1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

VI. Những thuận lợi và khó khăn của công ty :

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.76 KB, 44 trang )


-



-



-



Công ty tạo được thương hiệu lâu năm, uy tín trên thương trường.

Trong những năm gần đây các nhà sản xuất da dầy chuyển từ hình thức gai công

sang sản xuất trực tiếp để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu vì vậy trong tương lai

nhu cầu giả da sẽ còn tăng cao đây là cơ hội lớn cho công ty vì hiện tại trên cả nước

chưa có doanh nghiệp nào sản xuất giả da PU tráng ướt và tráng khô.

2. Khó khăn :

Mức độ cạnh tranh ngày càng cao, tính canh tranh trong nghành lớn.

Hệ thống công ty có 4 hệ thống máy cán, một hệ thống máy tráng dùng để sản xuất

mỏng và giả da ( chiếm 54,4% doanh số). Tuy nhiên công ty được tiếp quản sau khi

giải phóng vì vậy các máy móc thiết bị đã cũ kỹ lạc hậu ( 01 máy hệ thống máy cán

và hệ thông máy tráng sản xuất năm 1963, 2 hệ thống máy cán sản xuất năm 1986,

01 hệ thống máy cán sản xuất năm 1999), tiêu hao, hao phí nhiên liệu lớn làm giảm

sức cạnh tranh về giá thành, đồng thời là những máy móc thiết bị có giá trị lớn ( trên

30 tỷ/máy) vì vậy việc thay thế rất khó khăn và thiếu vốn, công ty mới chỉ dừng ở

mức độ nâng cấp, cải tạo nhưng năng lực còn thấp và không thể so sánh với máy

móc thiết bị hiện có trên thị trường.

Chưa chủ động nguồn nhiên liệu, giá cả nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động .



 Hướng giải quyết :

Cần nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh tốt trên thị trường, thay

đổi máy móc thiết bị cũ thành máy móc thiết bị mới, hiện đại theo kịp sự

phát triển của thị trường.

• Chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng và giá cả rẻ để tạo ra sản

phẩm cạnh trạnh.





11



CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA .

I.



TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA :



1. Tổng quan ngành nhựa Việt Nam:

- Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát



triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại

đây là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so

với cùng kỳ năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao

gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh

kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông

vận tải.



-



Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa

Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch tăng

trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa ước tính rằng năm

2009 ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2 triệu tấn, tăng từ 2,3

triệu tấn năm 2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9%

so với năm 2008.



-



Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc và

thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập

khẩu từ 70 đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác

nhau và hàng trăm loại chất phụ gia. Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị

và máy móc cần thiết cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và

châu Âu.

2. Đặc Thù :

- Nhựa là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng

trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây. Tương tự như ngành Dược, một trong

những lý do đóng góp chính vào sự tăng trưởng của ngành Nhựa là do xuất

phát điểm của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người

thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới. Do đó, tăng trưởng của ngành

còn mang tính ‘quảng canh’ hơn ‘thâm canh’, công nghệ nhìn chung lạc hậu,

hàm lượng chất xám thấp, giá trị gia tăng không nhiều nên chỉ có một số rất

ít các công ty đi đầu có mức tỷ suất lợi nhuận ròng trên 10%. Do phụ thuộc

tới xấp xỉ 80% nguyên phụ liệu nhập khẩu nên ngành Nhựa Việt Nam biến

động mạnh, tính chủ động thấp, thường xuyên sử dụng nguồn vốn lưu động

lớn (để nhập sẵn hạt nhựa với thời gian lưu kho dài).

12



Trong cơ cấu ngành nhựa Việt Nam hiện nay, nhựa bao bì đang chiếm tỷ trọng lớn

nhất (38%) và cũng là phân ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (66%). Theo

xu hướng thế giới, các doanh nghiệp sản xuất nhựa bao bì, đặc biệt là nhóm sản

xuất chai PET và các sản phẩm nhựa tái chế thân thiện với môi trường có nhiều

tiềm năng phát triển trong các năm tới với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo trên

20%.

- Trong vòng 5 năm tới, ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát

triển và sẽ tiếp tục phân hóa mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu

tư vào công nghệ và các phân khúc sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại

trong khi các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ khó có khả năng tồn

tại. Với đặc thù sản phẩm mang tính chất của nhóm hàng thiết yếu nên các

doanh nghiệp Nhựa hoàn toàn có khả năng thay đổi giá để duy trì lợi nhuận

trước biến động của các chi phí đầu vào.

3. Các nhà cung cấp chính :

-



-



Hiện nay, vật liệu nhựa PVC và PET có thể được đáp ứng trong nước. Có hai nhà

sản xuất PVC với công suất tổng hợp 200.000 tấn/năm, trong đó 30% là dành cho

xuất khẩu và 70% là dành cho thị trường trong nước. Đó là Công ty TPC Vina và

Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ. Ngoài ra, còn có Công ty Formusa Việt Nam,

công ty 100% vốn của Đài Loan với công suất sản xuất nguyên liệu nhựa PET là

145.000 tấn/năm.



-



Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70 - 80% nguyên liệu nhựa, chủ yếu là

PP, PE, PS và Polyester và hầu hết các thiết bị và máy móc cần thiết cho sản xuất

sản phẩm nhựa.



Các nước cung cấp chính nguyên liệu nhựa cho Việt Nam



13



Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam



Việt Nam nhập khẩu khoảng 95% các loại thiết bị và máy móc sản xuất nhựa. Năm

2008, kim ngạch nhập khẩu máy móc và thiết bị sản xuất nhựa khoảng 363,760 triệu

US$. Các nước mà Việt Nam nhập khẩu chính các loại thiết bị và máy móc sản xuất

nhựa năm 2008 là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.



Các nhà cung cấp chính máy móc và thiết bị sản xuất nhựa cho Việt Nam



4. Vị trí của ngành nhựa :



Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, xuất hiện từ lâu đời và được dùng làm vật

liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con người

cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như:

điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải thủy sản, nông nghiệp v.v. Cùng với sự

14



phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu

thay thế cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là

gỗ, kim loại, silicat v.v. Do đó, ngành công nghiệp Nhựa ngày càng có vai trò quan

trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các

ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện-điện tử, hoá chất, dệt may v.v. nhưng

đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành Nhựa đã và đang trở

thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế.

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong thời gian qua phải kể

đến các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành Nhựa.Trong hơn mười năm qua, ngành

Nhựa Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt

15 – 25%.Đây có thể nói là mộtmức phát triển khá ấn tượng đối với một ngành công

nghiệp vẫn còn non trẻ.

Ngành Nhựa của Việt Nam phát triển trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm sản phẩm bao bì

nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ

thuật cao.

Năm 2007, ngành Nhựa sản xuất và tiêu thụ gần ba triệu tấn sản phẩm. Nếu sản phẩm

nhựa tính trên đầu người năm 1990 chỉ đạt 3,8 kg/năm thì nay đã tăng lên 22,1

kg/năm. Mức tăng này cho thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành Nhựa ở trong

nước ngày một tăng lên. Nhiều doanh nghiệp tạo dựng được những thương hiệu sản

phẩm uy tín trong nước như: ống nhựa của Bình Minh, Tiền Phong, Minh Hùng; bao bì

nhựa của Tân Tiến, Vân Đồn;chai PET và chai ba lớp của Oai Hùng, Ngọc Nghĩa, Tân

Phú v.v.

Không chỉ được tiêu thụ mạnh mẽ tại thị trường nội địa, ngành Nhựa còn đẩy mạnh

hoạt động xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2000, xuất khẩu các sản

phẩm từ plastic mới đạt 95,5 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm

nhựa đã tăng liên tục qua các năm. Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành

Nhựa đạt 725 triệu USD, tăng 51,4% so với năm 2006 và tăng gấp gần 8 lần so với năm

2000. Trongtổng số kim ngạch xuất khẩu năm 2007, phần tăng trưởng dotăng về sản

lượng chiếm khoảng 406,5 triệu USD (chiếm 56,1%tổng kim ngạch xuất khẩu) và phần

tăng do giá nguyên liệukhoảng 318,5 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng xuất

khẩunhanh trong những năm vừa qua, nhựa được đánh giá là mặthàng có tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước (chỉđứng thứ tư sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê). Sự

tăng mạnh củakim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Namđang

được nhiều nước trên thế giới sử dụng và từng bướckhẳng định vị trí quan trọng của

ngành Nhựa trong sự phát triểnchung của toàn ngành công nghiệp.

Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển

nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là

15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ

năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm



15



đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô

tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.

Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa

Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch tăng

trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa ước tính rằng năm

2009 ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2 triệu tấn, tăng từ 2,3 triệu

tấn năm 2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9% so với

năm 2008.

Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc và thiết

bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập khẩu từ 70

đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau và hàng trăm

loại chất phụ gia. Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết

cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và châu Âu.

