Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.46 MB, 218 trang )
ven biển Sầm Sơn, Cà Ná ..., mỗi mẫu có vài hạt caxiterit. Theo tài liệu của
Viện Hải Dương học (Nha Trang) đã gặp caxiterit trong một số mẫu cát ở
trầm tích đáy biển nông vùng Thuận Hải, Phú Yên.... Tóm lại, cho đến nay
với các tài liệu điều tra, tìm kiếm, thăm dò cho phép khẳng định rằng trong
dải cát ven biển Việt Nam chứa nhiều khoáng vật quặng có giá trị công
nghiệp ở dạng sa khoáng. Đặc biệt trong các năm 1992-1994 vừa qua Cục
Địa chất Việt Nam đã tiến hành đề án nghiên cứu sa khoáng tại dải ven bờ
(đến độ sâu 30m nước). Kết quả đã phát hiện nhiều thể sa khoáng có triển
vọng về inmenit, zirconi, rutin, monazit, thiếc, vàng tại ven bờ các tỉnh
Trung Bộ.
Để tiếp tục điều tra nghiên cứu tiềm năng sa khoáng ven biển, cần
lưu ý một số điểm sau đây :
1. Trữ lượng quặng titan-zirconi-đất hiếm nêu ở đây chỉ là con số tính
riêng cho phần cát ven biển đang được lộ ra, chưa kể đến phần cát ven
biển đã bị phủ bởi lớp thổ nhưỡng (ruộng lúa, khoai mẫu ...). Trữ lượng
chắc sẽ được tăng lên khi thăm dò kỹ hơn (vì chiều dài thân quặng sẽ
được khống chế đầy đủ hơn).
2. Cần có đề án điều tra đánh giá khoáng vật nặng ở đáy vùng biển nông
đoạn bờ biển.
4.2. Tài nguyên sinh vật
Phù hợp với tính chất sinh vật biển nhiệt đới, tài nguyên sinh vật biển
Việt Nam rất đa dạng về thành phần với những đăc sản biển nhiệt đới.
Thực vật có các nguồn lợi rong biển, ngập mặn vùng triều cửa sông. Về
động vật, ngoài cá biển còn có các loài đặc sản bao gồm các loài trai, sò,
mực, tôm, hải sâm ..., các loài rùa biển, chim biển. Bên cạnh nguồn lợi hải
sản khai thác, các thuỷ vực nước lợ - mặn ven biển với điều kiện sinh thái
thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản, hàng năm có thể cho hàng chục
nghìn tấn sản phẩm.
4.2.1. Nguồn lợi rong biển
Trong tổng số 639 loài rong biển đã thống kê được hiện nay trong
vùng biển nước ta, có khoảng 90 loài (14%) có giá trị kinh tế, trong đó
ngành rong đỏ có tới 51 loài, tiếp đến là rong nâu 27 loài. Về giá trị sử
153
dụng, có thể chia thành các nhóm khác nhau.
Rong làm nguyên liệu công nghiệp có khoảng 24 loại, dùng chế biến
sản phẩm công nghiệp như: agar, alginat, carageenan, iốt v.v...
Rong làm dược liệu đã được phát hiện khoảng 18 loài có thể dùng làm
thuốc chữa các bệnh giun sán, điều tiết sinh sản, huyết áp, bướu cổ.
Rong thực phẩm có khoảng 30 loài, thuộc rong đỏ, rong lục.
Rong làm thức ăn gia súc có khoảng 10 loài, chủ yếu là rong nâu và
rong lục.
Rong làm phân bón gồm các loài rong có sản lượng cao (8 loài như rong
mơ, rong bún, rong lông cứng).
