1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

Chương 1 - Luận thập can thập nhị chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.57 MB, 325 trang )


Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804



Kimtubinh.net



vạn vật, Ất là vạn vật ở dưới đất tiếp nhận thêm sanh khí đó. Lại chia nhỏ thêm, sanh khí

tán cho ra là Giáp của Giáp, sanh khí ngưng thành là Ất của Giáp. Vạn Mộc nhờ Giáp

của Ất mà đâm cành ra lá. Cành cành lá lá của vạn Mộc là Ất của Ất vậy. Ất nhờ Giáp

mà được đủ khí; Giáp nhờ Ất mà (kiên) hình chất được đầy chắc. Như Mộc cũng có chia

ra âm dương Giáp Ất như vậy.

Từ chú: Ngũ hành đều có phân ra âm dương như can chi vậy. Thiên can tức là khí của

ngũ hành lưu hành trên trời; Địa chi là 4 mùa tuần tự lưu hành.

Nguyên văn: Như Giáp Ất phục ở Dần Mão cũng có chia ra âm dương thiên địa. Như

Giáp Ất mà phân âm dương thì Giáp dương, Ất âm, Mộc hành trên trời có chia ra âm

dương như vậy. Như Dần Mão mà phân âm dương thì Dần dương, Mão âm, Mộc tồn

dưới đất cũng có chia ra âm dương như vậy. Như gộp cả Giáp Ất Dần Mão mà phân âm

dương, thì Giáp Ất là dương Dần Mão là âm, Mộc ở trên trời thì thành tượng ở dưới đất

thì thành hình. Giáp Ất hành thiên mà Dần Mão thụ chi; Dần Mão nhờ có Giáp Ất mà

được yên. Nên có câu Giáp Ất như trưởng quan, Dần Mão như cai quản địa phương.

Giáp lộc ở Dần, Ất lộc ở Mão, như phủ quan đi đến quận, huyện quan đi đến ấp, nắm

lệnh các ty suốt 1 tháng.

Từ chú: Giáp Ất cùng 1 gốc, đều là khí trên trời. Giáp là khí dương mới chuyển, thế

đang lớn mạnh; Ất là hơi ấm của sự sống, như cây cỏ nảy mầm. Tuy cùng là Mộc nhưng

tính chất có khác nhau. Giáp Ất là khí lưu hành, nên gọi là khí hành trên trời; Dần Mão

nắm giờ lịnh trong 4 mùa, nên gọi là tồn dưới đất. Khí lưu hành theo giờ lệnh mà chuyển

dời, nói Giáp Ất lấy Dần Mão làm gốc, thì Hợi Mùi Thìn cũng đều là gốc cả (Xem thêm

chương âm dương sanh tử). Như gặp thiên can thông căn nguyệt lệnh, khí đang vượng tất

đắc dụng rất hiển hách, như chẳng được vượng thì tuy đắc dụng mà lực bất túc, như quan

phủ quan huyện. Chẳng đắc giờ đắc địa thì không thể ra hiệu lệnh gì được, tài ấy chẳng

được thi triển ra.

Thập can tức là ngũ hành mà phân ra âm dương vậy, luận về công dụng thì can dương

can âm có chỗ khác biệt. "Trích thiên tủy" có viết: "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ

âm tòng thế vô tình nghĩa". Can dương như quân tử, tính dương cương, mừng gặp trụ có

căn, hoặc Ấn có căn; can âm thì không như vậy, dù gặp trụ có căn, hoặc Ấn có căn thì

vẫn không tòng nổi nhược vẫn hoàn nhược, như lại gặp trụ Tài Quan thiên thịnh tất tòng

theo Tài Quan tức như nhật nguyên có mầm có gốc hoặc thông khí nguyệt lệnh cũng

chẳng luận như vậy được. Như gặp Ấn thụ có căn, tất bất hiềm thân nhược, chẳng sợ

khắc chế.

Nên nói can dương can âm có khác biệt là vậy.

Như Ngũ Đình Phương: Nhâm Dần / Đinh Mùi / Kỷ Mão / Ất Hợi;

Kỷ thổ tuy thông căn nguyệt lệnh, gặp mộc thế thịnh, tức tòng mộc, tòng như thế là vô

tình nghĩa vậy (xem thêm chương dụng thần).

