Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 89 trang )
nó dựa trên nền những kiến thức toán học đã có, đó chính là khả năng toán
học hóa.
•
Định hướng 3: Tăng cường các hoạt động thực hành nhằm rèn luyện các kĩ
năng thực hành toán học gắn với thực tiễn.
Các kĩ năng thực hành toán học gắn với thực tiễn gồm: kỹ năng tính toán
trên các số; kỹ năng dựng và đọc hiểu đồ thị, biểu đồ; kỹ năng thu thập và sử
lý thông tin…Việc dạy học môn Toán gắn với thực tiễn giúp tăng cường các
hoạt động thực hành, rèn luyện các kĩ năng thực hành toán học gắn với thực
tiễn.
Kĩ năng tính toán trên các số chẳng hạn như: tính nhanh, tính nhẩm, tính
gần đúng, tính có sử dụng công cụ (bảng tính, máy tính bỏ túi…) là kĩ năng
toán học nền tảng, không những là cơ sở cho những kỹ năng tính toán khác
trong môn Toán mà còn cần thiết cho các môn học khác và không thể thiếu
được trong những hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Kĩ năng dựng và đọc biểu đồ như: nhìn vào biểu đồ có thể thấy được
biểu đồ đó đang nói lên điều gì, khả năng vẽ biểu đồ dựa trên các số liệu đã
cho (vẽ bằng tay, máy tính). Kĩ năng này khá quan trọng trong các lĩnh vực
như khí tượng thủy văn, phân tích tình trạng kinh tế…
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin: Thông tin có tầm quan trong đặc biệt
trong việc giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Muốn ra được quyết định
đúng, nhất thiết phải có đủ thông tin cần thiết và đa chiều. Chỉ khi có đầy đủ
thông tin chính xác, khách quan cần thiết, công việc mới có thể được giải
quyết hợp lý, hữu hiệu. Thông tin giúp con người học hỏi được những kinh
nghiệm của người khác, nâng cao hiểu biết, năng lực giải quyết vấn đề, tránh
mất thời gian công sức lặp lại những điều người khác đã làm, đã khám phá.
25
Ngược lại thông tin không đầy đủ, phiến diện hoặc sai lệch sẽ làm ảnh hưởng
tới kết quả giải quyết công việc. Cần cảnh giác đối với những thông tin được
truyền lại từ người khác, vì chúng phụ thuộc vào sự trung thực và quan điểm
của người phản ảnh. Thu thập thông tin là một trong những bước đi cơ bản để
mở rộng tầm nhìn khi giải quyết vấn đề. Thông tin có thể thu thập được từ
nhiều nguồn như: sách báo, trên mạng internet, các tài liệu lưu trữ...Thông tin
có thể thu thập qua nhiều con đường như: trao đổi ý kiến, quan sát, khảo sát
thực tế, điều tra, thăm dò ý kiến bằng phiếu, phỏng vấn… Cần lưu ý là thông
tin mình có thường không đầy đủ và không giống thông tin mà người khác có
được.Thông tin thu thập được là cơ sở để suy luận, tính toán, từ đó xây dựng
các giả thuyết, đồng thời kiểm chứng các giả thuyết đó. Việc sử dụng thông
tin đòi hỏi phải qua quá trình kiểm tra, phân tích, đánh giá về ý nghĩa, tầm
quan trọng và độ chính xác của từng thông tin. Cần tìm sự tương đồng cũng
như sự khác biệt, mâu thuẫn và các mối liên hệ giữa các mẫu thông tin. Phân
biệt sự thật và dư luận, nguồn thông tin khởi nguồn và thứ cấp, ý kiến khách
quan và chủ quan, lập luận logic và ngụy biện. Những thông tin mới khác với
những gì đã biết có thể đòi hỏi nhận diện lại vấn đề. Sau khi đã thu thập được
đầy đủ thông tin thì đi đến việc xử lí thông tin. Xử lý thông tin là việc tác
động vào thông tin như: loại bỏ thông tin nhiễu, liên kết thông tin theo những
mối liên hệ bản chất, vốn có, nhằm rút ra những thông tin thật sự có giá trị,
phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. Thông tin tự nó không có giá trị, giá trị
của nó là do việc sử dụng nó như thế nào. Vì vậy, cần có những phương pháp
hiệu quả trong xử lý thông tin như: tập hợp và phân loại thông tin; tóm tắt
thông tin; tổng hợp thông tin; phân tích thông tin; xác định độ tin cậy của
thông tin; lựa chọn thông tin.
