1. Trang chủ >
  2. Kinh Doanh - Tiếp Thị >
  3. Quản trị kinh doanh >

II/ Cơ sở lí luận về nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.36 KB, 29 trang )


Luận văn tốt nghiệp



Khoa du lịch



Khái niệm quản lý nguồn nhân lực: là các vấn đề liên quan đến con người

trong doanh nghiệp: hoạch định cung cầu, tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí sử dụng,

đào tạo và phát triển, đãi ngộ và xử lí các mối quan hệ về lao động

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu nhân lực của khách sạn hay nói cách

khác là nguồn lực con người trong kinh doanh khách sạn là tập hợp những

người lao động với những khả năng khác nhau, có vai trò khác nhau và được

liên kết lại với nhau theo mục tiêu chung của khách sạn.

2.2. Phân loại nhân lực trong khách sạn

2.2.1 Căn cứ vào hình thức lao động

Lao động quản lí

Lao động chuyên môn

2.2.2 Căn cứ vào tính chất lao động

Lao động trực tiếp: lễ tân, phục vụ buồng, bar…

Lao động gián tiếp: kế toán, nhân sự…

2.2.3 Căn cứ vào chuyên môn

Nhân viên lễ tân

Nhân viên phục vụ buồng

2.3. Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các

nguồn lực nhằm đặt hiệu quả cao nhất vs chi phí thấp nhất và nguồn nhân lực là

bộ phận quan trọng của quá trình kinh doanh. Do đó có thể rút ra khái niệm:

“Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là phạm trù kinh tế, phản ánh kết quả sử

dụng nguồn nhân lực trong quá trình kinh doanh nhằm đạt hiệu quả với năng

suất lao động cao nhất, chi phí thấp nhất và lợi nhuận sau thuế cao nhất.

2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân

lực trong kinh doanh khách sạn

2.4.1 Nhân tố chủ quan

Qui mô của khách sạn: Quy mô của khách sạn càng lớn thì số lượng nhân

viên càng nhiều, các dịch vụ cung cấp cho khách càng phong phú thì công việc

chuyên môn càng đa dạng và tính chuyên môn càng cao. Do đó đòi hỏi công tác

quản trị nguồn nhân lực đặt ra ngày càng khó khăn hơn.

SV: Lê Thế Thành



7

MSV: 11D06362N



Luận văn tốt nghiệp



Khoa du lịch



Trình độ quản lí của cán bộ: Ngoài đội ngũ nhân viên trực tiếp ra chất

lượng phục vụ còn chịu tác động rất lớn của đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Để quản

lí được khách sạn ngoài kiến thức chuyên môn ra người quản lí còn phải biết tổ

chức một doanh nghiệ , sắp xếp nhân viên để họ làm đúng việc và làm việc đúng

nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cao nhất.

Cơ sở vật chất: Để cạnh tranh trong việc thu hút khách thì ban quản trị

khách sạn phải tìm cách nâng cao cơ sở vật chất kèm theo chất lượng phục vụ

của đội ngũ nhân viên trong khách sạn. Bởi nếu nhân viên phục vụ trực tiếp có

trình độ nghiệp vụ vững vàng , nắm bắt rõ mọi trang thiết bị dịch vụ , kỹ thuật

trong khách sạn thì sẽ đem lại cho khách sự hài lòng , thoả mãn khi sử dụng các

dịch vụ trong khách sạn.

Đội ngũ lao động, mối quan hệ giữa các bộ phận: Các bộ phận trong

khách sạn trao đổi cho nhau số lượng khách, tình trạng phòng…để thiết lập mối

quan hệ chặt chẽ trong hệ thống quản lí, đồng thời đội ngũ lao động với chuyên

môn, nghiệp vụ tốt sẽ đảm bảo chất lượng phục vụ khách tốt nhất.

2.4.2 Nhân tố khách quan

Pháp luật nhà nước: Nhà nước ta đã ban hành bộ luật lao động với những

điều luật nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động trong tất cả

các ngành , lĩnh vực kinh doanh. Tất cả các quy định trong bộ luật lao động là

hàng rào pháp lý để mọi loại hình doanh nghiệp điều chỉnh công tác tổ chức ,

quản lý và sử dụng lao động . Vì vậy việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

trong khách sạn thì nhà quản lí phải đảm bảo cho người lao động được hưởng

đầy đủ các chính sách của nhà nước như chính sách về lương, bảo hiểm...

Mức độ phát triển của địa phương: Do khách sạn chủ yếu được xây dựng

ở những nơi có tài nguyên du lịch nên phải sử dụng yếu tố đầu vào ở nơi đó,

trong đó có nguồn lực con người. Xuất phát từ đặc điểm và thực tế của hoạt

động kinh doanh khách sạn, có thể thấy đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ tới

công tác quản lý và sử dụng nhân lực trong khách sạn. Do đặc điểm này nên đòi

hỏi các nhà kinh doanh khách sạn phải tính đến các yếu tố: tâm lý , phong tục

tập quán, trình độ học vấn... và đặc biệt là nguồn nhân lực trên địa bàn mà khách

sạn đặt trụ sở. Từ đó gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng

nguồn nhân lực của các nhà quản trị trong khách sạn từ khâu tuyển dụng, bố trí

sắp xếp đến khen thưởng kỉ luật nhân viên trong khách sạn

SV: Lê Thế Thành



8

MSV: 11D06362N



Luận văn tốt nghiệp



Khoa du lịch



Tính thời vụ trong du lịch: Vào mùa cao điểm số lượng khách đông thì

cần huy động một lượng lớn nhân viên để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của

khách, nâng cao chất lượng sản phẩm, khách sạn phải tuyển thêm nhân viên thời

vụ. Ngược lại vào không phải mùa du lịch cao điểm mà vẫn duy trì số lượng

nhân viên như cũ thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh bởi vì chi

phí cho nhân công lớn . Để khắc phục tình trạng trên, khách sạn phải có các biện

pháp quản lý và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý và khoa học

Khách du lịch: Đối tượng phục vụ của khách sạn rất đa dạng, vì vậy, để

biết được khách hàng cảm nhận ra sao về chất lượng phục vụ của khách sạn thì

nhân viên nhất thiết phải thăm dò ý kiến của khách. Mọi nhân viên đều phải đặt

vị trí của mình vào vị trí của khách để tìm hiểu chất lượng của khách sạn mình

đã tốt hay chưa , cần khắc phục những gì

Đối thủ cạnh tranh: Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong

những năm gần đây kèm theo số lượng khách sạn tăng lên nhanh chóng chính là

nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách sạn.

Thị trường mục tiêu: Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải xác định thị

trường mục tiêu khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Trong lĩnh vực hoạt động

kinh doanh khách sạn cũng vậy, các nhà quản lí phải xác định được thị trường

mục tiêu của khách sạn là gì, đối tượng phục vụ là ai để có chiến lược phục vụ

tốt nhất.

2.5. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh

doanh khách sạn

Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, các nhà quản lí đã sử dụng

một số chỉ tiêu:

- Năng suất lao động: năng suất lao động càng cao thì hiệu quả sử dụng nguồn

nhân lực càng lớn với công thức: w = M/ ( M là tổng doanh thu, là số lao động

bình quân). Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực còn được thể hiện ở số lợi nhuận

sau thuế bình quân một người lao động , công thức : Lq = Lst/ (Lst là lợi nhuận

sau thuế, là số lao động bình quân)

- Môi trường làm việc: với chiến lược tạo môi trường làm việc an toàn, hiệu quả,

cạnh tranh lành mạnh, đây là một mặt phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn nhân

lực.

Từ những tiêu chí trên cho ta thấy: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

được xác định bằng tiêu chí năng suất lao động và lợi nhuận bình quân đầu

SV: Lê Thế Thành



9

MSV: 11D06362N



Luận văn tốt nghiệp



Khoa du lịch



người, trong đó năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả sử

dụng nguồn nhân lực. Doanh nghiệp nào có năng suất lao động cao là sử dụng

nguồn nhân lực có hiệu quả.

- Năng suất lao động và tiền lương bình quân:

Nói đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh không thể

không nói đến mối quan hệ tương hỗ giữa năng suất lao động và tiền lương bình

quân. Tăng năng suất lao động thể hiện lợi ích của chủ doanh nghiệp, còn tăng

tiền lương bình quân là lợi ích của người lao động. Năng suất lao động có tăng

thì lương bình quân mới tăng. Ngược lại, lương bình quân tăng là động lực cơ

bản kích thích người lao động làm việc hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng

suất lao động cho doanh nghiệp.

2.6. Ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh

khách sạn

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thực chất là nâng cao trình độ,

năng lực về mọi mặt của mỗi con người trong công việc và các quan hệ của họ

trong khách sạn.

Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh có

những ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh

nghiệp và cá nhân người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

xuất phát từ sự kết hợp hài hòa giữa 3 lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích doanh

nghiệp và lợi ích người lao động. Nó tạo ra sức mạnh để thực hiện có hiệu quả

mục tiêu của doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Đối với người lao động: hiệu quả lao động là động lực cơ bản thúc đẩy

tinh thần của người lao động để họ phát huy tối đa năng lực, trí tuệ, sức lao động

của mình. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đồng nghĩa với việc nâng

cao mức sống cả về vật chất và tinh thần cho chính người lao động vì nó chính

là cơ sở tăng lương, thưởng cho người lao động

Đối với doanh nghiệp: nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là cơ sở

để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, nó cũng là căn cứ cơ bản và chính xác để

doanh nghiệp đánh giá lại công tác sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

mình. Từ đó doanh nghiệp sẽ rút ra được cách thức tuyển chọn, bố trí sử dụng

lao động hợp lí và hiệu quả. Đây chính là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp.



SV: Lê Thế Thành



10

MSV: 11D06362N



Luận văn tốt nghiệp



Khoa du lịch



Đối với nền kinh tế quốc gia: mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế của

một quốc gia, việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

góp phần phát triển, nâng cao trình độ cũng như hiệu quả sử dụng nguồn nhân

lực cho quốc gia đó. Khi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao thì

quan hệ sản xuất càng hoàn thiện. Đây là nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế

của đất nước.

2.7. Quản trị nhân lực:

- Hoạch định nhu cầu nhân lực:

+ Số lượng

+ Trình độ, năng lực (chất lượng) lao động

- Tuyển chọn nhân lực (theo yêu cầu công việc đã hoạch định)

- Bố trí, sắp xếp lao động (phải hợp lí theo nhu cầu công việc và năng lực của

từng người)

- Đào tạo, phát triển nhân lực:

+ Đào tạo tại nơi làm việc

+ Đào tạo ngoài nơi làm việc

- Tạo động lực cho người lao động:

+ Khuyến khích về vật chất (lương, thưởng, quỹ phúc lợi)

+ Khuyến khích về tinh thần (tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo cơ hội

thăng tiến…)



SV: Lê Thế Thành



11

MSV: 11D06362N



Luận văn tốt nghiệp



Khoa du lịch



CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ HIỆU

QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN CELIA HÀ NỘI

I/ Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Celia Hà Nội

Tên khách sạn: Celia Hotel Hanoi

Địa chỉ: 39-41 Hàng Gà, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: + 84 4 6299 5666

Fax: + 84 4 6299 5888

Email: info@celiahotelhanoi.com

Website: www.celiahotelhanoi.com



Khách sạn Celia Hà Nội được xây dựng năm 2011 và đi vào hoạt động

tháng 10 năm 2011

Khách sạn Celia Hà Nội tọa lạc tại 39- 41, phố Hàng Gà, quận Hoàn

Kiếm, Hà Nội. Khách sạn nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội gần những danh

lam nổi tiếng như: hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân, Nhà hát lớn, khu phố cổ

II/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Celia Hà Nội

2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Celia Hà Nội



SV: Lê Thế Thành



12

MSV: 11D06362N



Luận văn tốt nghiệp



Khoa du lịch



Giám đốc



Bộ phận lễ

tân



Nhân

viên lễ

tân



Nhân

viên

bell



Bộ phận

nhà hàng



Nhân

viên

bar



SV: Lê Thế Thành



Nhân

viên

bếp,

bàn



Bộ phận

buồng



Nhân

viên

dọn

buồng



Nhân

viên

vệ

sinh

công

cộng



Bộ phận

marketing



Bộ phận

bảo vệ



Các

nhân

viên



Các

nhân

viên



MSV: 11D06362N

15



Bộ phận kĩ

thuật



Các

nhân

viên



Bộ phận kế

toán



Các nhân

viên



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

×