Lại như Diêm Tích San: Quý Mùi / Tân Dậu / Ất Dậu / Đinh Hợi;

Ất mộc may gặp Ấn thông căn, chẳng sợ thân nhược, sát thấu gặp chế, tức là quý cách.

Lại như Hứa Thế Anh: Quý Dậu / Tân Dậu / Ất Sửu / Tân Tị;

Gặp vận 19 tuổi tòng Sát, thân nhược chẳng gặp Ấn thụ có căn, nhưng mừng gặp được

vận chế Sát.

14



Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804



Kimtubinh.net



Đặc điểm can âm là như vậy (Xem thêm phần cách cục).

Can dương thì không như vậy !

Như trụ của Ngu Hòa Đức: Đinh Mão / Bính Ngọ / Canh Ngọ / Kỷ Mão;

Canh kim tuy nhược, dù thấu Ấn ở gốc, vẫn không thể tòng, thân nhược vẫn hoàn nhược,

đến vận phò thân tự nhiên phú quý, hết mọi lao khổ.

Điểm bất đồng là như vậy. Nhưng can dương chẳng phải tuyệt đối không thể tòng, như

trụ của Thanh Tuyên Thống: Bính Ngọ / Canh Dần / Nhâm Ngọ / Nhâm Dần;

Ấn Tỷ đều không có căn, tất không thể không tòng.

Nói tòng khí chứ không tòng thế là như vậy, lý ấy rất sâu, không thể nói hết, học giả xem

nhiều bát tự, lâu dần tích lũy kinh nghiệm, tự nhiên hội ngộ, không lời nào nói hết được

(Chiếu y theo chương này để luận tính chất các can chi, tuy sơ bộ mà thật rất sâu xa; cái

điểm tinh là của mệnh lý tức là can chi âm dương tính chất có khác nhau, như đi học thì

phải ngồi ngay ngắn trước rồi mới tập viết, sau khi đã thạo phần nhập môn, khắc tự biết

nó trọng yếu thế nào)

Nguyên văn: Giáp Ất ở thiên can, hễ động thì không yên. Gặp tháng Dần tất đương lúc

Giáp khởi? Gặp tháng Mão, tất đương lúc Ất khởi? Dần Mão tại địa chi, dừng lại mà

chẳng dời đi. Nguyệt gặp Dần hoán đổi được với Giáp; nguyệt gặp Mão hoán đổi được

với Ất. Luận về khí, Giáp vượng ở Ất; Luận về chất, Ất bền chặt ở Giáp. Như tục thư nói

xằng, rằng Giáp là rừng lớn dày đặc nên chẳng sợ bị chặt, ất như cỏ non, yếu mà chẳng

gãy, thực là chẳng biết lý âm dương vậy. Lấy 1 loại hành mộc như trên thôi, ta còn có thể

biết, đến như bàn đến lý âm dương khí chất của Thổ là xung khí của Mộc Hỏa Kim Thủy,

nhờ đó mà vượng ở tứ thời, sao có thể nói giống như vậy được. Người học trước phải biết

rành thuyết can chi, rồi mới có thể nhập môn.

Từ chú: Thiên can động mà không yên như năm Giáp Kỷ lấy Bính Dần làm tháng giêng

hay; như năm Ất Canh lấy Mậu Dần làm tháng giêng. Địa chi dừng lại mà chẳng dời như,

tháng giêng Dần, tháng hai Mão. Luận về khí, Giáp vượng ở Ất; luận về chất, Ất bền chặt

ở Giáp, Giáp là tính dương cương của mộc, Ất là chất nhu hòa của mộc, muốn phân biệt

kỹ xin xem thêm tiết luận thiên can nghi kị trong phần phụ lục "Tích thiên tủy" dưới đây.

Cái ví dụ rừng già-cỏ non bậy bạ của tục thư ở trên, phát xuất từ ví von như nạp âm khiến

kẻ không biết hiểu lầm. Kẻ học trước nên rõ cái lý can chi âm dương, xét thông phương

vượng suy tiến thối, mới khỏi bị thời thế xoáy trôi.

- Phụ can chi phương vị quái đồ



15



Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804



Kimtubinh.net



- Phụ “Trích thiên tủy” Luận Thiên Can nghi kỵ

Giáp mộc tham thiên,

Thoát thai yếu hỏa.

Xuân bất dung kim,

Thu bất dung thổ.

Hỏa sí thành Long,

Thủy đãng kỵ Hổ.

Địa nhuận Thiên hòa,

Thực lập thiên cổ.

Giáp vi mộc thuần dương. Có thế lực tham gia sinh ở đầu mùa Xuân, mộc còn non, khí

hàn lạnh được hỏa mà phát vinh, sinh ở giữa mùa xuân thế cực vượng cần tiết kỳ tinh

anh, gọi là Thoát thai yếu hỏa vậy. Đầu Xuân mộc còn non yếu, mới nảy mầm cho nên

không cần kim khắc. Giữa xuân lấy kim suy mà khắc mộc vượng, mộc cứng thì kim

khuyết, trợ giúp xuân mà khôg cần kim vậy.Sinh ở mùa Thu, mộc khí hưu tù mà kim nắm

lệnh, thổ không thể bồi cho gốc mộc mà sinh kim khắc thổ, cho nên không cần thổ vậy.

Long, là Thìn vậy. Chi đủ Tị Ngọ hoặc Dần Ngọ Tuất mà can thấu Bính Đinh không chỉ

tiết khí thái quá mà còn hỏa vượng thì mộc bị đốt cháy. Cần tọa Thìn, Thìn là thấp thổ có

thể sinh bồi cho mộc, mà tiết hỏa vậy.

Dần, là Hổ vậy. Chi đủ con cái hoặc đủ Thân Tý Thìn mà can thấu Nhâm Quý, thủy

phiếm mộc phù cần phải tọa Dần, Dần là mộc ở vị trí lộc vượng, mà tàng hỏa thổ có thể

dung nạp khí thủy, không sợ trôi nổi vậy. Hỏa táo cần tọa ở Thìn, thủy phiếm cần tọa ở

Dần là đất được thấm nhuận, kim thủy mộc hỏa không tương khắc là khí trời được thuận

hòa. Chẳng phải là tượng nhân thọ ư?

16



Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804



Kimtubinh.net



Ất mộc tuy nhu,

Khuê Dương giải Ngưu.

Hoài Đinh bão Bính,

Khóa Phượng thừa Hầu.

Hư thấp chi địa,

Kỵ Mã diệc ưu.

Đằng la hệ Giáp,

Khả xuân khả thu.

Dương, là Mùi vậy. Ngưu, là Sửu vậy. Ất mộc tuy nhu mà sinh ở tháng Sửu Mùi, Mùi là

mộc khố, Sửu là thấp thổ, có thể bồi gốc cho Ất mộc . Ất mộc gốc kiên cố thì chế nhu thổ

cũng có thừa vậy.

Phượng, là Dậu vậy. Hầu, là Thân vậy. Sinh ở tháng Thân Dậu chỉ cần can có Bính Đinh

thì không sợ kim vượng. Xem chương Cách cục cao đê , mệnh của các vị họ Diêm, Lục,

Thương, đáng là ví dụ chứng minh.

Mã, là Ngọ vậy. Sinh ở tháng Hợi Tý, Thủy vượng mộc phù. Tuy chi có Ngọ cũng khó

phát sinh. Nếu thiên can có Giáp, địa chi có Dần, tên là Đằng la hệ Giáp. Có thể Xuân, có

thể Thu, nói tứ quý đều có thể không sợ bị khảm phạt vậy.

Bính hỏa mãnh liệt,

Khi sương vũ tuyết.

Năng đoán canh kim,

Tòng tân phản khiếp.

Thổ chúng sinh từ,

Thủy xương hiển tiết.

Hổ Mã Khuyển hương,

Giáp lai thành diệt.

Ngũ dương thì dương Bính là đứng đầu. Bính, là sao Thái Dương tính thuần dương, lấn

sương khinh tuyết, không sợ thủy khắc vậy; Canh kim tuy ngu nhưng lực có thể trui rèn;

Tân kim tuy nhu, hợp mà trái lại nhược. Thấy Nhâm thủy thì là dương gặp dương mà

thành thế giằng co; thấy Quý thủy thì như thấy ngày sương tuyết. Cho nên không sợ thủy

khắc, mà càng thấy tính cương cường. Thấy thổ thì hỏa cháy mãnh liệt làm cho thổ càng

táo khô, khả năng sống bị diệt hết.Thổ có thể làm mờ hỏa, thấy Kỷ thổ vẫn còn được, mà

thấy Mậu thổ lại càng kỵ. Sinh từ, là mất tính uy mãnh vậy. Hiển tiết, là hiển tiết dương

cương vậy. Hổ Mã Khuyển hương, là đất của Dần Ngọ Tuất vậy. Chi đủ Dần Ngọ Tuất

mà lại thấu Giáp thì hỏa càng vượng mà không có tiết, không dập tắt là tự thiêu đốt vậy.

