1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành dịch vụ du lịch Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 118 trang )


hƣớng chuyên môn hoá, làm cho các nguồn lực ở mỗi nƣớc đƣợc sử dụng hợp lí và

có hiệu quả hơn.

Toàn cầu hoá làm gia tăng các luồng chuyển giao vốn và công nghệ. Quá

trình này tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất

quan trọng, rất cần thiết cho các nƣớc đang phát triển, từ các nguồn lực vật chất đến

các nguồn lực tri thức và kinh nghiệm cả về tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của

quốc gia và ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng hộ. Toàn cầu hoá và hội

nhập kinh tế quốc tế một mặt gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về sức cạnh tranh và

hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố

chất lƣợng, yếu tố thời gian, yếu tố có giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu

quả. Mặt khác, toàn cầu hoá mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới,

những thị trƣờng mới, những đối tác mới cho từng nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát

triển. Có thể nói đó là thời cơ lịch sử.

Toàn cầu hoá củng cố và tăng cƣờng các thể chế quốc tế, thúc đẩy sự xích lại

gần nhau giữa các dân tộc,làm cho con ngƣời ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết

lẫn nhau, nắm đƣợc tình hình cập nhật ở mọi nơi và có thể góp phần tác động nhanh

chóng đến mọi sự kiện.

Là quốc gia nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của

ngành du lịch Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế phát triển chung của ngành du

lịch khu vực. Bên cạnh đó, do lợi thế về vị trí địa lí, kinh tế - chính trị ổn định, tài

nguyên phong phú,...ngành du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng

cƣờng phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và trên thế giới.

Việt Nam trong tiến trình đổi mới, hội nhập cùng phát triển đƣợc cộng đồng quốc

tế đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, cơ hội đầu tƣ hấp dẫn, đƣợc ƣa chuộng

nhất châu Á. Ngành du lịch đƣợc khẳng định là một trong những ngành kinh tế trọng điểm,

góp phần vào sự phát triển của các ngành liên quan. Việt Nam là nƣớc có những bƣớc đi

vững chắc trên con đƣờng hội nhập và đạt đƣợc nhiều thành công: chính trị ổn định, kinh

tế tăng trƣởng, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững. Việt Nam luôn có đủ năng lực và trí

tuệ vƣơn tới những đỉnh cao mới trong hoạt động kinh tế và hợp tác quốc tế.



24



Định hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế

khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan của du lịch Việt Nam. Ngành du lịch

Việt Nam cần phải đánh giá đúng khoảng cách trong du lịch và tiến tới hội nhập

giữa các ngành, đơn vị nhằm tạo nên một sức mạnh tổng hợp đối với các sản phẩm

du lịch mới.

Hợp tác để cùng phát triển, ngành du lịch Việt Nam phải chủ động có những

bƣớc chuyển mạnh theo hƣớng đối ngoại nhƣ tổ chức hội nghị, hội thảo, tham gia

hội chợ quốc tế về các du lịch nhằm tạo sân chơi hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế cũng

đồng nghĩa với ngành du lịch Việt Nam cũng phải chuyển mình để thích nghi, nắm

bắt đƣợc cơ hội do quá trình hội nhập mang lại nhƣng đồng thời vƣợt qua đƣợc

thách thức của chính quá trình mở cửa này.

2.2. HNKTQT tạo cơ hội để ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ

Việt Nam có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí và chính trị. Nằm ở trung tâm

Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa, vừa thông rộng với đại

dƣơng, có vị trí giao lƣu quốc tế thuận lợi cả về đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng sắt,

đƣờng bộ và đƣờng không. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân

lực dồi văn hóa, ngƣời Việt Nam cần cù và mến khách là những yếu tố quan trọng

cho du lịch phát triển.

Tài nguyên thiên nhiên du lịch của nƣớc ta rất phong phú và đa dạng. Các

đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình và hải đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên

tạo cho Việt Nam sự đa dạng và phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái có giá

trị cho phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh

thái sông hồ, hệ sinh thái rừng, hang động...Điển hình nhƣ Vịnh Hạ Long, khu du

lịch Phong Nha- Kẻ Bàng, đảo Phú Quốc...

Tài nguyên du lịch văn hóa của Việt Nam phong phú với lịch sử hàng ngàn

năm dung nƣớc và giữ nƣớc. Trong số khoản 40.000 di tích có hơn 2.000 di tích

đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng. Nhiều di tích đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn

hóa thế giới nhƣ quần thể di tích triều Nguyễn ở cố đô Huế, khu đô thị cổ Hội An,

văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên...



25



Ngoài ra, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống với kĩ năng độc đáo, nhiều

lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng

54 dân tộc với nhiều nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực đƣợc hòa quyện, đan

xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị đã tạo cho du lịch Việt Nam có nhiều

điều kiện khai thác về du lịch văn hóa- lịch sử, thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt

của du khách.

Việt Nam là đất nƣớc thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tƣơi, địa hình có

núi, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên, núi non đã tạo nên những

vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá,

nhiều điểm nghỉ dƣỡng và danh lam thắng cảnh nhƣ Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo

(Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh); động Tam Thanh (Lạng

Sơn), động Tự Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng

(Quảng Bình); thác Bản Giốc (Cao Bằng)

Tài nguyên du lịch có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành lãnh thổ du lịch.

Tài nguyên du lịch đƣợc chia thành 2 nhóm lớn:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình đặc sắc, điều kiện khí hậu, nƣớc, sinh

vật và các HST đặc biêt, các di sản thiên nhiên thế giới...

