1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Điện - Điện tử >

ChươngIII.Ảnh hưởng của rung xóc và biện pháp dự phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.43 MB, 286 trang )


2.Các đại lượng đặc trưng của rung.

a. Độ dịch chuyển vị trí của chất điểm. X

Là sự thay đổi vị trí của chất điểm trên mặt

vật rung xung quanh vị trí cân bằng theo thời

gian. Phương trình của đồ thị như sau.

X = A. Sin ωt (1)

X. Độ dịch chuyển vị trí của chất điểm

A. Độ dịch chuyển cực đại (A=Xmax).Gọi là biên

độ, đơn vị là: µm.

ω. Vận tốc góc của dao động:

ω = 2П / T = 2П.f

b. Tần số rung.f

Đơn vị đo là Hz. Tần số rung cũng được chia

thành các dải.

c. Vận tốc rung.

V = A.2f Cosωt = 2Пf.A.Cos 2Пf.t

(2)



Biểu diễn sự thay đổi vị trí của chất điểm trên mặt vật rung

x

xung

quanh vị trí cân bằng theo thời gian.

x



A



T



2T



Hình 1



t



Công thức (2) cho thấy vận tốc rung cũng thay

đổi theo thời gian giống như X, nhưng trong

thực hành đo rung người ta dùng thuật ngữ <<

Vận tốc rung>> để chỉ giá trị cực đại của nó.

Nghĩa là: V = 2Пf.A (3). Vận tốc rung thường

đo bằng đơn vị mm/s, nhưng cũng có thể dùng

đơn vị dB với ngưỡng cảm giác rung: V 0 =5.10-5

mm/s. L = 10logV2/ V20 = 20log V/ V0

Ngoài ra đặc trưng cho lực tác động của vật

rung lên cơ thể ,người ta đưa ra khái niệm gia

tốc rung:a.

a = 4П2f2.A (4).

Công thức 4 cho thấy, trong thực hành

chúng ta chỉ cần biết 2 trong 3 đại lượng: A,v,f

là có thể suy ra các đại lượng còn lại.



II.Tác hại của rung xóc đối với cơ thể.

1. tác hại rung cục bộ.

Rung cục bộ gây nên bệnh rung nghề nghiệp, biểu

hiện bệnh đa dạng và thường kèm theo các yếu tố bất

lợi khác. Các biểu hiện bệh lý của bệnh rung cục

bộtập trung chủ yếu vào 3 nhóm tổn thương: tổn

thương khớp, mạch máu cân cơ và thần kinh.

a . Tổn thương xương khớp.

Hay gặp ở tần số 20-40Hz, biên độ tới hàng cm như;

búa hơi phá đá...

- Biểu hiện tổn thương: Viêm xương và hư khớp, hay

gặp ở cổ tay, khuỷu tay, ít gặp ở vai. Dấu hiệu chủ

quan (đau) xuất hiện muộn khi trên phim x,quang đã

có sự biến đổi. Xương bị thoái hoá gân bị cốt hoá và

có mảnh vụn. Xương thoái hoá biểu hiện bằng các hốc

nhỏ, cốt hoá gân biểu hiện bằng lồi xưởng chỗ bám

tận của gân.. Đau khi gấp và duỗi cổ tay, ấn đau.



b.Rối loạn vận mạch: Bệnh Raynaud nghề nghiêp.

Gặp ở công nhân thao tác máy rung tần số cao 40300Hz biên độ 0,5-5mm ( thợ đuc , xay nghiền, khoan,

đánh bóng kim loại).

Biểu hiện của giai đoạn đầu là thiếu máu cục bộ,

các ngón tay màu trắng bệch, xanh nhạt, cảm giác

lạnh và tê cóng.

Giai đoạn 2: Các ngón tay đỏ và đau,tím lại, cảm

giác đau nóng tăng lên. Cơn bệnh phát không phải do

tiếp xúc với rung mà do cơ thể bị lạnh, nhất là lạnh

toàn thân. Nhiệt độ da tay giảm do mạch máu co

thắt. Mất cảm giác khi tiếp xúc ( Hội chứng <<đeo

găng tay>>), mất cảm giác với rung xóc và nóng

lạnh.