ở nước ta hiện nay có hai nhóm rong biển hiện đang được khai thác sử
dụng là
rong mơ (Sargassum) và rong câu (Gracilaria). Rong mơ là
nguyên liệu để điều chế alginat - sản phẩm. Hiện nay có khoảng 1.000 chế
phẩm ứng dụng khác nhau trong công nghiệp, y dược. ở vịnh Bắc Bộ có 25
loài rong mới đã được phát hiện, ở ven biển miền Nam có 35 loài. Trong
vùng biển cả nước đã phát hiện 49 loài rong mơ, trong đó 10-15 loài có sản
lượng tự nhiên lớn, có giá trị khai thác. ở miền Bắc, khu vực Quảng Ninh
có trữ lượng rong mơ rất lớn là 12.200 tấn, còn ở miền Nam khu vực từ Đà
Nẵng tới Thuận Hải có trữ lượng rong mơ lớn hơn cả là 20.000 tấn.
Rong câu là nguyên liệu để chế biến agar, sản phẩm có hơn 50 công
dụng khác nhau trong y học, Công ty thực phẩm và nhiều ngành công
nghiệp khác. ở vùng biển Việt Nam đã tìm thấy khoảng 19 loài. Các loài có
giá trị khai thác cao là các loài sống trong vùng nước lợ ven biển, trong các
đầm phá và đồng muối. Trữ lượng rong câu trong vùng biển nước ta
khoảng 7.000 - 9.700 tấn tươi, trong đó rong câu chỉ vàng (G. verrucosa)
khoảng 80%, các loài khác có rong câu thừng (G. chorda), rong câu cong
(G. arcuata), rong câu thắt (G. blodgettii), khoảng 20%. Khu vực Quảng
Ninh - Hải Phòng, riêng rong câu chỉ vàng trong đầm nước lợ (2.100 ha)
hàng năm cho sản lượng khoảng 3.000 tấn. Khu vực Bình Trị Thiên theo
số liệu trước đây hàng năm có thể khai thác 5.000 tấn.
Ngoài rong mơ, rong câu, ở nước ta còn sử dụng các loại rong khác
như rong cải biển (Ulva), rong mứt (Porphyra), rong đông (Hypnea), rong
154
giakasyn (Monortoma), rong cọc (Gigartina), rong thun thút (Catenella)
làm thực phẩm hữu cơ như rong bún, rong câu thường, rong câu giấy.
Một số loài rong biển làm thực phẩm hoặc dược liệu quí như rong
đại bò (Codium repens), rong guột chùm (Caulerpa racemosa), rong đá
cong (Gelidiella cerosa), rong chùm đẹp (Grateloupia livida), rong câu tấn
(Gracilaria edulis). rong câu chân vịt (G. eucheumoides), rong thun thút
(Catenella nipae), rong đông sao (Hypnea cornuta), hiện nay đang bị khai
thác mạnh mẽ, có nguy cơ giảm sản lượng, cần có biện pháp bảo vệ.
4.2.2 Nguồn lợi cá biển
Trong số 1.700 loài cá đã biết ở biển ven bờ Việt Nam có khoảng 210
loài có giá trị kinh tế, có sản lượng đánh bắt cao nhất (chưa kể đến cá vùng
nước sâu còn chưa biết được đầy đủ). Trong số này chỉ có khoảng 20 loài
có giá trị kinh tế cao (chiếm trên 1% tổng sản lượng). Nếu tính riêng từng
vùng biển thì chỉ có rất ít loài có sản lượng đạt tới hoặc vượt 20% tổng sản
lượng cả vùng. Trong mỗi mẻ lưới kéo thường đánh được 30-40 loài cá,
trong tổng sản lượng không có loài nào chiếm ưu thế tuyệt đối.
Các khu vực biển khác nhau có các nhóm loài có tỉ lệ sản lượng cao
khác nhau : ở vịnh Bắc Bộ các loài trong họ cá trích (Clupeidae) chiếm số
lượng chủ yếu của nhóm cá nổi gần bờ. Trong lưới kéo đáy có cá miễn
sành (Sparidae) chiếm tới 20,87%, cá nục (Carangidae) 19,79%, cá hồng
(Lutianidae) 9%. Vùng biển Trung Bộ, thành phần chính của cá kinh tế ở
đây là các loài cá nổi đại dương và gần bờ như cá ngừ chù (auxis thasari),
cá thu vạch (Cyubium comémoni), cá chuồn (exocoetidae), cá mục đỏ
(Decapterus kuroides), cá cơm. Theo kết quả lưới kéo đáy của tàu Liên Xô
(1979-1984) thì các loài trong họ cá mú (Seranidae) có sản lượng lớn.
