Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 89 trang )
thức là hành động nhận ra, hiểu được về một vấn đề cụ thể trong đời sống vật
chất hoặc tinh thần của con người.
Vai trò của thực tiễn với nhận thức:
Con người luôn luôn có nhu cầu khách quan là phải giải thích và cải tạo
thế giới, điều đó bắt buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật,
hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình, làm cho các sự vật vận động,
biến đổi qua đó bộc lộ các thuộc tính, những mối liên hệ bên trong. Các thuộc
tính và mối liên hệ đó được con người ghi nhận chuyển thành những tài liệu
cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất các quy luật phát
triển của thế giới. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu cần đo đạc diện tích, đo
sức chứa của các bình mà toán học ra đời và phát triển... Suy cho đến cùng
không có một lĩnh vực nào lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào
việc phục vụ hướng dẫn thực tiễn.
Mặt khác, nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày
càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và
phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng
“nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới. Chẳng
hạn, từ công việc điều hành, tổ chức nền sản xuất... mà đòi hỏi các môn khoa
học quản lý ra đời và phát triển.
Hơn nữa, nhận thức ra đời và không ngừng hoàn thiện trước hết không
phải vì bản thân nhận thức mà là vì thực tiễn, nhằm giải đáp các vấn đề thực
tiễn đặt ra và để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn.Chẳng hạn, các môn
khoa học quản lý ra đời nhằm giúp các nhà quản lý tìm ra các biện pháp nâng
cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, thực tiễn vừa là cơ sở, động lực vừa là mục đích của nhận thức.
Không những thế thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận thức,
kiểm tra chân lý. Bởi vì nhận thức thường diễn ra trong cả quá trình bao gồm
12
các hình thức trực tiếp và gián tiếp, điều đó không thể tránh khỏi tình trạng là
kết quả nhận thức không phản ánh đầy đủ các thuộc tính của sự vật. Mặt khác,
trong quá trình hình thành kết quả nhận thức thì các sự vật cần nhận thức
không đứng yên mà nằm trong quá trình vận động không ngừng. Trong quá
trình đó, nhiều thuộc tính, nhiều mối quan hệ mới đã bộc lộ mà nhận thức
chưa kịp phản ánh. Để phát hiện mức độ chính xác, đầy đủ của kết quả nhận
thức phải dựa vào thực tiễn. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng
không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn chịu sự kiểm nghiệm trực
tiếp của thực tiễn. Qua thực tiễn để bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển
và hoàn thiện kết quả nhận thức. C. Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy
của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không
phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà
con người phải chứng minh chân lý”.
Thực tiễn quyết định nhận thức, vai trò đó đòi hỏi chúng ta phải luôn
luôn quán triệt quan điểm mà V.I Lênin đã đưa ra: “Quan điểm về đời sống,
về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản nhất của lý luận nhận
thức”. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa
trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực
tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.
1.2.2.
Các loại tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học môn
Toán
Các loại tình huống gắn với thực tiễn bao gồm:
-
Tình huống gắn với các môn khoa học khác: đây là các tình huống toán học
có liên quan đến các môn khoa học như vật lí, hóa học, địa lí…Ví dụ như:
vector có trong vật lí khi ta phân tích các lực tác dụng lên một vật, lượng giác
dùng trong địa lí để đo đạc.
13
-
Tình huống bắt nguồn từ cuộc sống: ví dụ như vận dụng công thức tính thể
tích hình hộp để xác định độ dài cạnh của hình hộp thỏa mãn điều kiện nào
1.2.3.
đó, đối xứng trục trong cấu tạo của nhiều loài động vật, thực vật…
Nguyên tắc thiết kế một tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học toán
học
Khi thiết kế một tình huống gắn với thực tiễn cần phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học: kiến thức Toán học trong tình huống
phải đúng với chuẩn đã đặt ra, đồng thời kiến thức liên quan đến các lĩnh vực
khác phải được tìm hiểu kĩ, tham khảo ở các trang web hay quyển sách uy tín.
