1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Bảng 2.13: Đánh giá về lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.8 KB, 82 trang )


Trong công việc, đối với một nhân viên thì cơ hội được đưa ra ý kiến là rất

quan trọng. Việc nhân viên được đưa ra ý kiến và phạm vi đưa ra ý kiến không chỉ

phản ánh khả năng độc lập trong công việc của một người nhân viên mà còn cho

thấy vị trí quyền hạn của cấp trên đối với nhân viên và vị trí quyền hạn của nhân

viên đó trong công ty mình làm việc. Nhân viên là những người trực tiếp thực hiện

các nhiệm vụ, công việc, do đó họ cũng là những người nắm bắt đầy đủ và chính xác

nhất những thông tin liên quan đến công việc của mình như kết quả, thiếu sót,

nguyên nhân .v.v… Việc được nói lên những ý kiến của mình khiến nhân viên cảm

thấy vị trí của mình là quan trọng, đồng thời cũng giúp cho công việc được cải thiện

tốt hơn. Theo thống kê từ khảo sát ý kiến nhân viên khách sạn thì số người hài lòng

và rất hài lòng chiếm 55%, 16,7%, có 28,3% cảm thấy bình thường. Có thể thấy

nhân viên khá hài lòng với việc được quyền đưa ra ý kiến, một số người đánh giá

trung lập và không hài lòng. Trong công việc, những người quản lý nên lưu tâm hơn

nữa việc thu thập ý kiến của nhân viên dưới quyền. Có thể trực tiếp nói chuyện, sủ

dụng bảng đánh giá dành cho nhân viên hoặc thùng thư góp ý. Những gì được góp ý

cũng nên được xem xét để làm tốt hơn, và những ý tưởng hay có thể được giới thiệu

đến toàn bộ nhân viên thông qua bảng tin của khách sạn.

Một yếu tố cũng khá quan trọng giúp nhân viên làm việc tốt hơn đó là cơ hội

được cấp trên tạo điều kiện làm việc. Mặc dù khách sạn đã tạo những điều kiện về

cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đầy đủ nhưng thiếu đi sự hỗ trợ của cấp trên thì

công việc cũng khó được thực hiện hoàn hảo. Đối với chỉ tiêu này có 70% hài lòng

và rất hài lòng, 30% cho ý kiến trung lập. Điều này cho thấy lãnh đạo và quản lý

khách sạn đã thực sự quan tâm đến việc tạo điều kiện giúp đỡ nhân viên của mình.

Việc tạo điều kiện cho nhân viên được thể hiện ở chỗ những cấp trên biết lắng nghe

ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân viên; đồng thời có những chỉ thị sát sao trong

công việc, cung cấp những thông tin cần thiết và kịp thời hỗ trợ nhân viên, đưa ra

những hướng dẫn và góp ý để nhân viên khắc phục thiếu sót và hoàn thành tốt công

việc. Đối với những nhân viên cảm thấy việc cấp tren tạo điều kiện cho mình vẫn

65



còn chưa tốt, hay bình thường, nguyên nhân là do những bất đồng về quan điểm

trong công việc giữa cấp trên và nhân viên, có những trường hợp nguyện vọng của

nhân viên không được giải quyết thỏa đáng như nhu cầu về phương tiện làm việc, về

thời gian làm việc và các nhu cầu khác trong công việc. Việc cấp trên chưa thỏa mãn

được những nguyện vọng về hỗ trợ trong công việc của nhân viên có thể do chủ

quan từ phía cấp trên, do khả năng hỗ trợ của cấp trên là có hạn chế, do cấp trên

nhận định về tính cấp thiết và phạm vi hỗ trợ không như mong đợi của nhân viên,

hay trường hợp xấu hơn là do cảm tính của cấp đối với nhân viên đã ảnh hưởng tới

công việc; và những nguyên nhân khách quan như phạm vi khả năng của khách sạn,

cấp trên không thể tạo điều kiện tốt cho nhiều nhân viên một lúc.v.v…

Yếu tố cuối cùng, “cấp trên đối xử công bằng với nhân viên” 21,7% nhân viên

cho ý kiến trung lâp, 46,7% nhân viên hài lòng và 31,7% rất hài lòng. Trong phạm

vi khả năng có thể, các lãnh đạo nên quan tâm nhiều hơn và công bằng đến nhân

viên của mình, bởi vì đôi khi chính những mối quan hệ tốt đẹp đó là một trong

những yếu tố qan trọng nhất gắn kết nhân viên với công ty và giữ họ làm việc lâu

dài.

2.2.3.7. Kiểm định One_Sample T_test đối với sự hài lòng của nhân viên về

nhân tố công việc.

Theo nghiên cứu thì đánh giá về tính chất công việc của nhân viên tại khách

sạn Sài Gòn Morin Huế là tương đối hài lòng với các chỉ tiêu đã đưa ra như: Công

việc mang lại hứng thú, công việc có sự ổn đinh , khối lượng công việc không quá

áp lực.

Bảng 2.14: Đánh giá về công việc

One sample t-test

Tính chất công việc

Công việc mang lại hứng thú

66



trị Sig.

