1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Điện - Điện tử >

- Suất liều chiếu xạ tại nơi làm việc được quy định như sau:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.43 MB, 286 trang )


2.Các biện pháp vệ sinh với nguồn phóng xạ hở .



Khi làm việc với nguồn phóng xạ hở là bảo vệ nhân viên khỏi

chiếu trong và chiếu ngoài, đảm bảo ngăn ngừa nhiễm bẩn

không khí, bề mặt nơi làm việc, da và quần áo cũng như môi

trường bên ngoài ...Do đó cần chú trọng các biện pháp sau:

- Quy hoạch, bố trí, thiết kế, xây dựng nơi làm việctheo

tiínhchất công việcthành các khu vực an toàn. Mỗi khu vực có

quy định nồng độ phóng xạ cho phép, thời gian cho phép có mặt

- Bề mặt tường nền nhà làm việc phải nhẵn có độ dốc thoát

nước tốt dễ tẩy rửa

- Các dụng cụ đựng chất phóng xạ (Container ) bằng thép pha

chì, kín và có dụng cụ thao tác từ xa.

- Có hệ thống Xử lý chất thải phóng xạ

- Có các phương tiện bảo vệ cá nhân

- Có các công tình vệ sinh cho công nhân viên: tắm rửa...

- Cấm phụ nữ có thai và cho con bú làm việc với chất phóng xạ

- Kiểm tra độ nhiễm xạ của các trang thiết bị khi dùng lại.

- Xây dụng quy trình thao tác tối ưu , huấn luyện kiểm tra kĩ

năng thao tác của nhân viên

- Khảo sát xác định phông bức xạ tự nhiên khu vưc định cư ,

hoặc đóng quân.



3. Các biện pháp làm việc với nguồn bức xạ kín



Yêu cầu quan trọng nhất khi làm việc là không để tia bức xạ đi vào cơ

thể. Có thể nêu khái quát 3 biện pháp tích cực là tăng khoảng cách,

giảm thời gian và che chắn.

- Quy hoạch bố trí nơi làm việc cách ly với các công việc khác

- Quy định diện tích và không gian tối thiểu, số nguồn phát tối đa trong

mỗi phòng.

- Bàn điều khiển máy và thiết bị phải bố trí ở phòng kế bên. Cửa vào

phòng máy phải có khoá liên động, hệ thống cảnh báo bằng âm thanh,

ánh sáng.

- Bố trí nguồn sao cho hướng tia xạ xuống phía đất hoặc phía không có

người qua lại.

- Các thiết bị đặt nguồn bên trong cần có độ bền vững về cơ học, hoá

học, nhiệt độ. Phải có tài liệu hồ sơ về nguồn mới được sử dụng và bảo

quản tốt hồ sơ.

- Khi không làm việc các nguồn phóng xạ phải được đưa vào thiết bị bảo

vệ, các nguồn phát tia dùng điện thì phải ngắt mạch điện

- Đưa nguồn phóng xạ ra khỏi Container phải dùng các dung cụ thao tác

từ xa chuyên dụng, cấm dùng tay cầm trực tiếp vào nguồn.

- Chọn quy trình thao tác hợp lí nhằm hạn chế thời gian tối đa ở gần

nguồn.

- Dùng các trang bị che chắn tập thể. Độ dày vật liệu che chắn tính bằng

đơn vị tương đương 1mm chì.

- Có dấu hiệu báo nguy hiểm bức xạ (hình cánh quạt màu đỏ trên nền

vàng) tại nơi làm việc, trên container, thùng bảo quản, vận chuyển...

- Thải phóng xạ cần được kịp thời thanh lý và đem chôn trong thời hạn

quy định.



Các biện pháp y sinh học bao gồm tuyển

chọn với một hê thống các tiêu chuẩn sức

khoẻ, cung cấp thuốc phòng phóng xạ,

thuốc sinh thích nghi (adaptogen), theo

giõi kiểm tra định kì, phát hiện sớm các

biến đổi về máu và các chỉ tiêu khác, điều

trị kịp thời, dự phòng bệnh nghề nghiệp.



Các vấn đề trọng tâm:

1. ý nghĩa vệ sinh học của các đại lượng và

đơn vị đo bức xạ ion hoá.

2. Đặc điểm tác hại của bức xạ ion hoá đối

với cơ thể.

3. Vai trò của các nguồn chiếu xạ nhân tạo

đối với vấn đề nhiễm xạ môi trường.

4. Nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với

nguồn phóng xạ kín và nguồn phóng xạ

hở.



