Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.8 KB, 82 trang )
nghĩa α là 0,05. Như vậy, với độ tin cậy 95%, có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ
giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức đánh giá trung bình chưa tới 4
nhưng trên 3, hay nhân viên tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế khá hài lòng với các
chỉ tiêu thuộc chế độ lương thưởng ở trên.
Trên thực tế khảo sát, có 26,7% nhân viên (16 người) cho ý kiến trung lập,
56,7% nhân viên (34 người) và 16,7% nhân viên (10 người) hài lòng và rất hài lòng
với kết quả tiền lương họ nhận được so với công sức bỏ ra. Mặc dù một khi nhân
viên đồng ý vào làm việc tại khách sạn tức là họ đã đồng ý với mức lương được đề
ra trong hợp đồng, nhưng trong quá trình làm việc lại nảy sinh nhiều vấn đề khiến
cho một số người không còn đồng ý với mức lương đó nữa. Ví dụ như trong lúc
người này siêng năng thì lại có người khác không nhiệt tình làm việc, hay những lúc
đông khách thì khối lượng công việc là rất nhiều, chủ yếu tập trung vào các bộ phận
buồng phòng, nhà hàng; mặc dù vậy mức lương mà người nhân viên nhận được vẫn
không thay đổi và được tính theo hệ số quy định, điều này dẫn đến sự bất mãn ở một
số nhân viên. Việc mức lương có tương xứng với kết quả đóng góp không một phần
phụ thuộc vào công tác bố trí, phân công nhiệm vụ. Định mức công bằng lượng
công việc với mức lương của nhân viên là việc làm cần thiết để nhân viên cảm thấy
những gì họ nhận được là xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra, từ đó mới duy trì
được sự hài lòng khi làm việc.
Đối với tiêu chí “tiền lương được trả đúng hạn”, 18,3% nhân viên (11 người)
có ý kiến trung lập, 51,7% nhân viên (31 người) hài lòng và 30% nhân viên (18
người) rất hài lòng vì việc trả lương đúng hạn của khách sạn , điều này sẽ tạo niềm
tin của nhân viên đối với tổ chức.
Liên quan đến vấn đề tiền lương còn có sự hợp lý trong chính sách lương.
Chính sách lương không những thể hiện sự tương xứng giữa tiền lương và kết quả
công việc của một người mà còn thể hiện sự hợp lý, công bằng trong phân phối tiền
lương giữa các bộ phận. Sự hợp lý thể hiện ở chỗ mức lương không quá cách biệt
đối với những công việc tương đương, và phù hợp với kết quả hay doanh thu mà bộ
62
phận hay nhân viên nào đó mang lại cho khách sạn . Thống kê cho thấy có 1,7% (1
người) không hài lòng và rất không hài lòng với chính sách trả lương công bằng của
khách sạn, 21,7% cho ý kiến trung lập và 76,7% hài lòng cũng như rất hài lòng. Đa
phần nhân viên đều hài lòng với với chính sách lương của khách sạn tuy nhiên số
nhân viên trung lập và không hài lòng vẫn còn nhiều. Ban giám đốc và quản lý
khách sạn nên xem xét thêm về vấn đề chính sách lương cho phù hợp hơn nữa.
Chỉ tiêu “khả năng đảm bảo cuộc sống từ thu nhập” có 14 nhân viên (23,3%)
đánh giá bình thường và 28 nhân viên (46,7%) hài lòng, 15 nhân viên (25%) rất hài
lòng. Đa phần vẫn là hài lòng nhưng số nhân viên không hài lòng đối với chỉ tiêu
này so với những chỉ tiêu khác vẫn cao hơn. Hầu hết các nhân viên làm việc tại
khách sạn có mức lương khoán từ dưới 2,5 triệu đồng một tháng, chỉ trừ một số
nhân viên bao gồm cả những người là trưởng ca, tổ trưởng ... thì có mức lương cao
hơn. Với mức lương như vậy thì có một số nhân viên vẫn chưa hài lòng và cho rằng
vẫn là khoản tiền thấp so với những công việc khác, đồng thời họ không thể đảm
bảo một cuộc sống ổn định vì số tiền dành dụm được là không nhiều. Căn cứ vào
quy định về mức lương cơ bản mà chính phủ ban hành cùng với tình hình kinh
doanh của khách sạn, ban giám đốc và quản lý nên có những xem xét về việc đưa ra
mức lương hợp lý hơn. Vấn đề lương là một vấn đề thường trực, tác động lớn đến sự
hài lòng cả nhân viên; tuy nhiên rất khó giải quyết vì nó còn liên quan đến việc kinh
doanh của khách sạn; do đó ban giám đốc nên có sự quan tâm nhiều hơn đến vấn đề
này.
Chỉ tiêu “Phúc lợi về chính sách bảo hiểm và y tế” có số người hài lòng là 36
người (chiếm 60%),14 người rất hài lòng (23,3%), 9 người đánh giá trung lập
(chiếm 15%) và 1 người không hài lòng (chiếm 1,7%). Nhìn chung nhân viên khá
hài lòng với chế độ phúc lợi tại khách sạn. Nhân viên làm việc tại đây đều được
đóng đầy đủ các bảo hiểm theo hợp đồng lao động cho nên vấn đề bảo hiểm không
có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên tồn tại một số ý kiến chưa hài lòng với chính sách
phúc lợi tại công ty, điều này có thể xuất phát từ các chính sách về hỗ trợ hiếu hỷ,
63
đau ốm, kinh phí công tác .v.v... Tuy nhiên số nhân viên chưa hài lòng là không
nhiều, ban lãnh đạo có thể khá yên tâm với chính sách phúc lợi của mình.
2.2.3.6. Kiểm định One_Sample T_test đối với sự hài lòng của nhân viên về
nhân tố lãnh đạo.
Theo nghiên cứu thì đánh giá về nhóm nhân tố “Cấp trên” của nhân viên tại
khách sạn Sài Gòn Morin Huế là tương đối hài lòng với các chỉ tiêu đã đưa ra như:
Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên, Lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ nhân viên,
ý kiến của nhân viên luôn được lãnh đạo tôn trọng
Bảng 2.13: Đánh giá về lãnh đạo
One sample t-test
Cấp trên
trị Sig.
Giá
trị Giá
trung bình kiểm định tailed)
Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên
4,1000
4
0.293
Lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ nhân viên 3.8833
4
0.196
Ý kiến của nhân viên luôn được lãnh đạo 3,8833
tôn trọng
4
(2-
0,180
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Ba chỉ tiêu “ Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên, lãnh đạo tạo điều kiện
giúp đỡ nhân viên, ý kiến của nhân viên luôn được lãnh đạo tôn trọng” có giá trị
trung bình lần lượt là 4,1000; 3,8833; 3,8833, giá trị kiểm giá trị kiểm định là 4, mức
ý nghĩa quan sát là 0.293; 0,196 và 0.180 lớn hơn nhiều so với mức ý nghĩa 0.05, cho
thấy nguy cơ mắc sai lầm là rất cao khi bác bỏ giả thyết H 0. Như vậy, chưa có đủ cơ
sở thống kê để bác bỏ giả thuyết H 0, hay mức đánh giá trung bình là 4 và nhân viên
khách sạn cảm thấy hài lòng về các yếu tố trên.
64
Trong công việc, đối với một nhân viên thì cơ hội được đưa ra ý kiến là rất
quan trọng. Việc nhân viên được đưa ra ý kiến và phạm vi đưa ra ý kiến không chỉ
phản ánh khả năng độc lập trong công việc của một người nhân viên mà còn cho
thấy vị trí quyền hạn của cấp trên đối với nhân viên và vị trí quyền hạn của nhân
viên đó trong công ty mình làm việc. Nhân viên là những người trực tiếp thực hiện
các nhiệm vụ, công việc, do đó họ cũng là những người nắm bắt đầy đủ và chính xác
nhất những thông tin liên quan đến công việc của mình như kết quả, thiếu sót,
nguyên nhân .v.v… Việc được nói lên những ý kiến của mình khiến nhân viên cảm
thấy vị trí của mình là quan trọng, đồng thời cũng giúp cho công việc được cải thiện
tốt hơn. Theo thống kê từ khảo sát ý kiến nhân viên khách sạn thì số người hài lòng
và rất hài lòng chiếm 55%, 16,7%, có 28,3% cảm thấy bình thường. Có thể thấy
nhân viên khá hài lòng với việc được quyền đưa ra ý kiến, một số người đánh giá
trung lập và không hài lòng. Trong công việc, những người quản lý nên lưu tâm hơn
nữa việc thu thập ý kiến của nhân viên dưới quyền. Có thể trực tiếp nói chuyện, sủ
dụng bảng đánh giá dành cho nhân viên hoặc thùng thư góp ý. Những gì được góp ý
cũng nên được xem xét để làm tốt hơn, và những ý tưởng hay có thể được giới thiệu
đến toàn bộ nhân viên thông qua bảng tin của khách sạn.
Một yếu tố cũng khá quan trọng giúp nhân viên làm việc tốt hơn đó là cơ hội
được cấp trên tạo điều kiện làm việc. Mặc dù khách sạn đã tạo những điều kiện về
cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đầy đủ nhưng thiếu đi sự hỗ trợ của cấp trên thì
công việc cũng khó được thực hiện hoàn hảo. Đối với chỉ tiêu này có 70% hài lòng
và rất hài lòng, 30% cho ý kiến trung lập. Điều này cho thấy lãnh đạo và quản lý
khách sạn đã thực sự quan tâm đến việc tạo điều kiện giúp đỡ nhân viên của mình.
Việc tạo điều kiện cho nhân viên được thể hiện ở chỗ những cấp trên biết lắng nghe
ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân viên; đồng thời có những chỉ thị sát sao trong
công việc, cung cấp những thông tin cần thiết và kịp thời hỗ trợ nhân viên, đưa ra
những hướng dẫn và góp ý để nhân viên khắc phục thiếu sót và hoàn thành tốt công
việc. Đối với những nhân viên cảm thấy việc cấp tren tạo điều kiện cho mình vẫn
65