Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.29 KB, 78 trang )
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
1
Pch = [ G + G bt ] − G dt . η. v. k. g.10 −3 , [KW]
η
(1-13)
Và khi hạ tải:
1
Pch = [ G + G bt ] + G dt . η. v. k. g.10 −3 , [KW]
η
(1-14)
Trong đó :
Pcn - Công suất tĩnh của động cơ khi nâng có dùng đối
trọng
PCh - Công suất tĩnh của động cơ khi hạ có dùng đối trọng
Gdt - Khối luợng của đối trọng, [kG]
k - Hệ số tính đến ma sát giữa thanh dẫn hướng và đối trọng
( k = 1,15 ÷1,3 ).
Khối lượng của đối trọng được tính theo biểu thức sau đây:
Gđt = Gbt + αG , [Kg]
Trong đó :
(1-15)
α - hệ số cân bằng (a = 0,3 ÷ 0,6).
Phần lớn các thang máy chở khách chỉ vận hành đầy tải trọng những giờ
cao điểm, thời gian còn lại luôn làm việc non tải. Vì vậy, đối với thang máy
trở khách nên chọn hệ số a = 0,35 ÷ 0,4.
Đối với thang máy trở hàng, khi nâng thường là đầy tải và khi hạ thường
là không tải, nên chọn a = 0,5.
Dựa trên hai biểu thức (1-2) và (1-3) có thể xây dựng được biểu đồ phụ
tải và chọn sơ bộ công suất của động cơ theo sổ tay tra cứu.
Muốn xây dựng biểu đồ phụ tải chính xác, cần phải tính đến thời gian
mở máy, thời gian hãm thời gian đóng , mở cửa và số lần dừng của buồng
thang khi chuyển động.
Thông số tương đối để tính toán các thời gian trên được đưa ra trong
bảng 3.1.
Thời gian ra / vào buồng thang được tính gần đúng 1s/1người. Số lần
dừng (được tính theo xác suất) của buồng có thể được tìm theo các đường
cong trên hình 3.9.
Bảng 3.1
SVTK: Lê Hữu Thành
- 23 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Tốc độ
di
chuyển
(m/s)
0,5
0,75
1,0
1,5
2,5
3,5
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
Thời gian mở
Tổng thời gian còn lại (s)
máy và hãm máy Buồng thang Buồng thang Buồng thang
có cửa rộng
có cửa rộng
có cửa rộng
với khoảng cách
dưới 800mm dưới 800 mm dưới 1000mm
giữa tầng (s)
3,6
≥ 7,2 m (mở bằng tay) (mở tự động) (mở tự động)
1,6
1,6
12,0
7,0
1,6
1,6
12,0
7,0
1,8
1,8
13,0
7,0
6,3
1,8
1,8
7,2
6,3
2,0
2,0
6,5
2,5
2,5
7,0
E = 21 người
E = 16 người
E = 13
người
E = 10 người
E = 5 người
t
Hình 3.9. Đường cong để xác định số lần dừng ( theo xác suất )
của buồng thang.
md - Số lần dừng ; mt - Số tầng ; E - Số người trong buồng thang
Phương pháp tính chọn công suất động cơ truyền động thang máy tiến
hành theo các bước sau đây :
1. Tính lực kéo đặt lên puli cáp kéo buồng thang ở tầng dưới cùng và
các lần dừng tiếp theo :
F = (G + Gbt - K1 . ∆G1 - Gđ t ) g, [N]
Trong đó :
(1-16)
K1 - Số lần dừng của buồng thang.
∆G1 = G/mđ - Thay đổi (giảm) khối lượng tải sau mỗi lần dừng.
g - Gia tốc trọng trường, [m/s2] .
2. Tính mômen tương ứng với lực kéo :
SVTK: Lê Hữu Thành
- 24 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
M=
F. R
i. η
M=
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
F. R
η , [N.m] nếu F < 0
i
Trong đó :
, [N.m] nếu F > 0
R - Bán kính của puli, [m].
i - Tỷ số truyền của cơ cấu.
