1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.76 KB, 44 trang )


Trong cơ cấu ngành nhựa Việt Nam hiện nay, nhựa bao bì đang chiếm tỷ trọng lớn

nhất (38%) và cũng là phân ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (66%). Theo

xu hướng thế giới, các doanh nghiệp sản xuất nhựa bao bì, đặc biệt là nhóm sản

xuất chai PET và các sản phẩm nhựa tái chế thân thiện với môi trường có nhiều

tiềm năng phát triển trong các năm tới với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo trên

20%.

- Trong vòng 5 năm tới, ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát

triển và sẽ tiếp tục phân hóa mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu

tư vào công nghệ và các phân khúc sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại

trong khi các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ khó có khả năng tồn

tại. Với đặc thù sản phẩm mang tính chất của nhóm hàng thiết yếu nên các

doanh nghiệp Nhựa hoàn toàn có khả năng thay đổi giá để duy trì lợi nhuận

trước biến động của các chi phí đầu vào.

3. Các nhà cung cấp chính :

-



-



Hiện nay, vật liệu nhựa PVC và PET có thể được đáp ứng trong nước. Có hai nhà

sản xuất PVC với công suất tổng hợp 200.000 tấn/năm, trong đó 30% là dành cho

xuất khẩu và 70% là dành cho thị trường trong nước. Đó là Công ty TPC Vina và

Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ. Ngoài ra, còn có Công ty Formusa Việt Nam,

công ty 100% vốn của Đài Loan với công suất sản xuất nguyên liệu nhựa PET là

145.000 tấn/năm.



-



Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70 - 80% nguyên liệu nhựa, chủ yếu là

PP, PE, PS và Polyester và hầu hết các thiết bị và máy móc cần thiết cho sản xuất

sản phẩm nhựa.



Các nước cung cấp chính nguyên liệu nhựa cho Việt Nam



13



Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam



Việt Nam nhập khẩu khoảng 95% các loại thiết bị và máy móc sản xuất nhựa. Năm

2008, kim ngạch nhập khẩu máy móc và thiết bị sản xuất nhựa khoảng 363,760 triệu

US$. Các nước mà Việt Nam nhập khẩu chính các loại thiết bị và máy móc sản xuất

nhựa năm 2008 là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.



Các nhà cung cấp chính máy móc và thiết bị sản xuất nhựa cho Việt Nam



4. Vị trí của ngành nhựa :



Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, xuất hiện từ lâu đời và được dùng làm vật

liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con người

cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như:

điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải thủy sản, nông nghiệp v.v. Cùng với sự

14



phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu

thay thế cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là

gỗ, kim loại, silicat v.v. Do đó, ngành công nghiệp Nhựa ngày càng có vai trò quan

trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các

ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện-điện tử, hoá chất, dệt may v.v. nhưng

đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành Nhựa đã và đang trở

thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế.

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong thời gian qua phải kể

đến các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành Nhựa.Trong hơn mười năm qua, ngành

Nhựa Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt

15 – 25%.Đây có thể nói là mộtmức phát triển khá ấn tượng đối với một ngành công

nghiệp vẫn còn non trẻ.

Ngành Nhựa của Việt Nam phát triển trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm sản phẩm bao bì

nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ

thuật cao.

Năm 2007, ngành Nhựa sản xuất và tiêu thụ gần ba triệu tấn sản phẩm. Nếu sản phẩm

nhựa tính trên đầu người năm 1990 chỉ đạt 3,8 kg/năm thì nay đã tăng lên 22,1

kg/năm. Mức tăng này cho thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành Nhựa ở trong

nước ngày một tăng lên. Nhiều doanh nghiệp tạo dựng được những thương hiệu sản

phẩm uy tín trong nước như: ống nhựa của Bình Minh, Tiền Phong, Minh Hùng; bao bì

nhựa của Tân Tiến, Vân Đồn;chai PET và chai ba lớp của Oai Hùng, Ngọc Nghĩa, Tân

Phú v.v.