26
Các kỹ năng trên là yếu tố không thể thiếu được để học tập hay đi vào
cuộc sống lao động. Như vậy kỹ năng thực hành toán học gắn với thực tiễn là
kỹ năng cần thiết của mỗi người dù họ ở bất kỳ lĩnh vực nào. Trong thực tế
cuộc sống các kỹ năng này không tách rời mà thường đan xen, hỗ trợ lẫn nhau
cùng phối hợp ở các mức độ khác nhau trong các hoạt động vận dụng toán
học vào thực tế của mỗi cá nhân.
Để việc dạy học toán gắn với thực tiễn thành công thì cần chú ý các yêu
cầu sau:
(1)
Giáo viên có hiều biết về các ứng dụng của toán học trong thực tiễn.
Hiện nay, những hiểu biết của giáo viên về các ứng dụng của toán học
trong thực tiễn còn rất hạn chế. Để việc dạy học môn Toán gắn với thực tiễn
được thực hiện rộng rãi, trước hết giáo viên cần phải có hiểu biết về các ứng
dụng của toán học trong thực tiễn và dạy học môn Toán gắn với thực tiễn là
như thế nào, tác động của nó đến hiệu quả dạy học.
Do đó, giáo viên cần được cung cấp những thông tin cần thiết trên qua
sách báo, tài liệu tham khảo…, để giáo viên có thể dạy học môn Toán gắn với
thực tiễn một cách hiệu quả.
(2)
Tăng cường nhận thức của giáo viên, sinh viên sư phạm về tầm quan
trọng của việc dạy học môn Toán gẵn với thực tiễn.
Trong chương trình phổ thông hiện nay, môn Toán đóng vai trò hết sức
quan trọng. Vì vậy dù thích hay không thích thì học sinh vẫn phải học môn
này. Tuy nhiên một câu hỏi luôn đặt ra với học sinh là: Học toán để làm gì?
Điều này xuất phát từ những hạn chế về trình độ của bản thân giáo viên. Bởi
vậy cần có những tài liệu hướng dẫn cụ thể, tập huấn định kì giúp nâng cao
27
nhận thức về tầm quan trọng của môn Toán trong thực tế cuộc sống. Việc bồi
dưỡng này cũng cần tiến hành đồng thời với cả những sinh viên ngành sư
phạm Toán.
(3)
Bổ sung những ví dụ, bài tập có nội dung thực tế vào hệ thống ví dụ,
bài tập sách giáo khoa.
Hiện nay việc đưa các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học đang
được quan tâm, tuy nhiên số lượng bài tập sẵn có chưa nhiều và đa dạng. Bởi
vậy, việc có hệ thống bài tập bổ sung vào hệ thống bài tập đã có trong sách
giáo khoa là rất hữu ích và cần thiết. Để việc dạy học môn Toán gắn với thực
tiễn có hiệu quả, giáo viên cần nghiên cứu, tìm kiếm các bài toán, tình huống
phù hợp vào dạy học, chẳng hạn có thể sử dụng để gợi động cơ, luyện tập,
củng cố, dạy học kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng…trong dạy học chính
khóa hay hoạt động ngoại khóa. Hệ thống bài tập, ví dụ được xem là cơ sở
quan trọng trong việc lồng ghép những bài toán thực tiễn vào dạy học.