η - Hiệu suất của cơ cấu.
3. Tính tổng thời gian hành trình nâng và hạ của buồng thang :
Tổng thời gian này bao gồm: thời gian buồng thang di chuyển với tốc độ
ổn định, thời gian mở máy, hãm máy và tổng thời gian còn lại ( thời gian
đóng mở cửa buồng thang, thời gian ra vào buồng thang của hành khách) theo
bảng 3-1:
4. Dựa trên kết quả của các bước tính toán trên, tính mômen đẳng trị và
tính chọn công suất động cơ.
5. Xây dựng biểu đồ phụ tải chính xác của động cơ truyền động có tính
đến các quá trình quá độ và tiến hành kiểm nghiệm công suất động cơ đã
chọn theo điều kiện phát nóng, quá tải.
2.1.2 - Các hệ truyền động điều khiển thang máy
Như đã giới thiệu ở phần trên, trong các thang máy tốc độ thấp và chất
lượng truyền động có yêu cầu không cao lắm, người ta thường sử dụng các hệ
truyền động trong đó phần dẫn động là động cơ không đồng bộ - rôto lồng sóc
nhiều cấp tốc độ có sơ đồ khối đã được mô tả ở trên.
Hệ truyền động này có ưu điểm là đơn giản dẫn đến giá thành hạ, dễ
dàng trong vận hành và sửa chữa. Tuy nhiên, nó lại không thể đáp ứng được
về mặt chất lượng đối với các thang máy có yêu cầu cao vế tốc độ, gia tốc và
độ giật. Để khắc phục những hạn chế của hệ thống trên, với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp điện tử, ngày nay người ta có xu hướng sử dụng
phương pháp điều khiển vô cấp tốc độ động cơ. Trên thực tế tồn tại 2 hệ
thống chủ yếu sau đây:
Hệ thống sử dụng bộ biến đổi Thyristor - động cơ một chiều.
Hệ thống sử dụng bộ biến tần - động cơ không đồng bộ rôtor lồng sóc.
2.1.2.1- Hệ thống sử dụng bộ biến đổi Thyristor - động cơ một chiều
SVTK: Lê Hữu Thành
- 25 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
Hình 3.10. Hệ thống TĐ sử dụng bộ biến đổi Thyristor - động cơ một chiều
Hệ thống BBĐ - ĐCMC là hệ thống sử dụng bộ biến đổi tĩnh biến đổi
dòng xoay chiều có tần số công nghiệp thành dòng điện một chiều cung cấp
cho động cơ Đ. Ưu điểm của hệ thống là làm việc êm, tin cậy, tuổi thọ cao,
chất lượng dải điều chỉnh tốc độ có thể đáp ứng được với yêu cầu của các
thang máy cao tốc. Tuy nhiên hệ thống vẫn còn tồn tại một số nhược điểm
như : động cơ một chiều là thiết bị cần phải được bảo dưỡng thường xuyên
nên có thể làm gián đoạn quá trình phục vụ của thang máy; BBĐ sử dụng
thyristor có khả năng chịu quá tải kém, mạch điều khiển thyristor rất phức tạp
đòi hỏi phải có công nhân lành nghề khi cần sửa chữa, bảo dưỡng v.vv...
* Hệ thống tự động khống chế thang máy cao tốc với hệ truyền động một
chiều sử dụng bộ biến đổi Thyristor - Động cơ một chiều, có sử dụng các
phần tử lôgic :
Để nâng cao độ tin cậy trong quá trình hoạt động của thang máy, hệ
thống tự động khống chế truyền động điện thang máy đã dùng các phần tử phi
tiếp điểm (phần tử lôgic). Việc ứng dụng các phần tử lôgic trong mạch điều
khiển cho phép xây dựng một hệ thống điều khiển với số lượng phần tử là ít
nhất.
Hệ thống tự động khống chế truyền động điện thang máy dùng các phần
tử phi tiếp điểm có thể khắc phục được các nhược điểm trên, ngoài ra còn có
các ưu điểm đáng kể như :
Giảm được số lượng các dây dẫn điều khiển nối với buồng thang và
chuyển động cùng với buồng thang.
Có thể thiết kế các nút ấn gọi tầng và phần hiển thị, báo hiệu nhỏ, gọn,
kết cấu đẹp nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy.
SVTK: Lê Hữu Thành
- 26 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
Dễ dàng thay đổi để sử dụng cho các thang máy khác nhau, vì chỉ cần
thêm các tiếp điểm gọi tầng và viết lại phần mềm điều khiển mà không cần
thay đổi phần cứng.
Để truyền động thang máy có tốc độ di chuyển buồng thang v ≥ 3m/s
thường dùng hệ truyền động một chiều.
Trong mạch điều khiển thang máy cao tốc, công tắc chuyển tầng có tay
gạt cơ khí làm việc không tin cậy và gây tiếng ồn lớn. Vì vậy, chúng được
thay thế bằng công tắc phi tiếp điểm. Công tắc chuyển đổi tầng phi tiếp điểm
thường dùng bộ cảm biến vị trí kiểu cảm ứng và bộ cảm biến vị trí dùng tế
bào quang điện.
Trên hình 4-6 là sơ đồ khối hệ truyền động một chiều cho thang máy
dùng Thyristor.
Hình 4-6: Sơ đồ khối hệ truyền động thang máy dùng Thyristor
Trong đó, các cuộn kháng 1CK, 2CK dùng để hạn chế dòng điện cân
bằng. Hai khối KĐKN và KĐKH điều khiển hai cầu chỉnh lưu 1BTh và
2BTh. Trong mỗi khối điều khiển bao gồm các khâu : khâu đồng pha, khâu
tạo điện áp răng cưa, khâu so sánh, tạo xung và khuyếch đại xung.
Điện áp đặt được lấy từ đầu ra của khâu hạn chế gia tốc HCGT. Độ lớn
và cực tính của điện áp đặt do khâu điều hành ĐH quyết định.
Điện áp của khâu HCGT tăng dẫn theo hàm tuyến tính bậc nhất khi thay
đổi tín hiệu đầu vào.
Điều chỉnh tốc độ động cơ truyền động bằng bộ điều chỉnh tốc độ Rω.
Tín hiệu đầu vào của bộ điều chỉnh tốc độ Rω là tổng đại số của hai tín hiệu :
tín hiệu chủ đạo (điện áp ra của khâu HCGT) và tín hiệu phản hồi âm tốc độ
tỷ lệ với tốc độ quay của động cơ (điện áp ra của khâu Kω). Khâu Rω dùng
SVTK: Lê Hữu Thành
- 27 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
bộ khuyếch đại một chiều (hàm tỷ lệ P) . Tín hiệu ra của Rω là tín hiệu đầu
vào RiN (khi thang máy đi lên) và RiH (khi thang máy đi xuống). Cả hai khâu
RiN và RiH dùng bộ khuyếch đại một chiều (hàm tỷ lệ, tích phân PI). Ngoài
ra, tín hiệu phản hồi âm dòng lấy từ đầu ra của khâu 1Ki (tỷ lệ với dòng của
động cơ) đưa vào đầu vào của RiN và từ khâu 2Ki đưa vào RiH. Tín hiệu ra
của khâu RiN hoặc RiH chính là tín hiệu điều khiển đưa vào khối điều khiển
tương ứng KĐKN hoặc KĐKH.
Để thực hiện dừng chính xác buồng thang, hệ thống sẽ chuyển từ chế độ
điều chỉnh tốc độ sang chế độ điều chỉnh vị trí. Tín hiệu ra của khâu cảm biến
dừng chính xác CBDCX đưa vào khâu điều chỉnh vị trí. Tín hiệu ra từ khâu
CBDCX đưa vào khâu điều chỉnh vị trí Rvt . Khi buồng thang nằm ngang với
sàn tầng, tín hiệu ra của khâu CBDCX sẽ bằng 0.