Giá

trị Giá

trung bình kiểm định tailed)

3,7167



4



0.008



(2-



Công việc có sự ổn đinh



3,5833



4



0.000



Khối lượng công việc không quá áp lực



3.3833



4



0.000



(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Các biến “Công việc mang lại hứng thú, công việc có sự ổn đinh , khối lượng

công việc không quá áp lực”có giá trị trung bình lần lượt là 3,7167; 3,5833; 3,3833

giá trị kiểm định được sử dụng lần lượt cho ba biến trên là 3; 4; 3, mức ý nghĩa quan

sát lần lượt là 0.008; 0.000; 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05. Như vậy, đã có đủ

bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H 0, chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức

đánh giá trung bình chưa tới 4 nhưng trên 3, hay nhân viên tại khách sạn Saigon

Morin Huế khá hài lòng với các chỉ tiêu đã nêu.

Tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế có 13,3% nhân viên không hài lòng về yếu

tố “khối lượng công việc không quá áp lực”, 41,7% nhân viên cảm thấy bình

thường, và 45% nhân viên cảm thấy hài lòng và rất hài lòng về khối lương công việc

hiên tại của mình.

Đối với hai chỉ tiêu còn lại, nhân viên nhận định khá hài lòng nhưng ở mức độ

chưa cao. Cụ thể, về chỉ tiêu “sự thích thú trong công việc”, chỉ có 53,3% nhân viên

cảm thấy hài lòng, Nhân viên đánh giá trung lập (18 người chiếm 30%) và có 4

người không hài lòng (6.7%). Về chỉ tiêu “công việc ổn đinh”, chỉ có 30 nhân viên

hài lòng và rất hài lòng, đa số là đánh giá trung lập (25 người chiếm 43,3%), và số

người không hài lòng là 1 người. Như vậy có thể thấy công việc ở khách sạn chưa

thực sự tạo thích thú cho nhân viên, việc lặp lại các công việc hằng ngày có thể ngày

nhàm chán. Vì vậy, ban quản lý nên chú ý hơn đến việc tạo cơ hội cho nhân viên thể

hiện khả năng, kể cả nghiệp vụ của mình lẫn những khả năng ngoài nghiệp vụ. Sự

an toàn đã được đánh giá tốt nên ban giám đốc cần tiếp tục duy trì môi trường làm

việc an toàn, ổn định cho nhân viên. Đối với một số người chưa hài lòng thì nên tìm

hiểu xem tại sao nhân viên cảm thấy thiếu an toàn tại nơi làm việc, điều này có thể

gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc của nhân viên.

67



2.2.3.8. Kiểm định One_Sample T_test đối với sự hài lòng của nhân viên về

nhân tố các mối quan hệ trong công việc ( nhân tố ảnh hưởng nhỏ nhất đến sự hài

lòng về công việc của nhân viên)

Bảng 2.15: Đánh giá về Các mối quan hệ trong công việc

One sample t-test

Các mối quan hệ trong công việc



trị Sig.

Giá

trị Giá

trung bình kiểm định tailed)



Các bộ phận phòng ban có sự phối hợp 4.2000

trong công việc rất tốt



4



0.045



Các đồng nghiệp luôn thân thiện vui vẻ 4,2833

với nhau.



4



(2-



0.003



(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Các tiêu chí “ các bộ phận phòng ban có sự phối hợp trong công việc rất tốt”; “các

đồng nghiệp thân thiện vui vẻ với nhau” được đánh giá với giá trị trung bình lần lượt

là 4,2000 và 4,28833, giá trị kiểm định là 4. Kết quả kiểm định cho cả hai biến có

giá trị sig là 0,045 và 0,003 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 đủ bằng chứng thống kê để

bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức đánh giá trên 4, hay

nhân viên tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế hài lòng với các chỉ tiêu này.

Có thể nói trong lĩnh vực dịch vụ thì nghiệp vụ của nhân viên luôn luôn được

coi trọng, ngoài việc quan tâm đến vấn đề đào tạo, thì việc phối hợp, giúp đỡ lẫn

nhau giữa các bộ phận và các nhân viên thì sẽ giúp nâng cao được khả năng làm

việc và mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong tổ chức sẽ gần gũi hơn.

Thống kê cho thấy 20% nhân viên ( 12 người) trung lập về công việc có sự

phối hợp giữa các bộ phận trong khách sạn, 40% nhân viên (24 người) hài lòng và

rất hài lòng về công tác này. Việc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận, các

phòng ban trong tổ chức sẽ giúp thực hiện công việc hiệu quả hơn, đồng thời sẽ giúp

mọi nhân viên có cơ hôị tiếp xúc với nhau, giúp tổ chức đoàn kết, có tinh thần tập

thể cao. Bên cạnh đó mối quan hệ trong và ngoài công việc giữa các đồng nghiệp

68



cũng sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của tổ chức. Ở đây, theo kết quả điều

tra có 15% nhân viên (9 người) có ý kiến trung lập về mối quan hệ thân thiết giữa

các đồng nghiệp, 41,7% nhân viên (25 người) và 43,3% nhân viên (26 người) hài

lòng và rất hài lòng vế yếu tố này. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các nhân

viên làm việc tại khách sạn Morin là khá tốt, và chính điều này sẽ giúp nhân viên có

một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái nhằm đạt hiệu quả công việc cao.



69



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

×