1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Điện - Điện tử >

ChươngII. Tác hại của tiếng ồn và các biện pháp dự phòng điếc nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.43 MB, 286 trang )


II. Các khái niệm cơ bản về tiếng ồn.

1. Định nghĩa.

Về vật lý tiếng ồn là các âm thanh có cường

độ và tần số thay đổi phức tạp, không theo

quy luật. Trong vệ sinh môi trường, tiếng ồn

được định nghĩa theo các cách khác nhau,

nhưng đều có điểm chung là: Đó là các âm

thanh gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng xấu

đến cơ quan thính giác cũng như toàn bộ

trạng thái sức khỏe, làm giảm khả năng lao

động. Vì vậy định nghĩa tiếng ồn có tính chất

quy ước. Ví dụ: tiếng âm nhạc không đúng

lúc, đúng chỗ cũng là tiêng ồn vì nó gây thích

thú cho người này nhưng lại gây khó chịu cho

người khác. Có những âm thanh ban ngày là

vô hại nhưng ban đêm lại làm mất ngủ đối với

con người và trở thành tiếng ồn.



2. Các đại lượng và đơn vị đo tiếng ồn.

Mỗi tiếng ồn đựợc tạo thành bởi một hoặc

nhiều đơn âm. Mỗi đơn âm (âm thanh có một

tần số ) được đặc trưng bằng hai đại lượng

sau đây:

- Cường độ âm thanh: kí hiệu I, đơn vị W/m2,

biểu hiện mức độ mạnh yếu của âm thanh.

- Tần số âm thanh: kí hiệu là f, đơn vị là Hz

biểu thị độ cao thấp của âm thanh.

Tai người cảm nhận được các âm thanh có

tần số từ 16 – 20.000 Hz, đây gọi là vùng tần

số nghe được. Các âm thanh có tần số < 16

Hz gọi là hạ âm (Infra Sound ).Các âm thanh

có tần số cao hơn 20.000Hz gọi là siêu âm

(Utra Sound ). Hạ âm và siêu âm cũng có tác

động nhất định đối với cơ thể, nhưng không

phải qua đường thính giác .



Tại tần số 1.000 Hz tai người có độ nhạy

cảm âm thanh sớm nhất, bắt đầu nghe thấy ở

cường độ 10 -16w/m2. Giá trị này gọi la

ngưỡng nghe, ký hiệu là I0. khi cường độ âm

thanh tăng lên, cảm giác nghe càng rõ hơn,

đến giá trị 10 -3w/cm2 Bắt đầu có cảm giác

đau tai, không còn phân biệt được âm thanh,

giá trị này gọi là ngưỡng đau tai ký hiệu là I ma

Ở các tần số khac cao hơn và thấp hơn 1000

Hz cả ngưỡng nghe được và ngưỡng đau tai

đều cao hơn so với tần 1.000 Hz (Đồ thị

Wegel ).



I (W/cm2)

Imax =10-3



I0 =10 -16



f (Hz)

16

Hạ âm



1000

Vùng tần số âm thanh



Hình 1: Đồ thị Wegel



20000

Siêu âm



Năng lượng âm thanh truyền đi dưới hình thức áp

suất không khí. Cường độ âm thanh tỷ lệ thuận với

bình phương áp suất. Giá trị nguỡng áp suất nghe

được là 2. 10-5 N/m2. Tuy nhiên cảm giác nghe của tai

người không tăng tuyến tính với cường độ âm

thanh,mà tỷ lệ thuận với Logarit của nó. Tính chất này

gọi là định luật Weber-Fexne. Do đó để đặc trưng cho

độ gây hại của tiếng ồn, người ta đưa ra đại lượng gọi

là Mức áp suất âm thanh ( Sound Presser LevelSPL ). Trong tiếng việt gọi tắt là mức áp âm, đơn vị là

dB( deciBell).

I

P

SPL = 10Log --------(dB) = 20log --------- (dB)

I0

p0

Theo công tức trên suy ra con người trung bình

nghe được từ 0 – 130 dB ở tần số 1000 Hz. Đồ thị biểu

diễn vùng âm thanh nghe được của tai người theo SPL

của

Wisner- 1981 như sau ( Xem bảng ). Như vậy 2 đại

lượng đặc trưng cho tiếng ồn là:Tần số và Mức áp âm.