Vùng biển Đông Nam Bộ có các loài trong họ cá mối (Synodidae) và cá
nục (Carangidae) chiếm tới 30-34%. Vùng biển Tây Nam Bộ, cá liệt
(leiognathidae) chiếm tỉ lệ cao nhất (trên dưới 30%), họ cá nục
(Casangidae) chiếm tới 18,7%, trong đó cá chỉ vàng (Selaroides leptolepis)
tới 10,6%, cà hồng 7.4% ; cá hồ (Trichiuridae), cá thu ngừ (Scombridae)
sản lượng có khi đạt tới 20-30% tổng sản lượng.
Dựa trên các kết quả điều tra thăm dò, cũng như qua thực tế khai
155
thác đã có thể xác định trong phạm vi vùng ven biển nước ta (từ kinh độ
1100 đông, vĩ độ 60 Bắc, về phía bờ Việt Nam ) có 12 bãi cá quan trọng ở
vùng ven bờ và 3 bãi cá trên các gò nổi vùng khơ (hình 29).
Các bãi cá chính có diện tích rộng, tương đối ổn định đều phân bố ở
vùng biển nông ven bời thuộc vịnh Bắc Bộ, biển Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ. Các bãi gò nổi vùng khơi mới được phát hiện trong thời gian gần đây.
Đã xác định được toạ độ, diện tích, độ sâu, năng suất bình quân, trữ lượng
và khả năng khai thác 20 nghìn tấn cá là : bãi cá Bạch Long Vĩ, bãi cá giữa
vịnh Bắc Bộ, Hòn Gió, Thuận An, Nam cù lao Thu. Các bãi cá khác chỉ đạt
5-10 nghìn tấn cá/năm. Các bãi gò nổi vùng khơi chỉ 2-3 nghìn tấn/năm.
Các bãi cá ở vùng biển phía nam (Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) và các
bãi cá ở vùng nước xa bờ sâu trên dưới 50m thường có năng suất ổn định,
có khả năng đánh bắt quanh năm, trong khi đó các bãi cá vùng nước nông
ven bờ (độ sâu trên dưới 20 m) vùng biển miền Bắc và miền Trung thường
chỉ có sản lượng đánh bắt cao vào vụ hè thu.
Dựa vào các kết quả điều tra phân bố sản lượng đánh bắt hiện có đã
có thể xây dựng bản độ phân bố theo mùa trên toàn vùng biển cho 12 loài
cá kinh tế quan trọng như cá nục, cá hồng, cá mối, cá lượng, cá bạc má, cá
chim, cá chỉ vàng ... làm cơ sở cho việc dự báo đánh bắt.
Sự biến động phân bố theo mùa các đàn cá trong vùng biển nước ta
phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ gió mùa. ở vịnh Bắc Bộ, mùa gió đông bắc
các đàn cá nổi và cá đáy di chuyển xuống các vùng nước sâu trên 50m. Các
đàn cá nổi đại dương cũng ra xa bờ. Sản lượng đánh bắt ở khu vực ven bờ
giảm hẳn xuống. Mùa gió tây nam, các đàn cá nổi ven bờ, cá nổi di cư đại
dương lại di chuyển vào vùng nước nông ven bờ, cửa sông, ven các đảo gần
bờ để đẻ. Sản lượng đánh bắt ở khu vực gần bờ tăng cao.
Hiện tượng di chuyển thẳng đứng ngày đêm của các đàn cá cũng đã
được khẳng định dựa vào sai khác thành phần sản lượng cá theo ngày đêm,
cũng như các tư liệu thu được nhờ máy dò thuỷ âm. Hiện tượng này đã tạo
nên chệnh lệch sản lượng của lưới kéo đáy ban ngày cao hơn ban đêm từ
12-24%, ở vịnh Bắc Bộ và từ 20-50% ở Đông Nam Bộ. Việc làm sáng tỏ các
quy luật di chuyển của các đàn cá trên đây trong vùng biển nước ta có ý
nghĩa quan trọng đối với việc cải tiến kỹ thuật, xác định mùa vụ khai thác
156
để nâng cao hiệu quả đánh bắt.
Hình 29. Sơ đồ phân bố các bãi cá khai thác chủ yếu trên Biển Đông Việt Nam
157
Trong Chương trình Biển 48B (1986-1990) đã sử dụng các số liệu
đánh bắt khảo sát trên toàn vùng biển từ 1984-1988 và tổng hợp tư liệu điều
tra trong 12 năm từ 1977-1988 để có được độ chính xác cao hơn. Trong
phương pháp tính trữ lượng cá nổi bằng kỹ thuật thuỷ âm đã có kết quả
thực nghiệm tính hệ số phản hồi âm đối với một số loài cá trong điều kiện
biển nước ta để có hệ số thích hợp. Trong phương pháp tính trữ lượng cá
đáy theo diện tích, đã có những bổ sung cơ bản về tần số đánh bắt và hệ số
đánh bắt, dựa trên số liệu khai thác thực tế vùng biển nước ta. Ngoài ra,
còn áp dụng phương pháp quy đổi các tàu đánh bắt khác nhau ra đơn vị
tàu chuẩn, nhờ vậy đã sử dụng được nhiều nguồn tư liệu khác nhau và do
đó đảm bảo độ tin cậy cao hơn. Nhờ vậy đã xác định được tổng trữ lượng
cá biển Việt Nam là 2.770.000 tấn (lấy số tròn), trong đó cá đáy (chưa tính
vùng biển sâu) là 1.030.000 tấn và cá nổi là 1.730.000m tấn. Ngoài ra, còn
có nguồn lợi cá vùng gò nổi ngoài khơi Đà Nẵng, Qui Nhơn, Phan Thiết,
Côn Sơn ở độ sâu 200-300 m trữ lượng ước tính 10.000 tấn, bao gồm chủ
yếu cá thu hồ và cá đỏ môi (hình 30).
Tính toán phân bố trữ lượng cá biển theo các vùng biển cho thấy trữ
lượng lớn nhất tập trung ở vùng biển Đông nam Bộ, chiếm tới 44% tổng trữ
lượng 1.222.300 tấn) ; các vùng biển khác (Vịnh Bắc Bộ, miền Trung và
Tây nam Bộ) chỉ chiếm từ 16-20 % tổng trữ lượng. Sự phân bố trữ lượng
cá đáy cũng có hình ảnh tương tự, với vùng biển đông Nam Bộ chiếm tới
68% tổng trữ lượng cá đáy, biển miền Trung và vịnh Bắc Bộ chỉ 6-7%. Sự
phân bố trữ lượng cá nổi có khác : tuy vùng biển Đông Nam Bộ có trữ
lượng cá nổi, song các vùng biển khác, đặc biệt là biển miền Trung, có trữ
lượng cá nổi không quá ít, chiếm khoảng 18-28% tổng trữ lượng cá nổi
(300.000 - 500.000 tấn).
Khả năng khai thác cá biển hợp lý, tương ứng với cách tính toán phù
hợp với đặc điểm sinh học cá biển và kỹ thuật đánh bắt ở nước ta hiện nay
được xác định là 1.105.000 tấn, trong đó khả năng khai thác cá nổi khoảng
694.000 tấn và cá đáy 411.000 tấn. Vùng biển Đông Nam Bộ có khả năng
khai thác lớn nhất (488.000 tấn), chiếm tới 44% trong vùng biển nước ta.
khả năng khai thác cá ở vùng gò nổi khoảng 2.500 tấn.
Trong tính toán trữ lượng cá biển Việt Nam cho tới nay còn tồn tại việc
158
đánh giá nguồn lợi nhóm cá tầng mặt di cư từ vùng khơi Biển Đông vào vùng
biển Việt Nam theo mùa (cá thu, cá ngừ, cá chuồn ...) do điều kiện kỹ thuật
còn chưa tiến hành được đầy đủ, vì vậy cần được lưu ý trong đánh giá chung
cũng như có biện pháp giải quyết trong thời gian tới.
Bảng 4.2: Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở Biển Đông nước ta
(Bùi Đình Chung, Phạm Ngọc Đẳng và nnk, 1994)
TT
1
2
3
4
Vùng biển
Vịnh Bắc Bộ
(nửa tây)
Miền Trung
Đông Nam
Bộ
Tây Nam Bộ
Loại cá
Cá nổi
Cá đáy
Cá nổi
Cá đáy
Cá nổi
Cá đáy
Cá nổi
Cá đáy
Trữ lượng
Khả năng khai thác
Tấn
%
Tấn
%
390.000
48.409
----------438.409
83,3
16,8
--------100,0
156.000
31.364
----------198.364
83,0
17,0
---------100,0
500.000
61.646
----------561.646
89.0
11.0
--------100.0
200.000
24.658
-----------226.659
89.0
11.0
---------100.0
524.000
698.307
----------1.222.307
42.9
57.1
-------100.0
209.600
279.323
---------488.923
42.9
57.1
------100.0
316.000
190.679
---------506.679
62.0
39.0
------100.0
126.000
76.272
---------202.272
62.0
38.0
------100.0
5
Gò nổi
Cá nổi
10.000
100.0
2.500
100.0
6
Tổng cộng
Cá nổi
Cá đáy
1.740.000
1.029.041
-----------2.769.041
63.0
37.0
------100.0
671.100
411.617
-----------1.108.717
62.8
37.2
------100.0
Tỷ lệ
%
16,9
23.3
44.1
18.3
0.4
100.0
159
Về tình hình biến động nguồn lợi cá biển Việt Nam, phân tích chuỗi số
liệu trong 12 năm (1977-1988) về năng suất đánh bắt cá biển ở các vùng biển,
về tỉ lệ thành phần đánh bắt đối với trên 50 loài cá kinh tế chính, cho thấy xu
hướng biến động năng suất hàng năm của toàn vùng biển là khá lớn, nhưng để
khẳng định xu hướng tăng hay giảm trên toàn vùng biển còn cần được tiếp tục
theo dõi. Tuy nhiên, so sánh tỉ lệ thành phần cá đánh bắt được bằng lưới kéo
đáy sơ bộ đã có thể thấy tỉ lệ cá kinh tế quan trọng như cá hồng, cá phèn, cá
nục, trong những năm 50 thường chiếm tới 5%, cho tới nay đã giảm đi rõ rệt,
trong khi đó, thành phần cá tạp lại tăng lên . Có thể coi đây như những dấu
hiệu báo động nguồn lợi cá biển nước ta, cần được chú ý nghiên cứu để có
được kết luận đầy đủ hơn.
4.2.3 Nguồn lợi tôm biển
Thành phần loài tôm biển nước ta đa dạng, cho tới nay đã biết 101
loài thuộc 34 giống của 11 họ (một số loài còn chưa thu được mẫu vật).
Trong số này họ tôm he (Penaeidae) có số loài lớn nhất (75 loài), ấu trùng
tôm trứng (Pandalidae) có 10 loài, tôm hùm (Palinuridae) có 9 loài, tôm vỏ
(Scyllaridac) có 5 loài, tôm rồng (Homaridae) có 5 loài có giá trị kinh tế và
xuất khẩu gồm khoảng 50 loài. Đó là chưa kể tôm moi (Sergestidae) có sản
lượng lớn, song chưa có giá trị xuất khẩu.
Đa số các loài tôm biển nước ta có phân bố rộng hoặc hẹp trong vùng
nhiệt đới ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Một số ít loài ở vùng biển sâu có
phân bố cả ở Đại Tây Dương - Địa Trung Hải. Số loài địa p;hương hiện chỉ
thấy trong vùng biển Việt Nam không nhiều (7 loài). Về phân bố theo độ
sâu, có thể phân biệt các nhóm sau :
1. Nhóm phân bố gần bờ chủ yếu tập trung ở độ sâu 0-50m. Nhóm này bao
gồm phần lớn các loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu quan trọng như
tôm he (Penaeus mergiensis, P. indicus), tôm rằn (P. Semisulcatus), tôm
sú (Pmonodon), tôm nướng (P. orientalis), tôm rảo (P. ensis), tôm vàng
(P. joyneri), tôm hùm (Panulirus), tôm vỗ (Thenus orientalis).
