Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.52 KB, 47 trang )
Báo cáo thực tập sư phạm 1
đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện
vọng của các em. Đồng thời, người giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách
của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức,
nhân cách của học sinh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa tập thể
học sinh với các tổ chức – xã hội trong và ngoài trường, là
người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Họ còn là người dẫn dắt, tổ chức cho
học sinh tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của
học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý. Họ phản ánh trung thành mọi
nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường, với các
giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, với cộng đồng và với các đoàn thể xã hội
khác.
Thời gian được chủ nhiệm lớp 10A1 tuy không nhiều chỉ trong vòng 2 tuần
nhưng dưới sự hướng dẫn của thầy giáo chủ nhiệm Mai Xuân Mãi, tôi đã học hỏi
được nhiều điều và đó là hành trang quý báu sẽ phục vụ cho ngành nghề trong tương
lai của mình. Tôi nhận ra được rằng, một người giáo viên không chỉ có công tác giảng
dạy mà công tác chủ nhiệm cũng có một vị trí quan trọng không kém.
Người giáo viên cần có một trái tim yêu nghề, yêu trẻ. Nắm bắt đặc điểm tình hình
lớp học để đưa ra những kế hoạch hoạt động cho phù hợp, giúp lớp tiến bộ hơn.
Phải dạy trẻ ở mọi nơi, mọi lúc, tạo cho các em có không khí học tập thoải mái, nhẹ
nhàng mà hiệu quả.
Muốn chủ nhiệm thành công phải:
- Nắm vững đặc điểm tình hình học sinh, hoàn cảnh sống, nơi ở, cá tính, trình
độ học vấn, năng lực, sở trường, để có biện pháp giáo dục đúng.
- Phải nắm đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để có phương pháp giáo dục thích hợp.
- Phải tạo điều kiện cho học sinh tham gia các phong trào: TDTT, văn nghệ,…
và các hoạt động vui chơi bổ ích khác để thu hút các em học sinh vui thích đến
trường.
- Dùng tình cảm thầy trò để giáo dục các em học sinh cá biệt, theo dõi uốn nắn
sửa chữa kịp thời, thường xuyên liên lạc với gia đình để kết hợp giáo dục.
Trong thực tế khi đứng lớp tuỳ theo từng trường hợp, từng đối tượng học sinh… Mà
tìm cách giải quyết sao cho hợp tình hợp lý. Không chỉ vậy, dù thế nào đi nữa giáo
viên phải hết lòng thương yêu, chăm sóc giúp đỡ học sinh. Giáo viên phải gương mẫu
trong mọi hoạt động như người ta thường nói “Thầy với trò như hình với bóng, hình
có ngay thì bóng mới thẳng”
Ý kiến nhận xét của cán bộ đánh giá:
……………………………………………………........................................
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
33
Báo cáo thực tập sư phạm 1
………………………………………………………….
……………………………………………………........................................
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….Điểm số:
Bằng số……….Bằng chữ:……………………………………………...
(thang điểm 10 với 1 số lẻ thập phân)
Họ và tên, chữ ký của cán bộ đánh giá
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
34
Báo cáo thực tập sư phạm 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
TÌM HIỂU
VÀ DỰ GIỜ MẪU VỀ CÔNG TÁC DẠY HỌC
Kiến tập tại : Trường THPT Phan Đình Phùng
GVHD : Lương Thị Thúy Anh
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
Lớp : Đại học sư phạm Toán K55
TÌM HIỂU VÀ DỰ GIỜ HOẠT ĐỘNG MẪU VỀ CÔNG TÁC
DẠY HỌC
SƠ YẾU LÍ LỊCH
1.Họ và tên sinh viên: Phan Thị Thanh Nhàn
+ Ngày sinh : 06 / 12 / 1994
+ Chuyên ngành đào tạo : Đại học Sư Phạm Toán
+ Lớp : Đại học Sư Phạm Toán Khóa K55
+ Khoa : Khoa Học Tự Nhiên
+ Trường : Đại Học Quảng Bình
+ Hệ Đào Tạo : Đại Học Chính Quy
+ Khóa đào tạo : 2013-2017
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
35
Báo cáo thực tập sư phạm 1
+ Thực tập chủ nhiệm lớp : 10A1
+ Trường thực tập : THPT Phan Đình Phùng
Địa chỉ : Phường Nam Lý – Thành Phố Đông Hới - Tỉnh Quảng Bình
2.Nhiệm vụ được giao
+ Nội dung báo cáo: Tìm hiểu và dự hoạt động mẫu về công tác dạy học
+ Giáo viên hướng dẫn: Cô Lương Thị Thúy Anh
+ Thực tập dự giờ: Lớp 10D2 và 12D1
+ Thời gian: Từ ngày 05/10/2015 đến ngày 18/10/2015
+ Ngày dự: 14/10/2015 và 16/10/2015
NỘI DUNG
PHẦN I. NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI NGHE BÁO CÁO CHUNG VỀ
CÔNG TÁC DẠY
Dạy và học là hai hoạt động cơ bản , quan trọng nhất của trường THPT. Có thể nói
chất lượng dạy học là thước đo đánh giá hoạt động giáo dục của một nhà trường, thậm
chí nó còn đánh giá thực chất công tác xã hội hoá giáo dục và mặt bằng dân trí của
một địa phương trong giai đoạn nhất định.
