Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.24 KB, 79 trang )
Giai cấp nông dân:
- Là giai cấp đại diện cho nền sản xuất nhỏ, phân tán,
năng suất lao động thấp, không có hệ tư tưởng độc lập
mà phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã
hội.
- Mặt khác, trong một nước nông nghiệp họ là lực
lượng CT-XH đông đảo, một lực lượng cách mạng to
lớn nhưng do đại diện cho nền sản xuất nhỏ nên không
tự giải phóng được mình, họ có nhu cầu liên minh với
một người bạn đồng minh để hướng dẫn, lãnh đạo và
giúp họ được giải phóng.
Tầng lớp trí thức:
- gồm những người lao động trí óc phức tạp và sáng
tạo…Sản phẩm lao động của họ quyết định đến sự
phát triển của xã hội cả về vật chất và tinh thần. Họ
không có phương thức sản xuất riêng, nên cũng không
có hệ tư tưởng riêng. Trí thức mang hệ tư tưởng của
giai cấp lãnh đạo xã hội.
- Ở Việt Nam họ xuất thân từ nông dân, công nhân và
các tầng lớp lao động khác nên có mối liên hệ gần gũi
với các giai tầng xã hội. Họ có nhiều đóng góp trong
cách mạng giải phóng dân tộc, là lực lượng cơ bản
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách mạng
khoa học và công nghệ, trí thức có vai trò đặc biệt quan
trọng.
• Nội dung cơ bản của liên minh giữa công nhân với
nông dân và trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Nguyên tắc cơ bản nhất của liên minh là: kết hợp
đúng đắn các lợi ích CT-VH-KT-XH giữa các giai
tầng. Lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản là
thống nhất với lợi ích các giai tầng lao động nên
quan hệ với các giai tầng xã hội là quan hệ hợp tác,
đấu tranh trong nội bộ nhân dân vì mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH.
• Nội dung chính trị của liên minh:
Nhu cầu lợi ích chính trị của công nhân, nông dân, trí
thức và cả dân tộc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.
Nguyên tắc về chính trị của liên minh là do Đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo.
• Nội dung kinh tế của liên minh: nội dung cơ bản, trọng
tâm quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật của liên
minh. Đây là sự kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của
các giai tầng xã hội. Trong thời ký quá độ nội dung kinh
tế thể hiện:
Xác định đúng đắn thực trạng tiềm năng kinh tế của đất
nước, từ đó xây dựng cơ cấu “công – nông nghiệp – dịch
vụ” phù hợp, nhằm tạo môi trường gắn bó giữa các giai
tầng xã hội.
Tập trung vào “công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn” gắn nông, lâm, ngư
nghiệp với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy
sản. Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu.
Từng bước hình thành quan hệ sản xuất XHCN, đa
dạng hóa các hình thức hợp tác kinh tế, phát triển
hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại,
dịch vụ ở nông thôn
• Vai trò của nhà nước đối với nông dân thông qua chính
sách phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ các vùng gặp nhiều
khó khăn.
• Đối với trí thức, nhà nước cần hoàn chỉnh, đổi mới chính
sách có liên quan đến sở hữu trí tuệ. Đồng thời đổi mới cả
đào tạo, sử dụng lẫn đãi ngộ…nhằm phát huy những tiềm
năng các nhà khoa học đầu đàn, cán bộ khoa học..tăng
cường hợp tác khoa học trong nuớc và quốc tế.
• Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh:
“Tăng trưởng kinh tế phải trên cơ sở gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.” Đó là sự thể hiện
tính ưu việt của CNXH, tất cả vì con người, cho con
người.
Liên minh về văn hóa xã hội gắn liền vấn đề xóa đói giảm
nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,
không để việc thất nghiệp trở thành gánh nặng của xã hội.
Giải quyết tốt chế độ chính sách cho người có công với cách
mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ…góp phần tích cực vào
công tác giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống cho các thế
hệ sau.