảnh
hưởng của hiện tượng này đến sự sống của các sinh vật và sinh hoạt của con người.
c) Thái độ
+ Nhận thức được vai trò của oxi trong đời sống hằng ngày. Rừng là “lá phổi” của
sự sống.
+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo vệ rừng và môi trường khí quyển.
d) Kĩ năng sống
Chính vì oxi nặng hơn không khí cho nên ở tầng thấp nồng độ của oxi cao hơn cho
nên khi hỏa hoạn xảy ra trong nhà kín muốn thoát ra ngoài hay vào trong để cứu hỏa
chúng ta không nên đi thẳng người mà nên cúi khom càng sát mặt đất càng tốt.
Quá trình quang hợp của cây xanh xảy ra vào ban ngày chính vì thế ban ngày chúng
ta đi vào các khu rừng ta có cảm giác mát mẻ hơn, vào ban đêm cây thực hiện quá trình
hô hấp nhả ra khí CO 2 chính vì thế chúng ta không nên đi vào các khu rừng vào ban
đêm.
e) Trách nhiệm với cộng động
Oxi có vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày bởi vậy muốn có sức khỏe tốt
trước hết môi trường khôi khí phải trong lành không bị ô nhiểm. Chính vì thế mà cần
tuyên truyền công tác trồng bổ sung, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường khí quyển.
Rừng là “lá phổi” của trái đất, có tác dụng duy trì, cân bằng sinh thái, nhưng hiện nay
diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp. Trong bốn thập niên lại nay có 50% diện tích
rừng bị thu hẹp, diện tích rừng theo đầu người của Việt Nam là 0,14ha/người trong khi
mức bình quân thế giới là 0,97ha/người.
Ví dụ 2. Khí ozon là gì? Trong thực tiển khí ozon có những ứng dụng gì? Tại sao
chúng ta cần bảo vệ tầng khí ozon trong khí quyển?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học
Ozon là là một dạng thù hình của oxi. Công thức phân tử O3 , tính chất hóa học của
ozon
b) Về vật lí
Trong tự nhiên O3 được tạo ra do tia cực tím từ bức xạ mặt trời
3O 2 hν (λ: 220 − 330 nm) → 2O3
hoặc tia lửa điện do sấm sét
72
tia lua diên
3O 2
→ 2O3
Quá trình phá vỡ phân tử cũng hấp thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời
O3 hν (λ: 220 − 330 nm) → O 2 + [ O ]
Oxi nguyên tử sau đó kết hợp với phân tử oxi chưa bị phá vỡ để tạo thành O3 . Trong
một số trường hợp oxi nguyên tử kết hợp với N 2 để tạo thành các oxit nitơ; sau đó nó
lại bị phá vỡ bởi ánh sáng nhìn thấy để tái tạo ozon.
Khi tia cực tím chiếu vào ozon, nó chia ozon thành phân tử O 2 và nguyên tử của oxi
nguyên tử, quá trình liên tục này được gọi là chu trình ozon oxi. Chu trình này có thể bị
phá vỡ bởi sự có mặt của các nguyên tử clo, flo hay brôm trong khí quyển, các nguyên
tố này tìm thấy trong những hợp chất bền vững, đặc biệt là cloroflorocacbon (CFC) là
chất có thể thấy ở tầng bình lưu và được giải phóng dưới tác động của tia cực tím.
Chu trình oxit nitơ để tạo thành ozon cũng có thể bị phá vỡ do sự có mặt của hơi
nước trong khí quyển vì nó làm biến đổi các oxit nitơ thành các dạng bền vững hơn.
c) Về sinh học
Ozon, cùng với các ion hypoclorit, được sản xuất tự nhiên bởi các tế bào máu trắng
(bạch cầu) cũng như rễ của cây cúc vạn thọ như là phương pháp để tiêu diệt các vật thể
lạ. Khi ozon phân rã nó tạo thành các gốc tự do của oxi, là những chất có hoạt tính cao
và gây nguy hiểm hay tiêu diệt phần lớn các phân tử hữu cơ.