Không chỉ được tiêu thụ mạnh mẽ tại thị trường nội địa, ngành Nhựa còn đẩy mạnh

hoạt động xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2000, xuất khẩu các sản

phẩm từ plastic mới đạt 95,5 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm

nhựa đã tăng liên tục qua các năm. Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành

Nhựa đạt 725 triệu USD, tăng 51,4% so với năm 2006 và tăng gấp gần 8 lần so với năm

2000. Trongtổng số kim ngạch xuất khẩu năm 2007, phần tăng trưởng dotăng về sản

lượng chiếm khoảng 406,5 triệu USD (chiếm 56,1%tổng kim ngạch xuất khẩu) và phần

tăng do giá nguyên liệukhoảng 318,5 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng xuất

khẩunhanh trong những năm vừa qua, nhựa được đánh giá là mặthàng có tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước (chỉđứng thứ tư sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê). Sự

tăng mạnh củakim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Namđang

được nhiều nước trên thế giới sử dụng và từng bướckhẳng định vị trí quan trọng của

ngành Nhựa trong sự phát triểnchung của toàn ngành công nghiệp.

Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển

nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là

15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ

năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm



15



đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô

tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.

Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa

Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch tăng

trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa ước tính rằng năm

2009 ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2 triệu tấn, tăng từ 2,3 triệu

tấn năm 2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9% so với

năm 2008.

Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc và thiết

bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập khẩu từ 70

đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau và hàng trăm

loại chất phụ gia. Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết

cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và châu Âu.

Trong cơ cấu ngành nhựa Việt Nam hiện nay, nhựa bao bì đang chiếm tỷ trọng lớn nhất

(38%) và cũng là phân ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (66%). Theo xu hướng

thế giới, các doanh nghiệp sản xuất nhựa bao bì, đặc biệt là nhóm sản xuất chai PET và

các sản phẩm nhựa tái chế thân thiện với môi trường có nhiều tiềm năng phát triển trong

các năm tới với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo trên 20%.



Nhựa kỹ thuật19%



Nhựa bao bì 39%



16



Nhựa gia dụng21%



Nhựa xây dựng21%



Thị phần nhựa của Việt Nam (theo sản lượng) – Nguồn: Bộ Công Thương

Ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển và sẽ tiếp tục phân hóa

mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công nghệ và các phân khúc sản

phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại trong khi các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc

hậu sẽ khó có khả năng tồn tại. Với đặc thù sản phẩm mang tính chất của nhóm hàng

thiết yếu nên các doanh nghiệp Nhựa hoàn toàn có khả năng thay đổi giá để duy trì lợi

nhuận trước biến động của các chi phí đầu vào. Các công ty Nhựa lớn như Nhựa Bình

Minh, Nhựa Tiền Phong và một số công ty Nhựa lớn trong các phân khúc khác chuẩn bị

niêm yết (như Nhựa Bảo Vân, Nhựa Ngọc Nghĩa, …) rất phù hợp với chiến lược đầu tư

giá trị. Định giá của ngành nhựa hiện nay thấp hơn trung bình thị trường, tương đối an

toàn để xem xét MUA vào.



Kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa (triệu USD)Nguồn: Tổng cục Hải quan.

II.



Vị thế của ngành nhựa Rạng Đông :

1. Thị trường tiêu thụ :



-



Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay nước ta có khoảng 2.000 doanh nghiệp

hoạt động sản xuất – kinh doanh trong ngành nhựa trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung

chủ yếu ở Tp.Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông là một trong những

thương hiệu uy tín trong ngành nhựa Việt Nam. Với thời gian hơn 45 năm trong ngành,

17



-



-



-



Công ty Nhựa Rạng Đông chiếm được thị phần lớn, Thị trường tiêu thụ sản phẩm

của Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông hiện nay chủ yếu là thị trường nội địa, tập trung

tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, và Thành phố Hà Nội. Khách hàng của Rạng

Đông chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất

hàng tiêu dùng, xây dựng, dược phẩm, nông sản, thực phẩm... với hệ thống phân phối

phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Theo điều tra, đánh giá thị trường của Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông thì hiện

nay theo phân nhóm sản phẩm thì Nhựa Rạng Đông chiếm khoảng 65% thị phần cho

sản phẩm tấm lợp PVC; 55% thị phần cho sản phẩm màng mỏng PVC; 35% thị phần

PE,EVA; 20% sản phẩm giả da – vải tráng; 12% bao bì phức hợp và 10% thị phần sản

phẩm gia công.

Hiện nay thị trường nhựa Việt Nam có ba trung tâm lớn là thành phố Hồ Chí Minh,

Hà Nội và Đà Nẵng. Trong đó khu vực phía Nam là nơi phát triển nhất. Theo thống kê

ngành nhựa, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai,

Bình Dương chiếm khoảng 75% sản lượng toàn ngành; thị trường phía Bắc chiếm 20%

và thị tường miền Trung chiếm 5% sản lượng toàn ngành.