(4)
Tăng cường đưa những bài tập có nội dung thực tế vào kiểm tra đánh
giá.
Một trong các nguyên nhân khiến việc dạy học môn Toán gắn với thực
tiễn chưa thực sự được quan tâm trong các trường là bởi nội dung toán học
gắn với thực tiễn không được đặt ra trong quá trình đánh giá. Các bài toán yêu
cầu khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế xuất hiện rất ít trong
các kì thi nước ta. Nếu cách kiểm tra đánh giá có những thay đổi phù hợp sẽ
tạo ra động cơ cho giáo viên để nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác các bài toán
có nội dung thực tiễn vào dạy học, cũng như tạo động cơ học tập tích cực cho
học sinh.
28
2.2. Một số tình huống dạy học hình học gắn với thực tiễn ở trường
trung học phổ thông
2.2.1. Dạy học vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích hiện tượng
tát nước gầu dây.
Quy tắc hình bình hành được giới thiệu trong bài 2: tổng của hai vector,
sách giáo khoa hình học 10. Tình huống này sẽ được dạy sau khi đã dạy quy
tắc hình bình hành.
2.2.1.1. Mục tiêu
-
Học sinh phân tích, vẽ được các lực tác dụng lên cái gầu.
Học sinh biết vận dụng quy tắc hình bình hành để xác định tổng của các lực,
-
từ đó giải thích được hiện tượng tát nước gầu dây.
Học sinh thấy thích thú, hợp tác thực hiện các nhiệm vụ.
2.2.1.2. Cách thức thực hiện
•
-
Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: ngoài máy tính, máy chiếu, thước kẻ, giáo viên cần chuẩn bị giáo
•
án, hệ thống câu hỏi.
Học sinh: tìm hiểu cách biểu diễn, phân tích lực tác dụng lên một vật.
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Học sinh lắng nghe, quan sát hình ảnh.
Giáo viên giới thiệu bài thơ:
Anh ở bên kia, em phía này
Đồng lòng chung sức thả hồn bay
Tay nâng gàu tát lòng vui sướng
Miệng hát nghêu ngao dạ đắm say
Nước ruộng chưa đầy chân phải vững
Mương tràn lúa ngập mới dừng tay
Được mùa lúa chín mừng thu hoạch
Thắm đẫm tình quê tại xứ này
29
Bạn có biết khung cảnh trong bài thơ là cảnh gì không?
Câu hỏi này chắc chắn là câu hỏi không dễ với các bạn ở thành phố, tuy
nhiên nó lại khá đơn giản với các bạn ở vùng nông thôn.
Bài thơ đang miêu tả lại cảnh tát nước trên các cánh đồng ở vùng quê
Việt Nam.
Hình 1: Cảnh tát nước
Hình ảnh hai người tát nước có thể rất lạ đối với các bạn ở thành phố,
nhưng đối với các bạn ở vùng nông thôn thì hình ảnh đó gắn liền với tuổi thơ
của các bạn.
Gầu dây là công cụ chính cho công việc tát nước này
30
Hình 2: Gầu dây
Vật liệu tạo lên nó chỉ là những thứ quen thuộc của làng quê Việt Nam
như bó nứa, cây tre, cộng thêm con dao sắc để vót nan.
Hình 3: Chế tạo gầu dây
Người nông dân tát nước vào ruộng trong mùa cấy, họ tát nước bằng
cách buộc dây vào một cái gầu và hai người đứng kéo hai bên.
Hình 4: Bốn người cùng lúc tát nước bằng hai gầu
31
Câu hỏi: Tại sao khi hai người kéo gầu về hai phía khác nhau mà gầu
•
vẫn di chuyển về phía trước chứ không bị văng sang hai bên?
Hoạt động 2: Tiếp cận giải quyết vấn đề
Giáo viên gợi mở, vấn đáp hướng dẫn học sinh nhằm vận dụng quy tắc hình
bình hành vào phân tích lực tác dụng nên chiếc gầu, từ đó trả lời câu hỏi đã đặt ra.