Đinh hỏa nhu trung,

Nội tính chiêu dung.

Bão ất nhi hiếu,

Hợp nhâm nhi trung.

Vượng nhi bất liệt,

Suy nhi bất cùng.

Như hữu đích mẫu,

Khả thu khả đông.

17



Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804



Kimtubinh.net



Đinh hỏa là Ly hỏa vậy.Trong âm mà ngoài dương, cho nên nói Đinh hỏa nhu trung nội

tính chiêu dung, tức là chú giải hai chữ Nhu trung ở trong Đinh, thì Ất là mẫu vậy. Có

Đinh hộ, Ất khiến cho Tân kim không gây tổn thương cho Ất mộc. Không như Bính hỏa

có thể đốt Giáp mộc vậy. Nhâm là vua của Đinh vậy, Đinh hợp Nhâm có thể khiến cho

Mậu thổ không gây tổn thương Nhâm thủy. Không như Kỷ thổ hợp Giáp, Tân kim hợp

Bính, càng biến đổi mất đi bản tính của vua vậy. Kỷ thổ hợp Giáp, Giáp hóa ở thổ; Tân

kim hợp Bính, Bính hỏa trái lại sợ. Tuy mùa đang thừa vượng, không đến nổi quá nóng,

tức là gặp thời đến suy yếu mà không đến nỗi bị tiêu diệt (Dậu là nơi Bính hỏa lâm tử địa,

mà Đinh lại là trường sinh). Can thấu Giáp Ất, sinh mùa Thu không sợ kim; chi tàng Dần

Mão, sinh mùa Đông không kỵ thủy.

Mậu thổ cố trọng,

Ký trung thả chính.

Tĩnh hấp động ích,

Vạn vật ti mệnh.

Thủy nhuận vật sinh,

Thổ táo vật bệnh.

Nhược tại Cấn Khôn,

Phạ trùng nghi tĩnh.

Hai chữ Cố trọng, đứng đầu đủ để hình dung tính chất của Mậu thổ. Mùa Xuân, mùa Hạ

khí động mà có lợi ích thì phát sinh. Mùa Thu, mùa Đông khí tĩnh mà khép lại, thì vạn

vật phát sinh. Táo thì vật khô, sinh ở Thu Đông thủy nhiều cần hỏa làm ấm, thì vạn vật

hóa thành. Thấp thì vật bệnh, Cấn Khôn là cung Dần Thân vậy. Thổ ký gửi ở tứ ngung

(bốn góc), ký sinh ở Dần Thân, ký gửi lộc ở Tị Hợi, cho nên ở vị trí Cấn Khôn. Hỉ tĩnh

kỵ xung, đất tứ sinh đều kỵ xung khắc. Thổ cũng không thể ngoài lệ này vậy.

Kỷ thổ ti thấp,

Trung chính súc tàng.

Bất sầu mộc thịnh,

Bất úy thủy cuồng.

Hỏa thiểu hỏa hối,

Kim đa kim nhạc.

Nhược yếu vật vượng,

Nghi trợ nghi bang.

Mậu Kỷ đều là chỗ trung chính, mà Mậu thổ thì cố trọng ( trọng kiên cố), Kỷ thổ thì súc

tàng ( tàng trử). Mậu thổ thì cao ráo, còn Kỷ thổ thì ẩm thấp. Chỗ này là điều không

giống nhau vậy. Thổ ẩm thấp thì có thể bồi gốc cho mộc, dừng thủy trôi nổi khắp nơi,

thấy Giáp thì hợp mà có tình. Cho nên là Bất sầu mộc thịnh ( không sợ mộc nhiều), thấy

thủy thì thu nạp mà có thể tích trữ ( súc). Chỗ này là Kỷ thổ không có kỳ diệu nhưng mà

muốn sinh sôi vạn vật, thì cần có Bính hỏa để khứ khí ẩm thấp, Mậu thổ được trợ giúp

lực sinh trưởng, phương đủ để đầy đủ mà hưng thịnh dài lâu vậy.

