1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 112 trang )


21



các doanh nghiệp bởi vì mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp chính là tối đa hóa

lợi nhuận. Thông tin lợi nhuận cũng là cơ sở cho những quyết định quan trọng cho

cả nhà quản lý và nhà đầu tƣ nhƣ đánh giá khả năng sinh lời, dòng tiền của doanh

nghiệp trong tƣơng lai, khả năng phát triển... Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có

mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu. Do đó, nhiều khả năng nhà quản lý hay

ngƣời lập thông tin sẽ tác động để điều chỉnh chỉ tiêu này.

Mối quan hệ giữa tình trạng thông tin bất cân xứng và hành vi quản trị lợi

nhuận đã đƣợc nhiều nghiên cứu khẳng định nhƣ: Dye (1988) cho rằng sự tồn tại

tình trạng thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và cổ đông là điều kiện cho hành

vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý bóp méo TTKT trên BCTC. Schipper (1989)

cũng đƣa ra một kết luận tƣơng tự nhƣ vậy. Trong khi đó, Richardson (1998) thì cho

rằng tình trạng thông tin bất cân xứng càng tăng lên thì hành vi quản trị lợi nhuận

càng cao dẫn đến chất lƣợng TTKT càng giảm. Do đó, trong điều kiện thông tin bất

cân xứng giữa nhà quản lý và các cổ đông, ngƣời làm thông tin và ngƣời sử dụng

thông tin, trong đó các cổ đông hay ngƣời sử dụng bên ngoài luôn ở tình trạng thiếu

thông tin hơn đây là điều kiện để nhà quản lý thực hiện hành vi điều chỉnh lợi

nhuận.

2.1.2. Lý thuyết ủy quyền

Theo Jensen và Meckling (1976) đƣa ra mối quan hệ ủy quyền đƣợc xem nhƣ

là một hợp đồng giữa hai bên gồm: một hay nhiều cá nhân (bên ủy quyền –

Principal(s)) cam kết với một bên là cá nhân khác (bên đại diện – Agents) để thay

mặt bên ủy quyền thực hiện một số công việc nào đó bao gồm cả việc ủy quyền ra

quyết định kinh tế cho bên đại diện.

Trong mô hình công ty cổ phần, bên ủy quyền chính là chủ sở hữu của công ty

tức là các cổ đông. Bên đại diện là nhà quản lý công ty. Các cổ đông thuê các nhà

quản lý công ty để họ thay mặt các cổ đông thực hiện việc đề ra các quyết định kinh

tế nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động,

nhà quản lý có thể đƣa ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân

họ hơn là lợi ích của các cổ đông. Cùng với quá trình hoạt động, nhà quản lý thƣờng



22



có xu hƣớng quên đi lợi ích của cổ đông khi họ có thể đạt mức lợi nhuận nào đó

(Jensen và Meckling, 1976).

Nhà quản lý thƣờng có kiến thức chuyên môn hơn các cổ đông vì họ có

chuyên môn về quản lý và thực hiện những hoạt động kinh doanh hằng ngày tại

công ty. Kiến thức của nhà quản lý càng cao họ càng có hành vi ảnh hƣởng đến lợi

ích của các cổ đông một khi các hoạt động giám sát không hữu hiệu (Miller and

Sardais, 2011). Do đó, cần phải thiết lập hệ thống giám sát thích hợp để bảo vệ các

cổ đông trong việc giảm thiểu xung đột lợi ích giữa hai bên, qua đó đòi hỏi nhà

quản lý phải cung cấp BCTC đảm bảo chất lƣợng.

Mối quan hệ giữa lý thuyết ủy quyền với chất lƣợng thông tin trên BCTC.

Từ lý thuyết ủy quyền, ta thấy có hai giả thuyết: sự xung đột về mục tiêu giữa

chủ sở hữu và nhà quản lý, Nhà quản lý có thông tin nhiều hơn chủ sở hữu. Điều

này dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý.

Hành vi của nhà quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu của họ trong vốn của công

ty. Tỷ lệ trong vốn chủ sở hữu có thể sẽ ảnh hƣởng đến việc nhà quản lý có thể hành

động không vì lợi ích của các cổ đông. Jensen và Meckling (1976) cho rằng khi nhà

quản lý sở hữu toàn bộ công ty thì nhà quản lý sẽ đƣa ra những quyết định nhằm tối

đa lợi ích của họ, cũng có nghĩa là tối đa hóa lợi ích của công ty. Tuy nhiên, khi

phần vốn của họ có tỷ lệ càng nhỏ thì quyền lợi của họ trong kết quả của công ty sẽ

càng giảm dần và họ sẽ có xu hƣớng muốn nhận đƣợc khoản thù lao lớn hơn. Trong

khi đó, cả hai bên ủy quyền và bên đại diện đều muốn tối đa lợi ích của mình và họ

có những mục tiêu khác nhau để đạt đƣợc điều này. Trong đó, việc xử lý thông tin

kế toán của nhà quản lý sẽ giúp họ có đƣợc những khoản lợi ích tùy theo mục tiêu

của họ.



23



2.2. Chất lƣợng thông tin kế toán

2.2.1. Chất lƣợng

Về chất lƣợng có rất nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, ISO 9000:2005, đã đƣa ra định

nghĩa “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn

có”.

Chất lƣợng có một số đặc trƣng cơ bản sau:

- Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng. Nếu nhƣ một

dịch vụ hay sản phẩm nào đó không đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng thì bị

coi là kém chất lƣợng, cho dù trình độ tạo ra sản phẩm đó có thể hiện đại. Đánh giá

chất lƣợng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm của ngƣời tiêu dùng

- Chất lượng là sự phù hợp với các nhu cầu khác nhau. Khi đánh giá

chất lƣợng của một đối tƣợng, ta cần xét đến mọi đặc tính của đối tƣợng có liên

quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Cùng một mục đích sử dụng nhƣ nhau,

sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lƣợng cao hơn.

- Chất lượng được tiêu chuẩn hóa cụ thể. Một số chất lƣợng của các đối

tƣợng đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng.

Theo Juran, chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu. Theo Crosby, chất lượng là

sự phù hợp với các yêu cầu.

Nhƣ vậy, chất lƣợng của một đối tƣợng nào đó đƣợc xác định thông qua việc

đối tƣợng đó có thỏa mãn đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng, các đặc tính của nó phù

hợp với nhu cầu cụ thể và chất lƣợng phải đƣợc tiêu chuẩn hóa rõ ràng.

2.2.2. Chất lƣợng thông tin

Theo Wikipedia (en.wikipedia.org): Chất lƣợng thông tin là thuật ngữ mô tả

chất lượng của các thành phần trong hệ thống thông tin, sự phù hợp với yêu cầu

của người sử dụng thông tin. Chất lƣợng thông tin thƣờng đƣợc hiểu là thƣớc đo về

giá trị thông tin cung cấp cho ngƣời sửdụng.

Wang (1996), chất lƣợng thông tin đƣợc khẳng định các mặt cơ bản là: Tính

nội tại của chất lƣợng thông tin gồm: Tính chính xác, tính khách quan, độ tin cậy và



24



uy tín cung cấp thông tin; Chất lƣợng thông tin trong tình huống cụ thể gồm: Sự

phù hợp, giá trị gia tăng, kịp thời, đầy đủ; Tính đại diện của chất lƣợng thông tin

gồm: Sự dễ hiểu, biểu mẫu quy định, tính phổ thông, có thể so sánh đƣợc; Khả năng

tiếp cận thông tin gồm: Khả năng tiếp cận thông tin, tính bảo mật thông tin.

Nguyễn Tố Tâm (2013), chất lƣợng thông tin đảm bảo các đặc trƣng của chất

lƣợng là: thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng các nhu cầu khác nhau và đƣợc tiêu chuẩn hóa.

