1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

5 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 105 trang )


14



Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

Cổ phầ cơ điện lạnh Bách Khoa.

1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu sơ cấp là thu thập các số liệu thực tế và mới nhất từ

các phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán của

công ty nhằm cung cấp thông tin về tình hình doanh thu , chi phí để tổng hợp

và phân tích số liệu.

Thu thập dữ liệu thứ cấp là thu thập các tài liêu, các thông tin có sẵn

trong các sách báo, tạo chí và các kết quả nghiên cứu từ các năm trước liên

quan đến đề tài nghiên cứu để phục vụ cho phần tổng quan của đề tài.

Phương pháp phỏng vấn: Để có thể thu thập được dữ liệu phục vụ cho

quá trình nghiên cứu, phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng ,và nhân viên kế

toán bằng những câu hỏi như sau: mô hình tỏ chức bộ máy kế toán có phù

hợp với công ty hay không? Sử dụng chế độ kế toán nào…

Phương pháp quan sát: trong quá trình thực tập, tham gia hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty, việc quan sát là rất cần thiết và chiếm tỷ trọng

lớn trong các phương pháp. Quan sát các công việc, từng bước, khâu thực

hiện khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì kế toán của công ty đã làm gì. Bộ

phận kế toán có cập nhật ngay chứng từ vào phần mềm kế toán hay không?,

xử lý nghiệp vụ kế toán như thế nào, hạch toán nghiệp vụ như thế nào… Quan

sát xem kế toán lập và luân chuyển chứng từ như thế nào, lập các báo cáo tài

chính ra sao, vào sổ sách như thế nào…

Phương pháp tự nghiên cứu tài liệu: Đây là bước đầu tiên của quá trình

nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu , chi phí tại công ty . Qua phương

pháp nghiên cứu tài liệu này, sẽ giúp cho việc tìm hiểu tốt hơn về thực trạng



15



hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và thực trạng kế toán

doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng .

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Các nguồn số liệu, thông tin thu thập vẫn còn rời rạc, nên để đáp ứng được



yêu cầu của đề tài, cần phải tổng hợp chính xác các nguồn số liệu này. Sử

dụng nhiều cách để xử lý số liệu như: dùng máy tính cá nhân để tính toán,

chạy số liệu trên excel để tính toán và phân tích các chỉ số tài chính liên quan.

Các số liệu sau khi được xử lý sẽ được chọn lọc để đưa vào đề tài một cách

chính xác, khoa học, đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất.

Dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể đưa vào các số liệu đã được xử lý, đối

chiếu, so sánh số liệu giữa các năm từ đó so sánh và phân tích biến động của

sự vật hiện tượng tìm ra nguyên nhân, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết vì vậy

cần số liệu chính xác, đầy đủ và kịp thờ, tìm ra ưu nhược điểm trong công tác

kế toán nhằm tìm ra nguyên nhân đồng thời đề xuất một số giải pháp để hoàn

thiện công tác kế toán doanh thu , chi phí và xác định kết quả kinh doanh .



16



CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU

– CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại

2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục

đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng

hoá đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm thu được lợi nhuận.

Các doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong mọi lĩnh vực đều có chung

những nhiệm vụ là thực hiện đầy đủ cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch

vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo

nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi; bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh

doanh; bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã

hội; chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực

hiện các nghĩ vụ đối với nhà nước.

2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm cơ bản sau:

Hoạt động: kinh tế cơ bản của doanh nghiệp thương mại là lưu chuyển hàng

hóa. Thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa một cách chuyên nghiệp, các doanh

nghiệp thương mại tổ chức quá trình lưu thông một cách hợp lý, nhanh chóng, đảm

bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Hàng hóa: trong doanh nghiệp được hình thành chủ yếu qua việc mua ngoài

với mục đích để bán. Doanh nghiệp thương mại đóng vai trò trung gian giữa một

bên là sản xuất và một bên là tiêu dùng sản phẩm. Trong quả trình trao đổi hàng hóa

này, doanh nghiệp thương mại thực hiện phân loại, chọn lọc, đóng gói...góp phần

hoàn thiện về sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.



17



Phương thức lưu chuyển hàng hóa: bao gồm việc bán buôn và bán lẻ. Bán

buôn là bán hàng hóa cho người kinh doanh trung gian mà không bán trực tiếp cho

người tiêu dùng cuối cùng. Bán lẻ là bán thẳng cho người tiêu dùng cuối cùng. Bán

buôn và bán lẻ được thực hiện theo nhiều hình thức: bán thẳng, bán trực tiếp, bán

qua kho và gửi bán đại lý.

Tổ chức kinh doanh: có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức công

ty bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty xúc tiến thương mại...

Sự vận động của hàng hóa: trong kinh doanh thương mại không giống nhau

tùy thuộc vào ngành hàng và nguồn hàng. Theo tính chất thương phẩm kết hợp với

đặc trưng kỹ thuật thì hàng hóa được chia theo từng ngành hàng, trong từng ngành

hàng chia thành nhiều nhóm hàng. Tùy thuộc theo từng loại hàng mà lựa chọn cách

luân chuyển qua kho hay giao bán thẳng.

2.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán doanh thu - chi phí và xác định kết quả kinh

doanh

2.2.1



Nhiệm vụ của kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh.

Các loại hàng hóa trong một doanh nghiệp xét chung là khá phong phú vì thế

nhiệm vụ của kế toán là cần phải nắm rõ các loại mặt hàng, đáp ứng yêu cầu về

quản lý hàng hóa, xác định kết quả và phân phối kết quả của các hoạt động. Để

hoàn thành yêu cầu đó, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến

động của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá

trị.

Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu và

giảm trừ doanh thu, các khoản chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, đồng

thời theo dõi, đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.

Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình

hình thực hiện từng nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt

động



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

×