Vì vậy nâng cao chất lượng dạy học và việc cần thiết, trong đó người giáo viên
giữ vai trò trung tâm và là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên làm được việc này phải đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu của một tập thể
sư phạm, sự vận dụng các nguyên lí dạy học, kết hợp với các phương pháp giáo dục
mới có thể đem lại kết quả cao được.
I.
Chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động cơ bản của công tác dạy học.
1. Chức năng
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của bậc học THPT
- Hình thành và phát triển những khả năng trí tuệ, thao tác tư duy , rèn luyện các
kĩ năng cơ bản cho học sinh
- Giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển đức dục, trí dục, mĩ dục,…
góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
2. Nhiệm vụ
- Trước hết phải tìm hiểu học sinh của lớp mình giảng dạy. Xem học lực của các
em như thế nào để có các phương pháp dạy phù hợp.
- Tìm hiểu về phương tiện dạy học có ở trường để đưa vào quá trình dạy học.
- Chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp.
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
36
Báo cáo thực tập sư phạm 1
- Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức khoa học phổ thông cơ bản, hiện
đại phù hợp với thực tiễn của đất nước vì tự nhiên, xã hội và nhân văn. Đồng
thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng kĩ xảo tương ứng.
- Tổ chức điều khiển học sinh phát phát triển năng lực tí tuệ, đặc biệt là năng lực
tư duy sáng tạo.
- Giáo dục để hình thành thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói
riêng và phát triển nhân cách nói chung cho học sinh.
Các chức năng và nhiệm vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động biện chứng
cho nhau cùng phát triển để hướng tới tạo ra sản phẩm của quá trình dạy học (nhân
cách học sinh).
3. Hoạt động cơ bản của công tác dạy học
Gồm có hoạt động trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp.
- Hoạt động trong giờ lên lớp được thông qua bằng việc dạy các môn học bắt
buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do bộ trưởng bộ GDĐT đã ban hành.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về
khoa học, văn học nghệ thuật,…
II.
Tổ chức, đánh giá, kiểm tra, chấm bài sử dụng sổ điểm
1. Tổ chức đánh giá học sinh
a. Đánh giá về hạnh kiểm
* Các căn cứ đánh giá:
- Căn cứ vào biểu hiện cụ thể, thái độ và hành vi đạo đức, ứng xử trong các mối
quan hệ như thầy cô, bạn bè, xã hội, … tham gia các buổi lao động, hoạt động
tập thể.
- Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội
dung dạy học môn giáo dục công dân quy định trong chương trình.
* Xếp loại hạnh kiểm: tốt, khá, trung bình ,yếu.
b. Đánh giá về học lực
* Căn cứ để đánh giá xếp loại.
- Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong kế
hoạch giáo dục cấp THPT.
- Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
* Xếp loại học lực (5 loại) : giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
c. Lên lớp hoặc không lên lớp
* Có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
- Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên.
- Nghỉ học không quá 45 buổi học trong một năm ( có phép hoặc không có phép,
nghỉ một lần hoặc nhiều lần cộng lại)
37
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn