Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 156 trang )
-97-
4.1.1. Các đặc tính chủ yếu của W-CDMA
Các đặc tính kỹ thuật chính của giao diện vô tuyến W-CDMA là:
-
Hỗ trợ truyền dẫn tốc độ cao: 384 kbps cho vùng phủ rộng, 2 Mbps
cho vùng phủ trong nhà.
-
Linh động về dịch vụ: hỗ trợ đồng thời nhiều dịch vụ tốc độ khác
nhau trên mỗi kết nối.
-
Hỗ trợ cả FDD và TDD
-
Hỗ trợ các kỹ thuật nâng cao dung lượng và vùng phủ trong tương lai
như anten thích nghi, cấu trúc máy thu tiên tiến và phân tập phát
-
Hỗ trợ chuyển giao liên tần và chuyển giao sang hệ thống khác, kể cả
chuyển giao sang GSM
-
Truy nhập dữ liệu chuyển mạch gói hiệu quả.
Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của giao diện vô tuyến W-CDMA được giới
thiệu trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của W-CDMA
Cơ cấu đa truy nhập
Cơ cấu song công
Dịch vụ gói
Cơ cấu tốc độ thay đổi/ đa tốc độ
Tốc độ chíp
Khoảng cách sóng mang
Độ dài khung
Đồng bộ liên trạm gốc
Cơ cấu mã hoá kênh
DS-CDMA
FDD/TDD
Hai chế độ (kênh phối hợp và dùng
riêng)
hệ số trải thay đổi và đa mã
3,84 Mcps
4,4-5,2 MHz (khoảng bảo vệ 200
kHz)
10 ms
FDD: không cần đồng bộ chính xác
Mã chập (tốc độ 1/2 và 1/3)
Tốc độ chíp có thể mở rộng lên gấp 2 hoặc 3 lần tốc độ tiêu chuẩn 3,84
Mcps để đáp ứng các tốc độ dữ liệu cao hơn 2 Mbps. Khoảng bảo vệ sóng
mang được chọn là 200 kHz để đáp ứng yêu cầu hoạt động chung với các hệ
thống GSM.
-98-
4.1.2. Kênh vật lý đường lên
Kênh tần số được xác định theo 2 chiều mã/tần số. Ở đường lên, các
luồng thông tin khác nhau có thể được phát trên nhánh I và Q. Do đó, một
kênh vật lý sẽ phụ thuộc vào tần số sóng mang, mã cụ thể và pha tương ứng
(0 hoặc 90o).
Kênh vật lý đường lên dành riêng có 2 loại là kênh dữ liệu vật lý dành
riêng đường lên (DPDCH) và kênh điều khiển vật lý dành riêng (DPCCH).
Trên mỗi đấu nối lớp 1, số lượng kênh DPDCH có thể là 0, 1, hoặc vài kênh.
Thông tin điều khiển lớp 1 bao gồm các bít hoa tiêu biết trước để hỗ trợ đánh
giá kênh cho tách nhất quán, các câu lệnh điều khiển công suất phát (TPC),
chỉ thị khuôn dạng truyền dẫn được chọn (TFCI) và thông tin hồi tiếp (FBI)
(mức nhiễu). Chỉ thị khuôn dạng truyền dẫn được chọn thông báo cho máy
thu biết các tham số hiện thời của các kênh truyền dẫn khác nhau được ghép
trên kênh DPDCH đường lên. Chỉ có duy nhất một kênh DPCCH đường lên ở
mỗi kết nối lớp 1.
4.1.2.1. Trải phổ và điều chế đường lên
Ở đường lên dữ liệu điều chế của cả kênh DPDCH và kênh DPCCH là
khoá chuyển pha nhị phân (BPSK). Kênh DPCCH đã điều chế được nối tới
kênh Q, còn kênh DPDCH đầu tiên được nối tới kênh I. Các kênh DPDCH
tiếp theo được nối tuần tự tới kênh I hoặc kênh Q. Điều chế trải phổ dùng
trong đường lên là QPSK lưỡng kênh; Băng thông của tín hiệu trải là 3,84
Mcps; Mỗi người sử dụng ở đường lên chỉ có một kênh DPDCH duy nhất.
Các ký hiệu dữ liệu lưỡng cực trên nhánh I và Q được ghép một cách độc
lập bởi các mã hoá kênh khác nhau. Mã hoá kênh ở đây là mã hệ số trải phổ
biến thiên trực giao. Tín hiệu thu được được nhân với một mã trải phổ phức.
Mã trải phổ phức này là một chữ ký duy nhất cho mỗi máy di động. Tín hiệu
-99-
trộn có dạng hình xung. Bộ lọc Cosine nâng căn-quân phương với hệ số uốn
0,22 được sử dụng để tạo lập dạng xung. Tín hiệu hình xung này tiếp tục được
biến đổi lên. Hệ số trải cho kênh điều khiển luôn được đặt ở giá trị cao nhất là
256.