2.1.2.2 - Hệ thống sử dụng bộ biến tần - động cơ không đồng bộ rôtor
lồng sóc
Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại biến tần sử dụng các phương
pháp điều chỉnh tần số theo các phương thức khác nhau, chủ yếu là 2 kiểu:
Biến tần điều chỉnh theo phương pháp U/f.
Biến tần điều chỉnh từ thông ( FCC - Flux Current Control ).
Biến tần điều chỉnh từ thông ( FCC - Flux Current Control ) lại sử dụng
nhiều phương pháp, trong đó phương pháp được coi là tiên tiến hiện nay là
thực hiện điều chỉnh trực tiếp mômen.
a. Biến tần thực hiện điều chỉnh trực tiếp mômen
*Nội dung phương pháp
Điều chỉnh trực tiếp mômen động cơ không đồng bộ là phương pháp rất
mới, trong đó việc phối hợp điều khiển bộ biến tần và động cơ không đồng bộ
là rất chặt chẽ. Lôgic chuyển mạch của biến tần dựa trên trạng thái điện từ của
động cơ mà không cần đến điều chế độ rộng xung áp của biến tần. Do sử
dụng công nghệ bán dẫn tiên tiến và các phần tử tính toán có tốc độ cao mà
phương pháp điều chỉnh trực tiếp mômen cho các đáp ừng đầu ra thay đổi rất
nhanh, cỡ vài phần nghìn giây.
Phần cốt lõi của phương pháp được mô tả trên hình 3-11, gồm các khối
như sau: bộ điều chỉnh có trễ với lôgic chuyển mạch tối ưu, mô hình động cơ
cho phép tính toán nhanh và chính xác các giá trị thực của mômen, tốc độ
SVTK: Lê Hữu Thành
- 28 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
quay của rotor và từ thông stator với tín hiệu vào là dòng điện các pha động
cơ và giá trị tức thời của điện áp mạch một chiều. Các giá trị thực này được so
sánh với các giá trị đặt để tạo ra tác động điều khiển bởi các bộ điều chỉnh
mômen và các mạch vòng bên ngoài.
U lưới ≈
công nghiệp
Mđ
Mđ
Điều khiển
ψ,M có trễ
Bit M
Mô hình động
ω
cơ
Tính các đại
lượng
ωe Nhận dạng
thD÷ liÖu
=
Bit ψ
Bit đk
Mđ
ASIC
BT
Logic
chuyển
mach tối
ưu
≈
Ui
S1,S2,S3
Is
ĐC
ông số
Hình 3-11. Điều khiển trực tiếp mômen
Logic chuyển mạch tối ưu cho nghịch lưu sẽ được xác định trong từng
chu kỳ điều khiển ( 25µs ) và được thực hiện bởi các mạch điện tử chuyên
dụng ( ASIC ). Thông tin về trạng thái của các khoá bán dẫn lực ( S1, S2, S3 )
được dùng để tính vector điện áp stator.
SVTK: Lê Hữu Thành
- 29 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
Điều khiển trực tiếp mômen dựa trên lý thuyết điều khiển trường định
hướng máy điện không đồng bộ, trong đó các đại lượng điện từ được mô tả
bởi các vector từ thông, vector dòng điện và vector điện áp được biểu diễn
trong hệ toạ độ stator.
Mômen điện từ là tích vector từ thông stator và vector từ thông rôtor
hoặc giữa vector dòng điện stator và vector từ thông:
1− σ
M=p
σLm
,
→
→
ϕr ^ ϕr
Biên độ vector từ thông stator thường được giữ không đổi và do đó
mômen được điều chỉnh bởi góc γ giữa các vector từ thông. Các động cơ bình
thường có hằng số thời gian điện từ của mạch rotor cỡ hàng trăm miligiây,
như vậy có thể coi từ thông rotor là ổn định và biến đổi chậm hơn từ thông
stator. Vì thế có thể đạt được mômen yêu cầu bằng cách quay từ thông stator
theo hướng nào càng nhanh càng có hiệu quả.
Kỹ thuật điều khiển trực tiếp mômen như sau:
Logic chuyển mạch của các khoá bán dẫn lực thực hiện việc tăng hay
giảm mômen còn giá trị tức thời của từ thông stator được điều chỉnh sao cho
mômen động cơ đạt được giá trị mong muốn. Vector từ thông stator này lại
được điều chỉnh nhờ điện áp cung cấp cho nghịch lưu. Hay nói cách khác là
logic chuyển mạch tối ưu xác định cho ta vector điện áp tối ưu tuỳ thuộc vào
sai lệch mômen. Biên độ của vector từ thông stator cũng được tính đến khi
chọn logic chuyển mạch.
b. Mô hình động cơ
Mô hình động cơ thành lập theo các mô hình cơ bản mô tả toán học động
cơ không đồng bộ và sử dụng các phần tử tính toán có tốc độ cao. Mô hình
động cơ tính toán ra các giá trị thực của mômen và từ thông dùng cho việc
điều chế, nó cũng tính ra được tốc độ quay của rôtor và tần số dòng stator để
dùng cho các mạch vòng điều chỉnh bên ngoài. Mô hình động cơ còn có chức
năng nhận dạng thông số của động cơ dùng cho việc tính toán, hiệu chỉnh. Độ
chính xác của mô hình là rất quan trọng, bởi vì trong hệ thống không dùng
thiết bị đo tốc độ trục động cơ, tín hiệu đo lường chỉ gồm dòng điện 2 pha của
động cơ và giá trị tức thời của điện áp mạch một chiều .
2.1.3. chọn phương án truyền động
SVTK: Lê Hữu Thành
- 30 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
Qua các phân tích ở trên và dựa vào yêu cầu công nghệ đặt ra; đồng thời
căn cứ vào số tầng phục vụ mà lựa chọn hệ thống truyền động tối ưu sao cho
thoả mãn được một cách hài hoà nhất giữa các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật.
Do tính chất của phụ tải trong truyền động thang máy yêu cầu có khả
năng đảo chiều với tải thế năng. Hơn nữa đối với toà nhà cao 7 tầng thì không
yêu cầu thang máy phải có tốc độ cao lắm. Vì vậy trong bản đồ án này ta sử
dụng hệ thống Bộ biến tần - Động cơ không đồng bộ rôtor lồng sóc, làm
phương án truyền động cho thang máy.
2.2 – CÁC HỆ THỐNG KHỐNG CHẾ VÀ
ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
2.2.1. Tín hiệu hoá cho hệ thống điều khiển thang máy
Để việc điều khiển vận hành thang máy diễn ra chính xác thì các tín hiệu
đưa về phải đảm bảo phản ánh được chính xác tình trạng hệ thống. Căn cứ
vào các tín hiệu này, hệ điều khiển sẽ xử lý và đưa ra các tín hiệu điều khiển
các cơ cấu chấp hành trong hệ thống. Các tín hiệu này được mô tả như sau :
- Để ghi nhận mọi tín hiệu gọi thang cũng như các tín hiệu yêu cầu đến
tầng, người ta bố trí các các nút ấn gọi thang ở các tầng và các nút ấn đến tầng
được bố trí trong Cabin. Trừ tầng thượng chỉ có nút gọi xuống và tầng 1 chỉ
có nút gọi lên. Trong Cabin nút ấn đến tầng, đóng mở cửa nhanh, báo động ...
được bố trí vào một bảng điều khiển.
Tuỳ theo hệ điều khiển, các công tắc này có thể là thường đóng hoặc
thường mở. Khi bị tác động chúng sẽ đóng cắt mạch điện, từ đó tác động về
hệ điều khiển.
- Để thông tin cho người sử dụng biết trạng thái hoạt động của thang
người ta sử dụng các mạch hiển thị. Đó có thể đơn giản là các đèn LED hay
các mạch hiển thị 7 thanh ... được bố trí ở các tầng cũng như trong Cabin
nhằm hiển thị vị trí hiện tại của thang, chiều chuyển động lên hay xuống,
trạng thái của các nút ấn, thứ tự ưu tiên ...
- Để xác định vị trí hiện tại của thang, người ta sử dụng các Sensor báo
vị trí phi tiếp điểm. Trong đó, phần tĩnh của Sensor được gắn dọc theo chiều
chuyển động của thang, còn phần động được gắn với buồng thang.
SVTK: Lê Hữu Thành
- 31 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên
Thuyết Minh Đồ án Tốt Nghiệp
Ứng Dụng PLC Vào Điều Khiển Thang Máy
- Để lấy tín hiệu về cho việc dừng động cơ khi xảy ra trường hợp đứt
cáp, trượt cáp, người ta bố trí các cảm biến trong bộ điều tốc. Để lấy tín hiệu
cho các thiết bị tự động khống chế dừng và thiết bị hạn chế người ta bố trí các
Sensor ở đỉnh và đáy thang.
Vị trí của các Sensor phụ thuộc vào phản ứng của hệ thống điều khiển
khi nhận được tín hiệu từ các Sensor đó, vào thời gian trễ của hệ thống, cơ
cấu chấp hành và quán tính của hệ thống.
- Để đảm bảo việc dừng chính xác tại một tầng thì ngoài Sensor báo vị
trí tầng còn phải sử dụng các Sensor thông báo về yêu cầu tốc độ. Nói cách
khác, ở mỗi một tầng phải tồn tại vùng dừng mà ở đó dù Cabin đang ở trên
hay dưới tầng đều phải giảm tốc độ để thực hiện dừng chính xác. Độ lớn của
vùng này phụ thuộc vào tốc độ của thang (xem phần dừng chính xác buồng
thang) . Để cho việc xác định vị trí và điều khiển thang chính xác thì ở mỗi
tầng thường bố trí nhiều Sensor.
- Để đảm bảo thang không chuyển động khi quá tải có thể bố trí Sensor
dưới sàn Cabin. Khi khối lượng vượt quá giới hạn cho phép, sàn thang dưới
tác động đủ lớn của trọng lượng sẽ tác động lên các Sensor, từ đó đưa tín hiệu
đến phần bảo vệ của hệ điều khiển.
- Ngoài ra, thang máy còn sử dụng các khoá liên động để đảm bảo thang
chỉ có tín hiệu khởi động khi cửa tầng và cưả buồng thang đã đóng, không
cho phép gọi tầng khi thang không có người, lập tức dừng thang khi buồng
thang đang chạy mà vì một lý do nào đó cửa thang bị mở ra...
2.2.2. Hệ thống điều khiển thang máy sử dụng các phần tử có tiếp điểm
2.2.2.1 Các loại cảm biến có tiếp điểm và nhược điểm của chúng
Trong thang máy tốc độ trung bình và thấp, người ta thường sử dụng các
công tắc hành trình. Đây là một thiết bị cơ-điện có tay gạt với 3 tiếp điểm,
tương ứng với 3 trạng thái đầu ra. Công tắc hành trình có ưu điểm là các trạng
thái đầu ra rất rõ ràng. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó là tuổi thọ giảm
khi hoạt động ở tốc độ cao và gây tiếng ồn lớn.
Do những nhược điểm trên nên trong thang máy tốc độ cao người ta
không sử dụng công tắc hành trình mà thay vào đó là các loại cảm biến không
tiếp điểm được trình bày trong phần dưới đây.
SVTK: Lê Hữu Thành
- 32 -
GVHD: T.S Đỗ Trung Hải
Trường ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên