1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

3 Chính sách ban cấp ruộng lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.49 KB, 49 trang )


Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)



Vũ Thị Khánh Linh



Chính sách ban cấp lộc điền đã được ban hành từ các đời Vua trước nhưng

phải đến Lê Thánh Tông chế độ ban cấp lộc điền mới được quy định rõ rệt cụ

thể. Lộc điền bao gồm hai loại, một loại ban cấp vĩnh viễn cho phép lưu

truyền cho con cháu gọi là ruộng đất thế nghiệp (Thế nghiệp điền, thế nghiệp

thổ) trở thành ruộng đất tư. Một loại được cấp tạm thời cho hưởng dụng suốt

đời nhưng sau khi chết ba năm phải trả lại cho nhà nươc, loại này gồm một số

ruộng đất gọi là tứ điền cùng với một số ao hồ, bãi dâu,…chiếm phần lớn diện

tích ruộng ban cấp. Lộc điền nằm trong chế độ bổng lộc nói chung, là một

hình thức trả lương của nhà nước. Thời Lý Trần loại ban thưởng ruộng đất

này cũng đã được thực hiện, phải chăng trên cơ sở kế thừa những yếu tố đã có

Lê Thánh Tông đã phát triển nó đến đỉnh cao. Tuy nhiên về đối tượng được

ban cấp lại hoàn toàn khác nhau, nếu như nhà Lý Trần phong cấp Thái Ấp

nghĩa là kẻ được cấp có quyền chi phối về con người, thành viên của Thái Ấp

thì nhà Lê sơ chỉ cấp ruông thế nghiệp để phát canh thu tô. Căn cứ vào chế độ

phong cấp thời Lê sơ, có thể thấy bộ phận Tôn thất được cấp nhiều ruông thế

nghiệp, quan lại thì được ít. Thí dụ bậc thân vương được cấp sáu trăm mẫu

ruộng thế nghiệp và 40 mẫu đất thế nghiệp để làm nhà, vườn và 1530 mẫu

ruộng công để thu tô. Còn viên quan nhất phẩm chỉ được 18 mẫu đất, 15 mẫu

ruộng công để thu tô. Chính sách ban thưởng ruông lộc điền của thời Lê sơ

không phải là thái ấp. Người được ban cấp lộc điền chỉ được thu tô, nhưng

không có quyền gì đối với nông dân cày trên ruông đã cấp. Những nông dân

này vẫn là thần dân của nhà nước phong kiến, họ không có nghĩa vụ đối với

quan lại có lộc điền, ngoài việc phải nộp đủ tô cho họ. Nếu hoa lợi trên các

lộc điền tăng lên thì thu hoạch của nông dân sẽ tăng lên. So với chế độ phong

cấp thái ấp thì chế độ ban cấp lộc điền là một bước tiến có lợi cho sản xuất và

phát triển xã hội.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, nhà nước trung ương ban hành một

quy chế đầy đủ về việc cấp được ruộng lộc cho các quý tộc quan lại. Chính

19



Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)



Vũ Thị Khánh Linh



sách tỏ ra rất ưu hậu, đặc biệt là đối với các hoàng tử, công chúa. Những

người này không những được cấp rất nhiều ruộng đất ân tứ mà còn được cấp

hang trăm mấu ruộng thế nghiệp, chứ không phải hai ba chục mẫu như thời

Trần. Lệ ban tuớc vinh phong trở thành hết sức quan trọng. tuy nhiên chính

sách này cũng mắc phải một số hạn chết nhất định, mà truớc hết là khó có thể

thực hiện chính sách triệt để trên một diện tích rộng nhà lê sơ phải quản lí.

Chẳng hạn như gia phả họ Bùi ở Thanh Trì (Hà Nội ) Thượng thư thời Lê sơ

là Bùi Xương Trạch hầu như không được cấp lộc điền hoặc nếu có cũng

không dùng lệ nên không thấy ghi lại.

Nói tóm lại, chính sách ban cấp lộc điền của nhà lê sơ, thực chất là một

sự cướp đoạt ruộng đất công làng xã của nhân dân để chia cho các quan lại

quý tộc và đặt ách bóc lột mới lên đầu nguời nông dân vừa bùng lên trong

cuộc chiến tranh giả phóng. Đó là ý nghĩa sâu xa của chế độ lôc điền thời Lê

sơ.Phải chăng do diện tích công làng xã khi ấy còn nhiều, trong đó phần đất

đem ban cấp làm ruộng lộc được phếp cày cấy ( nghĩa là được quyền chiếm

hữu) chiếm tỷ lệ không lớn nên ảnh hưởng của nó đến phần ruộng đất chia

cho nhân dân không quan trọng.

Chế độ lộc điền là chế độ quyền lợi căn bản của tầng lớp quan lại cao

cấp thời Lê số với chế độ thực phong thời Lý Trần thì chế độ lộc điền là một

bước tiến quan trọng trong quan hệ sở hữư ruộng đất. Với chế độ thực phong

nhà nước ban cấp ruộng đất và cấp cho cả người nong dân trên ruông đất ấy,

đưa đến sự hình thành những đại điền trang to lớn thời Lý Trần. Chế độ thực

phong gắn liền với chế độ đại điền trang tồn tại trong xã hội phong kiến còn

nhiều tính chất phân tán còn chế độ lộc điền là sản phẩn của thời kỳ phong

kiến tập quyền cao độ. Cấp lộc điền chỉ là cấp ruông đất (không cấp cả nông

dân trên ruộng đất ấy) người được cấp có quyền được hưởng dụng thu tô làm

lộc, còn nông dân cày ruộng vẫn là thần dân của nhà nứơc phong kiến. Do đó

chế độ lộc điền không đưa tới sự hình thành những đại điền trang biệt lập.