4.1.2.2. Cấu trúc khung
Hình 4.1 trình bày cấu trúc khung của đường lên DPCH. Mỗi khung có
độ dài 10 ms được chia thành 15 khe (mỗi khe có độ dài Tslot = 0,666 ms)
tương ứng với một lần khoảng thời gian điều khiển công suất. Siêu khung
tương ứng với 72 khung liên tiếp, có nghĩa là siêu khung có độ dài 720 ms.
Hệ số trải (SF) có thể nằm trong dải từ 256 xuống đến 4 (SF=256/2k).
Kênh DPDCH và DPCCH đường lên trên cùng lớp 1 thường có tốc độ khác
nhau, nghĩa là có hệ số trải khác nhau. Có thể thực hiện được tính năng đa mã
cho kênh DPCH đường lên. Khi truyền dẫn đa mã được sử dụng, nhiều kênh
DPDCH song song được phát với các mã kênh khác nhau. Với kênh DPCCH
thỉ chỉ có 1 kênh duy nhất cho một kết nối.
Hình 4.1. Cấu trúc khung của kênh DPDCH/DPCCH đường lên
-100-
4.1.2.3. Kênh vật lý đường lên chung
Kênh vật lý truy nhập ngẫu nhiên được sử dụng để truyền tải kênh truy
nhập ngẫu nhiên. Kênh này được phân bổ dựa trên cách chia khe ALOHA
(cho phép phát khi có dữ liệu cần phát). Khoảng bù thời gian khác nhau được
gọi là các khe truy nhập và được sử dụng để truyền tải các “burst” truy nhập.
Thông tin về các khe truy nhập này được cung cấp trong ô hiện thời bằng
cách phát quảng bá trên kênh quản bá BCCH. Cấu trúc của “burst” truy nhập
gồm 2 phần: phần mào đầu (2 khe), và phần bản tin.
-
Phần mào đầu: gồm một “chữ ký” dài 16 ký hiệu phức (±1 ±j). Mỗi
ký hiệu mào đầu được trải với một mã Gold trực giao 256-chíp. Có
tổng số 16 “chữ ký” khác nhau, dựa trên tập mã Gold trực giao là 16.
-
Phần bản tin: Có cấu trúc giống kênh vật lý dành riêng (DPCH)
đường lên. Nó bao gồm một phần dữ liệu tương ứng với DPDCH
đường lên, và một phần điều khiển lớp 1, tương ứng với DPCCH
đường lên. Các phần dữ liệu và điều khiển được phát đồng thời. Hệ số
trải của phần dữ liệu bị giới hạn là một trong các giá trị sau SF Є
{256,128,64,32} tương ứng với các tốc độ bít của kênh. Thông tin về
tốc độ truyền cho biết mã hoá kênh (hay hệ số trải mã của kênh) được
sử dụng trên phần dữ liệu.
4.1.3. Kênh vật lý đường xuống
4.1.3.1. Trải phổ và điều chế đường xuống
Khoá chuyển pha tứ phân (QPSK) được áp dụng cho điều chế dữ liệu
đường xuống. Từng cặp hai bít được biến đổi nối tiếp-sang-song song tương
ứng tới các nhánh I và Q. Dữ liệu trong các nhánh I và Q được trải tới tốc độ
chíp bằng cùng một mã hoá kênh. Mã hoá kênh này cũng sử dụng hệ số trải
phổ biến thiên trực giao như ở phần đường lên. Tín hiệu trải phổ này sau đó
-101-
được trộn bởi một mã trộn cụ thể của ô. Người dùng ở đường xuống có một
kênh DPDCH và một kênh DPCCH. Các kênh DPDCH bổ sung được điều
chế QPSK và được trải phổ với những mã hoá kênh khác.
Chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa việc trải phổ và điều chế ở
đường xuống so với đường lên. Điều chế dữ liệu là QPSK ở đường xuống
trong khi đó ở đường lên là BPSK. Tốc độ dữ liệu trên các kênh I và Q ở
đường xuống là bằng nhau, còn ở đường lên là khác nhau. Mã trải chỉ trong
một ô cụ thể ở đường xuống, trong khi mã trải chỉ cụ thể một máy di động ở
đường lên.
Giống như đường lên, các bộ lọc Cosine nâng căn quân phương với hệ số
uốn 0,22 được sử dụng để tạo dạng xung. Tín hiệu dạng xung này sau đó
được chuyển đổi lên.