- Đảm bảo tính thực tiễn: Tình huống thiết kế phải xuất phát từ thực tiễn,
nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để giải quyết các tình
huống trong cuộc sống.
- Đảm bảo tính trọng tâm: Tình huống đó phải tập trung vào mục tiêu của bài
dạy, việc đưa ra quá nhiều nội dung không liên quan đến mục tiêu dạy học sẽ
dẫn đến mất thời gian, học sinh không thấy được cái cốt lõi của vấn đề.
- Đảm bảo tính logic, ngắn gọn: thời gian một tiết học có hạn nên tình
huống cần phải ngắn gọn. Để học sinh dễ nắm bắt, hiểu được vấn đề thì tình
huống phải có tính logic.
- Đảm bảo tính giáo dục: nội dung và tư tưởng phải nhằm giáo dục học
sinh có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn.
- Đảm bảo tính sư phạm: Tình huống thiết kế phải vừa sức, phù hợp với
tâm lý của học sinh.
- Kích thích sự hứng thú, khả năng sáng tạo của học sinh: tình huống thiết
kế phải hấp dẫn, gây thích thú, gợi nhu cầu muốn nhận thức.
1.2.4.
Thiết kế tình huống gắn với thực tiễn
14
Để tạo ra một tình huống gắn với thực tiễn thỏa mãn các yêu cầu là
không hề dễ, sau đây tôi đưa ra một số việc giáo viên cần thực hiện để giúp
giáo viên có thể thiết kế tình huống dễ dàng hơn.
-Xác
định những nội dung có thể thực hiện thiết kế tình huống gắn với thực
tiễn. Trong chương trình toán trung học phổ thông có các nội dung như:
-
xác suất thống kê, tích phân, hình học không gian, véc tơ.
Xác định mục tiêu và nội dung chính của bài học, những nội dung nào có thể
-
dạy học theo lí thuyết tình huống.
Thu thập dữ liệu: đó là các tài liệu, tranh ảnh, báo, tạp chí,ca dao, tục ngữ,
-
những câu chuyện có liên quan…
Đánh giá, phân tích dữ liệu: sàng lọc các thông tin quan trọng, phù hợp với
-
nội dung dạy học.
Lựa chọn hình thức, kĩ thuật thiết kế: Tùy theo nội dung và điều kiện cụ thể,
giáo viên có thể thiết kế tình huống dưới các hình thức sau:
+ Mô tả tình huống bằng câu truyện, câu thơ, ca dao, tục ngữ.
+ Mô tả tình huống thông qua các đoạn phim ngắn, clip.
+ Mô tả tình huống thông qua các thí nghiệm nhỏ.
+ Sử dụng tranh ảnh, hình ảnh, mẫu vật.
- Thiết lập hệ thống các câu hỏi cần trả lời: đó là các câu hỏi tại sao, để làm gì,
bằng cách nào?... để dẫn dắt học sinh phát hiện vấn đề, hình thành tri thức.
1.2.5.
Một số lợi ích của việc dạy học gắn với thực tiễn
Thứ nhất: Lợi ích mà ta có thể nhìn thấy ngay đó là tạo sự hứng thú cho
học sinh trong học tập môn Toán: Hứng thú học tập là một điều khá quan
trọng trong việc học tập của học sinh, nó thúc đẩy học sinh tìm tòi, phát hiện
kiến thức. Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta
ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất
hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng
ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
Vậy hứng thú và biểu hiện của hứng thú là gì?
15
- Hứng thú: Hứng thú là thái độ con người đối với sự vật, hiện tượng nào
đó. Hứng thú là biểu hiện sự ham thích của con người về sự vật, hiện tượng
nào, đó. Hứng thú giúp con người hành động năng động và sáng tạo hơn. Hứng
thú là tiền đề của sự đam mê, khi học sinh có hứng thú mà có sự tác động hợp
lí của giáo viên sẽ có thể dẫn học sinh đó đến đam mê.[13, tr.4 – 8]
- Biểu hiện của hứng thú với một đối tượng: chủ thể thường xuyên tìm hiểu
-
và làm việc với đối tượng đó; có nhu cầu sở hữu, chinh phục đối tượng.