ION HOÁ: sự biến đổi các nguyên tử và

phân tử thành ion. Mức độ IH là tỉ số

giữa các ion và số các hạt trung tính ban

đầu trong một đơn vị thể tích. Sự IH

trong các chất điện phân xảy ra trong

quá trình hoà tan, với sự phân li của các

phân tử bị hoà tan thành các ion nguyên

tử hoặc các nhóm nguyên tử mang điện

tích. Trong các chất khí, sự IH là kết quả

của quá trình tách một hoặc nhiều điện

tử từ các nguyên tử hoặc phân tử bằng

tác động bên ngoài. Năng lượng cần

thiết để tách một điện tử gọi là năng

lượng IH. IH có thể xảy ra do hấp thụ

sóng điện từ, tác động của điện trường,

nung nóng khí hoặc va chạm, vv.



















Các câu hỏi được trả lời trong bài này: Bức xạ là

gì? Sự phân rã phóng xạ là gì? Đơn vị hoạt độ

phóng xạ (Becquerel) là gì? Chu kỳ bán rã diễn ra

như thế nào? Bức xạ tự nhiên và bức xạ nhân tạo

là gì? Chất phóng xạ được sử dụng như thế nào

trong cuộc sống? Bức xạ có ảnh hưởng như thế

nào tới các mô sống?

Bức xạ là gì?

Mọi người và mọi vật đều cấu tạo từ nguyên tử.

Một người lớn trung bình là tập hợp của khoảng

4.000.000.000.000.000.000.000.000.000 nguyên

tử oxy, hydro, cacbon, nito, phốt pho và các

nguyên tố khác.

Khối lượng nguyên tử tập trung ở phần hạt nhân

nguyên tử mà độ lớn của nó chỉ bằng một phần tỷ

của nguyên tử. Xung quanh hạt nhân hầu như là

khoảng trống, ngoại trừ những phần tử rất nhỏ

mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân

được gọi là electron. Các electron quyết định tính

chất hoá học của một chất nhất định. Nó không

liên quan gì với hoạt độ phóng xạ. Hoạt độ phóng

xạ chỉ phụ thuộc vào cấu trúc hạt nhân.















Một nguyên tố được xác định bởi số lượng Proton

trong hạt nhân. Hydro có 1 proton, Heli có 2, Liti có 3,

Berili có 4, Bo có 5 và Cacbon có 6 proton. Số lượng

Proton nhiều hơn, thì hạt nhân nặng hơn. Thori có 90

proton, Protatini có 91 và Urani có 92 proton được

xem là những nguyên tố siêu Urani.

Số lượng các nơtron quyết định hạt nhân có mang

tính phóng xạ hay không. Để các hạt nhân ổn định, số

lượng nơtron trong hầu hết mọi trường hợp đều phải

lớn hơn số lượng Protron một ít. Ở các hạt nhân ổn

định protron và nơtron liên kết với nhau bởi lực hút

rất mạnh của hạt nhân mà không phần tử nào thoát

ra ngoài. Trong trường hợp như vậy, hạt nhân sẽ tồn

tại bền vững. Tuy nhiên mọi việc sẽ khác đi nếu số

lượng nơtron vượt khỏi mức cân bằng. Trong trường

hợp này, thì hạt nhân sẽ có năng lượng dư và đơn

giản là sẽ không liên kết được với nhau. Sớm hay

muộn nó cũng phải xả phần năng lượng dư thừa đó.

Hạt nhân khác nhau thì việc giải thoát năng lượng dư

cũng khác nhau, dưới dạng các sóng điện từ và các

dòng phân tử. Năng lượng đó được gọi là bức xạ.

















Sự phân rã phóng xạ là gì?

Quá trình mà nguyên tử không bền giải thoát năng

lượng dư của nó gọi là sự phân rã phóng xạ. Hạt

nhân nhẹ, với ít Proton và nơtron trở lên ổn định

sau một lần phân rã. Khi một nhân nặng như Radi

hay Urani phân rã, những hạt nhân mới được tạo ra

có thể vẫn không ổn định, mà giai đoạn ổn định

cuối cùng chỉ đạt được sau một số lần phân rã.

Ví dụ: Urani 238 có 92 proton và 146 nơtron luôn

mất đi 2 proton và 2 nơtron khi phân rã. Số lượng

proton còn lại sau một lần Urani phân rã là 90,

nhưng hạt nhân có số lượng proton 90 lại là Thori,

vì vậy Urani 238 sau một lần phân rã sẽ làm sinh ra

Thori 234 cũng không ổn định và sẽ trở thành

Protatini sau một lần phân rã nữa. Hạt nhân ổn

định cuối cùng là chì chỉ được sinh ra sau lần phân

rã thứ 14.

Quá trình phân rã này xảy ra đối với nhiều hạt

nhân phóng xạ có ở trong môi trường.













Đơn vị hoạt độ phóng xạ (Becquerel) là gì?

Hoạt độ phóng xạ chỉ khả năng phát ra bức xạ của

một chất. Hoạt độ không có nghĩa là cường độ của

bức xạ được phát ra hay những rủi ro có thể xảy ra

đối với sức khoẻ con người. Nó được quy định bằng

đơn vị hoạt độ Becquerel (Bq), phỏng theo tên một

nhà vật lý người Pháp, Henri Becquerel.

Hoạt độ phóng xạ của một tập hợp các hạt nhân

phóng xạ được tính bởi số các phân rã trong nó trong

một đơn vị thời gian. Nếu số lượng phân rã là 1/1

giây, thì hoạt độ của chất đó được tính là 1 Bq. Hoạt

độ không liên quan gì đến kích thước hay khối lượng

của một chất. Một nguồn phóng xạ có độ lớn bằng

điếu thuốc lá dùng trong một dụng cụ quan trắc

phóng xạ có thể có hoạt độ lớn hơn hoạt độ cả thùng

lớn chất thải phóng xạ hàng tỷ lần. Nếu số lượng

phân rã xảy ra ở một lượng nhỏ của một chất là

1000/1 giây, hoạt độ của chất đó lớn hơn 100 lần so

với một số lượng lớn chất chỉ có 10 phân rã xảy ra

trong 1 giây.













Chu kỳ bán rã diễn ra như thế nào?

Tốc độ phân rã được mô tả bằng chu kỳ bán rã, đó là thời

gian mà 1/2 số hạt nhân không bền của một chất nào đó

phân rã. Chu kỳ bán rã là đơn nhất và không thay đổi cho

từng hạt nhân phóng xạ và có thể là từ một phần giây đến

hàng tỷ năm. Chu kỳ bán rã của Sulfua - 38 là 2 giờ 52 phút,

của Radi - 223 là 11,43 ngày, và Cacbon - 14 là 5.730 năm.

Trong các chu kỳ bán rã liên tiếp, hoạt độ chất phóng xạ

giảm bởi phân rã từ 1/2, 1/4, 1/8, 1/16… so với hoạt độ

ban đầu. Điều đó cho phép tính hoạt độ còn lại của bất cứ

chất nào tại một thời điểm bất kỳ trong tương lai.

Bức xạ có khắp nơi trong môi trường. Hầu hết các chất

phóng xạ có đời sống dài đều sinh ra trước khi có Trái đất,

vì vậy một lượng xạ luôn tồn tại là điều bình thường không

thể tránh khỏi. Trong thế kỷ vừa qua, phông phóng xạ đã

tăng lên không ngừng do các hoạt động như thử vũ khí hạt

nhân và phát điện hạt nhân. Mức độ phóng xạ phụ thuộc

vào nhiều yếu tố: địa điểm, thành phần của đất, vật liệu xây

dựng, mùa, vĩ độ, và mức độ nào đấy nữa là điều kiện thời

tiết: mưa, tuyết, áp suất cao, thấp, hướng gió… tất cả đều

ảnh hưởng đến phông bức xạ. Bức xạ được xem là tự nhiên

hay nhân tạo là do nguồn gốc sinh ra của nó.















Bức xạ tự nhiên và bức xạ nhân tạo là gì?

Bức xạ tự nhiên

Một phần của phông phóng xạ là bức xạ vũ

trụ đến từ không gian. Chúng hầu hết bị cản

lại bởi khí quyển bao quanh Trái đất, chỉ một

phần nhỏ tới được Trái đất. Trên đỉnh núi cao

hoặc bên ngoài máy bay, độ phóng xạ lớn

hơn nhiều so với ở mặt biển. Các phi hành

đoàn làm việc chủ yếu ở độ cao có bức xạ vũ

trụ lớn hơn mức bình thường ở mặt đất

khoảng 20 lần.

Các chất phóng xạ có đời sống dài có trong

thiên nhiên thường ở dạng các chất bẩn

trong nhiên liệu hoá thạch. Trong lòng đất,

các chất như vậy không làm ai bị chiếu xạ,

nhưng khi bị đốt cháy, chúng được thải vào

khí quyển rồi sau đó khuyếch tán vào đất,

làm tăng dần phông phóng xạ.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (286 trang)

×