1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Khái niệm về dịch vụ và ngành dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 118 trang )


chiếm 80-90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỉ trọng nhỏ. Do vậy việc đánh giá

chất lƣợng sản phẩm du lịch rất khó khăn. vì thƣờng mang tính chủ quan và phần

lớn không phụ thuộc vào ngƣời kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch.

- Tính không thể tách rời: Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản

phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể đƣợc tổ chức

sản phẩm trƣớc, không thể cất trữ trong kho cung ứng dần, hoặc dự trữ sử dụng dần

ở những thời gian cao điểm nhƣ các hàng hoá thông thƣờng khác nhau. Do vậy để

tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn.

- Tính không đồng nhất: Hiệu quả mà dịch vụ đem lại cho khách hàng cao

hay thấp không chỉ do bản thân sản phẩm mà còn do sự tham gia của khách hàng

vào quá trình tạo thành dịch vụ đó. Dịch vụ có tính phi tiêu chuẩn hoá cao, cho nên

muốn có dịch vụ tốt cần phải có sự thực hiện tốtt cả hai phía ngƣời cung cấp và

khách hàng.

Trong phƣơng thức cung cấp dịch vụ, GATS có 4 phƣơng thức. Thứ nhất là

phƣơng thức cung cấp qua biên giới, có nghĩa là các dịch vụ đƣợc cung cấp từ lãnh

thổ của một nƣớc thành viên này sang lãnh thổ của một nƣớc thành viên khác mà

không có sự di chuyển của cả ngƣời cung cấp và ngƣời tiêu thụ dịch vụ sang lãnh

thổ của nhau. Thứ hai là phƣơng thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ, cụ thể là ngƣời tiêu

dùng của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng

dịch vụ. Thứ ba là phƣơng thức hiện diện thƣơng mại, có nghĩa là nhà cung cấp dịch

vụ của một thành viên này thiết lập các hình thức hiện diện nhƣ doanh nghiệp 100%

vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh tại lãnh thổ của một thành viên

khác để cung cấp dịch vụ. Thứ tƣ là phƣơng thức hiện diện thể nhân, có nghĩa là thể

nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên

khác để cung cấp dịch vụ.

1.2. Ngành dịch vụ

Tổ chức thƣơng mại thế giới phân loại dịch vụ dựa trên CPC (Central

Products Classification - Phân loại các sản phẩm chủ yếu). WTO phân loại dịch vụ

dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Việc phân loại dịch vụ theo WTO rất thích hợp

cho việc xúc tiến đàm phán về mở cửa thị trƣờng dịch vụ quốc tế. Theo phân loại



4



của WTO, dịch vụ đƣợc phân thành 12 ngành, trong mỗi ngành lại đƣợc phân thành

các phân ngành (hay còn gọi là các tiểu ngành), tổng cộng có 155 phân ngành.

Hệ thống phân loại của WTO phân chia dịch vụ thành 12 ngành bao gồm:

-



Các dịch vụ kinh doanh: dịch vụ chuyên ngành, dịch vụ liên quan đến máy



tính, dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D), các dịch vụ bất động sản, các dịch vụ

cho thuê không qua môi giới, các dịch vụ kinh doanh khác.

-



Các dịch vụ truyền thông: các dịch vụ bƣu điện, các dịch vụ đƣa thƣ, các



dịch vụ viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn, các dịch vụ truyền thông khác.

-



Các dịch vụ xây dựng và kĩ sƣ công trình: Tổng công trình xây dựng nhà cao



ốc, tổng công trình xây dựng cho các công trình dân sự, công việc lắp đặt và lắp ráp,

công việc hoàn thiện và kết thúc xây dựng, các dịch vụ xây dựng và kĩ sƣ công trình

khác.

-



Các dịch vụ phân phối: các dịch vụ của đại lí ăn hoa hồng, các dịch vụ



thƣơng mại bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ cấp quyền kinh doanh, các dịch vụ

phân phối khác.

-



Các dịch vụ giáo dục: dịch vụ giáo dục tiểu học, dịch vụ giáo dục trung học,



dịch vụ giáo dục đại học, dịch vụ giáo dục ngƣời lớn, các dịch vụ giáo dục khác.

-



Các dịch vụ môi trƣờng: dịch vụ thoát nƣớc, dịch vụ thu gom rác, dịch vụ vệ



sinh, các dịch vụ môi trƣờng khác.

-



Các dịch vụ tài chính: tất cả các dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo



hiểm, các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (không kể bảo hiểm), các

dịch vụ tài chính khác.

-



Các dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khoẻ: các dịch vụ bệnh viện, các



dịch vụ y tế khác, các dịch vụ xã hội, các dịch vụ khác.

-



Các dịch vụ du lịch và lữ hành: khách sạn và nhà hàng, các đại lí lữ hành và



các dịch vụ hƣớng dẫn tour, các dịch vụ hƣớng dẫn du lịch, các dịch vụ du lịch và

lữ hành khác.

-



Các dịch vụ văn hoá và giải trí: các dịch vụ giải trí, các dịch vụ đại lí bán



báo; thƣ viện, lƣu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn hoá khác; thể thao và các dịch vụ

giải trí khác; các dịch vụ văn hoá và giải trí khác.



5



-



Các dịch vụ vận tải: các dịch vụ vận tải biển, vận tải đƣờng thuỷ nội địa, các



dịch vụ vận tải đƣờng hàng không, vận tải vũ trụ, các dịch vụ vận tải đƣờng bộ, vận

tải theo đƣờng ống dẫn, các dịch vụ phụ trợ cho tất cả các loại vận tải, các dịch vụ

vận tải khác.

-



Các dịch vụ không có tên ở trên.



2. Ngành du lịch và dịch vụ du lịch

2.1. Ngành dịch vụ du lịch

Trong phân loại của WTO, dịch vụ du lịch là ngành thứ 9 từ trên xuống trong

12 ngành. Điều này cho thấy du lịch cũng đƣợc coi là ngành kinh tế quan trọng của

các nƣớc và do đó, WTO yêu cầu các nƣớc phải mở cửa cho dịch vụ du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Do vậy nó cũng mang những đặc tính

chung của dịch vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại

dƣới dạng vật thể, không lƣu kho lƣu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng.

Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động

du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều

quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế thế

giới. Du lịch đã trở thành hiện tƣợng quen thuộc trong đời sống con ngƣời và ngày

càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu. Vậy dịch vụ du lịch là gì?

2.2. Dịch vụ du lịch

Về khái niệm dịch vụ du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đƣa ra các khái

niệm khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, dịch vụ du lịch là việc cung cấp các

dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hƣớng

dẫn và những dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch2.

Ngoài ra, “dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tƣơng tác

giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động



2



Quốc Hội nƣớc Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam, Điều 4, khoản 11



6



tƣơng tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức

cung ứng du lịch”3.

Nhắc đến dịch vụ du lịch, chúng ta có thể nghĩ ngay đến một số khái niệm

nhƣ là: ngành du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch.

Ngành du lịch, đƣợc định nghĩa theo nghĩa rộng, là khu kinh tế bao gồm tất

cả các ngành phục vụ khách du lịch. Ngành du lịch đƣợc định nghĩa một cách đơn

giản là một bộ phận của nền kinh tế, có chung một chức năng, đó là phục vụ nhu

cầu của khách du lịch. Do đó, ngành công nghiệp này đƣợc định nghĩa gắng lion với

thị trƣờng riêng biệt của nó và bao gồm tất cả cá nhà cung cấp dịch vụ du lịch,

những ngƣời có nguồn thu từ khách du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để định

nghĩa ngành du lịch chính xác là bao gồm những cái gì, những doanh nghiệp mà

nghiệp vụ kinh doanh của họ hoàn toàn, hay chủ yếu phụ thuộc vào khách du lịch,

chúng ta cũng có thể thấy còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp du lịch gián tiếp (nhƣ

nhà cung cấp dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao; những ngƣời bán lẻ, những doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, thậm chí cả những công ty xây dựng khách sạn

và các cơ sở hạ tầng du lịch khác), đó là những doanh nghiệp chỉ phụ thuộc một

phần vào du lịch, còn phần cơ bản trong tác nghiệp kinh doanh của họ là phục vụ

nhu cầu của dân cƣ địa phƣơng.

Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch (Công ty lữ hành) là các công ty đặc biệt

kinh doanh chủ yếu trong việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chƣơng trình

trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, các công ty lữ hành còn có thể tiến hành các

hoạt động trung gian bán sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo thực hiện các nhu

cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Về khái niệm khách du lịch, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa ba loại khách du

lịch khác nhau: khách nội địa, khách du lịch nƣớc ngoài và khách nƣớc ngoài đến Việt

Nam4. Mặc dù phát triển du lịch nội địa là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch,



3

4



GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế Du lịch, Nxb Lao Động - Xã hội, Hà Nội

Quốc hội nƣớc Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Điều 34



7



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×