Điều kiện để tạo ra hứng thú: Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở
thành đối tượng của hứng thú khi chúng thỏa mãn 2 điều kiện sau đây:
Điều kiện cần: Sự vật và hiện tượng đó phải có ý nghĩa với cuộc sống của
cá nhân. Muốn hình thành hứng thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của sự vật
và hiện tượng với cuộc sống của mình. Nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng
đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hứng thú.
Điều kiện đủ: Khi nhận thức và thực hiện được “sự vật và hiện tượng” đó
phải có khả năng mang lại khoái cảm cho chủ thể.[13, tr.4 – 8]
Thứ hai: Góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Toán ở
trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết ta cần đề cập đến mục tiêu chung của giáo dục nước ta đã
được quy định trong Luật Giáo dục (năm 2005): “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và
sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” (Điều 27).
Nói một cách tổng quát, mục tiêu của nhà trường phổ thông nước ta là hình
16
thành những cơ sở ban đầu và trọng yếu của con người mới phát triển toàn
diện phù hợp với yêu cầu và điều kiện, hoàn cảnh của đất nước Việt Nam.
Để theo kịp những chuyển biến to lớn trên về tình hình kinh tế và chính
trị xã hội của nước ta cũng như trên thế giới trong giai đoạn này - một giai
đoạn mà cạnh tranh quốc tế là cạnh tranh về con người. Nền giáo dục phải có
sứ mệnh làm sao đào tạo ra những thế hệ con người Việt Nam có đủ sức
mạnh trí tuệ và nhân cách để đưa nước ta hội nhập thành công và cạnh tranh
thắng lợi trong môi trường toàn cầu. Xã hội công nghệ ngày nay đòi hỏi một
lực lượng lao động có trình độ suy luận, biết so sánh phân tích, ước lượng tính
toán, hiểu và vận dụng được những mối quan hệ định lượng hoặc logic, xây
dựng và kiểm nghiệm các giả thuyết và mô hình để rút ra những kết luận có
tính logic [38, tr. 5 - 6]. Muốn vậy, nền giáo dục cũng phải có những thay đổi
về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp dạy học. Trong Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng, một trong những nhiệm vụ và giải pháp lớn về giáo
dục được đề ra là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đổi mới cơ cấu,
tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa”. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của
người học. Đề cao tránh nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội” [3, tr. 58].
Trong trường phổ thông môn Toán có vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay nó càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng hơn, là một
thành phần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông của con người mới.
Thứ ba: Giúp hình thành và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng
cho học sinh.
Dạy học Toán theo hướng liên hệ với thực tiễn sẽ góp phần làm rõ câu
hỏi học Toán để làm gì của học sinh, cho học sinh thấy được mối quan hệ
17
biện chứng giữa Toán học và thực tiễn: Toán học bắt nguồn từ thực tiễn và
quay trở về phục vụ thực tiễn.
Lịch sử đã chứng minh rằng, Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn, chính
sự phát triển của thực tiễn đã có tác động lớn đến Toán học. Thực tiễn là cơ
sở để nảy sinh, phát triển và hoàn thiện các lí thuyết toán học.
Ví dụ như: số tự nhiên ra đời do nhu cầu đếm đồ vật, hình học xuất hiện
do nhu cầu đo đạc lại ruộng đất sau những trận lũ lụt bên bờ sông Nil (Ai
Cập), hay lượng giác dùng để đo các khoảng cách không đến được, tích phân
để tính diện tích, thể tích …
Thứ tư: Giúp rèn luyện và phát triển các năng lực trí tuệ.
Trong giờ học Toán gắn với thực tiễn đòi hỏi học sinh phải sử dụng các
năng lực trí tuệ cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, để tìm
tòi, phát hiện ra kiến thức mới.