- Tài nguyên du lịch nhân văn: di tích lịch sử, văn hoá kiến trúc, lễ hội, các đối

tƣợng liên quan đến dân tộc học, đối tƣợng văn hoá, thể thao, di sản văn hoá thế giới.

2.3. Vị trí, vai trò của ngành dịch vụ du lịch ngày càng quan trọng trong sự phát

triển kinh tế của Việt Nam

Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, ở nhiều nƣớc phát triển, thậm

chí du lịch đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá mức sống và chất lƣợng cuộc sống, môi

trƣờng sống và môi trƣờng làm việc ngày càng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và du

lịch là một hƣớng giả quyết nhằm tái sản xuất sức lao động...

Trong 10 năm qua, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 14 lần, trong đó

năm 2007 đã đón 3,58 triệu lƣợt khách quốc tế, tăng trƣởng 10,43 % so với năm

2005. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, trung bình mỗi khách du lịch quốc

tế đến Việt Nam chi tiêu hơn 900 USD đã góp phần đẩy mạnh doanh thu “xuất khẩu

tại chỗ” năm 2005 lên trên 3 tỷ USD. Số du khách tới Việt Nam đã tăng trung bình



26



10%/năm từ 2000 lên 3,5 triệu ngƣời năm 2006. Dự đoán số du khách tới Việt Nam

sẽ tăng lên tới 8 triệu ngƣời vào năm 2010.

Những đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng gia

tăng, khẳng định vai trò quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế. Do đó,

trong Nghị quyết của Đảng và Chiến lƣợc phát triển ngành du lịch Việt Nam đã xác

định: xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.



27



CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM

I. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH

1. Cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kì về

dịch vụ du lịch

Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kì (BTA) đƣợc kí kết

ngày 13/07/2000 và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, Hiệp định này đƣợc đánh giá

là hiệp định thƣơng mại song phƣơng toàn diện nhất mà Việt Nam và Hoa Kì từng

đàm phán, quy định các nghĩa vụ toàn diện nhất cho cả 2 bên. Hiệp định thƣơng mại

Việt Nam - Hoa Kì có hiệu lực đánh dấu một bƣớc phát triển quan trọng của nền

kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và có ảnh hƣởng sâu sắc

đến các ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành du lịch… Hiệp định này mở

ra một triển vọng to lớn cho việc thu hút đầu tƣ, công nghệ du lịch, cũng nhƣ thu

hút số du khách nƣớc ngoài (gồm cả khách đi du lịch và khách sang tìm hiểu thị

trƣờng, làm kinh tế). Các quy định về mở cửa thị trƣờng dịch vụ du lịch giữa hai bên

đƣợc quy định ở Chƣơng III (chƣơng về thƣơng mại dịch vụ) và phụ lục F đính kèm

theo Hiệp định.

Theo hiệp định này, Việt Nam đã cam kết tƣơng đối thông thoáng trong lĩnh

vực dịch vụ du lịch (xem bảng 1). Trong phân ngành khách sạn và nhà hàng, Việt Nam

cho phép các công ty Hoa Kì đƣợc thành lập liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh

với các đối tác Việt Nam hay công ty 100% vốn Hoa Kì. Còn trong phân ngành dịch

vụ đại lí và điều phối lữ hành, Việt Nam cho phép các công ty Hoa Kì đƣợc lập liên

doanh với đối tác Việt Nam, trong đó có phần góp vốn của các công ty Hoa Kì không

vƣợt quá 49% vốn pháp định của liên doanh, 3 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, hạn

chế này sẽ đƣợc nâng lên 51% và 5 năm sau khi hiệp định hiệu lực, hạn chế này sẽ

đƣợc bãi bỏ, với điều kiện các công ty này phải đầu tƣ xây dựng khách sạn, nhà hàng.



28



Bảng 1: Cam kết của của Việt Nam về dịch vụ du lịch trong Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kì

Ngành và

phân

ngành



A. Khách sạn và nhà hàng bao gồm:

- dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn

- dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống



Hạn chế

tiếp cận

thị trƣờng



(1) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

(3) Các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kì cùng

với việc đầu tƣ xây dựng khách sạn, nhà hàng

đƣợc phép cung cấp dịch vụ thông qua thành

lập liên doanh với đối tác VN hay xí nghiệp

100% vốn Hoa Kì.

(4) Chƣa cam kết ngoài các cam kết chung và

giám đốc khách sạn hay nhà hàng phải thƣờng

trú tại Việt Nam.



B. Dịch vụ đại lí lữ hành và điều phối du lịch lữ hành

(1) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

(3) Các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kì đƣợc phép cung cấp dịch

vụ dƣới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam.

Phần vốn góp của của phía Hoa Kì không vƣợt quá 49% vốn pháp

định của liên doanh và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, hạn chế

này là 51% và 5 năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, hạn chế

này đƣợc bãi bỏ.

(4) Không hạn chế, trừ các cam kết chung.



(1) Không hạn chế

(1) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

Hạn chế

(2) Không hạn chế

(3) Các hƣớng dẫn viên trong liên doanh phải là công dân Việt

đối xử

(3) Không hạn chế

Nam. Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tƣ Hoa Kì chỉ đƣợc

quốc gia

(4) Chƣa cam kết ngoài các cam kết chung

kinh doanh dịch vụ đƣa khách vào du lịch Việt Nam (Inbound).

(4) Chƣa cam kết, trừ các cam kết chung.

Nguồn: Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt - Hoa Kì

Phƣơng thức cung cấp:

(1). Cung cấp qua biên giới

(2). Tiêu dùng ở nƣớc ngoài

(3). Hiện diện thƣơng mại

(4). Hiện diện thể nhân



29



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×