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Một vật chuyển động khi nào?Khi chỉ có một lực tác dụng thì
vật sẽ di chuyển theo hướng nào?
Kết luận: Một vật chuyển động theo một hướng là do có lực tác dụng
theo hướng đó.
Câu hỏi 2: Chiếc gầu đi theo hướng về phía trước, phương nằm giữa hai
người kéo. Theo phân tích ở hoạt động 1 thì phải có một lực nào đó tác dụng
vào vật theo hướng thẳng, phương nằm giữa hai người kéo. Lực đó ở đâu mà
ra, có liên quan gì đến hai lực kéo của hai người?
Hình 5
Kết luận: Theo quy tắc hình bình hành lực làm cho chiếc gầu chuyển
động theo hướng thẳng và phương như hình 5 chính là tổng của hai lực kéo.
32
-
Hình 6
Chiếc gầu tát nước là vật dụng không thể thiếu ở các làng quê, ngày nay, dù
có máy bơm nước chạy bằng máy nổ nhưng những chiếc gầu vẫn không hề bị
lãng quên, ta vẫn thường xuyên nhìn thấy nó trên các cánh đồng vào những
•
ngày mùa.
Hoạt động 3: Mở rộng
Bài toán: Thiên nga, tôm hùm, cá măng kéo xe hàng.
Đã có khi nào bạn nghĩ đến việc thiên nga, tôm hùm và cá măng hợp lực
để kéo xe hàng chưa? Nếu chưa bạn hãy đọc câu chuyện ngụ ngôn dưới đây
của nhà văn Ivan Andreyevich Krylov (Nga), do Hồ Quốc Vỹ dịch.
Thiên nga, Cá măng và Tôm hùm
Làm việc gì cũng cần nhất trí
Có thuận hoà mới dễ thành công
Còn như lục đục, dù đông
Mỗi người một phách, chớ hòng việc trôi
Vào một buổi đẹp trời ba bạn
Thiên nga, Tôm hùm với Cá măng
Cùng nhau kéo một xe hàng
Cả ba gắng sức - xe càng đứng im
Vì sao vậy? Hãy tìm nguyên cớ
33
Hoá ra Tôm chỉ cố giật lùi
Thiên nga kéo bổng lên trời
Cá măng thì cố sức bơi xa bờ
Đến nay xe vẫn nằm trơ
Nếu ai có hỏi, xin nhờ ngụ ngôn
Cho hay dù việc cỏn con
Mà không nhất trí thì còn hỏng to
Ý nghĩa của câu chuyện là “Việc dù nhỏ, có đông người làm, nhưng mỗi
người làm theo một kiểu, không nhất trí với nhau thì không thể thành công”.
Trong câu chuyện, thiên nga, tôm hùm và cá măng, mỗi con vật kéo theo một
hướng khác nhau, và điều này dẫn tới kết quả là việc làm của họ hoàn toàn
không có hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là nếu ta nghiên cứu câu chuyện ngụ ngôn này theo quan
điểm khoa học thì có đúng là việc làm của thiên nga, tôm hùm và cá măng là
vô nghĩa?
Gợi ý: Đây có thể coi là một bài toán cơ học về tổng hợp một số lực tác
dụng đồng quy. Theo chuyện ngụ ngôn, phương của các lực là:
… Tôm chỉ cố giật lùi
Thiên nga kéo bổng lên trời
Cá măng thì cố sức bơi xa bờ
Bạn hãy vẽ hình mô tả các lực này và tìm lực tổng hợp để trả lời cho câu
hỏi ở trên.
34
Hình 7: Thiên nga, tôm hùm và cá măng kéo xe
Một điều bạn cần chú ý thêm, đó là đừng quên lực thứ tư – Trọng lực
của xe hàng.
Trả lời:
Hình 8: Hợp lực của thiên nga, tôm hùm và cá măng
Hãy quan xát hình 8:
35