Nguyên nhândo các vi chấn thương do rung tạo ra

liên tục, kéo dài ,co cơ.

c. Tổn thương cân cơ và thần kinh. Tổn thương này do

rung tần số > 300Hz gây nên, biểu hiện xuất hiện sớm

1-2 tháng tiếp xúc như: Teo mô các bàn tay, mô út...



2. Tác động rung toàn thân.

Rung toàn thân gây nên bệnh cảnh lâm sàng khá đặc

biệt, khác với rung cục bộ. Hậu quả điển hình của

rung toàn thân là rối loạn hệ thống thần kinh thực

vật, đặc biệt là các chức phận thực vật với các triệu

chứng tim, não, rối loạn trương lực mạch trên một cơ

thể suy nhược. Người bệnh thường có cảm giác nặng

đầu, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Do tác động lên tiền

đình gây ra chóng mặt, cơn choáng váng , có thể xảy

ra ngất, đau vùng tim, tim đập mạnh. Có thể rối loạn

thị giác,cảm giác ruồibay,mệt mỏi kém ăn,mất ngủ.

Khi khám bẹnh nhân thấy: Mạch, huyết áp, thân nhiệt

không ổn định, phản xạ gân tăng, rối loạn tâm lý,

điện não đồ biến đổi rõ rệt hơn so với rung cục bộ,

thể hiện kích thích ở vỏ não. Rung xóc toàn thân tác

động lên chi dưới nên thường gây ra cảm giác đau, tê

cóng , chuột rút ở chân,gây mỏi , đau trong bắp chân,

nhiệt độ da thấp, mao mạch bị co thắt, giảm cảm giác

rung ở chân.

Tóm lại bệnh cảnh do rung toàn thân tần số cao có

đặc điểm nổi bật là rối loạn thần kinh và tuần hoàn.



3. Tác hại rung xóc kết hợp.

Rung xóc kết hợp thường do các phương tiện

vận tải cơ giới tạo ra và được phân thành hai

nhóm theo tần số như sau:

a. Rung xóc tần số dưới 2Hz.

Thường gặp khi đi tàu thuỷ, máy bay. Rung

xóc tần số thấp ảnh hưởng tới cơ thể thông qua

cơ quan tiền đình, gây nên bệnh say tàu xe

( Motion sickness ). Tỉ lệ người say tàu xe

khoảng 10%, giảm xuống nếu được rèn luyện.

Triệu chứng của say tàu xe biểu hiện :

Nôn,xanh tái, vã mồ hôi nôn oẹ kéo dài, suy

yếu do tiền đình bị tác động dẫn đến thần kinh

giao cảm bị rối loạn. Nếu bịt mắt lại hoặc nhìn

vào một chuyển động cùng chiều, ăn no hoặc

tâm lý sợ hãi,làm cho triêụ chứng càng nặng

hơn. Hệ thống mê đạo và thị giác đều bị tác

động, ảo giác thị giác xuất hiện, mọi vật đều

như chuyển động.



b. Rung xóc tần số từ 2 - 6H z.

Do khi đi ô tô, máy bay trực thăng, máy kéo.

Tác động chủ yếu lên cột sống do tư thế lao

động bắt buộc kết hợp với rung xóc. Biểu hiện

rõ nhất lào oử những người có bệnh cột sống từ

trước. Ngoài ra còn gặp các hội chứng thắt lưng

hông, rối loạn tiêu hoá, tiết niệu. Nhu động ruột

biến đổi do cơ trơn luôn ở tình trạng căng

thẳng, ảnh hưởng các phủ tạng: đau vùng ngực

( tim), vùng bụng (gan) dử dội.

Rối loạn hệ thần kinh: mất phản xạ gối, mất

thăng bằng, thị lực giảm. Công nhân máy kéo có

tỉ lệ bệnh cao. Theo Desoible (1975): 76% rối

loan tiêu hoá, 71% bất thường về cột sống vá

xương lồng ngực, Lệ Đại (1981): 42% đau vùng

cột sống. 18,2% có hội chứng dạ dày – tá tràng.



III- Cơ chế sinh bệnh:

Mặc dù đã biết rõ bản chất các triệu chứng đặc trưng

của bệnh rung nhưng về cơ chế sinh bệnh vẫn còn ý

kiến khác nhau. Có người cho rằng vì rung là một dao

động cơ học nên khi tác động vào cơ thể, mọi tế bào

đều cảm thụ được, truyền tín hiệu về TKTW và đường

xương. Wisner (1971) lại cho rằng cơ thể không có cơ

quan cảm thụ riêng biệt đối với rung xóc, nó kích

thích một số cơ quan thụ cảm và cảm giác, ví dụ cơ

quan tiền đình. Theo Galanina (1965), cơ thể có cơ

quan cảm thụ rung ở trên da, còn Dorogicina va

Rarumov (1974) cho rằng ở con người có cơ quan

cảm thụ tự nhiên với rung xóc ở trên da va bên trong

cơ thể. Desoille (1975) và một số tác giả khác nêu ra

2 cơ quan cảm thụ rung là các nang lông nhạy cảm

với dải tần 5-100 Hz, (nhất là 40 Hz) và các tiểu thể

Pacini ở sâu hơn nhaỵ cảm với dải tần 40-1000 Hz,

( nhất là 250 Hz). Các thụ cảm thể trên da tập trung

ở các vùng chứa nhiều tận cùng thần kinh. Các ống

bán khuyên tai trong nhạy cảm với các dao động tấn

số rất thấp. Các cơ vân cũng có vai trò trong nhận

cảm rung.



Khi lan truyền trong cơ thể, qua các phần mềm, rung bị

tắt dần nhanh hơn nhiều qua các xương. Tần số càng

cao rung càng bị yếu đi nhanh.

Các dao động xóc gây ra sự di động các nội tạng, kích

thích các nội thụ cảm, gây ra rối loạn thần kinh thực

vật, tăng tiết dịch dạ dày nhu động ruột, huyết áp.

Sự nhạy cảm với tác động rung xóc phụ thuộc vào đắc

tính cá thể: Loại dễ bị cảm ứng và loại cân bằng ít bị

ảnh hưởng.

Đối với rung cục bộ: tay vừa phải chịu đựng tác động

của rung tấn số cao, vừa phải chịu sức nặng của máy.

Người lao động phải cố gắng nhất định để giữ máy ơ

tư thế thích hợp, phải luôn co cơ cho nên phải “lên

gân” trong suốt thời gian thao tác. Co cơ tạo điều

kiện cho việc dẫn truyền các xung động vào xương

dây nên các tổn thương. Hiện tượng này kéo dài là

nguyên nhân tạo ra các dị vật ở khớp. sự căng cơ dẫn

tới các phản ứng ở đầu cơ bám vào xương, làm cho

gân bị canxi hoá hoặc lồi xương.



IV – Các biện pháp chuẩn đoán sớm.

Hiện nay có hàng chục nghiệm pháp được đưa ra. Sau

đây là những biện pháp có ý nghĩa chuẩn đoán phân

biệt hiệu quả nhất:

1. Chụp X-quang (khỷu tay, xương bán nghuyệt, xương

thuyền ở cổ tay) là nghiệm pháp cần thiết để xác

định tổn thương xương, khuyết xương, lồi xương, gai

xương, dị vật, thưa xương. 46/174 ( 27%)

2. Soi mao mạch: Để xác định mức độ biến dạng, teo

của mao mạch. 84/289 (29%)

3. Đo nhiệt độ tay: Bị tổn thương do rung, nhiệt độ da

tay lúc bình thường đã có thể thấp hơn tay không bị

tổn thương 2oC.

+ Ngâm lạnh: Ngâm tay trong nước 5-10oC trong

10 phút, nếu màu da phía lưng các ngón tay trắng

bệch ra là dương tính. Nghiệm pháp này có tác dụng

phát hiện sớm.

+ Thời gian hồi phục sau ngâm lạnh: Nhạy hơn

nghiệm pháp trên.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (286 trang)

×