SPL (dB)



130



0



16



1000



Hình 2: Đồ thị Wisner



20000



f (Hz)



3. Khái niệm về giải Octaive.

Cảm giác nghe cũng như tác hại của tiếng ồn phụ thuộc

vào tần số. Do dải tần số âm thanh nghe được khá

rộng,người ta chia chúng thành các dải hẹp. Dựa vào đặc

điểm sinh lý của cơ quan phân tích thính giác là phản ứng

phân biệt độ cao thấp không theo mức tăng giảm tuyệt

đối của tần số, mà theo mức tăng giảm tương đối, nghĩa là

khi tần số tăng lên hai lần thì âm thanh được nghe ở một

độ cao khác hơn một mức. Ngưòi ta chia toàn bộ âm thanh

nghe được thành 11 dải. Trong thực tế khi đo tiếng ồn, đo

thính lực và quy định tiêu chuẩn vệ sinh người ta dung 8

dải ( Octave ) sau: 63Hz(45-90), 125 Hz(90-180), 500

Hz(360-720), 1000Hz(720-1400), 2000Hz(1400-2800),

4000Hz(2800-5600), 8000Hz(5600-11200).Trong thực

hành đo tiếng ồn và tinh toán âm học người ta thường

dùng phổ trong các giải tần số có khoảng rộng nhất định,

dùng các bộ phân tích có khả năng lọc qua các giải đó.Dải

tần số được giới hạn bởi 2 tần số f1và f2, trong đó

f2/ f1 = 2, gọi là 1 giải Octave( Bát độ). Gía trị đại diện

của 1 giải Octave là trung bình quần phương của f 1 và f2 .:

Ftb = √ f1. f2 .



4. Mức áp âm tương đương và đơn vị dBA.

Việc đánh giá tiếng ồn tùy thuộc vào đặc tính

của nó. Tiếng ồn ổn định dùng MAA, đơn vị dB

trong các dải Octave. Đối với tiếng ồn không ổn

định dùng MAA tương đương, đơn vị là dBA, là

phương pháp đã được hiệu chỉnh tần số.

Theo định nghĩa , mức áp âmvới đơn vị tính

là dB, được tính cho từng tần số xác định, nhưng

trong đó chỉ có giá trị I là thuộc tần số đó, còn

giá trị I0 trong công thức lại lấy ở tần số 1000Hz,

tức 10-16W/cm2. Để xác định giá trị của mức áp

âm (SPL) theo đơn vị dB như trên phải có máy

đo với bộ phận lọc tần số. Trong thực tế không

phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được, nên

ngưòi ta chế ra loại máy đo, trong đó mức áp âm

tại mỗi tần số dược quy về ngưỡng nghe ở tần số

đó và tính theo đơn vị dBA. MÂA đo bằng đơn vị

dBA là MAA cho tất cả các dải Octave đã được

hiệu chỉnh tương đương về tần số1000Hz nhờ

kết cấu của máy đo. Do dó người ta gọi MAA đo

bằng dBA là MAA tương đương. Khi nói đến dBAA

không cần nói âm thanh đó ở tần số nào.



5. phân loại tiếng ồn.

Người ta phân loại tiếng ồn theo các cách

sau đây:

a. Theo đặc tính phổ:

- Tiếng ồn phổ rộng: Là tiêng ồn có phổ liên

tục, độ rộng vượt quá phạm vi 1 giải Octave

- Tiếng ồn phổ hẹp: Là tiếng ồn có phổ không

liên tục.Ki đo ở các dải 1/3 Octave, MAA dải

này khác biệt với dải còn lại > 10dB.

b. Theo đặc tính Thời gian:

- Tiếng ồn ổn định: MAA Ở các thời điểm

chênh lệch nhau < 5dB.

- Tiếng ồn không ổn định: MAA ở các thời

điểm chênh lệch nhau > 5dB

-Tiêng ồn ngắt quãng: Thời gian có ồn > 1

Giây

- Tiếng ồn xung:

Thời gian có ồn < 1

Giây



Mức áp âm của một số loại nguồn ồn:

Theo số liệu ngiên cứu của nhiều tác giả

khác nhau cho thấy MAA mức áp âm một

số loại nguồn âm thanh như sau:

Trong rừng ôn đới mùa đông không có gió:

0 dB

Nói thầm cách 1m: 20 dB.; Tiếng nói

chuyện bình thường: 60 dB.Tiêng nói

chuyện to: 80 dB.Tiếng hét: 110 dB; Dàn

nhạc Pop: 110 dB; Thôn quê: 30 dB; Phố

đông người, gần chợ: 70 – 95 dB; Xe tải

hạng nặng: 100 dB Xe khách: 80 – 90 B; xe

lửa80 dB; Máy kéo : 110 dB; máy bay phản

lực 135 – 140 db; xưởng dệt: 90 – 115 dB;

Bắn súng trường : 160 dB; đại bác 170 dB;

sét đánh : 130 dB; Tàu vũ trụ: 150 dB



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (286 trang)

×