Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.29 KB, 78 trang )
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
Hình 1.4: Phanh bảo hiểm kiểu kìm
Phanh bảo hiểm thường được lắp phía dưới buồng thang, gọng kìm 2
trượt theo thanh hướng dẫn 1 khi tốc độ của buồng thang bình thường. Nằm
giữa hai cánh tay đòn của kìm có nêm 5 gắn với hệ truyển động bánh vít trục vít 4. Hệ truyền động trục vít có hai loại ren : ren phải và ren trái.
Cùng với kết cấu của phanh bảo hiểm, buồng thang có trang bị thêm cơ
cấu hạn chế tốc độ kiểu ly tâm. Khi tốc độ chuyển của buồng thang tăng, cơ
cấu đai truyền 3 sẽ làm cho thang 4 quay và kìm 5 sẽ ép chặt buồng thang vào
thanh dẫn hướng và hạn chế tốc độ của buồng thang.
1.3.2 - Bộ hạn chế tốc độ
Khi ca bin hạ với tốc độ vượt quá giá trị cho phép. Bộ hạn chế tốc độ qua
hệ thống tay đòn tác động lên bộ hãm bảo hiểm để dừng cabin tựa trên các ray
dẫn hướng.
Về nguyên lý chung của bộ hạn chế tốc độ làm việc như sau:
Khi trục quay đạt tới số vòng quay tới hạn các quả văng gắn trên trục sẽ
tách ra xa tâm quay dưới tác dụng của lực ly tâm và mắc vào vấu cố định của
vỏ phanh để dừng trục quay.
Theo vị trí của trục quay có bị hạn chế tốc độ với trục quay nằm ngang và bộ
hạn chế tốc độ với trục quay thẳng đứng.
Trong đó bộ hạn chế tốc độ với trục quay nằm ngang được dùng phổ biến
hơn. Nguyên lý cấu tạo của bộ hạn chế tốc độ với trục quay nằm ngang (Hình
1
2 3
1.5): 11
12
15
13
10
9
4
5
6
8
16
Đĩa
Chốt
Vấu cố định
Vấu tỳ
Lò xo nén
Quả văng
Vòng đệm
8. đai ốc
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
Thanh kéo
Vấu di động
Lò xo
Chốt hãm
Puly
Puly
Vỏ bộ hạn chế
trục
14
7
Hình 1.5: Bộ hạn chế tốc độ
Trục 16 được gắn với vỏ 15 của bộ hạn chế tốc độ bằng đai ốc. Trên trục
có lắp đĩa 1 cùng các puly 13 và 14 bằng ổ bi để chúng có thể quay tự do
SVTK: Lê Hữu Thành
- 18 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
quanh trục 16. Trên đĩa 1 có các chốt 2 để lắp quả văng 6. Quả văng này liên
hệ bằng thanh kéo 6 trên có lắp lò xo nén 5. Lò xo có một đầu tỳ lên vấu 4
gắn trên đĩa 1, đầu kia tỳ lên vòng đệm 7 và đai ốc 8 trên thanh kéo 9 để có
thể điều chỉnh độ nén của lò xo 5. Như vậy, do vấu 4 gắn cố định trên đĩa nên
lò xo 5 có xu hướng đẩy thanh kéo 9 sang trái để đầu các quả văng 6 không
chạm vào các vấu cố định 3 trên vỏ 15 khi đĩa 1 cùng các puly 13 và 14 quay.
Với tốc độ quay bình thường, ứng với tốc độ chuyển động danh nghĩa của
cabin, đĩa quay dễ dàng và các quả văng ở vị trí không chạm vào vấu 3 trên
vỏ 15. Khi cabin nâng hoặc hạ với tốc độ vượt quá giới hạn cho phép, qua cáp
hạn chế tốc độ vắt trên rãnh puli 14, đĩa 1 cũng quay và đạt tới vòng quay tới
hạn ly tâm của quả văng đủ lớn để ép lò xo 5 và tách quả văng ra xa tâm quay
làm đầu các quả văng mắc vào vấu 3 và đĩa 1 cùng puli 13,14 dừng lại. Puli
thường có rãnh cáp hình thang với hệ số ma sát tính toán cao nên khi nó dừng
lai làm cáp hạn chế tốc độ vắt qua rãnh puli dừng theo, cabin tiếp tục đi
xuống nên cáp hạn chế tốc độ tác động lên hệ tay đòn lắp trên cabin để bộ
hãm bảo hiểm hoạt động dừng cabin trên các ray dẫn hướng. Lực nén lò xo 5
càng lớn thì lực ly tâm cần thiết dễ tách các quả văng ra xa càng lớn vì vậy có
thể điều chỉnh lực nén lò xo 5 bằng cách vít vặn đai ốc 8 để bộ hạn chế tốc độ
làm việc chính xác với tốc độ quay cần thiết. Nếu lực nén lò xo quá nhỏ thì
rất dễ xẩy ra hiện tượng ngừng ngẫu nhiên ngay cả khi cabin chuyển động với
tốc độ danh nghĩa. Vì vậy cần điều chỉnh lò xo sao cho bộ hạn chế tốc độ hoạt
động ứng với giá trị tốc độ quy định trong quy phạm cho từng loại thang máy.
Việc điều chỉnh kiểm tra và thử nghiệm bộ hạn chế tốc độ do nhà chế tạo tiến
hành và sau đó kẹp chì lại. Puly 13 có đường kính nhỏ dùng để thử nghiệm,
kiểm tra bộ hạn chế tốc độ, nếu vắt cáp hạn chế tốc độ qua rãnh của puli 13
thì khi cabin chuyển động với tốc độ danh nghĩa, bộ hạn chế tốc độ vẫn làm
việc và tác động lên bộ hãm bảo hiểm để dừng cabin vì tốc độ quay của đĩa 1
vấn đạt tới số vòng quay tới hạn do đường kính của puly 13 nhỏ. Ngoài ra
người ta còn lắp vấu 10 xuyên qua vỏ 15 và trên vấu có lò xo 11 cùng chốt
hãm 12. Trong điều kiện làm việc bình thường (cáp hạn chế tốc độ vắt qua
puly 14 cabin chuyển động với tốc độ danh nghĩa). Nếu ấn lên vấu 10 thì đầu
quả văng mắc vào nó để dừng đĩa 1 cùng các puli 13, 14 (măc dù số vòng
quay của đĩa chưa đạt tới giá trị tới hạn và lực ly tâm chưa đủ lớn để tách quả
SVTK: Lê Hữu Thành
- 19 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
15
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
văng ra xa). Khi đó nếu bộ hãm bảo hiểm làm việc để dừng cabin thì điều đó
chứng tỏ rằng độ căng của cáp hạn chế tốc độ, hệ số ma sát tính toán giữa cáp
và rãnh puly 14 đạt giá trị yêu cầu và hệ thống tay đòn cùng bộ hãm bảo hiểm
làm việc bình thường.
1.5 - THUYẾT MINH NGUYÊN LÝ CÔNG
NGHỆ
Để làm rõ bài toán công nghệ về khách hàng đợi và ưu tiên về chiều
chuyển động cũng như ưu tiên theo khoảng cách, ta đi thuyết minh một
trường hợp phục vụ hành khách thoả mãn được các yêu cầu công nghệ của
thang máy 7 tầng như sau:
Giả sử thang máy đang dừng ở tầng 1. Có một hành khách A đang ở
tầng 2 và muốn lên tầng 7. Muốn vậy, khách A phải ấn nút gọi thang ở tầng 2
và thang đi lên với tốc độ cao. Khi thang đến gần tầng 2 thì thang máy chuyển
tốc độ thấp và dừng lại đón khách A. Khách A vào cabin ấn nút đến tầng 7.
Sau thời gian định sẵn cabin tiếp tục đi lên tầng 7.
Giả sử lúc này có một hành khách B đang ở tầng 3 và muốn đi xuống
tầng 1. muốn vậy khách B phải ấn nút gọi thang ở tầng 3. Lúc này thang đang
đi lên, khi đi qua tầng 3 nó sẽ không dừng lại. Tuy nhiên nút gọi thang tầng 3
đã được nhớ, nó sẽ có tác dụng khi thang quay ngược hành trình. Lúc này
thang vẫn tiếp tục đi lên.
Giả sử lúc này lại có một hành khách C ở tầng 4 muốn đi lên tầng 7.
Muốn vậy hành khách C này lại ấn nút goi tầng ở tầng 4. Như vậy, tầng 4 đã
được nhớ, khi thang máy đi qua tầng này thang sẽ dừng lại như dừng ở tầng 2
và đón khách C vào cabin. Hành khách này lại ấn nút dừng 7 trùng với hành
khách A và thang tiếp tục đi lên. Vì tầng 7 đã được nhớ nên khi đến tầng này
thang sẽ chuyển tốc độ thấp và dừng lại mở của trả khách A và C. Như vậy,
yêu cầu của khách A và C đã được phục vụ, còn lại yêu cầu của khách B đang
ở tâng 3 muốn đi xuống tầng 1 chưa được đáp ứng.
Khi thang dừng ở tầng 7 trả khách song, sau thời gian định sẵn nó sẽ
quay ngược hành trình chuyển động và đi xuống. Khi đi đến gần tầng 3 nó sẽ
SVTK: Lê Hữu Thành
- 20 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
giảm tốc độ và dừng lại mở cửa đón khách B. Khách B đi vào thang máy và
ấn nút đến tầng 1, tầng 1 lại được nhớ và khi đi xuống thang sẽ dừng lại ở
tầng 1 đáp ứng song yêu cầu của khách hàng B.
Phần 2
PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG
ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
SVTK: Lê Hữu Thành
- 21 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên