Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.49 KB, 49 trang )
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)
Vũ Thị Khánh Linh
ra những cải cách và kiên quyết thực hiện với mong muốn cứu vãn tình thế
khó khăn và phức tạp của đất nước.
Trước tình hình đó, năm 1406 nhà Minh chính thức đem quân sang
xâm lược nước ta, với “binh cường, lực mạnh” nhà Minh nhanh chóng đánh
bại nhà Hồ. Sau khi nhà Hồ sụp đổ, Đại Việt rơi vào ách đô hộ của phong
kiến phương Bắc trong hai thập kỉ (1407-1427), có thể nói đây là cuộc Bắc
thuộc lần thứ hai.Trong hai mươi năm đô hộ nhà Minh đã để lại những dấu ấn
sâu đậm trong xã hội lịch sử Đại Việt. Ngay cả trong giai đoạn sau này, khi
nhà Lê khôi phục nền độc lập chính trị, nền văn hóa đó vẫn còn đọng lại, ở
một mặt nào đó còn được bổ sung thêm tạo lên một sự chuyển đổi mô hình
thiết chế, từ nền quân chủ Phật giáo quý tộc sang nền quân chủ Nho học giáo
điều. Đây là một bước ngoặt lịch sử. Tuy nhiên, trong môi trường xã hội bị
cưỡng bức và áp đặt văn hóa Trung Hoa nên cuộc đấu tranh văn hóa và chính
trị của người Việt chông đô hộ không ngừng tiếp diễn. Phong trào đấu tranh
chống quân Minh với hình thức phong trào quần chúng nổ ra đông đảo, rộng
khắp, đã phối hợp và dọn đường cho khởi nghĩa Lam Sơn phát triển và dành
được thắng lợi cuối cùng. Sau hơn mười năm (1416 – 1427) kiên trì đấu tranh
dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ chỉ huy Lam Sơn, cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn toàn thắng, đất nước trở lại thanh bình, vương triều nhà Lê
( Lê sơ) độc lập tự chủ được thiết lập. Đại Việt dưới thời Lê Sơ (1428 – 1527)
đã có những chuyển biến mới với những thành tựu rực rỡ trong công cuộc
khôi phục kinh tế ,ổn định xã hội và xây dựng quốc gia Đại Việt độc lập tự
chủ. Thời Lê Sơ được tính từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi Mạc Đăng
Dung cướp ngôi (1527) gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng
lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều nhà Lê đến giai đoạn thịnh nhất.
Trong khuôn khổ một quốc gia nông nghiệp với chế độ quân chủ mới
dành lại chính quyền, còn rất non trẻ và thiếu kinh nghiệm xây dựng và quản
lý đất nước,nhưng xã hội Đại Việt thời Lê Sơ đã có những thay đổi khá căn
5
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)
Vũ Thị Khánh Linh
bản, khác về chất so với xã hội Đại Việt các thời trước đó, sự biến đổi tập
trung ở ba mặt đó là: chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội.
Về chính trị: nhà nước quân chủ quan liêu đã từng bước được xây dựng
thay thế nhà nước quân chủ quý tộc thân dân thời Lý, Trần. Công việc thiết
yếu mà các vua thời Lê Sơ đều quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện là kiện
toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính chuyên chế cao độ. Đến
thời Lê Thánh Tông (1460-1497) nó đạt tới đỉnh cao, trở thành một nhà nước
toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô
hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý – Trần mang đậm tính Phật giáo màu
sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Nam Á.
Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê Sơ, vai trò của nhà vua được đẩy
lên rất cao với chủ nghĩa “tôn quyền”. Theo đó, nhà vua là “con Trời”, người
giữ mệnh trời, thay trời trị dân. Bởi vậy mọi quyền hành đều tập trung trong
tay nhà vua. Vua là người đứng đầu cả nước đồng thời cũng là người được
ban hành mọi chính sách, luật lệ của đất nước. Nói cách khác sự hưng thịnh
và phát triển đất nước phụ thuộc phần lớn trong tay nhà vua.
Về kinh tế: Trọng nông là chính sách quan trọng hàng đầu của nhà Lê
Sơ, trên thực tế trong 100 năm tồn tại của mình (đặc biệt là từ đời Lê Thánh
Tông trở về trước ) chính sách trọng nông của nhà Lê Sơ đã đạt được những
kết quả tốt. Chẳng vậy mà nhân dân đã ca ngợi khi nhớ đến thời này, rằng:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Tóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn
Bên cạnh đó nhà nước quân chủ tập trung thời Lê Sơ là một nhà nước
vững mạnh và ổn định. Trong sự phục hồi và phát triển kinh tế, Nhà nước đã
đề cao vai trò chỉ đạo và sự can thiệp của mình vào đời sống kinh tế - xã hội,
duy trì sự cân bằng giữa những yếu tố nhà nước và dân gian, công hữu và tư
hữu. Thời Lê Sơ nền kinh tế tiểu nông – sản xuất nhỏ làng xã được duy trì và
khuyến khích, với sự bảo hộ của nhà nước. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh tế
6
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)
Vũ Thị Khánh Linh
công thương nghiệp, Nhà nước thời Lê Sơ lại tỏ thái độ dè dặt không khuyến
khích, Nhà nước tham gia vào việc nắm độc quyền giao thương với nước
ngoài. Như vậy với những lời thế vượt trội của mình nền kinh tế nông nghiệp,
gắn liền là vấn đề ruộng đất vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong sự phát
triển đất nước thời Lê Sơ.
Về văn hóa - xã hội: Sự biến đổi về chính trị cùng với những thành tựu
bước đầu đạt được trong lĩnh vực kinh tế và đặc biệt trong xã hội Lê Sơ bấy
giờ vẫn còn sót lại những tàn dư của phong kiến phương Bắc, cho nên văn
hóa Đại Việt thời kì này cũng có những biến đổi sâu sắc. Phật giáo và Đạo
giáo thời Lý - Trần được thay bằng một hệ tư tưởng mới, giữ vai trò độc tôn
trong xã hội là Nho giáo. Đây cũng chính là thời kì diễn ra sự phân dòng văn
hóa, dòng văn hóa dân gian làng xã không được nhà nước khuyến khích, đã
tách ra khỏi nền văn hóa cung đình. Sự phân dòng này phản ánh sự phân tầng
đẳng cấp ngoài xã hội. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Đông Á
nhưng trên thực tế xã hội Đại Việt thời Lê Sơ “chưa bao giờ hoàn toàn là một
xã hội phong kiến Đông Á Nho giáo thuần nhất. Nó là sự hỗn dung, lai ghép
mang tính đối trọng giữa một mô hình ngoại nhập và mô hình thực thể bản
địa”1 .
Như vậy, với những nét cơ bản về chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội
của xã hội Đại Việt thời Lê Sơ đã phản ánh, thời Lê Sơ về mô hình thiết chế,
hệ tư tưởng cũng như về mặt thực thể kinh tế - xã hội, những yếu tố kinh tế đã
chiếm ưu thế. Chế độ phong kiến mà nhà nước quan liêu Đại Việt đã xác lập
vững chắc, khoảng cách giữa danh giới và thực (giữa mô hình và thực thể) ở
mức độ nhỏ nhất. Thế kỉ XV được coi là một thế kỉ cổ điển của của chế độ
phong kiến Việt Nam. Đây là một loại hình chế độ phong kiến nhà nước quan
liêu, có nhiều điểm khác biệt đối sánh với một chế độ phong kiến lãnh chúa ở
Tây Âu trung đại, hay chế độ phong kiến võ sĩ hoặc chế độ phong kiến tăng lữ
ở một số nước khác.
1 Nguyễn Quang Ngọc (cb), “Tiến trình lịch sử Việt Nam”, Nxb Giáo Dục, tr130.
7
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)
Vũ Thị Khánh Linh
Với sự tồn tại của mô hình nhà nước và những thiết chế cơ bản đó của
nhà nước Lê Sơ đã không chỉ có tác động mạnh mà còn giữ vai trò chi phối
trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp của đất nước mà cụ thể
là những chính sách ruộng đất. Mặc dầu có sự khác nhau về mức độ nhưng từ
đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XV nói chung và nhà nước Lê Sơ nói riêng, chế
độ sở hữu nhà nước về ruộng đất luôn luôn giữa địa vị thống trị. Nó là cơ sở
kinh tế chủ yếu, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước trung ương, cũng là cái
gốc tạo nên sức mạnh và sự bề vững chính trị của nhà nước. Chính trên cơ sở
thống trị của chế độ sở hữuh nhà nước về ruộng đất nhà nước trung ương đã
ban hành những chính sách, biện pháp cần thiết có lợi cho sản xuất nông
nghiệp.
PHẦN II
CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ (1428 – 1527 )
Nói đến thế kỉ XV là nói đến vấn đề ruộng đất và vấn đề nông dân, điều
này cho thấy nhà nước Lê sơ đã “với” bàn tay cai trị của mình tới tận các làng
xã, tiến thêm một bước nữa trong chính sách cai trị của mình về ruộng đất,
nhà Lê sơ đã trực tiếp can thiệp vào cách chia, hướng ruộng đất công làng xã
nhằm đạt tới một sự chi phối thực tế bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu của
mình. Tuy chưa thực sự đạt được những kết quả toàn diện, song dựa vào cơ
sở ruộng đất của mình nhà nước trung ương Lê sơ (nói riêng ) đã nuôi sống
bộ máy quan liêu ngày càng đông đảo, khống chế các làng xã ngày một chặt
chẽ, thi hành chính sách ngụ binh ư nông trong quân đội. Trong hoàn cảnh có
chiến tranh chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất lại là một cơ sở vật chất
quan trọng để đoàn kết toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh những chuyển biết tích cực, chính sách ruộng đất của nhà Lê
sơ cũng không tránh khỏi những sai lầm và hạn chế, dẫn đến những chuyển
biến mang tính chất tiêu cực, điều này được thể hiện rõ trong gia đoạn sau của
8
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)
Vũ Thị Khánh Linh
nhà Lê sơ, nhất là từ sau đời Lê Thánh Tông (1460 – 1479) bắt đầu có biểu
hiện của sự suy thoái, nhà vua tỏ ra ít quan tâm đến vấn đề triều chính mà chủ
yếu tập trung vào các thú vui hưởng lạc, vấn đề ruộng đất bị bỏ bê, đời sống
nhân dân cực khổ. Phải chăng đây chính là hệ quả của nền quân chủ quan
liêu, quyền lực tối cao tập trung trong tay nhà vua, với sự phân hóa diễn ra
khá xâu sắc trong xã hội, bởi vậy sự sụp đổ của một triều đại vào đầu thế kỉ
XVI (1527) là một tất yếu phải xảy ra. Như vậy trên thực tế chính sách ruộng
đất của nhà Lê sơ được ban bố sửa đổi và mở rộng chủ yếu tập trung trong gia
đoạn đầu (Lê Thánh Tông trở về trước đây là giai đoạn đạt được nhiều thành
tựu lớn trong các lĩnh vực khác nữa, về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội
đều đạt được những thành tựu đáng kể. Song điều đó không có nghĩa là các vị
vua trong giai đoạn sau của nhà Lê sơ hoang toàn không quan tâm đến tình
hình ruộng đất của đất nước, về cơ bản họ vẫn tiếp tục duy trì những chính
sách đã được ban bố trong các thời đại trước, chứ không chú ý sửa đổi cho
phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, bởi lẽ các chính sách đó không
phải lúc nào cũng đúng vào có thể áp dụng được trong mọi thời kì, mọi giai
đoạn, phải chăng đây cũng là một nhân tố dẫn đến sự sụp đổ của nhà Lê sơ.
Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ được ban bố như thế nào? Sự kế
thừa và ban bố những chính sách mới trong thời kỳ này ra sao? Và những
chuyển biết tích cực cũng như tiêu cực của đất nước thông qua việc thực hiện
ruộng đất này ra sao? Trả lời những câu hỏi này cũng chính là nội dung chính
mà bài viết này phải làm sáng tỏ. Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ (1428 –
1527) diễn ra như sau:
I - Chính sách của nhà Lê sơ đối với bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu
trực tiếp của nhà nước
Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn đang trong giai đoạn chiến đấu ác
liệt với phần thắng lợi nghiêng về phía quân dân nhà Lê thì Lê Lợi đã ra lệnh
thu thuế ruộng đất công để tích trữ vào các kho và kê gọi nhân dân phiêu tán
9
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)
Vũ Thị Khánh Linh
trở về quê quán nhận lại ruộng cày cấy và dựng lại làng xóm. Người còn ra
lệnh tịch thu tài sản, ruộng đất của bọ ngụy quan và những kẻ chạy theo giặc.