Các tiêu chuẩn hóa của chất lƣợng thông tin thƣờng giúp đáp ứng các nhu cầu khác

nhau, nhƣ độ tin cậy, tính khách quan, tính kịp thời, sự phù hợp, tính dễ hiểu, có thể

so sánh của thông tin. Trong đó, độ tin cậy đƣợc coi là tiêu chuẩn quan trọng của

chất lƣợng thông tin. Bên cạnh đó căn cứ vào đặc trƣng của thông tin,chất lƣợng

thông tin phải đƣợc lƣợng hóa phù hợp với đặc tính của thông tin và kiểm soát

thông tin để đảm bảo chất lƣợng thông tin từ nơi phát thông tin tới nơi nhận thông

tin.

Nhƣ vậy, chất lƣợng thông tin đảm bảo các đặc trƣng cơ bản của chất lƣợng

mà tác giả Nguyễn Tố Tâm đã trình bày là: thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng các nhu cầu

khác nhau và đƣợc tiêu chuẩn hóa. Nhƣ độ tin cậy, tính khách quan, tính kịp thời,

sự phù hợp, tính dễ hiểu, có thể so sánh của thông tin. Căn cứ vào đặc trƣng của

thông tin,chất lƣợng thông tin phải đƣợc lƣợng hóa phù hợp với đặc tính của thông

tin và kiểm soát thông tin để đảm bảo chất lƣợng thông tin từ nơi phát thông tin tới

nơi nhận thông tin.

2.2.3. Chất lƣợng thông tin kế toán

2.2.3.1. Chất lƣợng thông tin kế toán theo quan điểm của chuẩn mực kế toán

quốc tế

Theo IASB (2010) thì thông tin trên BCTC phải đảm bảo hữu ích cho ngƣời

sử dụng. Để đạt đƣợc điều này, thông tin trên BCTC cần phải thỏa mãn các đặc tính

chất lƣợng, bao gồm hai đặc tính chất lƣợng cơ bản và bốn đặc tính chất lƣợng bổ

sung. Các đặc tính chất lƣợng cơ bản gồm: thích hợp và trình bày trung thực. Các

đặc tính chất lƣợng bổ sung gốm: có thể so sánh đƣợc, có thể kiểm chứng, kịp thời



25



và có thể hiểu đƣợc. Những đặc tính này giúp tăng cƣờng tính hữu ích của những

thông tin đã đƣợc xác định là thích hợp và trình bày trung thực.

 Các đặc tính chất lƣợng cơ bản:

 Thích hợp

Thông tin tài chính thích hợp có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định

của ngƣời sử dụng. Thông tin có thể làm thay đổi một quyết định, kể cả khi một số

ngƣời sử dụng chọn cách không tận dụng đến nó hoặc đã biết thông tin đó thông

qua nguồn khác. Thông tin có thể làm thay đổi quyết định nếu nó có giá trị dự đoán,

giá trị khẳng định hoặc là cả hai.

 Trình bày trung thực

BCTC trình bày những hiện tƣợng kinh tế bằng các từ ngữ và số liệu. để đạt

đƣợc tính hữu ích hay chất lƣợng, thông tin tài chính không chỉ thể hiện những hiện

tƣợng có tính thích hợp mà nó còn phải thể hiện một cách trung thực các hiện tƣợng

mà nó có ý định thể hiện. Để thông tin trình bày trung thực, thông tin cần phải có

đƣợc ba đặc tính sau: đầy đủ, trung lập và không sai sót. Trên thực tế, việc thể hiện

thông tin một cách hoàn toàn trung thực rất khó có thể đạt đƣợc. Mục tiêu của IASB

là tối đa hóa những đặc tính chất lƣợng này đến mức có thể.

 Các đặc tính chất lƣợng bổ sung:

Các đặc tính chất lƣợng bổ sung của BCTC nhƣ có thể so sánh, có thể kiểm

chứng, kịp thời và có thể hiểu đƣợc, giúp tăng cƣờng tính hữu ích của những thông

tin đã đƣợc xác định là thích hợp và trình bày trung thực.

 Có thể so sánh

Thông tin BCTC sẽ hữu ích cho ngƣời sử dụng nếu thông tin đó có thể so sánh

với so với chính thông tin của tổ chức đó trong khoảng thời gian khác nhau hoặc so

sánh thông tin của tổ chức này với các tổ chức khác trong cùng thời kỳ. Tính có thể

so sánh giúp ngƣời đọc thông tin có thể xác định đƣợc và hiểu đƣợc những điểm

giống và khác giữa các khoản mục. Để thông tin có thể so sánh đƣợc, nhƣng thông

tin giống nhau phải đƣợc trình bày giống nhau và những thông tin khác nhau thì

phải đƣợc trình bày khác nhau. Việc trình bày các thông tin khác nhau một cách



26



giống nhau không làm tăng tính có thể so sánh đƣợc của thông tin. Ở một mức độ

nào đó, tính có thể so sánh đƣợc cũng có thể đạt đƣợc khi các chỉ tiêu chất lƣợng cơ

bản đƣợc thỏa mãn.

 Có thể kiểm chứng được

Tính có thể kiểm chứng bảo đảm cho ngƣời sử dụng rằng thông tin thể hiện

một cách trung thực hiện tƣợng kinh tế mà nó trình bày. Có thể kiểm chứng đƣợc có

nghĩa là những ngƣời quan sát độc lập và có kiến thức khác nhau vẫn đạt đƣợc sự

thống nhất là thông tin đƣợc trình bày trung thực, mặc dù ý kiến không nhất thiết

phải giống nhau một cách tuyệt đối. Các thông tin định lƣợng không nhất thiết chỉ

có một giá trị mới có thể kiểm chứng đƣợc. Các khoảng giá trị và các khả năng có

liên quan cũng có thể kiểm chứng đƣợc.

 Kịp thời

Kịp thời có nghĩa là thông tin cần phải đến với ngƣời sử dụng thông tin một

cách kịp thời điểm và phải là thông tin đƣợc cập nhật mới nhất so với hiện tại. Nhìn

chung, thông tin càng cũ nó càng thiếu tính hữu ích. Tuy nhiên, một số thông tin có

thể tiếp tục có tính kịp thời trong thời gian dài sau khi niên độ kế toán kết thúc, bởi

vì một số ngƣời sử dụng cần xác định và đánh giá xu hƣớng.

 Có thể hiểu được

BCTC đƣợc lập dành cho những ngƣời có kiện thức trung bình về hoạt động

kinh doanh và kinh tế. Đôi khi, ngƣời sử dụng thông tin cho dù có kiên thức và cẩn

trọng thì vẫn có thể cần đến hỗ trợ từ nhà tƣ vấn chuyên nghiệp đối với những thông

tin về các hiện tƣợng kinh tế phức tạp. Bởi vì, có một số hiện tƣợng kinh tế bản thân

nó phức tạp và không thể hiểu đƣợc một cách dễ dàng nhƣng không thể loại bỏ các

thông tin này vì nó sẽ làm BCTC không còn hoàn chỉnh và có thể sẽ gây ra hiểu

nhầm.

Theo IASB, các đặc tính chất lƣợng bổ sung nên đƣợc tối đa hóa đến mức có

thể. Tuy nhiên, việc này sẽ không làm cho thông tin trở nên hữu ích nếu nhƣ nó đáp

ứng hai đặc tính chất lƣợng cơ bản.



27



2.2.3.2. Chất lƣợng thông tin kế toán theo quan điểm của hội đồng chuẩn mực

kế toán tài chính Hoa Kỳ

Theo quan điểm của FASB, chất lƣợng của thông tin trên báo cáo tài chính

đƣợc chia làm 2 nhóm đặc điểm bao gồm: (1) Đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và

đáng tin cậy; và (2) nhóm các đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh đƣợc.