4.1.3.2. Cấu trúc khung đường xuống
Cấu trúc khung của kênh vật lý dành riêng (DPCH) đường xuống được
trình bày trong Hình 4.2. Giống như đường lên, mỗi khung 10ms được chia
thành 15 khe. Mỗi khe có độ dài 2560 chíp, tương ứng với một khoảng thời
gian điều khiển công suất. Một siêu khung ứng với 720 ms, tức là một siêu
khung gồm 72 khung.
Tham số k ứng với hệ số trải phổ của kênh vật lý là SF = 512/2k. Như
vậy có thể sử dụng thêm hệ số trải 512 ở đường xuống. Các bít điều khiển
khác nhau có ý nghĩa giống như ở đường lên.
-102-
Hình 4.2. Cấu trúc khung của kênh DPCH đường xuống
4.1.4. Môi trường mô phỏng W-CDMA
4.1.4.1. Hệ thống mô phỏng
Phần mềm mô phỏng bằng Matlab có khả năng mô phỏng cả đường lên
và đường xuống của một hệ thống W-CDMA tương tự như UMTS. Các khối
chính dựa trên xử lý khung và khe (một khung phát có nhiều khe) cho cả chức
năng thu và phát. Ở máy phát, việc xử lý dựa trên khung bao gồm cả kỹ thuật
chèn và giải mã.
Ở đường lên, chỉ một anten phát được sử dụng, còn ở đường xuống có
thể có Mt anten phát, sử dụng CDTD hoặc TDTD. Các thành phần cùng pha
(in-phase) và toàn phương của tín hiệu phát được ghép bởi cơ cấu ngẫu nhiên
của một đường bao phức của kênh pha-đinh đã được tạo ra từ trước. Mô hình
kênh được mô phỏng là các mô hình trong nhà, ngoài trời-vào-trong nhà/đi bộ
và trên xe của UMTS. Các tín hiệu thu được được cộng lại và sau đó bổ sung
thêm AWGN.
-103-
Với mỗi người dùng, dữ liệu kênh vật lý bao gồm một chuỗi thông tin có
điều khiển. Toàn bộ độ dài của chuỗi thông tin và tỉ lệ mã hoá tạo ra ký hiệu
nhị phân sẽ phát trên nhánh I và Q của bộ điều chế; nhờ đó tạo ra tăng ích xử
lý cho mỗi người dùng. Người dùng với tốc độ thông tin cao hơn sẽ có tăng
ích trải phổ thấp hơn. Ngoài việc xác định tăng ích xử lý, kích thước chèn
khung mã hoá, giải mã chập, turbo cũng được xác định bởi tốc độ dữ liệu
thông tin.
Máy phát
Nguồn dữ
liệu
Bộ mã hoá
kênh
Bộ chèn
kênh
Tạo
khung
Bộ điều
chế QPSK
Bộ trải
phổ phức
KĐ công
suất
Ký hiệu hoa
tiêu, TCP
SIR
Bộ phát lệnh
đ/k công suất
Bộ phối hợp
RAKE PSA
1
Dữ liệu
ra
Bộ giải mã
kênh
Bộ giảichèn kênh
Kết hợp
không
gian và
MUD
Bộ phối hợp
RAKE PSA
Bộ phối hợp
RAKE PSA
Máy thu
Hình 4.3. Sơ đồ khối tổng thể đường lên
Bộ lọc
trùng khít
Bộ lọc
trùng khít
MR
-104-
Máy phát
1
Nguồn dữ
liệu
Bộ mã
hoá S-T
Bộ chèn
kênh
Bộ điều
chế QPSK
Tạo
khung
Bộ trải
phổ phức
Bộ điều chế
QPSK
KĐ công
suất
Bộ trải
phổ phức
KĐ công
suất
MT
Ký hiệu hoa
tiêu, TCP
SIR đích
Bộ phát lệnh
đ/k công suất
Dữ liệu
ra
Bộ giải mã
S-T
Bộ giảichèn kênh
Bộ phối hợp
RAKE PSA
Bộ phối hợp
RAKE PSA
Bộ lọc
trùng khít
Máy thu
Hình 4.4. Sơ đồ khối tổng thể đường xuống
Ở máy thu, trước tiên tín hiệu được xử lý bởi bộ lọc trùng khít chíp. Sau
đó, máy thu RAKE gồm nhiều bộ tương quan (nhánh) hoạt động song song
được sử dụng để xử lý tín hiệu này. Mỗi nhánh đối chiếu sự tương quan của
một phiên bản của tín hiệu thu với chuỗi trải phổ cho người dùng mong muốn.
Những thay đổi khác nhau tương ứng với trễ khác nhau cho mỗi thành phần
đa đường thu được ở máy đầu cuối di động. Đầu ra của các nhánh của máy
thu RAKE phải được kết hợp lại (mỗi khoảng thời gian ký hiệu một lần) để có
thể đánh giá ký hiệu thu được. Ở chế độ phân tập phát, ngoài hoạt động chuẩn
của máy thu RAKE, việc đánh giá kênh còn được thực hiện trên mỗi đường
truyền riêng biệt, và được dùng trong một bộ kết hợp RAKE hỗ trợ ký hiệu
hoa tiêu (PSA) để phân giải từng luồng phát từ nhiều anten phát.
