1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

6 TUẦN HOÀN VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 91 trang )


Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



Các nguyên tố này đều tham gia vào các chu trình sinh - địa - hóa.

Chu trình vật chất trong hệ sinh thái hoạt động tuân theo định luật bảo toàn

vật chất. Trong thực tế, mỗi nguyên tử khi tham gia vào vòng tuần hoàn thường

được sử dụng đi và sử dụng lại nhiều lần để xây dựng lên cơ thể động thực vật.

Bởi vì các phân tử vật chất ln tồn tại một năng lượng hóa học bên trong nên

khi vật chất di chuyển, dòng năng lượng cũng được vận hành. Nói cách khác thì chu

trình vật chất và dòng năng lượng là hai chức năng cơ bản luôn luôn phối hợp cùng

nhau hoạt động trong một hệ sinh thái.



Hình 6



Quan hệ tương hỗ giữa chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng trong HST (Nguồn: L.V Khoa, 2002)



Dưới đây là một số chu trình vật chất điển hình.

- Chu trình CO2: (Sơ đồ 11)



Hình 7



Sơ đồ chu trình cacbon trong tự nhiên (Wallace 1986)



38



Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013



- Chu trình Nitơ: (N )



Hình 8



Sơ đồ chu trình nitơ trong tự nhiên (Blackburn 1983)



- Chu trình Phốtpho (P):



Hình 9



Sơ đồ chu trình phốt pho trong tự nhiên (Wallace 1986)



1.6.2 Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh



thái

Tất cả tính chất đa dạng của cuộc sống đều gắn liền với sự chuyển hố năng

lượng. Sẽ khơng có sự sống lẫn hệ sinh thái nếu khơng có sự chuyển hố năng

lượng. (xem thêm định nghĩa HST)

Năng lượng sử dụng trong các hệ sinh thái biểu thị ở các dạng và trạng thái

khác nhau. Có 4 dạng quan trọng nhất:



39



Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013



1. Năng lượng bức xạ mặt trời: được sắp xếp thành phổ rộng lớn, gồm các tia

bức xạ điện từ phát ra từ mặt trời, có bước sóng từ 0,2 đến 24 m, chia thành 3

nhóm (nhóm tia hồng ngoại, nhóm tia ánh sáng và nhóm các tia tử ngọai)

2. Năng lượng hóa học: là năng lượng tích lũy trong các hợp chất cao năng

ATP (Adenosine Triphosphate) trong cơ thể thực vật, gọi là năng lượng hoá học.

Trong thời gian quang hợp, ánh sáng được thực vật sử dụng để sản xuất

hyđratcacbon, lipit trong thực vật. Các hợp chất này có thể coi như các kho dự trữ

năng lượng.

3. Năng lượng nhiệt: là kết quả từ sự biến đổi ngẫu nhiên cho đến sự chuyển

động có hướng của các phân tử. Dạng năng lượng này được giải phóng bất kỳ lúc

nào và sinh ra công. Tất cả các dạng công sản sinh ra ở đây, không chỉ đối với sự co

cơ mà cả với sự sinh trưởng phức tạp của cơ thể.

4. Động năng: là năng lượng từ sự vận động của cơ thể. Thế năng của các

chất hóa học được biến đổi thành động năng bởi sự vận động và giải phóng khi làm

việc.

Đơn vị năng lượng được sử dụng trong hệ sinh thái là Kcal - là lượng nhiệt

cần thiết để nâng nhiệt độ của một lít nước (1 kg) ở điều kiện tiêu chuẩn lên 1o C.

Dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái, hoạt động tuân theo các quy luật vật lý

cơ bản - quy luật nhiệt động học:

Quy luật thứ nhất: Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi, mà chỉ

chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Ví dụ: năng lượng ánh sáng chuyển qua năng lượng hóa học qua q trình quang hợp.



Quy luật thứ hai: Khi năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác

khơng được bảo tồn 100 % mà thường bị mất đi một số năng lượng nhiệt nhất

định. Trong quá trình biến đổi sinh học từ nguyên liệu thực vật thành nguyên

liệu động vật thì một số năng lượng bị hao phí.

Như vậy, tồn bộ năng lượng mặt trời được cố định trong thực vật đều phải

trải qua một trong ba q trình:

- Nó có thể đi qua hệ sinh thái bởi mạng lưới thức ăn.

- Nó có thể tích lũy trong hệ sinh thái như năng lượng hóa học trong các

nguyên liệu thực vật - động vật - vi sinh vật.

- Nó có thể đi ra khỏi hệ sinh thái dưới dạng nhiệt, động năng (thông qua

quá trình hơ hấp) hoặc các sản phẩm ngun liệu, hoặc các chất thải như cành rơi, lá

rụng, phân, nước tiểu, các q trình xói mòn, rửa trơi.

Năng lượng đi ra khỏi hệ sinh thái như thế nào ?

Trong hệ sinh thái, năng lượng được tích lũy trong các nguyên liệu động vật

và thực vật. Nó có thể được biểu thị bằng nhiều cách, nhưng chủ yếu là sinh khối

chất khô trên một đơn vị diện tích. Số năng lượng sẽ giảm dần từ mức dinh dưỡng

này sang mức dinh dưỡng khác. Điều đó xảy ra do hai nguyên nhân:

- Năng lượng bị mất đi giữa các mức dinh dưỡng. Điều này liên quan đến

hiệu suất sinh thái trong quá trình chuyển hố thức ăn.