Thứ năm: Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. Đồng thời phát
hiện, phát triển và bồi dưỡng năng lực ứng dụng toán học của học sinh, góp
phần tạo cơ sở để học sinh học tiếp hoặc đi vào cuộc sống.
Để giảm bớt sự trừu tượng và tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trong
quá trình học tập, giáo viên nên quan tâm đến việc liên hệ với thực tiễn. Xem
việc tăng cường liên hệ với thực tiễn là phương tiện để truyền thụ tri thức, rèn
luyện kỹ năng, bồi dưỡng ý thức và năng lực ứng dụng Toán học.
Thế giới đã bước vào kỉ nguyên kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Giáo dục, với chức năng chuẩn
bị lực lượng lao động cho xã hội, chắc chắn phải có những sự chuyển biến to
lớn tương ứng với tình hình. Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 được
UNESCO thành lập 1993 do Jacques Delors lãnh đạo, nhằm hỗ trợ các nước
trong việc tìm tòi cách thức tốt nhất để kiến tạo lại nền giáo dục của mình vì
sự phát triển bền vững của con người. Năm 1996, Hội đồng đã xuất bản ấn
18
phẩm: Học tập một kho báu tiềm ẩn, trong đó có xác định “Học tập suốt đời”
được dựa trên “bốn trụ” cột là: Học để biết, Học để làm; Học để chung sống
với nhau; Học để làm người. “Học để làm” được coi là “không chỉ liên quan
đến việc nắm được những kĩ năng mà phải biết ứng dụng kiến thức”. Trong
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng nêu rõ: một trong những
nhiệm vụ và giải pháp lớn về giáo dục được đề ra là:“Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện. Đổi mới cơ cấu, tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và
học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy trí sáng tạo,
khả năng vận dụng, thực hành của người học. Đề cao trách nhiệm của nhà
trường và xã hội”.
Trong trường phổ thông môn Toán có vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay nó càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng hơn, là
một phần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông của con người mới.
1.3. Vấn đề liên hệ toán học với thực tiễn trong sách giáo khoa hình học ở
trung học phổ thông hiện nay
Sách giáo khoa hiện nay đã có nhiều thay đổi, đã có những quan tâm
nhất định về liên hệ toán với thực tiễn, tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức độ nêu
ra ngắn gọn, chưa có sự phân tích để thấy được ứng dụng của toán học trong
thực tiễn. Cụ thể:
1.3.1. Sách giáo khoa Hình học 10
a. Trong chương I: Vectơ
- Trong 1, có liên hệ vectơ với chuyển động của tàu thủy (trang 4), liên hệ
vectơ với lực kéo một khúc gỗ đi ngược dòng (trang 8).
19
- Trong 2, có liên hệ quy tắc hình bình hành với lực kéo một vật theo hai
hướng khác nhau (trang 14).
b. Trong chương II: Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng
- Trong , có liên hệ định lí cosin trong tam giác để đo khoảng cách giữa hai
chiếc tàu (trang 54), liên hệ định lí sin trong tam giác để đo chiều cao của
ngọn núi (trang 56).
- Bài tập 17, 22, 37, 38 (trang 65, 67).
c. Trong chương III: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
- Trong , phần mở đầu (trang 96 – 97).
- Trong bài đọc thêm (trang 125).
1.3.2. Sách giáo khoa Hình học 11
a. Trong chương I: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
- Trong , bài toán 2 (trang 7).
- Trong , phần áp dụng (trang 12).
- Trong , mục có thể em chưa biết (trang 21).
b. Trong chương II: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ
song song
- Trong , mục 4 (trang 46)
b. Trong chương III: Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc
- Trong , mục em có biết (trang 110).
20
1.3.3. Sách giáo khoa Hình học 12
a. Trong chương I: Khối đa diện và thể tích của chúng
- Trong , có hình ảnh của một em bé đối xứng qua gương, hình ảnh của
tháp Rùa đối xứng qua mặt nước.
b. Trong chương II: Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón
Trong toàn bộ chương không có sự liên hệ với thực tiễn.
c. Trong chương III: Phương pháp tọa độ trong không gian
Toàn bộ nội dung của chương này không có sự liên hệ toán học với
thực tiễn.
Như vậy có thể thấy rằng: sách giáo khoa toán hiện nay đã có những
thay đổi lớn về nội dung theo hướng tích cực và vấn đề gắn liền toán học với
thực tiễn đã có những quan tâm nhất định. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ, cần
phải có thêm nhiều bài học gắn với thực tiễn hơn nữa, để học sinh thấy được
vai trò của toán học đối với thực tiễn, đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng
toán học vào thực tiễn.
1.4. Tình hình dạy học môn toán theo hướng gắn với thực tiễn ở trung
học phổ thông
Việc dạy Toán trong nhà trường trung học phổ thông ở nước ta đã có
nhiều cải cách, nhưng nhìn chung vẫn loay hoay trong luồng tư duy cũ, thay
đổi một cách chắp vá, chương trình dạy học ở trường trung học phổ thông vẫn
còn nặng tính hàn lâm, ít liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Khi dậy học nhiều
giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức một cách thụ động, luyện
giải bài tập mà chưa quan tâm đến rèn luyện năng lực và nhân cách chuẩn bị
21
vào đời. Dạy học toán ở nước ta hiện nay có tình trạng: “Các giáo viên không
thường xuyên rèn luyện cho học sinh thực hiện những ứng dụng của toán học
vào thực tiễn. Học sinh thường phải đi tìm những mắt xích suy diễn phức tạp,
họ được rèn luyện thêm về tư duy kỹ thuật khi phải tìm những thủ thuật lắt léo
để giải những bài toán không mẫu mực. Nhưng những khía cạnh nhân văn
trong cuộc sống đời thường hay bị bỏ qua”. Hoặc “chuộng cách dậy nhồi
nhét, luyện trí nhớ, luyện mẹo vặt để dậy những bài toán oái oăm, giả tạo,
chẳng giúp được gì mấy để phát triển trí tuệ mà làm cho học sinh thêm xa rời
thực tế, mệt mỏi và chán nản”[39, tr.35 – 40]
Xảy ra tình trạng trên có thể do một số nguyên nhân sau:
1)
Thứ nhất: Do áp lực thi cử kết hợp với bệnh thành tích, hay suy nghĩ “học
sinh lớp 12 thì phải thi đỗ đại học” đã tồn tại và ăn sâu vào tiềm thức của hầu
hết mọi người. Mặt khác đề ra trong các kì thì hầu như không đề cập đến các
ứng dụng thực tiễn. Vì vậy mà giáo viên cũng như học sinh chỉ chú ý vào các
2)
nội dung có trong đề thi.
Thứ hai: Do sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
Sách giáo khoa hiện nay tuy đã thay đổi theo hướng gắn với thực tiễn
hơn, tuy nhiên số lượng còn rất ít, chưa sâu và không hấp dẫn. Sách giáo khoa
đã ít sách tham khảo càng hầu như không có, đa phần các sách tham khảo chỉ
là các dạng, chủ đề luyện thi đại học. Với sự liên hệ quá ít như vậy sẽ không
hình thành và rèn luyện cho học sinh ý thức vận dụng toán học và không làm
3)
rõ được vai trò của toán học đối với cuộc sống.
Thứ 3: Từ khi còn trên ghế giảng đường, những người giáo viên tương lai
cũng chỉ học toán một các bó hẹp, hàn lâm, thiếu hẳn vốn kiến thức về thực
4)
tiễn của Toán học.
Thứ 4: Hiện nay đã có một số giáo viên có ý thức trong việc liên hệ toán với
thực tiễn, nhưng số giờ liên hệ với thực tiễn còn hạn chế do thời gian một tiết
không đủ, hơn nữa muốn có một giờ học Toán liên hệ với thực tiễn đòi hỏi
giáo viên phải đầu tư tìm hiểu và soạn giáo án rất công phu.
22