1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 118 trang )


vào du lịch Việt Nam. Đối với phƣơng thức 4, Việt Nam vẫn không cho phép

hƣớng dẫn viên du lịch nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam.



31



Bảng 2: Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ du lịch



Ngành và phân ngành



Hạn chế tiếp cận thị trƣờng



Hạn chế đối xử quốc gia



A. Khách sạn và nhà hàng (CPC 641643)



(1) Không hạn chế



(1) Không hạn chế



(1) Không hạn chế



(1) Không hạn chế



(2) Không hạn chế



(2) Không hạn chế



(3) Không hạn chế, ngoại trừ nhà cung (3) Không hạn chế, trừ các hƣớng dẫn

B. Dịch vụ đại lí lữ hành và điều hành

tour (CPC 7471)



cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc phép cung viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ

cấp dịch vụ dƣới hình thức liên doanh với nƣớc ngoài là công dân Việt Nam. đƣợc

đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế phép đƣa khách vào du lịch Việt Nam

phần góp vốn của phía nƣớc ngoài.



(Inbound).



(4) Không hạn chế, trừ các cam kết

chung.



(4) Chƣa cam kết, trừ các cam kết chung.

Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam



Phƣơng thức cung cấp:



(1). Cung cấp qua biên giới



(2). Tiêu dùng ở nƣớc ngoài



(3). Hiện diện thƣơng mại



(4). Hiện diện thể nhân



32



3. Cam kết của Việt Nam trong trong ASEAN về dịch vụ du lịch

Trong khuôn khổ hợp tác đa phƣơng trong ASEAN, Du lịch Việt Nam đã có

quá trình hơn 10 năm tham gia cùng các bộ, ngành vào hoạt động đàm phán để có

đƣợc những kết quả phân ngành hợp tác rất cụ thể và hiệu quả.

Đến tháng 6/2004, Việt Nam đã cho phép đối tác ASEAN đƣợc liên doanh

đầu tƣ về khách sạn, khu nghỉ du lịch tổng hợp. Việt Nam cũng cho phép đối tác

ASEAN đƣợc tham gia 3 phân ngành là xếp chỗ trong khách sạn, phục vụ ăn trong

nhà hàng, phục vụ uống không có chƣơng trình giải trí.

Từ năm 2005, ASEAN đã thực thi một hƣớng đi mới, phát triển hội nhập khu

vực dựa trên sự liên kết của 11 ngành ƣu tiên, trong đó ngành dịch vụ du lịch đƣợc

đẩy nhanh hơn.

Du lịch Việt Nam đã cùng các nƣớc thành viên hoàn thành vòng 3 đàm phán

hợp tác dịch vụ ASEAN với việc thống nhất nội dung cam kết dịch vụ lữ hành, góp

phần đẩy mạnh luồng khách, vốn đầu tƣ du lịch trong ASEAN. Trong đó Việt Nam

cho phép đối tác nƣớc ngoài có thể liên doanh với đối tác Việt Nam với vốn đóng

góp không vƣợt quá 49% vốn pháp định của liên doanh và 05 năm sau khi cam kết

có hiệu lực, hạn chế này sẽ là 51%. Hƣớng dẫn viên du lịch trong liên doanh phải là

công dân Việt Nam. Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ

đƣợc kinh doanh dịch vụ đƣa khách vào du lịch Việt Nam.

Du lịch Việt Nam cũng chú trọng hợp tác song phƣơng với các nƣớc thành viên

ASEAN. Cho tới nay, Việt Nam đã miễn thị thực du lịch cho 09 nƣớc (trừ Myanmar)

trên cơ sở có đi có lại, tạo điều kiện cho khách các nƣớc đi du lịch Việt Nam.

Các nƣớc ASEAN đã cam kết mở cửa hoàn toàn ngành dịch vụ vào năm

2015 để tiến tới thực hiện mục tiêu thành lập “Cộng đồng kinh tế ASEAN” có thị

trƣờng và cơ sở sản xuất chung vào năm 2020.



33



II. TÁC ĐỘNG TỚI DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM DO VIỆC THỰC HIỆN

CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ

1. Tác động tích cực

1.1. Đối với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam

1.1.1. Tạo nguồn thu cho Ngân sách

Khách du lịch cũng phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế, có thể là thuế trực

tiếp nhƣ thuế khởi hành (Departure tax) phải trả ở các sân bay, hoặc thuế phòng

(bed tax) cộng thêm vào các hoá đơn thanh toán lƣu trú tại khách sạn, cũng có thể là

thuế gián tiếp nhƣ thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá dịch vụ; hay các loại

phí nhƣ phí phục vụ trong nhà hàng, khách sạn. Vì du khách là “ngƣời mới” đối với

cộng đồng nên những khoản thuế họ đóng là nguồn thu thêm cho Nhà nƣớc (vì

chúng không từ các công dân của địa phƣơng).

Ngoài ra, du lịch còn cải thiện cán cân thƣơng mại quốc gia. Khách du lịch

quốc tế đến Việt Nam thƣờng phải chi trả các dịch vụ và hàng hoá bằng ngoại tệ

khác nhau. Điều này mang lại hiệu quả giống nhƣ một ngành xuất khẩu do đó làm

cải thiện cán cân thanh toán thƣơng mại của quốc gia. Du lịch đƣợc coi nhƣ một

loại hàng hoá xuất khẩu (có thể có giá trị hơn vì nó không làm cạn kiệt tài nguyên

thiên nhiên của đất nƣớc nhƣ ngành khai khoáng). Nếu du lịch đƣợc duy trì thƣờng

xuyên và phù hợp thì có thể coi nhƣ là một nhân tố giữ ổn định một khoản thu ngoại

tệ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nƣớc có các mặt hàng xuất khẩu

chính có thể có sự nhạy cảm về giá cả hoặc thị trƣờng của các mặt hàng này có thể

bị thu hẹp. Đặc biệt càng có nghĩa đối với các nƣớc bị lệ thuộc vào sản xuất nông

nghiệp nhƣ Việt Nam sẽ gặp khó khăn về kinh tế nếu mùa màng thất bát do thời tiết

không thuận lợi.

Du lịch quốc tế góp phần tăng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam. Việc thiếu

ngoại tệ thƣờng gây ra sự hạn chế về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất

kì một quốc gia nào đều mong muốn cải thiện nền công nghiệp, hệ thống giao

thông, nguồn năng lƣợng...của mình nhƣng phải đối mặt với nhu cầu ngoại tệ khổng

lồ để chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ. Du khách quốc tế có thể giúp cung cấp



34



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×