2. Nhóm phân bố xa bờ : hay gặp ở độ sâu từ 50-200m, cũng là các loài có
giá trị kinh tế quan trọng trong nghề cá xa bờ như tôm he nhật (P.
japonicus).
3. Nhóm phân bố biển sâu : gồm các loài chỉ găp ở vùng biển sâu 140160
380m hoặc sâu hơn. Đây là những đối tượng khai thác của nghề cá vùng
khơi trong tương lai, nhất là các loài tôm he, tôm rồng, tôm vồ biển sâu.
Theo đặc tính thích ứng sinh thái, có thể phân biệt các nhóm sau
đây.
1. Nhóm rộng muối : thích ứng rộng muối, sinh sống ở nơi có biên độ dao
động độ muối lớn, độ trong tháp ở vùng cửa sông. Đại diện nhóm này là
tôm rảo.
161
Hình 30. Phân bố năng suất sản lượng (kg/h)
162
2. Nhóm hẹp muối : thích ứng hẹp muối, giai đoạn ấu trùng có thể sinh
sống ở vùng cửa sông độ mặn thấp, song trưởng thành phải sống ở nơi
có độ muối cao xa bờ. Trong nhóm này có thể kể các loài tôm he, tôm
rồng, tôm vồ phổ biến trong khai thác.
3. Nhóm rạn đá : sống nơi có độ mặn cao, có rạn đá, hang ngầm, rạn san
hô ... làm nơi cư trú. Nhóm này bao gồm nhiều loài tôm hùm, tôm vồ
sống ở ven bờ hay vùng biển sâu.
Sản lượng tôm phân bố không đều, sai khác giữa hai vùng biển phía
bắc và phía nam. Vùng biển Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh Minh Hải và Kiên
Giang chiếm tới trên 80% sản lượng cả nước. Năng suất đánh bắt tôm cũng
thay đổi theo khu vực biển và theo mùa mưa và mùa khô. Các loài tôm
phân bố dọc ven biển từ bắc xuống nam, trong số này có thể kể các bãi tôm
quan trọng nhất, có sản lượng lớn.
Vùng biển vịnh Bắc Bộ : Bãi Miếu (Quảng Ninh), bãi vịnh Bái Tử
Long, bãi Cát Bà, bãi Ba Lạt, bãi Hòn Ne - Lạch Ghép - Lạch Quèn
(Thanh hoá).
Vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ, bãi Hòn Thu, bãi Nam Vũng
Tàu, bãi cửa sông Cửu Long.
Vùng biển Tây Nam Bộ : bãi Tây Bắc Phú Quốc, bãi Đông Anh - Nam
Du, Bãi Ông Đốc - Hòn Chuối.
Đa số các bãi tôm ở độ sâu không lớn (không kể tôm vồ , tôm rồng ở
độ sâu lớn) từ bờ tới 30-40m, tôm tập trung nhiều hơn cả ở độ sâu 3-4m tới
20m thuận lợi cho việc đánh bắt.
Các số liệu thống kê sản lượng tôm đánh bắt hàng năm ở nước ta còn
chưa thật đầy đủ. Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu hiện có, có thể ước tính
sản lượng tôm đã khai thác hàng năm ở biển nước ta bình quân 27.000 33.000 tấn tôm các loại, thấp nhất là 24.800 tấn, cao nhất 44.000 tấn. Mức
độ khai thác hiện nay so với khả năng khai thác nguồn lợi tôm biển ở vùng
gần bờ, các khu vực biển cũng khác nhau. ở ven biển phía tây vịnh Bắc Bộ,
trong thời kỳ 1977-1983 mức độ khai thác, chỉ đạt 23,1% khả năng cho
163