FASB cũng đƣa ra các hạn chế của chất lƣợng thông tin là vấn đề: cân nhắc chi phí

– hiệu quả; trọng yếu và thận trọng.

Thích hợp

Thông tin kế toán thích hợp là thông tin giúp ngƣời ra quyết định (ngƣời sử

dụng) có thể thay đổi quyết định của mình. Nó phải bao gồm:

- Có giá trị dự đoán hay đánh giá. Thông qua việc dự đoán hay đánh giá lại các

dự đoán trong quá khứ, ngƣời ra quyết định có thể thay đổi các tiên đoán trƣớc đó

và do đó có thể thay đổi quyết định của mình.

- Kịp thời. Kịp thời là một đặc tính hỗ trợ cho tính thích hợp của thông tin. Kịp

thời đƣợc hiểu là thông tin phải sẵn sàng cho ngƣời quyết định trƣớc khi thông tin

này bị mất khả năng ảnh hƣởng tới việc ra quyết định.

Đáng tin cậy

Thông tin kế toán đáng tin cậy là thông tin trình bày trung thực, không có sai

sót hoặc thiên lệch và trong phạm vi có khả năng kiểm chứng.

- Trình bày trung thực. Việc đánh giá để tạo thông tin và việc diễn đạt thông

tin kế toán phải phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày.

- Có thể kiểm chứng. Có thể kiểm chứng là khả năng đồng thuận giữa những

ngƣời đánh giá có đủ năng lực và độc lập để đảm bảo thông tin tài chính phù hợp

với với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày hoặc phƣơng pháp đánh giá tạo

thông tin không có sai sót hoặc thiên lệch.

- Trung lập hay khách quan. Yêu cầu thông tin phải khách quan, không đƣợc

thiên lệch để tạo ra một kết quả đã định trƣớc hay chịu ảnh hƣởng của một tác động

cá biệt nào đó nhằm tô vẽ hình ảnh thông tin để tác động lên quyết định theo một

hƣớng đặc biệt nào đó.



28



Khả năng so sánh đƣợc và nhất quán

- So sánh đƣợc: So sánh đƣợc là yêu cầu thông tin giúp ngƣời sử dụng có thể

nhận thấy sự khác biệt và tƣơng tự giữa hai hiện tƣợng kinh tế. Các hiện tƣợng

giống nhau phải đƣợc phản ánh giống nhau; các hiện tƣợng khác nhau phải đƣợc

phản ánh khác nhau.

- Nhất quán: Nhất quán đòi hỏi sự thống nhất giữa các kỳ báo cáo thông qua

việc không thay đổi thủ tục và chính sách kế toán. Khi cần áp dụng phƣơng pháp kế

toán mới, để đảm bảo khả năng so sánh đƣợc thì thông tin cần có thêm phần thuyết

minh giải trình thích hợp.

Các đặc điểm chất lƣợng trong nhiều tình huống không thể thực hiện đầy đủ.

FASB đƣa ra các hạn chế liên quan tới chất lƣợng thông tin, bao gồm:

Quan hệ chi phí – lợi ích. Lợi ích có đƣợc từ việc sử dụng thông tin cần đƣợc

xem xét trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó. Quan hệ lợi ích và

chi phí là giới hạn có ảnh hƣởng rộng tới chất lƣợng thông tin.

Trọng yếu. Trọng yếu là tầm quan trọng của việc bỏ sót hay trình bày sai

thông tin mà trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, sự sai sót này ảnh hƣởng tới

việc xét đoán làm thay đổi quyết định của ngƣời sử dụng thông tin đó.

Thận trọng. Là phản ứng thận trọng với các tình huống chƣa rõ ràng để đảm

bảo các tình huống chƣa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng đƣợc xem xét mợt cách đầy

đủ.

2.2.3.3. Theo chuẩn mực kế toán số 01 Việt Nam (VAS 01)

Một, trình bày trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải đƣợc ghi chép

và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về

hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hai, khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải đƣợc ghi chép và báo

cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

Ba, đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế

toán phải đƣợc ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.