Canh kim đái Sát,

Cương kiện vi tối.

18



Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804



Kimtubinh.net



Đắc thủy nhi thanh,

Đắc hỏa nhi duệ.

Thổ nhuận tắc sinh,

Thổ kiền tắc thúy.

Năng doanh Giáp huynh,

Thâu vu ất muội.

Canh kim đối với ba tháng mùa Thu khí xác xơ, tiêu điều, tính chất cương kiện cùng với

Giáp Bính Mậu Nhâm tất cả đều là can dương nhưng có khác nhau. Được Nhâm thủy tiết

tính cương kiện, thì khí lưu thông mà thanh; được Đinh hỏa cũng là chất cương kiện,

nung mũi kiếm sắc nhọn; sinh ở Xuân Hạ, gặp Sửu Thìn là thấp thổ, có thể đủ sinh; gặp

Tuất Mùi là táo thổ có thể khiến cho giòn dễ gãy. Giáp mộc tuy cường, lực có thể phạt,

còn Ất mộc tuy nhu, hợp mà có tình.

Tân kim nhuyễn nhược,

Ôn nhuận nhi thanh.

Úy thổ chi đa,

Nhạc thủy chi doanh.

Năng phù xã tắc,

Năng cứu sinh linh.

Nhiệt tắc hỉ mẫu,

Hàn tắc hỉ đinh.

Tân kim là chất thanh nhuận, chính là ba tháng mùa Thu khí ôn hòa vậy. Mậu thổ quá

nhiều thì thủy khô mà kim bị chôn vùi, Nhâm thủy có thừa thì làm nhuận thổ tiết kim.

Tân là vua của Giáp, Bính lại là vua của Tân, Bính hỏa có thể đốt Giáp mộc. Tân hợp

Bính hóa thủy, chuyển khắc thành sinh, sao không phải là giúp xã tắc mà cứu sinh linh ư?

Sinh ở mùa Hạ mà hỏa nhiều, có Kỷ thổ làm mờ hỏa mà sinh kim; sinh ở mùa Đông mà

thủy vượng, có Đinh hỏa thì thủy ấm mà dưỡng kim. Cho nên lấy thành hỉ vậy.

Nhâm thủy thông hà,

Năng tiết kim khí.

Cương trung chi đức,

Chu lưu bất trệ.

Thông căn thấu quý,

Trùng thiên bôn địa,

Hóa tắc hữu tình,

Tòng tắc tương tể.

Thông hà là bầu trời vậy. Nhâm thủy trường sinh ở Thân, Thân là Khôn, vị trí cửa khẩu

của bầu trời. Nhâm sinh ở Thân, có thể lộ ra Tây phương khí túc sát ( xác xơn tiêu điều),

tính thủy chu lưu không ngừng, cho nên là đức cương trung vậy. Như Thân Tý Thìn đủ

lại thấu Quý thủy, thế tràn đây trôi nổi, tuy có Mậu Kỷ thổ cũng không thể dừng chảy.

Nếu chế cường thì trái lại xung kích mà thành tai họa, nhất định cần dụng mộc để tiết khí

thế thuận mà không đến xung chạy vậy. Hợp Đinh hóa mộc, lại có thể sinh hỏa, có thể

nói là có tình. Sinh ở tháng Tị Ngọ Mùi, tứ trụ hỏa thổ cùng vượng, đặc biệt không có

19



Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804



Kimtubinh.net



kim thủy tương trợ, hỏa vượng thấu can thì tòng hỏa, thổ vượng thấu can thì tòng thổ.

Điều hòa nhuận ướt vẫn có công cứu giúp vậy.

Quý thủy chí nhược,

Đạt vu thiên tân.

Đắc long nhi vận,

Công hóa tư thần.

Bất sầu hỏa thổ,

Bất luận canh tân.

Hợp mậu kiến hỏa,

Hóa tượng tư chân.

Quý là thủy thuần âm, gốc phát ra tuy dài mà tính chất rất yên tĩnh, gọi là ngũ âm cũng là

âm Quý mà rất nhược vậy. Long, là Thìn vậy, can thông thấy Thìn thì hóa khí, là nguyên

thần thấu xuất, lý lẽ là nhất định. ( xem thêm “Trích thiên tủy chinh nghĩa”). Không lo

hỏa thổ, tính rất nhược thấy hỏa thổ nhiều thì tòng hóa vậy. Không luận Canh Tân, nếu

thủy không thể tiết khí kim mà kim nhiều trái lại là trọc, tức là dừng Quý thủy mà nói.

Hợp Mậu thấy hỏa, Mậu thổ táo sau khi tứ trụ thấy Bính Thìn dẫn xuất hóa thần, hóa

tượng chính là chân chính vậy, nếu sinh ở Thu Đông là đất kim thủy vượng, mà gặp Bính

Thìn cũng khó tòng hóa, cần nghiên cứu kĩ càng.

( Trích lục ở trên “Trích thiên tủy chinh nghĩa”).

Chương 2- Luận Âm Dương sinh khắc

Chương 2. Luận Âm Dương sinh khắc

Nguyên văn: Vận 4 mùa, tương sanh mà thành, nói Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ

sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy lại sanh Mộc, tức theo thứ tự tương sanh, tuần hoàn

xoay vần, đi hoài chẳng hết. Như đã có sanh tất phải có khắc, có sanh mà không có khắc,

tất cũng chẳng thành 4 mùa vậy. Khắc, vì vậy kiềm chế mà dừng lại, khiến thu liễm lại,

nên lấy làm kỵ của phát tiết, có câu "thiên địa có tiết chế mới thành tứ thời". Tức lấy mộc

luận, mộc thịnh ở hạ, Sát ở thu, nhờ có Sát, bên ngoài thì khiển phát tiết, bên trong thì

tàng thu lại, ấy là lấy chánh Sát làm sanh vậy, kinh dịch lấy kiếm thu làm tính tình thật,

nói Đoài là nơi làm đẹp vạn vật, quả đúng vậy ! thí dụ như phép dưỡng sanh, nói ăn

uống để mà sống, như ăn uống suốt ngày, chẳng đợi đói 1 chút mới ăn, làm sao mà sống

lâu được? 4 mùa xoay vần cũng vậy, sanh với khắc cùng dụng, khắc với sanh cùng công.

Từ chú: "Sanh với khắc cùng dụng, khắc với sanh cùng công" thật quá đúng. Có xuân hạ

dương hòa mà chẳng có thu đông túc sát, tất tứ thời không thành; có Ấn động sanh phò

mà chẳng có Sát Thực khắc tiết, tất mệnh lý cũng chẳng thành. Cho nên sanh phò với

khắc tiết, tùy ở mệnh lý mà dùng, đều không tách riêng, sao cho đưa về trung hòa thì thôi.

Nguyên văn: Như lấy ngũ hành gộp lại mà luận thì tất Thủy Mộc tương sanh, Kim Mộc

tương khắc. Lấy ngũ hành chia riêng từng cặp âm dương, tất trong chỗ sanh khắc, lại có

khác nhau. Như đều lấy thủy để sanh mộc, mà Ấn có chia ra thiên chánh; kim khắc mộc,

mà cục có chia ra Quan Sát vậy. Cùng là Ấn thụ, thiên chánh gần giống nhau nhưng

sanh khắc có khác biệt, nên để ý mà luận; trong chỗ tương khắc, một Quan một Sát, hiền

ác chia riêng, đạo lý đó luôn phải chú ý.



20



Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804



Kimtubinh.net



Từ chú: Âm dương phối hợp, cũng giống như điện từ vậy. Dương gặp dương, âm gặp âm

tất chống lẫn nhau, là Thất sát Kiêu ấn vậy; dương ngộ âm, âm ngộ dương tất hút nhau, là

Tài Quan Ấn vậy. Ấn sanh ta, Tài bị ta khắc, hoặc thiên hoặc chánh, khí thế tuy thuần tạp

có khác, dùng phép trên không khác nhiều lắm. Quan sát khắc ta, hiền ác hồi thù, không

thể không nói đến. Tỷ kiếp, cùng 1 khí, như Thực Thương, được ta sanh ra, tất lại lấy

cùng tính là thuần, khác tính là tạp. Thuần tạp chia riêng ra mà dùng tùy ở cường nhược,

như muốn nghiên cứu mệnh lý phải nên biết rõ.

Nguyên văn: Tức lấy Giáp Ất Canh Tân mà nói thì. Giáp là dương mộc, là sanh khí của

mộc; Ất là âm mộc, là hình chất của mộc. Canh là dương kim, là khí túc sát của mùa thu;

Tân là âm kim, là chất của ngũ kim (vàng, bạc, đồng…). Giáp mộc là sanh khí, gửi ở mộc

mà hành ở thiên, cho nên gặp mùa thu là Quan, trong khi Ất thì ngược lại: Canh là

Quan, Tân là Sát. Lại nói về Bính Đinh Canh Tân thì. Bính là dương hỏa dã, khí lửa sáng

nóng rực bốc tận trời; Đinh là âm hỏa như hỏa của ngọn lửa củi. Khí túc sát mùa thu,

gặp khí lửa sáng nóng thì bị khắc mất nhưng kim loại ta hay dùng thì lại chẳng sợ khí

lửa, nên nói Canh lấy Bính làm Sát, mà Tân thì lấy Bính làm Quan. Những chất kim loại

ta hay dùng, gặp lửa củi thì lập tức tan chảy ra trong khi khí túc sát lại chẳng sợ lửa củi.

Bởi vậy nên Tân lấy Đinh làm Sát mà Canh lấy Đinh làm Quan vậy. Lấy đó mà suy ra, ta

nên biết cho rành cái lẽ tương khắc.

Từ chú: Như luận tóm lại về Quan Sát của hỏa thì nếu lấy hình chất của Ất mộc, Tân là

những chất kim loại ta hay dùng, Đinh là lửa củi, tự vị tận hợp. Thập can tức là ngũ hành,

đều là khí thiên hành vậy. Tựu khí mà phân âm dương, há dựa không có hình chất mà nói

được? Thí dụ như chia con người ra âm dương nam nữ, thì nam cũng chia ra nếu dương

cương thì nóng nảy, âm trầm thì hèn yếu, nữ cũng vậy, tính chất khác nhau. Lấy ví dụ

trên để nói, học giả chớ nên chấp vào sách vở. Ngũ hành nghi kị, toàn là do ở phối hợp

lại, trong khi tứ thời nghi kị, mỗi mùa mỗi khác. Ấy là ghi lại để đời sau biết mà luận ngũ

hành sanh khắc nghi kị.

Phụ luận tứ thời nghi kị (tiết lục "cùng thông bảo giám")

Mộc

Mộc mùa xuân, khí lạnh vẫn còn sót lại, mừng có hỏa sưởi ấm, tất khỏi bị họa bàn khuất;

có thủy giúp đỡ, lấy làm sung sướng tốt đẹp. Nhưng đầu xuân không nên thủy thịnh, mưa

dầm ẩm thấp tất rễ úng mà cành khô; lại chẳng thể không có thủy thì rầu vì dương khí

nhiều bị hạn, rễ khô lá héo. Cần thủy hỏa vừa đủ là đẹp nhất. Thổ nhiều tất tổn lực, thổ

mỏng được tốt tươi. Kị gặp kim nhiều sẽ bị khắc phạt thương tàn; ví như mộc vượng,

được kim tất đẹp.

Mộc mùa hạ, rễ khô lá héo, mong có thủy thịnh, thì thành tư nhuận, cần tránh hỏa vượng

sẽ gặp họa tự cháy hết. Thổ nên mỏng, không nên dày nặng, nặng trở thành tai họa; sợ

nhiều kim nhưng không thể thiếu, thiếu thì không thể chặt bớt cho gọn đẹp lại. Mộc đẹp

trùng trùng chỉ những thành rừng; hoa mọc điệp điệp chẳng kết nổi quả.

Mộc mùa thu, khí dần dần tan tác. Đầu thu hỏa khí chưa hết hẳn, nên mừng có thủy thổ

nuôi lớn thêm; Lữ thu trái cây đã chín, mong được kim cứng để gọt sửa lại. Sau sương

giáng không nên có thủy thịnh, thủy thịnh tất mộc bị trôi; Sau hàn lộ hậu mừng có hỏa

nóng tất mộc kết trái. Mộc thịnh vừa đẹp lại đa tài, thổ dày không gánh nổi tài.

Mộc mùa đông, nằm trong lòng đất, mong thổ nhiều bồi dưỡng, ghét thủy thịnh tất mất

hình. Nhỡ gặp nhiều kim khắc phạt chẳng hại; hỏa trùng hiện, có công hâm nóng lại. Là

21



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (325 trang)

×