Trong cơ cấu ngành nhựa Việt Nam hiện nay, nhựa bao bì đang chiếm tỷ trọng lớn nhất

(38%) và cũng là phân ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (66%). Theo xu hướng

thế giới, các doanh nghiệp sản xuất nhựa bao bì, đặc biệt là nhóm sản xuất chai PET và

các sản phẩm nhựa tái chế thân thiện với môi trường có nhiều tiềm năng phát triển trong

các năm tới với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo trên 20%.



Nhựa kỹ thuật19%



Nhựa bao bì 39%



16



Nhựa gia dụng21%



Nhựa xây dựng21%



Thị phần nhựa của Việt Nam (theo sản lượng) – Nguồn: Bộ Công Thương

Ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển và sẽ tiếp tục phân hóa

mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công nghệ và các phân khúc sản

phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại trong khi các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc

hậu sẽ khó có khả năng tồn tại. Với đặc thù sản phẩm mang tính chất của nhóm hàng

thiết yếu nên các doanh nghiệp Nhựa hoàn toàn có khả năng thay đổi giá để duy trì lợi

nhuận trước biến động của các chi phí đầu vào. Các công ty Nhựa lớn như Nhựa Bình

Minh, Nhựa Tiền Phong và một số công ty Nhựa lớn trong các phân khúc khác chuẩn bị

niêm yết (như Nhựa Bảo Vân, Nhựa Ngọc Nghĩa, …) rất phù hợp với chiến lược đầu tư

giá trị. Định giá của ngành nhựa hiện nay thấp hơn trung bình thị trường, tương đối an

toàn để xem xét MUA vào.



Kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa (triệu USD)Nguồn: Tổng cục Hải quan.

II.



Vị thế của ngành nhựa Rạng Đông :

1. Thị trường tiêu thụ :



-



Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay nước ta có khoảng 2.000 doanh nghiệp

hoạt động sản xuất – kinh doanh trong ngành nhựa trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung

chủ yếu ở Tp.Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông là một trong những

thương hiệu uy tín trong ngành nhựa Việt Nam. Với thời gian hơn 45 năm trong ngành,

17



-



-



-



Công ty Nhựa Rạng Đông chiếm được thị phần lớn, Thị trường tiêu thụ sản phẩm

của Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông hiện nay chủ yếu là thị trường nội địa, tập trung

tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, và Thành phố Hà Nội. Khách hàng của Rạng

Đông chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất

hàng tiêu dùng, xây dựng, dược phẩm, nông sản, thực phẩm... với hệ thống phân phối

phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Theo điều tra, đánh giá thị trường của Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông thì hiện

nay theo phân nhóm sản phẩm thì Nhựa Rạng Đông chiếm khoảng 65% thị phần cho

sản phẩm tấm lợp PVC; 55% thị phần cho sản phẩm màng mỏng PVC; 35% thị phần

PE,EVA; 20% sản phẩm giả da – vải tráng; 12% bao bì phức hợp và 10% thị phần sản

phẩm gia công.

Hiện nay thị trường nhựa Việt Nam có ba trung tâm lớn là thành phố Hồ Chí Minh,

Hà Nội và Đà Nẵng. Trong đó khu vực phía Nam là nơi phát triển nhất. Theo thống kê

ngành nhựa, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai,

Bình Dương chiếm khoảng 75% sản lượng toàn ngành; thị trường phía Bắc chiếm 20%

và thị tường miền Trung chiếm 5% sản lượng toàn ngành.

2. Các ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu :

Sản xuất, mua bán hàng nhựa gia dụng, kỹ thuật:

- Màng nhựa, giả da, tôn ván, ống nhựa, bao bì in - tráng - ghép.

- Vật liệu xây dựng.

- Chai nhựa, áo mưa, cặp, túi xách.

- Chế tạo máy móc, thiết bị ngành nhựa.

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng.

- Cho thuê văn phòng.

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.

- Mua bán nguyên liệu, hóa chất ngành nhựa.

- Môi giới bất động sản, kinh doanh nhà.

- Mua bán hàng gia dụng.

- Mua bán phế liệu nhựa.

Các sản phẩm chủ yếu : Màng PVC ; Màng PE và EVA ; Giả da ; Vải tráng ; Vải

ghép nhựa; Tarpaulin ; Tấm dán trần PVCTôn và ván ; Sản phẩm chế biến ; Bao bì

phức hợp.



Màng

Gỉa da



PVC



18



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

×