29



Bốn, đúng kỳ: Các thông tin và số liệu kế toán phải đƣợc ghi chép và báo cáo

kịp thời, đúng hoặc trƣớc thời hạn quy định, không đƣợc chậm trễ.

Năm, dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ

ràng, dễ hiểu đối với ngƣời sử dụng. Ngƣời sử dụng ở đây đƣợc hiểu là ngƣời có

hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin

về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải đƣợc giải trình trong phần thuyết minh.

Sáu, có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong

một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh đƣợc khi tính toán và

trình bày nhất quán. Trƣờng hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần

thuyết minh để ngƣời sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán,

giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế

hoạch.

Nhƣ vậy, nhìn chung tiêu chuẩn hóa thông tin kế toán của các quy định trên

thế giới, cụ thể là FASB và IASB có sự tƣơng đồng về thông tin kế toán đƣợc trình

bày qua BCTC bao gồm: Sự phù hợp, trình bày trung thực (tin cậy) (hai tiêu chuẩn

cơ bản) và các tiêu chuẩn bổ sung làm gia tăng chất lƣợng thông tin kế toán là dễ

hiểu, so sánh được, xác nhận và đúng kỳ. Đối với quy định tại Việt Nam theo VAS

01 chỉ dừng lại ở yêu cầu cơ bản của kế toán chƣa đƣa ra quy định cụ thể về chuẩn

hóa thông tin kế toán. Vì vậy để hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực

kế toán tại Việt Nam cần quy định rõ về tiêu chuẩn hóa thông tin kế toán trình bày

qua BCTC gồm hai tiêu chuẩn cơ bản: Sự phù hợp; Tính trung thực và các tiêu

chuẩn bổ sung nhƣ: Dễ hiểu; So sánh đƣợc; Xác nhận và đúng kỳ.

2.2.3.4. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu

Trong và ngoài nƣớc mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chất lƣợng thông tin

BCTC, nhƣng chƣa có đƣợc khái niệm chung về chất lƣợng. Theo quan điểm của

Ferdy van Beest và cộng sự (2009), đánh giá rằng nghiên cứu chất lƣợng TTKT dựa

vào các khoản mục cụ thể trên BCTC thƣờng niên bao gồm cả thông tin tài chính và

phi tài chính, song nó không lƣợng hóa toàn diện chất lƣợng BCTC, phƣơng pháp

đƣợc coi là lƣợng hóa toàn diện chất lƣợng thông tin KTTC thông qua các BCTC là



30



phƣơng pháp lƣợng hóa các tiêu chuẩn của thông tin KTTC đƣợc trình bày trên

BCTC. Đánh giá toàn diện về chất lƣợng BCTC là quan trọng vì nó thể hiện chất

lƣợng của việc ra quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng và nâng cao hiệu quả thị

trƣờng, giảm chi phí cho công ty. Nghiên cứu này dựa vào các đặc tính chất lƣợng

TTKT theo yêu cầu của FASB và IASB và các ƣu nhƣợc điểm của nghiên cứu trƣớc

để xây dựng mô hình đánh giá chất lƣợng BCTC gồm 5 tiêu chuẩn đó là: (1)Tính

thích hợp, (2) trung thực, (3) dễ hiểu, (4) có thể so sánh đƣợc, (5) kịp thời .

Bên cạnh đó, theo quan điểm Nelson và cộng sự (2005), đã xác định các đặc

điểm của hệ thống và chất lƣợng thông tin, bốn đặc tính của chất lƣợng thông tin là:

tính chính xác, đầy đủ, thích hợp và có thể hiểu đƣợc. Bằng một nghiên cứu thực

nghiệm nhóm tác giả tiến hành khảo sát 465 ngƣời sử dụng kho dữ liệu. Kết quả của

nghiên cứu này cho thấy tính chính xác là đặc trƣng chất lƣợng thông tin quan trọng

nhất, kế đến là tính đầy đủ.