2. Các ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu :

Sản xuất, mua bán hàng nhựa gia dụng, kỹ thuật:

- Màng nhựa, giả da, tôn ván, ống nhựa, bao bì in - tráng - ghép.

- Vật liệu xây dựng.

- Chai nhựa, áo mưa, cặp, túi xách.

- Chế tạo máy móc, thiết bị ngành nhựa.

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng.

- Cho thuê văn phòng.

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.

- Mua bán nguyên liệu, hóa chất ngành nhựa.

- Môi giới bất động sản, kinh doanh nhà.

- Mua bán hàng gia dụng.

- Mua bán phế liệu nhựa.

Các sản phẩm chủ yếu : Màng PVC ; Màng PE và EVA ; Giả da ; Vải tráng ; Vải

ghép nhựa; Tarpaulin ; Tấm dán trần PVCTôn và ván ; Sản phẩm chế biến ; Bao bì

phức hợp.



Màng

Gỉa da



PVC



18



-



-



-



-



-



-



-



-



3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công

ty:

 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm:

Biến động về giá cả nguyên vật liệu nhựa:Năm 2008 giá nguyên vật liệu

chính,chủ yếu là nhựa PE,PVC,EVA….chiếm khoảng 70%-80% cơ cấu giá thành các

loại sản phẩm biến động tăng trung bình 9-12%/năm.Do đó việc biến động tăng giá

nguyên liệu cùng với sức mua trên thị trường giảm làm ảnh đến kế hoạch và các đơn

hàng lớn đã kí trong năm.

Dự án Nhà máy nhựa Củ Chi:Dự án đang trong thời gian hoàn thiện và đưa vào

hoạt động sản xuất kinh doanh.Do mới đầu năm hoạt động nên doanh thu từ nhà máy

chưa cao.

 Những nhân tố thuận lợi:

Năng lực sản xuất:Với hệ thống máy móc hiện đại,công suất lớn,đội ngũ cán bộ khoa

học kỹ thuật và công nhân lành nghề,có kinh nghiệm và năng lực trong nghề.

Hệ thống phân phối:Công ty có thuận lợi là tại các khu vực tiêu thụ lớn như TP.Hồ

Chí Minh,Hà Nội,Nghệ An và các tỉnh địa phương….đều có các cửa hàng,chi

nhánh,các đại lý,các nhà phân phối lâu năm gắn bó,các nhà sản xuất lớn đã tiêu thụ sản

phẩm của công ty suốt thời gian qua,có quan hệ chặt chẽ với công ty.

Chính sách chất lượng:Công ty được đánh giá và ưa chuộng bởi người tiêu thụ chủ

yếu là do tính ổn định của chất lượng sản phẩm cung ứng,với tiêu chuẩn chất lượng

theo ISO 9001:2000 vượt trội hơn các doanh nghiệp khác chỉ quản lý theo mô hình gần

như của các cơ sở,gia đình,tính cam kết và ổn định thấp.

Uy tín nhãn hiệu:Công ty luôn có các hoạt động quảng bá thương hiệu ,giữ vững uy

tín nhãn hiệu và luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách

hang,khách hang thường ưu tiên chọn lựa sử dụng hàng của Nhựa Rạng Đông cho các

nhu cầu của mình

Các nhân tố vĩ mô:Việc các nước phát triển thay đổi chính sách thương mại, bãi bỏ ưu

đãi dành cho Trung Quốc trong việc nhập khẩu hàng hóa là cơ hội cho hàng hóa Việt

Nam trong việc giảm áp lực về cạnh tranh về giá so với hàng Trung Quốc khi xuất

khẩu vào các nước phát triển.Ngoài ra,việc điều chỉnh chính sách vĩ mô của Nhà nước

Trung Quốc như bãi bỏ hỗ trợ xuất khẩu,tăng chi phí lương cho người lao động đã ảnh

hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh về giá của sản

phẩm Trung Quốc so với trước đây.

 Những nhân tố khó khăn:

Về giá bán:Công ty đang chuyển đổi dần từ cơ chế bao cấp,nhà nước sang Công ty cổ

phần, các cơ chế và hoạt động vẫn cần được xem xét, cải tiến thường xuyên,chi phí sản

xuất còn cao và năng suất chưa đạt đến mức tối ưu,bên cạnh đó các chi phí quảng

bá,xây dựng thương hiệu cũng rất tốn kém,do vậy giá bán sản phẩm thường cao hơn

các doanh nghiệp khác.

Biến động về giá cả nguyên vật liệu nhựa: Giá nguyên vật liệu nhựa chính trong năm

tăng trung bình 9-12%/năm và thường xuyên biến động.Do đó việc biến động tăng giá

19



-



nguyên vật liệu làm cho giá vốn bán hàng tăng ,ảnh hưởng đến doanh thu và lợi

nhuận.

Hàng giả,hàng nhái:Trên thị trường đang xuất hiện nhiều mặt hàng chất lượng

thấp,giá thành rẻ,mẫu mã bát mắt của doanh nghiệp nhỏ lẻ khác tham gia cung cấp sản

phẩm trên thị trường.Mục tiêu của họ đơn giản chỉ là bám theo các sản phẩm đã ăn

khách trên thị trường của Rạng Đông nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của

Công ty.



CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH.

I. Khái niệm, đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh:

1. Khái niệm :

Kinh doanh là thực hiện một, một số hay tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ

sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục

đích sinh lời.

Hoạt động kinh doanh là những hoạt động phù hợp và nằm trong khuôn khổ của

pháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhằm thoả mãn nhu cầu của con người thông qua

việc cung cấp hàng hoá dịch vụ trên thị trường, đồng thời hoạt động kinh doanh còn

để tìm kiếm lợi nhuận

- Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phân chia các hoạt động, các

quá trình, kết quả kinh doanh thành các bộ phận trong sự tác động của các nhân tố

và sử dụng các phương pháp để đánh giá hiện tại và quá khứ nhằm nhận biết lợi thế,

bất lợi, dự báo xu hướng phát triển, tìm ra biện pháp kinh doanh tiếp theo có hiệu

quả hơn.

2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh:

- Kết quả kinh doanh cụ thể, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế,dưới sự tác động

của các nhân tố kinh tế như:

 Chỉ tiêu số lượng: sử dụng để phân tích quy mô của kết quả hay điều kiện

kinh doanh.

 Chỉ tiêu chất lượng: sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh hay hiệu

quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh.

 Phân tích về yếu tố của quá trình kinh doanh: chỉ tiêu cung ứng nguyên

liệu, năng suất lao động, tài sản cố định…

 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thong qua các báo cáo tài chính.

 Chỉ tiêu tuyệt đối: sử dụng để phân tích quy mô và kết quả kinh

doanhthường là kết quả của phép cộng trừ.

 Chỉ tiêu tương đối: được sử dụng để phân tích cơ cấu, xu hướng (%).

-



II.



Ý nghĩa,mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh:

a. Ý nghĩa:

20



Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt

động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các

doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay. Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Do đó, chỉ

có thể tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện, mới có thể

giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế

trong trạng thái thực của chúng. Chính vì vậy mà việc phân tích hoạt động kinh

doanh sẽ có tác dụng:

+ Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay

khắc phục, cải tiến quản lý.

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã

xây dựng.

+ Phát hiện khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện.

+ Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng sức mạnh và hạn chế của mình.

+ Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh

+ Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.

+ Phòng ngừa rủi ro .

+ Hữu dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp

b. Mục đích:

Đánh giá kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ

trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các

thông số thị trường.

Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng tình hình thực hiện kế

hoạch.Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài

hạn.Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.

Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động

của doanh nghiệp.

-



-



-



-



III.



PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH :



Hiện nay có nhiều phương pháp đựoc các nhà phân tích sử dụng trong việc phân

tích báo cáo tài chính như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo chiều

dọc, chiều ngang, phương pháp phân tích dãy số theo thời gian,…Có thể sử dụng một

hay kết hợp một số phương pháp. Tuy nhiên, để xác định việc sử dụng phương pháp

nào cần phải xem xét đến tính để vận dụng, tính hợp lý, tính nhất quán, tính so sánh

và tính đơn giản của nó và cần lưu ý rằng trước khi phân tích cần phải giải quyết vấn

đề về điều kỉện có thể so sánh được và tiêu chuẩn so sánh.

Thiết lập Báo cáo tài chính dạng so sánh:

Các báo cáo tài chính đưa ra các số liệu tài chính của hai hay nhiều kỳ được gọi là

các báo cáo so sánh. Các báo cáo này sẽ cung cấp cho các nhà phân tích những

21



thông tin quan trọng về sự biến động của các đối tượng, về xu hướng biến động và

mối quan hệ của các đối tượng trong hai hay nhiều năm.