Những chính sách ban đầu này của Lê Lợi thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và
sự quan tâm đến đời sông dân chúng của một vị lãnh tụ tài ba. Chính vì vậy,
ngay sau khi dành lại được chính quyền và lên ngôi làm vua Lê Thái Tổ
(1428 – 1433) đã thi hành hàng loạt chính sách nhằm tập trung lại toàn bộ số
ruộng đất cỏ trong cả nước để phân chia và ban bố lại một cách hợp lí. Mùa
thu năm 1428 vua Lê ra lệnh cho các địa phương thống kê tổng số ruộng đất
“của các quan ty ngạch cũ, của các thế gia triều trước của những người tuyệt
tự, cùng ruộng đất và sản vật từng mùa của các ngụy quan của lính trốn…” 2.
Đến cuối năm đó nhà Lê sơ lại hạ lệnh cho các phủ huyện khám xét kiểm tra
ruộng đất: “chỉ thị cho các phủ, huyện, trấn, lộ khám xét các bãi ruộng đất…
cùng ruộng đất đã xung công của các thế gia và những người tuyệt tự và
ruộng đất của những người đào ngũ”3 và tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn
quan lại nhà Minh, bọn quan lại theo giặc, cùng với ruộng đất của các quý tộc
Trần và toàn bộ số ruộng đất bị hoang hóa, ruộng của đền chùa đều được
xung làm ruộng công. Lê Thái Tổ còn hạ lệnh cho cả nước làm sổ ruộng, sổ
đinh trên cơ sở đó nhà nước chủ động phân phối, ruộng đất được phân chia
làm ba:
•
Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước
•
Ruộng đất công làng xã
•
Ruộng đất tư hữu
II - Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước
Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước bao gồm tất cả các loại ruộng đất tịch
thu được của chính quyền đô hộ và bọn ngụy quan, ruộng đất không chủ đều
thuộc sở hữu của nhà nước. Tuy không có số liệu thống kê cụ thể về diện tích
2 Đại Việt sử kí toàn thư. Nxb KHXH, Hà Nội 1998, tập 2, tr296
3 Đại Việt sử kí toàn thư. Nxb KHXH, Hà Nội 1998, tập 2, tr297
10
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)
Vũ Thị Khánh Linh
ruộng đất của nhà Lê sơ nhưng căn cứ vào chế độ phong cấp ruộng đất cho
quan lại (sẽ được trình bày ở phần sau) ta có thể biết là số ruộng công chiếm
một số diện tích khá lớnso với diện tích toàn quốc. Theo Nguyễn Khắc Đạm
trong bài “ Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong lịch sử Việt nam” (tạp
chí NCLS tháng 5/1964, tr31) có viết: “…diện tích ruộng tưthời Lê sơ phải rất
nhỏ, nhỏ hơn thời cuối Trần, trước khi xảy ra phép hạn điền nhiều và cũng vì
thế nên nhà Lê mới không đánh thuế ruộng tư. Nếu ruộng tư thời Lê sơ lớn
hơn ruộng công mà nhà nước vẫn miễn thuế ruộng tư, thì thử hỏi, nó sẽ lấy
tiền đâu ra để chí phí?”. Như vậy, ruộng thuộc quyền sở hữu nhà nước Lê sơ
là rất lớn, nắm trong tay số ruộng đất này nhà Lê sơ đã nuôi sống bộ máy
quan lại đồ sộ mà không phải dựa vào việc thu thuế ruộng đất tư.. Nhà Lê đã
khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình với lãnh thổ quốc gia. Đầu năm
1429nhà Lê đã nắm trong tay một số ruộng đất lớn trong nước, cùng với số
đinh ghi được là 700 suất, tổng diện tích ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước ddã
tăng lên và chắc chắn đã chiếm ưu thế trong tổng diện tích của cả nước.Nhà
nước trung ương có điều kiện thuận lợi thi hành một số chính sách cần thiết,
phù hợp với lợi ích của gia cấp mình, để giải quyết các vấn đề do lịch sử đặt
ra..Với số lượng rất lớn đó nhà Lê sơ đã sủ dụng dưới các hình thức sau:
1.1.
Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, (ruộng quốc khố)
1.2.
Ruộng cấp cho công thần, quan lại (tùy theo chức tước mà phân
cấp cụ thể)
1.3.
Ruộng đồn điền
Cụ thể như sau:
1.1. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, (ruộng quốc khố)
Ở đây cái gọi là ruộng quốc khốphải bao gồm cả ruộng công đo nhà
nước quản lí (vd: loại ruộng ở Tảo xã dành cho tù phạm bị đầy đến đây làm)
và loại ruộng công đem chia cho nông dân ở các thôn xã. Nói cách khác, đây
là loại ruộng được cấp cho các cơ quan địa phương hay trung ương, phát canh
11