1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

Hoạt động của thầy:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 89 trang )


cũng có thể đưa ra những gợi ý cho học sinh khi họ gặp bế tắc, nhưng cần hạn





chế.

Thể thức hóa: Việc chuyển hóa kiến thức mà trò đã kiến tạo được thành tri

thức của xã hội được gọi là thể thức hóa. Dù cho học sinh đã tìm ra lời giải

cho những vấn đề đã đặt ra, nhiều khi học sinh không biết rằng mình đã tạo ra

một kiến thức mới. Khi đó giáo viên cần đánh giá, khái quát hóa kiến thức mà

học sinh thu được, giúp người học hiểu được kiến thức đó là có ích, cần phải

nhớ để vận dụng.

Hoạt động của học sinh:







Học sinh tích cực hoạt động trong tình huống đó, họ giao lưu, trao đổi với







nhau để hình thành kiến thức mới.

Học sinh có thể tìm ra câu trả lời dựa vào kiến thức cũ tuy nhiên câu trả lời đó

tỏ ra không hiệu quả cần phải điều chỉnh lại (học sinh đã thực hiện đồng hóa



1.1.2.3.



và điều tiết).

Vận dụng lí thuyết tình huống vào dạy học

Việc tạo ra tình huống thỏa mãn yêu cầu của lí thuyết tình huống là khó

khăn với giáo viên. Tuy nhiên ta có thể tạo ra tình huống sư phạm để học sinh

điều chỉnh hoặc tự hình thành kiến thức mới cho mình.

Khi vận dụng lí thuyết tình huống vào dậy học người giáo viên phải tạo

ra một tình huống gợi vấn đề, nhưng như thế là chưa đủ, trong tình huống đó

học sinh phải gặp trở ngại về nhận thức, học sinh phải hoạt động, giải quyết

vấn đề, phải thay đổi nhận thức để có tri thức mới.

Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo thuyết tình huống: Do học sinh phải

tham gia hoạt động tích cực, nhờ đó học sinh bớt thụ động,thông qua quá trình

kiến tạo kiến thức mới học sinh được phát triển các năng lực trí tuệ. Tuy nhiên

việc dạy học vận dụng lý thuyết tình huống còn nhiều hạn chế như: tốn kém thời

gian để chuẩn bị cũng như thực hiện, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ

9



mới có thể thiết kế, tổ chức được tình huống đạt yêu cầu, lựa chọn nội dung để

vận dụng cho phù hợp, hơn nữa trình độ học sinh hiện nay không đồng đều.

1.1.2.4.





Cơ hội và thách thức của dạy học theo tình huống

Cơ hội:

Làn sóng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra trên thế giới nói

chung và Việt Nam nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ

quan giáo dục từ trung ương đến địa phương. Đây là niềm khuyến khích, động

viên to lớn để giáo viên có thể tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại,

tích cực thông qua các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức.

Trước đây, việc nghiên cứu và xây dựng tình huống gặp nhiều khó khăn

do sự thiếu thốn về tư liệu và tài liệu tham khảo. Hiện nay, với sự nỗ lực của

công nghệ thông tin như internet, ti vi, sách điện tử, báo điện tử, các phần

mềm dạy học… là nguồn cung cấp thông tin phong phú cho giáo viên thiết kế

những tình huống hay, hấp dẫn và mang tính thời sự. Người học ngày càng có

cơ hội tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại nên khả năng thích ứng

và tiếp cận với các phương pháp dạy học mới sẽ dễ dàng và nhanh chóng.







Đây là một trong những thuận lợi ban đầu khi tiến hành dạy học tình huống.

Thách thức:

Dạy học tình huống không phải là chìa khóa vạn năng trong giảng dạy.

Những thách thức khi vận dụng dạy học tình huống vào trong dạy học bao

gồm cả các yếu tố chủ quan (giáo viên và học sinh) và các yếu tố khách quan







(môi trường, điều kiện vật chất) như:

Dạy học tình huống là phương pháp dạy học đòi hỏi cả người học và người

dạy phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định. Nếu người học và người dạy

không được rèn luyện thường xuyên sẽ khó đạt được hiệu quả cao trong dạy







học.

Tâm lý ngại đổi mới, ngại áp dụng những phương pháp mới thay cho những

phương pháp giảng bài truyền thống hoặc giáo viên sợ tốn thời gian, công

sức.

10







Việc sử dụng dạy học tình huống quá liều sẽ làm giảm sự tiếp thu các tri thức

lý thuyết và làm người học lầm tưởng rằng thực tế sẽ luôn luôn diễn ra đúng







như tình huống cụ thể được học.

Không phải nội dung dạy học nào cũng có thể áp dụng được dạy học tình

huống mà giáo viên phải cân nhắc, chọn lựa nội dung sao cho phù hợp với







mục tiêu dạy học.

Môi trường dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, qui mô lớp học, sự hợp tác của

các tổ chức khác… là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng không

nhỏ đến chất lượng dạy và học. Nếu lớp quá đông người, giáo viên khó quản

lý lớp học hiệu quả hoặc ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó



1.2.

1.2.1.



khăn sẽ khó có điều kiện cho học sinh tiếp cận với dạy học tình huống.

Tình huống gắn với thực tiễn

Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Phần này được trình bày dựa theo [5, tr. 106 - 124].

Thực tiễn là một phạm trù của triết học chỉ toàn bộ những hoạt động vật

chất có mục đích, có tính lịch sử của con người nhằm cải tiến tự nhiên, xã hội.

Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất,

hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.

Hoạt động sản xuất vật chất là: hoạt động cơ bản đầu tiên của thực tiễn,

đây là hoạt động mà con người sử dụng công cụ lao động tác động vào thế

giới tự nhiên tạo ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại của mình.

Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các tổ chức cộng đồng

người nhằm cải biến các mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.

Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động được tiến hành trong điều

kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự

nhiên và xã hội nhằm xác định quy luật vận động của các đối tượng nghiên cứu.

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, là

hành động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên. Hành động nhận

11



thức là hành động nhận ra, hiểu được về một vấn đề cụ thể trong đời sống vật

chất hoặc tinh thần của con người.

Vai trò của thực tiễn với nhận thức:

Con người luôn luôn có nhu cầu khách quan là phải giải thích và cải tạo

thế giới, điều đó bắt buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật,

hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình, làm cho các sự vật vận động,

biến đổi qua đó bộc lộ các thuộc tính, những mối liên hệ bên trong. Các thuộc

tính và mối liên hệ đó được con người ghi nhận chuyển thành những tài liệu

cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất các quy luật phát

triển của thế giới. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu cần đo đạc diện tích, đo

sức chứa của các bình mà toán học ra đời và phát triển... Suy cho đến cùng

không có một lĩnh vực nào lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào

việc phục vụ hướng dẫn thực tiễn.

Mặt khác, nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày

càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và

phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng

“nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới. Chẳng

hạn, từ công việc điều hành, tổ chức nền sản xuất... mà đòi hỏi các môn khoa

học quản lý ra đời và phát triển.

Hơn nữa, nhận thức ra đời và không ngừng hoàn thiện trước hết không

phải vì bản thân nhận thức mà là vì thực tiễn, nhằm giải đáp các vấn đề thực

tiễn đặt ra và để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn.Chẳng hạn, các môn

khoa học quản lý ra đời nhằm giúp các nhà quản lý tìm ra các biện pháp nâng

cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Như vậy, thực tiễn vừa là cơ sở, động lực vừa là mục đích của nhận thức.

Không những thế thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận thức,

kiểm tra chân lý. Bởi vì nhận thức thường diễn ra trong cả quá trình bao gồm

12



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

×