1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh: thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.76 KB, 44 trang )


-



-



-



-



-



Không giống như bảng cân đối kế toán, vốn là bảng tóm tắt vị trí của doanh

nghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy của

hoạt động kinh doanh trong một khung thời gian xác định.

Nó cho biết liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận

hay không - nghĩa là liệu thu nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dương hay âm. Đó là lý

do tại sao báo cáo kết quả kinh doanh thường được xem là báo cáo lỗ lãi. Ngoài ra,

nó còn phản ánh lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể - thường

là cuối tháng, quý hoặc năm tài chính của công ty đó. Đồng thời, nó còn cho biết

công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi - từ đó bạn có thể xác định được tỷ lệ

lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó.

Doanh thu thuần = doanh thu bán hàng- các khoản giảm trừ

Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn hang bán

Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh = (lợi nhuận gộp + doanh thu

từ hoạt động tài chính) – (chi phí tài chính + chi phí bán hang + chi phí

quản lý doanh nghiệp)

Lợi nhuận khác = lợi nhuận khác – chi phí khác

Lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + lợi

nhuận khác

Lợi nhuận sao thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế TNDN

Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình hoạt động

kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu bao gồm doanh

thu từ cung cấp dịch vụ, hàng hóa; doanh thu thuần; doanh thu từ hoạt động tài chính

và các khoản thu nhập khác.

Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã

bán ra trong kỳ. Doanh thu bán hàng phản ánh số thực tế hàng hóa bán ra trong kỳ.

Doanh thu bán hàng thuần: là doanh thu sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, chiết khấu

hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế đánh trên doanh thu

thực hiện trong kỳ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,… chỉ tiêu này

phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chi phí là giá trị các nguồn lực chi ra tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là mất đi để đổi

lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng,…

hoặc không có dạng vật chất như kiến trúc, dịch vụ được phục vụ,… Chi phí bao

gồm:

+Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để

hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

+ Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng,

tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi

phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo,…



25



+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ

chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều

loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao.

- Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và

thuế.

- Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:

+ Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh

thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu

thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, giá vốn hàng bán.

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên

cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng

và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì

báo cáo.

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập

hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này.

+ Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước

hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Nó gọi là thu nhập bất thường

của doanh nghiệp, và bao gồm:

• Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

• Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.

• Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.

• Thu các khoản nợ không xác định được chủ.

- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi

sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…



 Phân tích về báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty được hỗ trợ rất nhiều

khi thể hiện bằng định dạng đa kỳ. Điều này cho phép chúng ta phát hiện các xu

hướng và sự chuyển biến. Hầu hết các báo cáo thường niên cung cấp các dữ liệu

đa kỳ, trong vòng 2 năm hoặc hơn (các báo cáo của các công ty nước ngoài

thường là 5 năm).

3. Phân tích các tỷ số tài chính :

a. Khả năng thanh khoản:

-



Khả năng thanh khoản hiện thời là Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so

sánh giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho thấy khả năng đáp

ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ

bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của

doanh nghiệp khả quan.

Tỷ số thanh khoản hiện thời



(lần)

26



-



Khả năng thanh khoản nhanh: Tỷ số này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền mặt và

các khoản tương đương tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Được coi là tương đương tiền

là những tài sản quay vòng nhanh, có thể chuyển đổi thành tiền mặt như: đầu tư ngắn

hạn và các khoản phải thu.

Tỷ số thanh khoản nhanh



-



-



(lần)



Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh

toán. Bởi vì, hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc

thanh toán.

Hệ số này lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan.

Nhưng nếu cao quá phản ánh tình hình vốn bằng tiền quá nhiều giảm hiệu quả sử dụng

vốn.

b. Tỷ số đòn bẫy tài chính :

- Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu là :

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu =

- Tỷ số nợ so với tổng tài sản là :

Tỷ số nợ so với tổng tài sản =

 Phân tích để biết được doanh nghiệp có phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay hay

không ? Có khả năng tự chủ về mặt tài chính hay không ? Có biết tận dụng lợi thế

của đòn bẫy tài chính hay không ?

c. Tỷ số hiệu quả hoạt động :



Tỷ số hoạt động khoản phải thu :

Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu

thành tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh

thu bán hàng và số dư bình quân các khoản phải thu.

Vòng quay khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản

bán chịu).Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi các

khoản phải thu. Về nguyên tắc thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải

căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh

trong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.

Kỳ thu tiền bình quân

27



 Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị động trong khâu

thanh toán. Tuy nhiên các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa

thể có một kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các chính sách của doanh

nghiệp áp dụng như: doanh nghiệp tăng doanh thu bán chịu để mở rộng thị trường.

d. Tỷ số hoạt động hàng tồn kho :



Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất

bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

như: loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm,

thời vụ trong năm,…Để tiến hành sản xuất liên tục và đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu

khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Sự

luân chuyển của hàng tồn kho thiết lập nên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc

các ngành khác nhau thường khác nhau và ngay cả trong nội bộ các ngành cũng có

thể khác nhau.

Vòng quay hàng tồn kho

Số ngày tồn kho =

Phân tích để biết doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả trong việc sử dụng hàng tồn kho hay

không?

e.



Tỷ số hoạt động tổng tài sản:

Vòng quay tổng tài sản =

Tỷ số trang trải lãi vay =



Phân tích để biết được doanh nghiệp có hiệu quả trong việc quản lý và sữ dụng tài sản.

f.



Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh :

Xét trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn quản trị kinh doanh, các nhà kinh tế

cũng như các nhà quản trị hoạt động kinh doanh thực tế ở các doanh nghiệp và các

nhà tài trợ khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đều quan tâm trước

hết đến việc tính toán đánh giá chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của doanh nghiệp.

Vì chỉ tiêu doanh lợi được đánh giá cho hai loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

toàn bộ vốn kinh doanh bao gồm cả vốn tự có và vốn đi vay và chỉ tính cho vốn tự

có của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được coi là các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời

của số vốn kinh doanh của toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng

28



như hiệu quả sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng. Nhiều tác giả coi chỉ

tiêu này là thước đo mang tính quyết định đánh giá hiệu quả kinh doanh.

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh

thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ số này

cho biết thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng.

Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.



Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)



(%)



-Ở Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận còn là chỉ tiêu để căn cứ mức trích lập các quỹ khen

thưởng, phúc lợi đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

-Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài

sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng

tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp

xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.



Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)



(%)



- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên

vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này thể hiện

một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Đây là tỷ

số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)



(%)



 Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận ròng

trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ lệ thuộc vào tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA).



V.



Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh:

1. Chuẩn bị:



-lập kế hoạch phân tích:

+Xác định nội dung cần phân tích:Phân tích toàn bộ hoạt động hay một số

vấn đề cần quan tâm.

+Xác định phạm vi phân tích:Tùy theo mục đích để xác định phạm vi phân

tích toàn doanh nghiệp hay bộ phận doanh nghiệp.

+Xác định thời gian thực hiện.

29



-Phân công người thực hiện.

-Sưu tầm và kiểm tra tài liệu

+Nguồn số liệu gốc:số liệu kế hoạch, số liệu năm trước.

+Nguồn số liệu kỳ báo cáo: tài liệu thống kê,kế toán…

2. Tiến hành phân tích:



-Xử lý tài liệu sưu tầm được, lập bảng số liệu phân tích.

-Viết báo cáo phân tích:Đánh giá chung. Đánh giá chi tiết, luận giải biết được kết

quả tốt, xấu, nguyên nhân, rút ra kết luận và đưa biện pháp cho kỳ sau.

3. Báo cáo kết quả phân tích:



Trình bày cho những đối tượng cần thiết, cùng trao đổi để thống nhất về biện pháp

thực hiện.

VI.



Giới hạn đề tài:



1. Giới hạn về thời gian:



- Thu thập số liệu trong khoản thời gian 3 năm 2009, 20010, 2011.

2. Giới hạn về nội dung:



- Tập hợp hệ thống lý thuyết, khái niệm có liên quan đến vấn đề báo cáo tài chính

doanh nghiệp, được thu thập từ quá trình tìm hiểu, học tập trong 4 năm học bao

gồm: hệ thống khái niệm bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh,

bảng lưu chuyển tiền tệ,….và lý thuyết phân tích các chỉ số tài chính.

- Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán,…của

công ty Nhựa Rạng Đông.

- Đánh giá khái quát bức tranh tài chính thực tế tại xí nghiệp thông qua các báo cáo

tài chính chủ yếu trong các năm qua, đồng thời thực hiện xem xét tình hình công nợ

và khả năng thanh toán để xác định doanh nghiệp hiện có khả năng thanh toán các

khoản nợ vay hay không.Tiếp theo đó là phân tích tình hình luân chuyển vốn trong

ngắn hạn lẫn trong dài hạn nhằm thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về

lâu dài có tốt không, và cuối cùng là phân tích khả năng sinh lời qua các năm có

tăng trưởng đều đặn hay không.



30



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

×