Ozon được sử dụng trong một số trường hợp trong y tế. Nó có thể được sử dụng để
ảnh hưởng tới cân bằng chống oxi hóa hỗ trợ oxi hóa của cơ thể, khi đó thông thường
cơ thể sẽ phản ứng với sự hiện diện của nó bằng cách sản sinh ra các enzym chống oxi
hóa. Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím đang được nghi ngờ chính là nguyên
nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học, thí dụ như gia tăng các khối u ác tính, tiêu
hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển.
Khi tầng ozon thủng gây ra các nguy cơ sau:
- Tăng khả năng gây bệnh ung thư da.
- Tăng khả năng mắc bệnh về mắt đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể.
- Phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và động vật.
- Hủy hoại các sinh vật nhỏ.
- Làm mất câng bằng hệ sinh thái động thực vật biển.
- Lá cây hư hại, quang hợp bị cản trở, tăng trưởng chậm, giảm năng suất, đột biến.
d) Về địa lý
73
Trong khí quyển được chia thành năm tầng:
1. Tầng đối lưu. Là tầng khí quyển sát với mặt đất có độ cao từ 8-17 km. Đây là
tầng khí quyển quen thuộc nhất với chúng ta. Mọi hiện tượng thời tiết tác động trực
tiếp tới chúng ta (gió, mưa, bão…) hầu như đều xảy ra trong tầng đối lưu. Do gần Trái
Đất nhất, tầng đối lưu cũng có mật độ không khí dày đặc nhất (chiếm hơn 50% lượng
khí quyển của toàn Trái Đất). Được phản chiếu nhiệt từ vỏ Trái Đất, đây cũng là tầng
khí quyển “ấm áp” nhất.
2. Tầng bình lưu . Nằm ngay trên đầu tầng đối lưu với độ cao từ 17-50 km, tầng bình
lưu là nơi chứa lớp ozon bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím từ Mặt Trời. Trái ngược
với tầng đối lưu là càng lên cao càng lạnh, chính nhờ việc ozon hấp thụ các tia cực tím
mà ở tầng bình lưu thì nhiệt độ lại tăng lên theo độ cao.
3. Tầng giữa. Tầng này nằm cách Trái Đất khoảng 85 km, không chứa ozon và là
tầng khí quyển lạnh nhất trong 5 tầng khí quyển của Trái Đất.
4. Tầng nhiệt quyển. Ở trên cao 640 km so với Trái Đất, tầng nhiệt quyển chứa một
lớp mỏng không khí và là tầng khí quyển nóng nhất vì tầng này không có ozon hấp thụ
nhiệt nữa. Nhiệt độ ở đây có thể lên tới 1700o C.
5. Tầng ngoại quyển. Đây là tầng ngoài cùng của bầu khí quyển Trái Đất, nơi mà khí
quyển của Trái Đất tiếp xúc với cả không gian vũ trụ bên ngoài. Một số nhà khoa học
tin rằng tầng khí quyển này ở độ cao 9600 km so với Trái Đất.
2. Những năng lực HS đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: CTPT, CTCT của ozon, tính chất hóa học của ozon, biết quá trình hình thành
ozon trên tầng cao của khí quyển và nguồn sản sinh ozon trên mặt đất. Ozon có vai trò
rất quan trọng đối với sự sống.
+ Hiểu: Tính oxi hóa rất mạnh của ozon. Vai trò và ứng dụng của ozon trong cuộc
sống.
+ Vận dụng: Không khí chứa một lượng nhỏ ozon (dưới 10 -6 % theo thể tích) có tác
dụng làm cho không khí trong lành. Cho nên Sau những cơn mưa có sấm chớp, đường
xá, khu phố, rừng cây… bầu trời xanh cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn. Ở
các rừng thông không khí thường rất trong lành, dễ chịu vì thế các viện dưỡng lão
thường được đặt ở gần đó.
+ Phân tích: Vì ozon có khả năng phân hủy tạo ra oxi nguyên tử ngoài khả năng khử
trùng ozon cũng có khả năng tẩy màu giống với nước clo, clorua vôi hay nước gia ven.
74
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được tính chất oxi hóa mạnh của ozon.
+ Giải thích được vai trò của ozon đối với sự sống trên trái đất và các ứng dụng của
ozon trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
c) Thái độ
+ Nhận thức được tác hại của hiện tượng thủng tầng ozon.