-105-
Điều khiển công suất vòng kín được sử dụng trên kênh dùng riêng để
giảm sự không cân bằng về công suất thu (hiệu ứng gần xa). Trường hợp lý
tưởng là trạm gốc điều chỉnh công suất phát của máy di động sao cho trạm
gốc biết trước được SNR sẽ xảy ra. Cả ký hiệu hoa tiêu và dữ liệu đều được
sử dụng trong việc đo công suất tín hiệu thu tức thời, ký hiệu hoa tiêu được
dùng trong phép đo nhiễu tức thời cộng công suất tạp nền. Sau đó, SIR đo
được lại được so sánh với giá trị đích để quyết định lệnh điều khiển công suất.
Câu lệnh này được gửi tới máy phát ở máy di động để tăng hoặc giảm đi 1
hoặc 2dB công suất phát cuối mỗi khe.
Giao diện chính của chương trình phần mềm mô phỏng được cho trong
Hình 4.5. Các tham số mô phỏng có thể được thay đổi bằng cách bấm vào nút
“Dat transceive/Channel” trên giao diện chính, khi đó ta có thể đặt các tham
số mô phỏng như trong Hình 4.6.
Hình 4.5. Giao diện chính của phần mềm mô phỏng
-106-
Hình 4.6. Giao diện để thiết lập các tham số mô phỏng
4.1.4.2. Giả thiết mô phỏng chung
- Nhiễu Inter-cell không được mô phỏng
- Nhiễu băng hẹp không được mô hình hoá như một thành phần của mô
hình kênh
- Bộ khuyếch đại công suất là tuyến tính ở cả máy phát và thu.
- Mô phỏng đường lên và đường xuống hoạt động ở chế độ FDD.
- Với tất cả các kiểu máy thu, giả thiết rằng máy thu có thể đồng bộ với
tín hiệu thu. Trong mô phỏng không tính đến lỗi về đồng bộ.
- Máy thu RAKE có độ trễ đủ lớn để xử lý từng thành phần đa đường.
- Máy thu dựa trên kỹ thuật triệt nhiễu có đánh giá kênh lý tưởng. Thực
tế là chỉ tiêu bộ đánh giá kênh trong môi trường triệt nhiễu sẽ tốt hơn các
-107-
trường hợp khác do nhiễu đa người dùng được giảm di nhiều trong tín hiệu
cấp cho bộ đánh giá kênh.
- Máy phát lựa chọn anten – phân tập phát theo thời gian (AS-TDTD) và
bộ giải mã Cực đại sau (MAP) turbo được cung cấp các điều kiện kênh đã
đánh giá
4.2. Phối hợp kỹ thuật tạo búp sóng và phân tập cho hệ thống
W-CDMA
4.2.1. Chỉ tiêu kỹ thuật tạo búp sóng
Trong phần này, ta giả sử một ô có trạm gốc ở giữa, người sử dụng di
động được phân bố khắp trong ô theo góc tính từ trạm gốc. Mỗi người dùng di
động có các vật tán xạ cục bộ xung quanh với mật độ Gauss, làm cho tín hiệu
đa đường được tạo ra với hướng tới có độ trải góc nhất định. Ở đường lên K
người dùng cùng phát tín hiệu trên các kênh đa đường không thay đổi theo
thời gian (mỗi kênh có L thành phần đa đường) tới trạm gốc.
Xét trường hợp chỉ một anten phát (MT =1), một nhánh phân tập thu (MD
=1) và MB phần tử anten tạo búp được sử dụng với một máy thu RAKE có LR
“nhánh”. Bộ tạo búp MB phần tử tạo ra mẫu búp anten trùng với hàm mật độ
xác suất của hướng tới của tín hiệu người sử dụng. Kỹ thuật tạo búp này làm
tăng tối đa tỉ số tín hiệu trên tạp (SNR) thu được của tín hiệu từ người dùng.
Bộ tạo búp được sử dụng ở đây không thực hiện việc triệt búp (null-steering)
để giảm thiểu nhiễu từ các nguồn nhiễu công suất cao cụ thể. Có rất nhiều
các thuật toán khác nhau để xác định tập hợp trọng số w(k) đã được đề xuất
trong thời gian gần đây. Nhưng cần chú ý rằng kết quả phân tích chỉ tiêu tỉ lệ
lỗi bít (BER) không phụ thuộc vào những giá trị trọng số anten cụ thể. Hơn
nữa, các phần tử anten được giả thiết là đặt cách nhau đủ gần để đảm bảo sự