Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.53 KB, 37 trang )
• Hoạt động kinh tế của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh là nét
điển hình để nhận diện hoạt động kinh tế của họ ở Nam Bộ:
+ Nhóm Quảng Đông có dân số đông nhất, kinh tế chính là các tiệm
tạp hóa, cung cấp các nhu cầu yếu phẩm, các vật dụng đơn giàn và
có mặt hầu khắp khu vực Chợ Lớn những năm 50 của thế kỷ trước.
+ Nhóm Triều Châu hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm (làm
bánh, ướp cá khô, chè khô, làm đường,...), vận tải đường bộ, đường
thủy và hoạt động xuất nhập cảng...
+ nhóm Phúc Kiến: có nhiều thương gia hoạt động mua bán lúa gạo
toàn Nam Bộ và Campuchia. Họ mua lúa của nông dân tập trung về
Chợ Lớn để xay xát, xuất khẩu và thu mua phế liệu kim loại,...
+ Nhóm Hải Nam: kinh doanh các quán ăn (nhậu) bình dân, cà phê
vỉa hè, nhiều người giỏi nghề đầu bếp làm việc cho các nhà hàng
Âu,...
+ Nhóm người Hẹ: kinh doanh các loại thuốc Bắc và Đông Nam
dược và độc quyền trong việc sản xuất bánh mì cho các nhà hàng
lớn.
• Sự phân công các lĩnh vực kinh tế trên có tính tương đối
vào thời kỳ ban đầu, về sau được mở rộng nhiều ngành
nghề và không phân biệt nhóm địa phương,... Những
năm 60, 70 của thế kỷ XX, tư sản người Hoa đã phát
triển nhiều ngành nghề mới ở Nam Bộ như Thực phẩm,
thuốc lá, dệt, giấy, hóa chất, đồ gốm sứ, sắt thép, cơ khí,
ngân hàng, tín dụng.
• Sau năm 1975, các ngành nghề khác như tiểu thủ công
nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ,.. Được
quan tâm và tiếp tục phát triển.
III.Tổ chức xã hội
3.1.2.1 Các tổ chức xã hội
• Được tổ chức với nhiều dạng thức khác nhau và khác
biệt với các tộc người khác trong vùng. Đó là tổ chức
cộng đồng với các Làng Minh Hương, Bang, Hội Đoàn,...
• Các “làng Minh Hương” có từ thế kỷ XVII, là dạng tổ
chức hành chính ở Đàng trong dành cho người Hoa khi
là công dân Việt Nam. Người Hoa sống xen cư với
người Kinh và Khmer.
• Làng là đơn vị hành chính, có địa phận và có “Minh Hương
điều ước”. Làng bầu ra ban quản lý và được chính quyền
chấp nhận.
Bang
• năm 1787 Nhà nước phong kiến Việt Nam cho phép
người Hoa thành lập các “Bang”. Bang là tổ chức tập
hợp những người Hoa đến Việt Nam thuộc cùng một địa
phương.
• Tổ chức “Bang” là phương cách quản lý người Hoa có
tính đặc thù. Đứng đầu các Bang có một Bang Trưởng
và một Bang Phó,..