20



Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)



Vũ Thị Khánh Linh



Chế độ phong kiến từ gia đoạn còn nhiều yuế tố phan tán chuyển sang gai

đoạn tập quyền hoàn toàn, thì chết độ thực phong, thái ấp cũng nhường chố

cho chế độ lộc điền. Đây là mặt tiến bộ của chính sách ban cấp lộc điền của

nhà nước phong kiến thời Lê sơ so với những triều đại trước.

Thực chất của chế độ lộc điền là việc chia nhau quyền lợi giữa tầng lớp

trên của giai cấp thống trị sau khi vẫn dựa vào nhân dân để chiến thắng quân

Minh. Chế độ lộc điền nhằm củng cố quyền lợi của tầng lớp quý tộc quan liêu

cao cấp, củng cố bộ máy quan liêu và phát triển giai cấp địa chủ. Trừ một

phần ruộng đất thế nghiệp, lộc điền trên nguyên tắc vẫn thuộc quyền sở hữu

của nhà nước, nhưng đã giao cho hộ tư nhân hưởng dụng nên cũng mang tính

chất tư hữu và người được cấp thường dùng mọi cách để chấp chiếm thành

ruộng đất tư hữu. Đây là ý nghĩa căn bản của chế độ lộc điền thời Lê sơ

nhưng cũng là hậu quả tất yếu khi một giai cấp bóc lột dựa vào lực lượng dân

hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước và quay lại xây dựng, củng cố bộ

máy bóc lột, đàn áp nhân dân.

1.4 Ruộng đồn điền và khai hoang

1.4.1Chính sách ruộng đồn điền của nhà Lê sơ

Đồn điền là loại ruộng do nhà nước trực tiếp quản lí đứng đầu là các

quan chánh, phó đồn điền sứ.Các quân sĩ, tù binh, phạm nhân tội đồ, dân lưu

tán, được chiêu mộ tham gia cày cấy canh tác là chủ yếu.Năm 1481 Lê Thánh

Tông cho lập 43 sở đồn điền, vùng Bắc Bộ có 30 sở. Chung quanh Hà Nội có

các sở đồn điền ở Dịch Vọng, Quán La, Thịnh Quang… Ruộng đồn điền của

nhà nước phong kiến thời Lê sơ chiếm một diện tích quan trọng. Những sở

điền này một phần bao gồm một số ruộng đất công sẵn có của nhà nước.

Nhưng chủ yếu là ruộng đất do nhà nước mới tổ chức khai phá thêm, hoặc ở

các miền biên ải. Ruộng đồn điền các sứ được chia làm 3 hạng: hạng thượng,

trung và hạ, trong đó mỗi sở đồn điền có 2 viên chánh phó đồn điền sứ trông

nom và trực thuộc vào triều đình trung ương. Trong triều nhà Lê sơ có lục bộ,

21



Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527)



Vũ Thị Khánh Linh



lục khoa và lục tự, trong lục tự có thái bộc tự trông nom các nha môn và các

sở, trong các sở ấy có sở đồn điền, sở nuôi tằm và sở chăn nuôi. Các viên

chánh phó đồn diền sứ trực thuộc các cơ quan thái bộc ấy, họ có quyền được

mộ dân và sử dụng lực lượng tù binh trong việc khai phá ruộng đồn điền,

những chiến tù và tội nhân bị tội đò, tội lưu kinh dinh khai khẩn, gọi là đồn

điền binh hay thực điền binh, họ dược tổ chức thành đội ngũ do các viên đồn

điền sứ cai quản. Họ phải khai thác và sản xuất như thân phận nông nô, thạn

chí là thành lập làng xóm sau khi ruộng đát đã khia khẩn thành thục thành

ruộng đồng thì cũng có một phần ruộng đất đó dược phát canh thu tô.Nhiệm

vụ của đồn điền sứ là trông nom công việc khai khẩn kinh dinh đồn điền,

phân phối ruộng đất và thu tô cho nhà nước. Theo “Vĩnh lộc huyện phong thổ

chí lược” thì quận công thời Lê Và Lê Thọ vực người đại phương đã được sai

đem tù binh về Vĩnh Lộc lập đồn điền (năm 1947 sau cuọc chiến tranh với

Champa ) Bên cạnh việc khai phá những đồng ruộng mới, chính sách đồn

điền có nhiệm vụ biếm những vùng đất khai hoá ở các làng lân cận đất có thể

sủ dụng được. Như đã nói ở trên, các sở đồn điền thuộc sở hữu và quản lí trực

tiếp của nhà nứơc trung ương, nhà lê sơ sơ đã kế thừa và phát huy hình thức

khai hoang này từ thời Lý Trần. Trong giai đoạn đầu khi lập các sở đồn điền

của nhà Lê sơ mà trực tiếp là Lê Thái Tổ đã sử dụng chính tù binh của nhà

Minh mà quân khởi nghĩa đã bắt đựoc trong cuộc đấu tranh cùng với những tù

binh và gian than của nhà Lê, đưa họ đến những vùng đất khai hoang, vùng

biên ải để khai phá ruộng đất lập làng xóm. Có thể nói đây là một chính sách

mang nhiều tính chất tích cực, với các chính sách lập các sở đồn điền nhà Lê

sơ đã thành công trong việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác,

lập thêm các làng xóm và tạo ra các mối liên hệ giữa làng với làng làng với

nước. Quan trọng hơn đối với nhà Lê sơ đây còn là nguồng thu nhập quan

trọng của nhà nước. Chính vì vậy nhà trung ương không dùng ruộng đất đồn

điền để ban cấp cho tầng lớp quan lại hay công thần mà cố gắng bảo vệ lấy

22



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

×