Theo quan điểm của Võ Văn Nhị (2013), cho rằng để đánh giá chất lƣợng

BCTC sẽ xem xét cụ thể dựa trên từng yêu cầu của chuẩn mực kế toán số 21

(VAS21) bao gồm: Tính trung thực, hợp lý; tính thích hợp; tính đáng tin cậy và tính

dễ hiểu. Ngoài ra trong nghiên cứu luận án của Nguyễn Tố Tâm (2013), để xây

dựng thang đo cho các tiêu chuẩn thông tin BCTC, từ việc tổng hợp các nghiên cứu

trƣớc. Đã đề xuất sáu tiêu chuẩn, trong đó hai tiêu chuẩn sự phù hợp và trình bày

trung thực là quan trọng hơn và quyết định nội dung thông tin BCTC. Bốn tiêu

chuẩn bổ sung còn lại là: Dễ hiểu, so sánh đƣợc, xác nhận và đúng kỳ có thể cung

cấp thông tin hữu ích cũng hai tiêu chuẩn trên.

Nhƣ vậy việc lƣợng hóa thông tin BCTC theo quan điểm của các nhà nghiên

cứu có nhiều điểm tƣơng đồng là dựa trên quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế

toán quốc tế IASB và FASB, và tùy theo bối cảnh nghiên cứu mà các nhà nghiên

cứu có cách tiếp cận về tiêu chuẩn chất lƣợng khác nhau. Mục đích cuối cùng để

xây dựng đặc tính chất lƣợng nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lƣợng thông tin

BCTC. Từ cơ sở lý thuyết và các quan điểm của các nhà nghiên cứu, và kết quả từ

nghiên cứu sơ bộ trao đổi, tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá chất lƣợng



31



thông tin BCTC của các DNNVV ở Việt Nam, luận văn sử dụng 5 đặc tính chất

lƣợng đó là: Tính thích hợp; Trung thực; Dễ hiểu; So sánh đƣợc và đúng kỳ.





Tính thích hợp: các thông tin trình bày trên BCTC của doanh nghiệp

phải xem xét khả năng hoạt động liên tục, bên cạnh trình bày các

thông tin tài chính cần phải cung cấp các thông tin phi tài chính đầy

đủ.







Trung thực: các thông tin và số liệu trình bày trong BCTC thể hiện

việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với chế độ

kế toán cũng nhƣ chuẩn mực kế toán. BCTC phải cung cấp và đánh

giá những sự kiện ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến kết quả kinh

doanh trong năm tài chính của DN.







Dễ hiểu: BCTC phải đƣợc trình bày theo đúng mẫu quy định, các

thông tin và số liệu kế toán trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

và Bảng cân đối kế toán phải đƣợc thuyết minh đầy đủ, rõ ràng.







So sánh đƣợc: BCTC có thể so sánh đƣợc thông tin năm nay với thông

tin các năm trƣớc, ngoài ra còn phải so sánh với thông tin tài chính

của các tổ chức khác.







Đúng kỳ: BCTC đƣợc nộp cho các cơ quan chức năng đúng quy định,

cho các đối tƣợng sử dụng kịp thời, nhanh chóng.



2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đên chất lƣợng thông tin BCTC

Từ việc xây dựng các tiêu chuẩn để lƣợng hóa chất lƣợng thông tin BCTC,

nhiều nhà nghiên cứu trƣớc đã đề xuất và kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất

lƣợng thông tin BCTC nhằm thúc đẩy và ngày càng nâng cao chất lƣợng thông tin

BCTC. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc cho thấy có hai nhóm nhân tố chính tác

động đến chất lƣợng thông tin BCTC đó là: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài

DN. Tuy nhiên, đối với các DNNVV ở Việt Nam, kế thừa các nghiên cứu của Võ

Văn Nhị (2013), Nguyễn Ánh Tuyết (2013), Phan Đức Dũng (2014) đề xuất nhân

tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin trên BCTC xoay quanh hai nhóm nhân tố



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×