Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.36 KB, 29 trang )
Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
1.3. Đặc điểm kinh doanh khách sạn
1.3.1 Sản phẩm của kinh doanh khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm của khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản
phẩm dịch vụ được quyết định bởi cơ sở vật chất kĩ thuật và nhân viên phục vụ.
Muốn nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn phải thường xuyên đổi mới trang
thiết bị, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên về nghiệp vụ, văn hóa
ứng xử, ngoại ngữ để nâng cao chất lượng phục vụ khách.
1.3.2 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hiệu quả kinh doanh
cao và thời gian hoàn trả vốn nhanh
Muốn kinh doanh khách sạn cần có một lượng vốn đầu tư lớn, từ vốn đầu
tư xây dựng, sửa chữa, đổi mới trang thiết bị kĩ thuật với số lượng lớn
Tuy đầu tư kinh doanh khách sạn với lượng vốn khá lớn song hiệu quả
kinh doanh khách sạn thường cao. Trong điều kiện bình thường, tỉ suất lợi nhuận
trên doanh thu trên dưới 10% và sinh lời trên đồng vốn từ 0,12-0,15. Nghĩa là
thời gian hoàn trả vốn từ 8-10 năm. Vì vậy các nhà đầu tư thường hướng vào
kinh doanh khách sạn nói riêng và kinh doanh du lịch nói chung.
1.3.3 Lực lượng lao động trực tiếp làm trong khách sạn lớn, đa dạng về cơ
cấu ngành nghề
Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính phục vụ và sự phục vụ này phải
trực tiếp có sự tham gia của cả nhân viên khách sạn và khách hàng. Hay nói
cách khác, hoạt động kinh doanh khách sạn không thể cơ giới hóa được, mà chủ
yếu sử dụng lao động thủ công. Vì vậy, kinh doanh khách sạn sử dụng lao động
khá lớn, thời gian phục vụ khách là 24h/7 ngày. Do phải sử dụng một lượng lớn
lao động làm việc trực tiếp trong khách sạn nên chi phí kinh doanh khách sạn
khá lớn. Để giải quyết vấn đề chi phí kinh doanh, đặc biệt chi phí nhân lực mà
không ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ thì cần phải có đội ngũ nhân viên phục
vụ chuyên nghiệp, vừa giảm được số lượng nhân viên vừa đảm bảo chất lượng
dịch vụ khách sạn.
1.3.4 Đối tượng phục vụ của khách sạn đa dạng
Đối tượng phục vụ của khách sạn phong phú, đa dạng về quốc tịch, độ tuổi, giới
tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp
SV: Lê Thế Thành
4
MSV: 11D06362N
Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
1.3.5 Các bộ phận trong khách sạn hoạt động tương đối độc lập nhưng có
mối quan hệ gắn bó với nhau để phục vụ khách với chất lượng tốt nhất
Để thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh và mục tiêu chiến lược
kinh doanh, khách sạn hình thành cơ cấu tổ chức, kinh doanh theo hướng
chuyên môn hóa từng bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhiệm một chi tiết theo quy
trình đã định sẵn.
Đặc điểm này vừa đảm bảo tính chuyên môn hóa theo công việc, vừa đảm
bảo tính phối hợp chặt chẽ trong quá trình phục vụ khách với chất lượng tốt
nhất.
1.3.6 Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của nhân tố mang
tính qui luật
Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh khách sạn cũng chịu
chi phối của các qui luật như: qui luật tự nhiên, tâm lí con người, kinh tế xã
hội… Các qui luật này đều có sự tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hoạt
động kinh doanh khách sạn. Các nhà kinh doanh khách sạn cần phải nhận biết,
nghiên cứu sự biến động của qui luật để phát huy các tác động có lợi, đồng thời
hạn chế các tác động có hại nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất
1.4.Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn
1.4.1 Ý nghĩa kinh tế
Kinh doanh khách sạn tăng thu nhập quốc dân cho các vùng và các quốc
gia, đồng thời làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, không những giải quyết được việc làm
cho người lao động trực tiếp trong ngành kinh doanh khách sạn mà còn giải
quyết số lượng lớn về việc làm gián tiếp cho người lao động trong các ngành
liên quan
Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn về cơ sở vật chất, đòi hỏi
phải thu hút được nguồn vốn lớn từ đầu tư nước ngoài . Hiện nay kinh tế mở
cửa, giao lưu kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn, vì vậy mà kinh doanh khách sạn
phát triển để góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước .
Việc khách quốc tế đến lưu trú ở khách sạn có ý nghĩa trong việc phát
triển kinh doanh khách sạn thực hiện xuất khẩu tại chỗ và góp phần thực hiện
SV: Lê Thế Thành
5
MSV: 11D06362N
Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
chiến lược xuất khẩu của đất nước . Xuất khẩu tại chỗ của khách sạn hiệu quả
hơn xuất khẩu ra nước ngoài , vì giá cả xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ tại chỗ theo
giá quốc tế . Trong khi đó , xuất khẩu tại chỗ giảm nhiều khoản chi phí như chi
phí kiểm nghiệm , chi phí bao gói , chi phí hải quan ... đặc biệt hàng thủ công
mỹ nghệ tăng thu ngoại tệ cho đất nước .
Khai thác nguồn tài nguyên là tiền đề phát triển ngành du lịch và là một
yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế của khách sạn . Tài nguyên du lịch càng
phong phú và đa dạng thì càng hấp dẫn được khách du lịch trong và ngoài nước
Kinh doanh khách sạn sử dụng các sản phẩm của các ngành kinh doanh
khác như công nghệ thông tin, xây dựng… Phát triển kinh doanh khách sạn cũng
chính là tạo điều kiện để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tăng thu nhập
quốc dân, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, kinh doanh khách sạn là một phần không thể thiếu trong
ngành du lịch và mang lại hiệu quả cao cho ngành du lịch.
1.4.2 Ý nghĩa xã hội
Kinh doanh khách sạn tạo điều kiện cho giao lưu, hợp tác giữa con người,
không chỉ bó hẹp trong vùng, quốc gia mà còn lan rộng ra phạm vi toàn cầu
Kinh doanh khách sạn tạo điều kiện cho sự giao thoa văn hóa, chính trị,
xã hội giữa các quốc gia
Phát triển kinh doanh khách sạn thu hút khối lượng lớn lao động vào làm
ở khách sạn, góp phần tăng thu nhập cho người lao động
II/ Cơ sở lí luận về nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
trong kinh doanh khách sạn
2.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí
lực. Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu
nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v.. Trí lực là nguồn tiềm tàng
to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin,
nhân cách v.v..
SV: Lê Thế Thành
6
MSV: 11D06362N
Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
Khái niệm quản lý nguồn nhân lực: là các vấn đề liên quan đến con người
trong doanh nghiệp: hoạch định cung cầu, tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí sử dụng,
đào tạo và phát triển, đãi ngộ và xử lí các mối quan hệ về lao động
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu nhân lực của khách sạn hay nói cách
khác là nguồn lực con người trong kinh doanh khách sạn là tập hợp những
người lao động với những khả năng khác nhau, có vai trò khác nhau và được
liên kết lại với nhau theo mục tiêu chung của khách sạn.
2.2. Phân loại nhân lực trong khách sạn
2.2.1 Căn cứ vào hình thức lao động
Lao động quản lí
Lao động chuyên môn
2.2.2 Căn cứ vào tính chất lao động
Lao động trực tiếp: lễ tân, phục vụ buồng, bar…
Lao động gián tiếp: kế toán, nhân sự…
2.2.3 Căn cứ vào chuyên môn
Nhân viên lễ tân
Nhân viên phục vụ buồng
2.3. Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực nhằm đặt hiệu quả cao nhất vs chi phí thấp nhất và nguồn nhân lực là
bộ phận quan trọng của quá trình kinh doanh. Do đó có thể rút ra khái niệm:
“Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là phạm trù kinh tế, phản ánh kết quả sử
dụng nguồn nhân lực trong quá trình kinh doanh nhằm đạt hiệu quả với năng
suất lao động cao nhất, chi phí thấp nhất và lợi nhuận sau thuế cao nhất.
2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực trong kinh doanh khách sạn
2.4.1 Nhân tố chủ quan
Qui mô của khách sạn: Quy mô của khách sạn càng lớn thì số lượng nhân
viên càng nhiều, các dịch vụ cung cấp cho khách càng phong phú thì công việc
chuyên môn càng đa dạng và tính chuyên môn càng cao. Do đó đòi hỏi công tác
quản trị nguồn nhân lực đặt ra ngày càng khó khăn hơn.
SV: Lê Thế Thành
7
MSV: 11D06362N