Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.57 MB, 325 trang )
Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804
Kimtubinh.net
Nhâm kế tiếp lại hóa Mộc; Mộc sanh Hỏa nên Mậu Quý kế tiếp lại hóa Hỏa, ngũ hành
theo vậy mà an. Lấy Thổ làm đầu, theo thứ tự tương sanh, lẽ tự nhiên là vậy. Ý nghĩa 10
can hợp hóa là vậy.
Từ chú: Thập can phối hợp, bắt nguồn từ kinh dịch " số của thiên 1, địa 2, thiên 3, địa 4,
thiên 5, địa 6, thiên 7, địa 8, thiên 9, địa 10, như lấy 10 can hợp nhau tức là hợp theo hà
đồ vậy, kỳ thật không phải. Hà đồ 1 và 6 cùng tông (thủy), 2 và 7 cùng đạo (kim), 3 và 8
một bè (mộc), 4 và 9 là bạn (hỏa), 5 và 10 chung đường (thổ). Kham dư học, bàn về thể,
gốc từ hà đồ, lấy vận làm dụng, dựa theo lạc thư, so với mệnh lý có khác nhau. Mệnh lý
hợp 10 can, cùng gốc với y đạo, lấy từ “Nội kinh - ngũ vận đại luận“
Nguyên văn: Tính tình ra sao? Đã có phối hợp, tất có mặt trái. Như Giáp lấy Tân làm
Quan, thấu Bính tác hợp thì Quan ấy không còn là Quan nữa; Giáp lấy Quý làm Ấn, thấu
Mậu tác hợp, Ấn ấy không còn là Ấn nữa; Giáp lấy Kỷ làm Tài, Kỷ tách riêng ra cùng
Giáp tác hợp, Tài ấy không còn là Tài nữa. Như năm Kỷ tháng Giáp, năm là Tài, bị
tháng hợp mất, thì dù là Giáp Ất ngày chủ cũng chẳng tách ra nổi; năm Giáp tháng Kỷ,
tháng là Tài, bị năm hợp mất, thì Giáp Ất ngày chủ không giống như vậy. Giáp lấy Bính
làm Thực, Bính Tân tác hợp, Thực ấy không còn là Thực nữa, ấy là 4 hỉ thần bị hợp mà
không có dụng vậy.
Từ chú: Mới học bát tự, trước nên chú ý can chi hội hợp, thiên biến vạn hóa, tất cả đều
từ đấy mà ra. Thập can tương phối, có chia ra hợp và không thể hợp; đã hợp rồi lại chia
riêng ra hóa và không thể hóa. Thiên này chuyên luận về hợp. Quan bị hợp chẳng còn là
quan, chẳng thể lấy quan mà luận. Đã tương hợp rồi, bất luận hóa hay không hóa, chẳng
cần đến ngày chủ nữa, không thể lấy làm Quan để luận nữa (Ấy là nói đến can chi năm
tháng tương hợp với nhau, hoặc can năm tháng hợp với can giờ, còn như hợp với ngày
chủ, không luận như vậy, xem kỹ tiết hợp hay không hợp ở dưới). Nhật chủ Giáp mộc,
can tháng thấu Tân là Quan, can năm thấu Bính, Bính Tân tương hợp, Quan với Thực
thần, cả 2 đều mất tác dụng; Giáp lấy Quý làm Ấn, thấu Mậu tác hợp, Tài Ấn cả 2 đều
mất tác dụng. Thảy đều như vậy.
Năm Kỷ tháng Giáp, can năm là Kỷ, trước tiên bị can chi tháng là Giáp hợp mất; năm
Giáp tháng Kỷ, can tháng Kỷ Tài, trước tiên bị can năm Giáp mộc hợp mất, dù ngày chủ
là Giáp cũng chẳng tách ra nổi. Có trước có sau, không thể luận ghen hợp tranh hợp
được. Xem kỹ tiết hợp hay không hợp.
Lại như Giáp gặp Canh là Sát, cùng Ất tác hợp, thì Sát chẳng công thân; Giáp gặp Ất là
Kiếp tài, Giáp gặp Đinh là Thương, cùng Nhâm tác hợp, thì Đinh chẳng Thương quan;
Giáp gặp Nhâm là Kiêu, cùng Đinh tác hợp, thì Nhâm chẳng đoạt Thực. Ấy là 4 kị thần
nhân hợp mà hóa cát vậy.
Hỉ thần nhân hợp mà hết cát, kị thần cũng nhân hợp mà hết hung, cái lý là vậy, lại nên
xem thêm địa chi phối hợp như thế nào. Như địa chi thông căn, tất tuy hợp mà không bị
mất tác dụng, hỉ kị còn y như vậy. Như ví dụ sau:
Ấn
Quan
Nhật chủ
Thực
29
Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804
Quý
Tân
Giáp
Bính
Mùi
Dậu
Thân
Dần
Kimtubinh.net
Hành vận: Canh thân / kỷ mùi / mậu ngọ / đinh tị / bính thìn / ất mão / giáp dần
Bính Tân tương hợp, mà Quan vượng thông căn. Vì thế nhiều Quan thêm Sát, lấy Bính
hỏa chế Quan làm dụng. Đây là trụ của chủ tịch An huy: Lưu Trấn Hoa.
Kiêu
Thương
Nhật chủ
Kiêu
Mậu
Quý
Canh
Mậu
Tý
Hợi
Dần
Dần
Hành vận: Giáp tý / ất sửu / bính dần / đinh mão / mậu thìn / kỷ tị
Mậu Quý tương hợp, mà Quý thủy thông căn, nhật nguyên bị tiết khí quá nhiều, lấy Mậu
thổ phò thân chế Thương làm dụng. Đây là trụ của nhà giàu buôn xà bông Quan sinh.
Như thế nào là hợp mà cả 2 đều bị mất tác dụng. Xem thêm ví dụ sau thì rõ:
Kiêu
Thương
Nhật chủ
Sát
Bính
Tân
Mậu
Giáp
Ngọ
Mão
Dần
Dần
Bính Tân hợp mà chẳng hóa, không có Bính thì có thể dùng Tân để chế Giáp, không có
Tân thì có thể dùng để Bính hóa Giáp, cả 2 đều có dụng, tiếc là nhân bị hợp mà cả 2 đều
bị mất tác dụng.
30
Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804
T.Tài
Kiếp
Nhật chủ
T.Tài
Kỷ
Giáp
Ất
Kỷ
Mão
Tuất
Hợi
Mão
Kimtubinh.net
Năm Kỷ tháng Giáp, vốn là không có dụng, nhân hợp mà dùng cả 2 mất tác dụng, cách
cục phản thanh. Đây là trụ của ông cố của Trương Thiệu.
Tứ, Luận Thiên can phối hợp tính tình(P.2)
Nguyên văn: Đã có hợp tất có sở kị, gặp cát chẳng cát nổi, gặp hung chẳng sợ hung.
Tức lấy lục thân mà nói, như nam lấy Tài làm vợ, Tài bị can khác hợp mất, vợ ấy sao còn
có thể yêu chồng nổi? Nữ lấy Quan làm chồng, Quan bị can khác hợp mất, chồng ấy sao
còn có thể yêu vợ nổi? Bàn đến tính tình phối hợp, vì hướng bối nhi thù dã.
Từ chú: Can chi phối hợp, quan hệ rất lớn, tưởng hung mà chẳng hung, ấy là cái tốt, như
cát mà không cát, tất quan hệ rất trọng. Khẩn yếu mà dùng, bị hợp thì cách cục ấy bị biến,
thần cứu hộ bị hợp thì mất tác dụng cứu hộ, nên hung thần sẽ mặc sức hoành hoành,
không thể không xét tới.
Ví dụ như sau:
Chánh Tài
Tỷ
Nhật chủ
Thực
Đinh
Nhâm
Nhâm
Giáp
Mão
Tý
Thân
Thìn
Hành vận: Tân hợi / canh tuất / kỷ dậu / mậu thân / đinh mùi / bính ngọ
Nguyên là thủy mộc Thương quan dùng Tài, không ngờ Đinh Nhâm hợp mất, Hỏa mất
lửa, thủy vượng mộc trôi, chỉ còn thuận vượng thế mà hành vận kim thủy vậy (gặp hạ
dụng thần tiết).
Chánh Tài
Kiêu
Nhật chủ
Chánh Tài
Canh
Ất
Đinh
Canh
31
Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804
Thân
Dậu
Sửu
Kimtubinh.net
Tuất
Hành vận: Bính tuất / đinh hợi / mậu tý / kỷ sửu / canh dần / tân mão
Vốn là cách cục hỏa luyện chân kim, Ất Canh tương hợp, Ấn bị Tài phá, tuy sanh nhà
giàu có, nhưng bẩm sanh bị câm, chung thân tàn phế.
Nguyên cục 10 can phối hợp, quan hệ rất trọng như vậy; như thế nếu hành vận gặp hợp,
thì trong quan hệ ngũ hành ấy, nếu không thành á cục thì cũng nguyên cục. Thí dụ như
Giáp lấy Tân làm Quan, đều thấu Đinh Quý, mộc ấy Ấn Quý chế Thương hộ Quan làm
dụng, như thế nếu hành vận gặp Mậu, hợp mất Quý thủy, tất Đinh hỏa tổn Thương được
Quan tinh vậy. Hoặc Giáp lấy Tân làm Quan, thấu Đinh là Thương, hành vận gặp Nhâm,
hợp mất Đinh Thương thì Quan tinh đắc dụng hĩ. Là hỉ hay kị, toàn ở tại phối hợp, bất
luận là hóa hay không hóa (xem hành vận tiết). Vận can nguyên cục phối hợp, hóa cùng
không hóa, toàn coi có đóng ở địa chi được tương trợ hay không, cùng nguyên cục có hay
không, phép xem cũng như nhau.
Chương 5 - Luận thập can hiệp nhi bất hiệp
Chương 5. Luận thập can hợp và không hợp
Nguyên văn: Ý nghĩa 10 can hóa hợp, thiên trước có nói rõ, nhưng mà cũng có hợp và
không hợp là tại sao?
Từ chú: Thập can tương phối, không phải đều là hợp cả sao; đã hợp rồi, không phải đều
có thể hóa cả sao. Thiên trước luận 10 can tương phối mà hợp, vốn là này luận 10 can
phối mà không hợp. Học giả nên xét kỹ. Rõ cái nghĩa hóa riêng.
Nguyên văn: Ở giữa có cái khác chen vào, thí dụ như người đây đấy tương hảo, mà có
người khác theo ở giữa, tất không thể chơi với nhau được. Thí dụ như Giáp Kỷ hợp, mà ở
giữa Giáp Kỷ, có Canh chia cách, tất Giáp sao có thể vượt qua được Canh khắc mà đến
hợp với Kỷ chứ? Phép đã như vậy, hợp mà chẳng dám hợp, có cũng như không.
Từ chú: Bị chia cách, tất không thể luận hợp, tuy nhiên bị chia cách chưa chắc là phải
khắc chế, như:
Thí dụ 1)
Quan
Kiêu
Nhật chủ
Kiếp
Giáp
Đinh
Kỷ
Mậu
Tý
Mão
Hợi
Thìn
32
Người dịch: Lephan, Letung73, Lesoi, Huyanh, Tuhuynhan, Hùng804
Kimtubinh.net
Giáp Kỷ hợp có Đinh ở giữa, tất Giáp mộc sanh hỏa rồi hỏa sanh thổ, bởi vậy lấy Ấn hóa
Quan. Là trụ của Tân cương Dương Tăng Tân đô đốc.
Thí dụ 2)
Kiêu
Ấn
Nhật chủ
C.Tài
Quý
Nhâm
Ất
Mậu
tị
tuất
tị
dần
Mậu Quý hợp gặp Ất chia cách, ấy là không hợp nổi, vậy nên Tài cục mới có thể dùng
Ấn. Là trụ của Chiết Giang Công lộ Cục trường Chu Có Khanh. (Xem tiết dùng tài ấn)
Nguyên văn: Lại như cách ngôi quá xa, như Giáp ở can năm, Kỷ ở can giờ, tâm ý hợp
nhau, ngôi tất xa cách, như người trời nam kẻ đất bắc, không thể tương hợp với nhau.
Như ở giữa gặp chế chẳng dám đến hợp, có chút khác nhau, hợp mà không thể hợp nổi,
là bán hợp vậy, là họa hay phúc là coi ở địa chi.
Từ chú: Cách ngôi quá xa, tất hiệu dụng của hợp giảm thiểu, có lúc nguyên lực ban đầu
bị mất là hỷ. Cũng có lúc nguyên lực ban đầu không bị mất là hỷ. Hoặc tuy xa cách
nhưng vẫn luận là hợp, thảy đều lấy theo cách cục phối hợp. Như:
Thí dụ 3)
Kiếp
Tỉ
Nhật chủ
Sát
Đinh
Bính
Bính
Nhâm
Mão
Ngọ
Tý
Thìn
Sát Nhận cách, lấy Sát chế Nhận làm dụng. Đinh Nhâm tương hợp, vì xa cách, Nhâm Sát
chẳng mất tác dụng, nên Sát Nhận cách lập thành. Là trụ của Long Tế Quang.
Thí dụ 4)
33