+ Đề xuất được một số giải pháp một số biện pháp hữu hiệu bảo vệ tầng ozon:
- Hạn chế và cuối cùng là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất CFC cũng
như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozon như: tetraclorit cacbon, hợp chất brom
(halon), methylchlorofrom...
- Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử
dụng
- Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiễm.
- Xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công đoạn
sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển.
- Xây dựng nhà máy xử lý khí thải công nghiệp và sinh hoạt.
d) Ý thức
+ Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tác nhân gây
thủng tầng ozon, các ứng dụng của ozon trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
e) Kĩ năng sống.
Khi tầng ozon thủng gây ra các nguy cơ sau:
- Tăng khả năng gây bệnh ung thư da.
- Tăng khả năng mắc bệnh về mắt đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể.
- Phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và động vật.
- Hủy hoại các sinh vật nhỏ.
- Làm mất câng bằng hệ sinh thái động thực vật biển.
- Lá cây hư hại, quang hợp bị ngăn trở, tăng trưởng chậm, giảm năng suất, đột biến.
g) Trách nhiệm với cộng động
Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi việc bảo vệ môi trường cho mọi người, làm cho họ
hiểu bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon là bảo vệ sự sống của chính họ.
Lỗ thủng tầng ozon được dư luận toàn cầu, dấy lên những mối quan ngại sâu sắc
về môi trường và sức khỏe con người. Đó cũng là lý do ra đời của Nghị định thư
Montreal năm 1987, thể hiện quyết tâm toàn cầu trong việc bảo vệ tầng ozon. Năm
75
1994, Đại hội đồng Liên hiệp quốc tuyên bố lấy ngày 16-9 hàng năm là ngày quốc tế
bảo vệ tầng ozon nhằm kỷ niệm ngày ký kết nghị định thư Montreal.
Ví dụ 3. Hiệu ứng nhà kính là gì? Tác hại của nó đến môi trường sống trên
Trái đất chúng ta?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học
Hàm lượng CO 2 trong không khí ngày càng tăng, lớp CO 2 ở trong khí quyển tương
đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng giử nhiệt để trồng cây, trồng hoa ở xứ
lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO 2 được gọi là “hiệu ứng
nhà kính”.
Quá trình hô hấp, đốt cháy nhiên liệu, phân hủy các hợp chất hữu cơ.v.v. Là quá
trình oxi hóa khử giữa O 2 với các chất và thải ra CO 2 .
Ví dụ : đốt cháy than đá
Đốt cháy nhiên liệu:
C + O 2 → CO 2
CH 4 + 2O 2 → CO 2 + 2 H 2O
b) Về vật lí
Do CO 2 nặng hơn O 2 nên bị trái đất hút mạnh hơn nó nằm sát với mặt đất hơn. Khi
nồng độ CO 2 càng cao. Khí cacbonic CO 2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần
những tia hồng ngoại (tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có
bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ
nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO 2 hấp thụ
mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà
khoa học thì nếu hàm lượng CO 2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì
nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4o C . Thì khả năng bức xạ nhiệt càng thấp làm cho trái đất
ngày càng nóng lên.
c) Về sinh học
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật đã di chuyển lên những vị trí
cao hơn để sinh sống, có lẽ là do những thay đổi khí hậu ở môi trường. Tiêu biểu cho
sự thay đổi vị trí sống là chuột, sóc chuột và sóc.
Những biến động khí hậu cũng đang là mối hiểm họa đối với những động vật ở vùng
cực, chẳng hạn như chim cánh cụt hay gấu Bắc Cực, trong bối cảnh băng đang tan dần
đi. Tình trạng tan chảy băng ở Bắc Cực có thể gây ra vô số vấn đề với động vật và thực
76
vật ở vĩ độ thấp, nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật sống ở vĩ độ cao, tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của chúng. Làm thay đổi điều kiện sống bình
thường của các sinh vật trên Trái đất.
Một số nghiên cứu gần đây phát hiện, nồng độ của sắc tố chlorophyll - được tạo ra
trong quá trình quang hợp của thực vật. Ở Bắc Cực ngày nay cao hơn nhiều so với
trước kia. Điều này cho thấy số lượng thực vật ở đây ngày càng tăng lên. Nhiều loại
bệnh tật mới xuất hiện,dịch bệnh lan tràn. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể
đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. Tốc độ tuyệt chủng của các loại sẽ tăng lên cùng với
sự tăng nhiệt độ.
c) Về địa lí
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông
nghiệp sẽ làm giá lương thực cao lên, số người nghèo gia tăng, người suy dinh dưỡng
ngày càng nhiều... Các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội sẽ khó lòng đạt được. Sự ấm
lên toàn cầu sẽ xảy ra không đồng nhất cả về không gian lẫn thời gian. Lục địa sẽ bị ấm
lên mạnh hơn đại dương, đặc biệt đáng lưu ý ở các vĩ tuyến cao ở phía bắc vào mùa
đông, do đó làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa các cực với vùng xích đạo có thể
dẫn đến sự suy giảm các dòng đối lưu của trái đất, thay đổi dòng chảy trong đại dương,
thay đổi chiều hướng di chuyển và tác động của các cơn bão nhiệt đới và tần suất bão ở
khu vực vĩ tuyến trung bình diễn biến phức tạp và khó lường trước.
2. Những năng lực HS đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: Các nguồn có khả năng tạo ra CO 2 làm cho lượng CO 2 trong khí quyển
tăng lên, các tác hại của hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây ra.
+ Hiểu: Cơ chế gây ra hiện tượng nóng lên của trái đất, các hệ lụy của nó.
+ Vận dụng: Tính được lượng CO 2 thải ra môi trường cho một lít xăng (dầu) nhiên
liệu dùng cho động cơ hay tính lượng oxi cần đốt cháy số nhiên liệu đó.
+ Sáng tạo: Đề xuất các giải pháp nhằm cắt giảm lượng khí thải CO 2 và thay thế
bằng các nhiên liệu sạch.
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề.
+ Giải thích được hiện tượng nóng lên của trái đất, các hệ lụy của nó.
c) Thái độ
77
+ Nhận thức được vai trò của bảo vệ môi trường khí quyển, sự nóng lên của Trái đất,
các tác hại của nó gây ra cho sự sống trên trái đất.
+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu lượng khí CO 2 thải ra ngoài khí
quyển.
d) Ý thức
Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống, kĩ năng sống,
ý thức trách nhiệm của mình và với cộng đồng xã hội.
e) Kĩ năng sống
Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, tăng cường công tác trồng cây xanh .v.v.
Vận dụng hiện tượng hiệu ứng nhà kính để phục vụ lợi ích cuộc sống như trồng cây
trong nhà kính khi thời tiết lạnh hoặc ủ ấm cho cây non về mùa đông.
g) Trách nhiệm với cộng động
Ngày nay hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” trở thành một vấn đề có ảnh hưởng mang
tính toàn cầu. Mục đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên nhân và tác hại của
hiệu ứng nhà kính nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. GV có thể đặt vấn đề này
khi dạy tích hợp môi trường.
Ví dụ 4. Mưa axit là gì? Nguyên nhân, tác tại và cách phòng chống mưa axit?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học
Mưa axit là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Mưa axit là do sự kết
hợp của các oxit axit và nước.
Xuất phát từ Lưu huỳnh:
S + O 2 → SO 2
Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh đioxit.
SO 2 + OH • → HOSO 2 •
Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh đioxit và các hợp chất gốc hiđroxyl.
HOSO 2 • + O 2 → HO 2 • + SO3
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO 2 • và O 2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO 2 • và SO3
(lưu huỳnh trioxit).
SO3 (k) + H 2O (l) → H 2SO 4 (aq)
Lưu huỳnh trioxit SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axit sunfuric H 2SO 4 . Đây
chính là thành phần chủ yếu của mưa axit.
78
Xuất phát từ Nitơ:
N2 + O 2 → 2 NO
2 NO + O 2 → 2 NO 2
3 NO 2 (k) + H 2O (l) → 2 HNO3 (aq) + NO (k)
Axit nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axit.
b) Về vật lí
Mưa được tạo ra là do quá trình bốc hơi nước tư ao, hồ, sông, suối, biển.v.v...khi lên
cao gặp không khí lạnh hơi nước được ngưng tụ lại rồi rơi xuống thành mưa. Các loại
khí như SO 2 và NO 2 là các chất dễ tan trong nước, khi tan trong nước chúng có môi
trường axit.
c) Về sinh học.
Mưa axit do các hoá chất nhiễm bẩn tạo thành, phổ biến là SO 2 và NO 2 , khi chúng
thâm nhập vào cơ thể qua các đường khác nhau đều gây tác hại cho người, nhất là với
hệ hô hấp. Nếu hít vào cơ thể lượng SO 2 nồng độ cao sẽ bị phù thanh quản, viêm phế
quản...
Khi những cơn mưa trở thành mưa độc, axit sẽ biến nước ao, hồ thành axit loãng,
làm cho cá và các sinh vật bị chết. Độ chua trong mưa axit lớn, lại hòa tan được một số
bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí như oxit chì... làm thành thứ nước cực
kỳ độc hại đối với cây trồng, vật nuôi và con người. Trực tiếp gây ra sự thay đổi về lá
của cây, phá huỷ cây trồng, rừng, ô nhiễm sông hồ và hệ sinh thái, Nông nghiệp bị ảnh
hưởng nặng vì đất bị trung hòa, giảm độ màu mỡ. Rễ cây bị phá hoại, ức chế sự sinh
trưởng và phát triển, làm giảm năng suất và sản lượng. Đặc biệt khi xảy ra hiện tượng
mù hoặc mây, lượng axit còn cao gấp 10 lần nước mưa bình thường.
Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất, làm cho khả năng quang hợp của
cây giảm, thay đổi về lá của cây, phá huỷ cây trồng, rừng, làm cho năng suất thấp.
d) Về địa lí
Mưa axit ảnh hưởng đến môi trường khí quyển, địa quyển, thủy quyển là nguyên
nhân làm giảm năng suất, cây trồng, vật nuôi, phá hoại các công trình kiến trúc hạ tầng,
hủy hoại các di tích, danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo làm ảnh hưởng đến nền
kinh tế thu từ trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, du lịch và dịch vụ.
2. Những năng lực HS đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
79
+ Nhớ: Khái niệm về mưa axit, các chất phổ biến gây ra hiện tượng mưa axit, các tác
hại của mưa axit đến môi trường xung quanh chúng ta. Các biện pháp phòng chống
mưa axit.
+ Hiểu: Cơ chế gây mưa, cơ chế gây mưa axit, các phản ứng hóa học chính xảy ra
trong quá trình gây ra mưa axit.
+ Vận dụng: Khi xác định được các tác hại của mưa axit từ đó biết vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống và sản xuất.
b) Kĩ năng
+ Vận dụng các kiến thức đã học đưa vào ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản
xuất.
+ Giải thích được các hiện tượng xảy ra trên sinh vật khi chịu sự tác động của mưa
axit.
c) Thái độ
+ Nhận thức được tác hại của ô nhiễm môi trường.
+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm phòng chống mưa axit, làm giảm các thiệt hại
mà do mưa axit gây ra.
d) Ý thức
Xây dựng được ý thức tìm tòi ngiên cứu, hình thành nhân cách sống, kĩ năng sống, ý
thức trách nhiệm của mình và với cộng đồng xã hội.
e) Kĩ năng sống
Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá,
dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Nước có sẵn trong tự nhiên, các oxit axit được
thải ra từ hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa
thạch. Và điều đó dẫn đến kết quả là những cơn mưa chứa đầy chất axit.
Nguyên nhân chủ yếu là các loại oxit nitơ ( N 2O , NO 2 , N 2O 4 …) và oxit lưu huỳnh
( SO , SO 2 , SO3 ). Những loại oxit này tạo nên những loại axit mạnh nhất là axit nitric (
HNO3 ), và axit sulfuric ( H 2SO 4 ). Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng mưa axit trong tự nhiên như những vụ phun trào của núi lửa, hay các đám
cháy…
Để giảm nguy cơ và tác hại của mưa axit chúng ta cần:
Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa phát tán SO x
và NO x vào khí quyển. Đổi mới công nghệ để giảm lượng khí thải SO 2 từ các nhà
80
máy nhiệt điện xuống còn 7,84 tỷ tấn năm 2020 bằng cách lắp đặt các thiết bị khử và
hấp phụ SO x và NO x .
Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu huỳnh và
nitơ có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng. Đối với các phương tiện giao thông,
tiến hành cải tiến các động cơ theo các tiêu chuẩn EURO để đốt hoàn toàn nhiên liệu,
gắn hộp xúc tác để khử NO x và SO x nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng khí thải
ra.
Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như
hidro, sức gió, năng lượng mặt trời, sử dụng các loại năng lượng tái tạo, thân thiện với
môi trường.
g) Trách nhiệm với cộng động
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chúng ta. Công tác tuyên
truyền về tác hại của mưa axit, giải pháp làm giảm thiểu gây ra hiện tượng mưa axit.
Ví dụ 5. Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H 2S tương đối cao.
Do có lượng H 2S trong cơ thể nên khi chúng ta đánh gió miếng Ag sẽ tác dụng với
H 2S dẫn đến xuất hiện màu đen xám:
4 Ag + 2 H 2S + O 2 → 2 AgS ↓ + 2 H 2O
(đen)
b) Về vật lí
H2S là một chất khí. Khi cơ thể chúng ta bị cảm trong cơ thể tích tụ một lượng H 2S .
Nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường các chất khí tích tụ trong cơ thể sẽ giản nở vì
nhiệt lớn và chúng thoát ra ngoài qua lỗ chân lông.
c) Về sinh học
Khi chúng ta bị cảm trong cơ thể tích tụ một lượng H 2S vượt quá giới hạn. H 2S lại
là một khí độc gây ức chế thần kinh, nó được bài tiết ra ngoài theo tuyến mồ hôi qua lỗ
chân lông.
Một lượng nhỏ H 2S trong nước có khả năng chữa bệnh, đặc biệt là các loại bệnh
ngoài da.
2. Những năng lực HS đạt được qua việc giải bài tập
81
a) Tư duy
+ Nhớ: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của H 2S .
+ Hiểu:Các phản ứng hóa học xảy ra khi dây Ag tiếp xúc với các nguồn sinh ra H 2S
.
+ Vận dụng: Phản ứng hóa học xảy ra cho Ag tiếp xúc trực tiếp với khí H 2S .
4 Ag + 2 H 2S + O 2 → 2 AgS ↓ + 2 H 2O
(đen)
b) Kĩ năng
+ Vận dụng dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm.
+ Giải thích được tại sao người ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm.
+ Giải thích được khi chúng ta đánh gió miếng Ag sẽ tác dụng với H 2S dẫn đến
xuất hiện màu đen xám:
4 Ag + 2 H 2S + O 2 → 2 AgS ↓ + 2 H 2O
(đen)
c) Thái độ
+ Nhận thức được vai trò của dây Ag , của H 2S trong cuộc sống.
+ Đề xuất được một số giải pháp tránh hiện tượng úa đen của các vật dụng trang sức
làm bằng kim loại.
d) Ý thức
+ Vai trò của dây Ag , của H 2S trong cuộc sống. một lượng nhỏ H 2S trong nước có
khả năng chữa một số bệnh ngoài da.
e) Kĩ năng sống
Trong thực tiễn cuộng sống hằng ngày chúng ta. Vòng Ag được sử dụng khá rộng
rải. nó có hai mục đích:
- Thứ nhất làm đồ trang sức.
- Thứ hai là vật báo hiệu cho người sử dụng nó có bất thường về vấn đề sức khỏe.
Không đeo các đồ trang sức làm bằng kim loại khi chúng ta đi tắm ở các suối nước
nóng tự nhiên chúng có thể bị đen do trong nước ở các suối nước nóng có chứa một
lượng H 2S nhất định.
g) Trách nhiệm với cộng động
Tuyên truyền cho mọi người biết các đồ trang sức làm bằng kim loại có thể bị đen
khi chúng ta đi tắm ở các suối nước nóng tự nhiên.
82