Điều kiện có thể so sánh được: Để phép so sánh có ý nghĩa thì diều kiện

tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất cả về thời gian và

không gian.

Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khỏan thời gian hạch

toán và phải thống nhất về cả 3 mặt sau:

 Cùng phản ảnh một nội dung kinh tế.

 Cùng một phương pháp tính.

 Cùng một đơn vị đo lường.

Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng qui mô và điều

kiện kinh doanh tương tự nhau.

• Tiêu chuẩn so sánh:





Tiêu chuẩn so sánh là tiêu chuẩn của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, được

gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chon gốc so sánh thích

hợp. Cụ thể gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

+ Các mục tiêu đã dự kiến nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kỳ kế hoạch.

+ Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là

kết quả của doanh nghiệp đạt được.

 Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêuchỉ tiêu kỳ

thực hiện so với chỉ tiêu kỳ kế hoạch.Số tuyệt đối biểu hiện quy mô và khối lượng

của chỉ tiêu phân tích.



Trong đó: :Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ.

:Chỉ số chỉ tiêu kỳ thực hiện

: Chỉ số chỉ tiêu kỳ kế hoạch

 Phương pháp so sánh số tương đối(%):

 Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể

hiện mức độ hoàn thành của chỉ tiêu phân tích.

 Ta có số tương đối biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích, đó là

tỷ lệ phần trăm giữa mức chênh lệch tuyệt đối so với kỳ gốc.

%

Trong đó: % : là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích

Các báo cáo tài chính so sánh được thực hiện theo chiều ngang, chiều dọc.



22



-



Phân tích theo chiều ngang:



Phân tích theo chiều ngang là sự phân tích các chỉ tiêu trên cùng một dòng của báo

cáo so sánh. Thông qua sự phân tích này làm nổi bật các xu thế và tạo nên những

mối quan hệ giữa các mục xuất hiện trên cùng một dòng của báo cáo so sánh.

Phân tích theo chiều dọc:

Phân tích theo ciều dọc là xác định quan hệ tỷ lệ của các khoản mục xất hiện trên

cùng một cột của báo cáo so sánh với một chỉ tiêu tổng thể tương ứng nào đó.

Thông qua sự so sánh này cho thấy được tỷ lệ, vai trò của các khoản mục trong chỉ

tiêu tổng thể.

-



IV.



Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh:

1. Bảng cân đối kế toán: Là một bộ phận của BCTC, bảng CĐKT luôn là đối tượng



-



-



được quan tâm, là tài liệu quan trọng và phổ biến để phân tích tài chính doanh

nghiệp.

a) Đặc trưng của BCĐKT:

Bảng CĐKT cơ ba đặc trưng cơ bản. Những đặc trưng này được hình thành

từ những quy định về nội dung và kết cấu hết sức khoa học và hợp lý. Chúng bao

gồm:

Các chỉ tiêu trên bảng CĐKT được biểu hiện bằng giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp

được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái ( cả vật

chất và tiền tệ).

Bảng CĐKT được chia thành hai phần theo hai cách phản ánh vốn kinh doanh của

doanh nghiệp là tài sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn). Về mặt lượng, tổng số

tài sản luôn cân bằng với tổng số nguồn.

 Bảng CĐKT phản ánh tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm. Thời điểm đó

thường là ngày cuối cùng của quý, năm. Tuy nhiên, do tính chất là báo cáo so

sánh nên căn cứ vào số liệu ở hai thời điểm cuối kì và đầu năm sẽ thấy được sự

thay đổi của vốn và nguồn vốn trong kì báo cáo.

b) Ý nghĩa của bảng CĐKT:

-



-



Do những đặc trưng cơ bản, riêng có, bảng CĐKT khái quát hoá toàn bộ tài sản và

nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp vào thời điểm cuối kì. Nhìn vào hai dòng cuối

cùng của phần tài sản và nguồn vốn, người đọc có thể thấy được quy mô tài sản của

doanh nghiệp và các nguồn vốn tài trợ cho các tài sản đó.

Do được sắp xếp khoa học theo các khoản mục và mục chi tiết, người đọc có thể dễ

dàng nắm bắt được các con số tổng hợp, các con số chi tiết của từng loại tài sản và

nguồn vốn, qua đó có thể tiến hành phân tích dọc để có thể thấy sự biến động về cơ

cấu của chúng. Việc sắp xếp, phân loại hết sức lôgíc này cũng giúp người phân tích

tài chính giảm thời gian và công sức phân loại thông tin trước khi tiến hành phân

tích.

23



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

×