Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.63 KB, 53 trang )
Năm 1994, Công ty mở rộng kinh doanh bằng việc thâm nhập vào thị trường bánh
bích quy. Sau đó, năm 2003, Công ty được phép sản xuất các sản phẩm nước trái
cây có gas và nước trái cây có độ cồn nhẹ (5%ABV); Vốn đầu tư của Công ty tăng
lên 30.000.000 USD.
Từ ngày 09/08/2005, Công ty Công nghiệp Chế biến Thực phẩm Quốc tế được
chuyển thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc Tế theo giấy phép số 270
CPH/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Với vốn điều lệ là 13,000,000 đô la Mỹ (khác với vốn đầu tư), công ty phát hành
13,000,000 cổ phiếu với mệnh giá là 1 đô la Mỹ trên một cổ phiếu và được nắm giữ
bởi bốn cổ đông sáng lập.
Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 270 CPH/GPĐC2 ngày 15 tháng 6 năm 2006 cho
phép công ty thay đổi mệnh giá cổ phiếu từ 1 đô la Mỹ thành 10.000 đồng Việt
Nam một cổ phiếu và vốn điều lệ của Công ty chuyển từ 13,000,000 đô la Mỹ
thành 206,336,000 ngàn đồng Việt Nam. Theo đó, tổng cộng cổ phiếu của Công ty
chuyển từ 13,000,000 cổ phiếu với mệnh giá 1 đô la Mỹ trên một cổ phiếu thành
20,633,600 cổ phiếu với mệnh giá 10,000 đồng Việt Nam một cổ phiếu.
Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 270 CPH/GCNDĐC3 ngày 23 tháng 8 năm 2006
cho phép Công ty tăng vốn điều lệ thành 242,841,600 ngàn đồng Việt Nam. Tổng
cộng cổ phiếu của Công ty tăng thành 24,284,160 cổ phiếu thông qua việc đăng ký
thêm 3,620,560 cổ phiếu mới.
9
Ngày 16 tháng 10 năm 2007, Công ty phát hành cổ phiếu thưởng theo tỉ lệ 5:1 với
tổng số cổ phiếu phát hành thêm là 6.875.359. Trong đó, vốn điều lệ của công ty
tăng là 4.856.432 cổ phiếu. Như vậy, tổng cộng cổ phiếu của Công ty tăng thành
29.140.992 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng Việt Nam một cổ phiếu. Lúc này,
vốn điều lệ của Công ty là 291.409.920 ngàn đồng Việt Nam tương đương 18.314
ngàn đô la Mỹ (Theo giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 472033000328 ngày 28
tháng 11 năm 2007 do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai cấp), tổng vốn
đầu tư của Công ty là 144.450 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 90 triệu đô la Mỹ.
Về cố phiếu niêm yết, ngày 17 tháng 10 năm 2006, Công ty niêm yết 3,620,560 cổ
phần mới đã được đề cập ở trên tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh sau khi nhận được Giấy phép Niêm yết số 61/UBCK-GPNY cấp bởi
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 29 tháng 9 năm 2006. Bên cạnh đó, theo Giấy
phép Niêm yết, các cổ đông sáng lập cũng được cho phép bán 2.108.912 cổ phiếu
ra công chúng. Nên tổng số cố phiếu niêm yết là 5,729,472 cổ phiếu.
Sau khi công ty phát hành cổ phiếu thưởng 5:1 như đã nêu ở trên, số lượng cổ
phiếu niêm yết bổ sung thêm tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh là 1.145.887 cổ phiếu. Theo đó, tổng số cổ phiếu của Công ty hiện đang
được niêm yết là 6.875.359 cổ phiếu.
2.2 Chi Nhánh Hà Nội và Tp.HCM:
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 4, tòa nhà Hòa Bình, lô 02-3A Khu Công nghiệp Hoàng
Mai, phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, thàng phố Hà Nội.
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh:
10
+ 114A PhanVăn Trị, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
+ Tầng L4A, tòa nhà Vincom Center Thành phố Hồ Chí Minh, 72 Lê
Thánh Tông và 47 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
2.3 BAN LÃNH ĐẠO
Ông Pang Tee ChiangChủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc
Ông Pang Tze YiThành viên HĐQT
Ông Teng Po WenThành viên HĐQT
Ông Yau Hau JanThành viên HĐQT - Phó Tổng GĐ
Ông Hồ Xuân TùngKế toán trưởng
Bà Nguyễn Thị Kim LiênGiám đốc tài chính - Thành viên BKS
Ông Thái Ngọc ĐìnhTrưởng BKS
Ông Dan So GiangThành viên BKS
Ông Saw Heng SooThành viên BKS
2.4 Khách hàng:
Càng ngày càng có nhiều khách hàng tìm kiếm những sản phẩm gần gũi với thiên
nhiên, không chất phụ gia tạo màu tạo mùi để đảm bảo sức khỏe => họ là những
khách hàng tiềm năng cho IFS.
Đất nước ngày một phát triển thu nhập trung bình của nhiều người được cải thiện,
cơ hội cho họ tìm đến những sản phẩm có chất lượng tốt hơn trước.
Giá cả cũng là một phần tất yếu trong việc lựa chọn sản phẩm, mặc dù mức sống
của người tiêu dùng đã được cải thiện xong giá cả hợp lý mà vẫn đảm bảo được sức
khỏe thì sẽ được lựa chọn và tin dùng nhiều hơn.
11
Chương trình tri ân, khuyến mãi người tiêu dùng về giá hay sản phẩm tặng kèm
luôn kích thích sự mua hàng của họ,
Sử dụng chính sách chẵn lẻ để tăng lượng mua hàng.
2.5 Đối thủ cạnh tranh:
Hai ông lớn trong ngành nước ngọt có gaz là Coca cola và Pepsi luôn có xu hướng
kích thích khách hàng tiềm năng tìm đến họ, bởi họ cũng đưa ra các chính sách và
giá cả rất ưu đãi. Hơn nữa ngành có gaz và không gaz luôn cạnh tranh với nhau một
cách khốc liệt trên thương trường.
Một đối thủ cạnh tranh đáng gườm nhất trong ngành nước ngọt không có gaz chính
là Tân Hiệp Phát với sản phẩm đã từng rất được ưa chuộng và hiện nay vẫn còn là
cơn sốt đó chính là sản phẩm trà xanh không độ, cùng với hàm lượng EGCG tốt
cho sức khỏe, đã lôi kéo được không ít khách hàng của chúng ta. Còn có sản phẩm
thanh lọc cơ thể không lo bị nóng với chiết xuất từ 9 loại thảo mộc cung đình, Dr
Thanh cũng đã từng tạo ra cơn sốt không hề nhỏ.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp sản phẩm trà bí đao với chúng ta là Tribeco, nhiều
người tiêu dùng còn hay lầm tưởng trà bí đao Tribeco với Wonderfarm.
Chỉ với 4 đối thủ cạnh tranh trong nước lớn trên thị trường như vậy cũng đã đủ
làm khó cho IFS, chưa kể đến những đối thủ nhỏ lẻ khác của nước ngoài.
2.6. Môi trường kinh doanh:
2.6.1 Tình hình kinh tế:
Có thể nói sau những năm khủng hoảng về mặt kinh tế như thời kỳ năm 2012-2013,
nên kinh tế nước ta đang có sự gia tăng rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng của quý 1 năm
nay cao hơn mức tăng 5,06% của cùng kỳ năm trước cũng như mức tăng bình quân
5,98% của năm 2014.
12
Xét về con số tuyệt đối, GDP của Việt Nam đạt 808.883 tỷ đồng tính theo giá thực
tế, trong đó ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất, chiếm 42,23% GDP, tiếp đến là
ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 34,8%, còn ngành nông lâm thủy sản đóng
góp 12,35% GDP.
Tính theo nhóm ngành nhỏ hơn, ngành chế biến chế tạo đóng góp nhiều nhất cho
nền kinh tế, chiếm tỷ trọng 14,76% GDP, và ghi nhận mức tăng trưởng mạnh
9,51% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính theo giá so sánh năm 2010, GDP quý 1 của cả nước đạt giá trị 534.573 tỷ
đồng, tăng 6,03% so với quý 1/2014, và là tốc độ tăng mạnh nhất trong quý đầu
năm trong vòng ít nhất 5 năm qua.
Trong năm 2015, Chính phủ đặt mục tiêu đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,2%. Nếu
đạt được mục tiêu này, đây sẽ là năm tăng trưởng mạnh thứ tư kể từ khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.
13