40



Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013



Năng lượng bị mất đi trong cùng mức dinh dưỡng. Điều này liên quan đến

sự thải nhiệt, sự hô hấp, sự bài tiết, sự tỉa thưa, tỉa cành...

Kết quả là đối với sản xuất lương thực và thực phẩm không một sự chuyển

đổi năng lượng nào trong hệ sinh thái được giữ nguyên vẹn 100 %. Cứ mỗi lần

chuyển đổi năng lượng có một phần lớn bị mất đi, mức tiêu thụ lý thuyết tới 90

%.

-



Thực vậy, trừ một số ít mùa vụ gieo trồng trong điều kiện tối ưu có thể chuyển hóa được khoảng 5 7 % năng lượng mặt trời thành hóa năng, còn đại bộ phận các hệ sinh thái chỉ có thể chuyển hóa được

trong khoảng 1 % - 3% năng lượng mặt trời.

Động vật ăn cỏ tất nhiên không tiêu thụ hết năng lưọng chuyển đổi bởi cây xanh: dành cho chúng

chỉ khoảng 10 %, còn 90 % tích lũy ở dạng vật chất hữu cơ thực vật và vùi lấp trong các địa tầng dưới

dạng nhiên liệu khoáng như than đá, dầu mỏ, hơi đốt. Ở đây năng lượng cho sản xuất hữu hiệu đối với

động vật cũng chỉ còn một nửa, còn lại bị sử dụng cho q trình chuyển hóa và thối hóa nhiệt. Tương tự

như vậy, năng lưọng tích lũy được trong nguyên liệu của sinh vật tiêu thụ cấp II chỉ còn 1/ 10.000 năng

lượng bức xạ mặt trời ban đầu.



4.5. Năng suất ở các hệ sinh thái

Năng suất là lượng chất khô do hệ sinh thái sản xuất ra trong một đơn vị thời

gian trên một đơn vị diện tích nhất định,

Năng suất của hệ sinh thái bao gồm:

- Năng suất sinh học sơ cấp: Là khối lượng chất hữu cơ sản xuất được bởi

tác nhân sản xuất, được tính bằng kg vật chất khơ hay gam cacbon tồn trữ được ở tác

nhân sản xuất hay số năng lượng tương đương bằng Kcal/đơn vị diện tích/đơn vị

thời gian.

- Năng suất sinh học thức cấp: Là lượng chất hữu cơ sản xuất và tồn trữ

được ở vật tiêu thụ và vật phân hủy. Trên thực tế chỉ tính ở vật tiêu thụ.

Định nghĩa chính xác hơn:

“Năng suất là suất biểu diễn bằng dòng năng lượng trên một đơn vị diện

tích trong một đơn vị thời gian”.

4.6. Chu trình các chất dinh dưỡng vùng nhiệt đới

Có thể gọi sự vận chuyển các nguyên tố cần thiết cho sự sống (các nguyên

tố sinh học) và các hợp chất vô cơ từ cơ thể ra môi trường và từ môi trường vào

cơ thể là chu trình các chất dinh dưỡng.

Chu trình này chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu , do đó chu trình này ở vùng nhiệt

đới và vùng ơn đới có nhiều điểm rất khác biệt nhau. Các đặc tính của chu trình các

chất dinh dưỡng được xác định bằng hàng loạt các đặc điểm quan trọng:

i) Sự phân bố các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng: Theo Odum (1975) (Hình14 )



6%



40%

C hữu cơ

60%



Mặt đất



58%

C hữu cơ



75%

Đạm



42%



25%



Đạm

94%



60%ƠN ĐỚI



41



NHIỆT ĐỚI



Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013



Hình 10 Sơ đồ phân bố đạm và các bon hữu cơ ở rừng nhiệt đới và ôn đới



Ở vùng ôn đới phần lớn các chất hữu cơ và chất dinh dưõng nằm trong đất

và trong các lớp trầm tích.

- Ở vùng nhiệt đới phần lớn các chất này phân bố trên bề mặt đất, tập trung

chủ yếu trong sinh khối của động thực vật, và tuần hoàn giới hạn trong phần hữu

sinh của hệ sinh thái, tức là trao đổi trực tiếp trong nội bộ sinh khối.

-



ii) Tính chất của chu trình dinh dưỡng

- Do nền nhiệt, ẩm thấp tại vùng ôn đới, mà tốc độ phân hủy các hợp chất

hữu cơ ở đây diễn ra từ từ, thưòng dừng lại ở dạng sản phẩm trung gian (bán phân

hủy). Từ đó, tạo điều kiện để tái tổng hợp lại, tạo nên hợp chất cao phân tử đặc biệt

của đất, đó là mùn. Có thể coi đây là kho dự trữ dinh dưỡng của đất, hạn chế q

trình rửa trơi các chất dinh dưỡng.

- Nhiệt độ và độ ẩm của vùng nhiệt đới cao thúc đẩy nhanh tốc độ của q

trình phong hóa và khống hóa. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ ở đây được

đặc trưng bởi tính chất: nhanh, mạnh và triệt để cho đến các sản phẩm cuối cùng dưới dạng các chất vô cơ.

- Hơn nữa trong điều kiện nhiệt ẩm cao, đất nhiệt đới được đặc trưng bởi

quá trình Feralit hóa, tức là q trình rửa trơi các kim loại kiềm và kiềm thổ, cũng

như các q trình tích tụ sắt nhôm, làm cho đất nhiệt đới thường chua hơn so với đất

ở vùng ôn đới.

Như vậy, ở vùng ơn đới chu trình dinh dưỡng có tính chất vật lý hơn, còn ở

vùng nhiệt đới thì lại mang tính chất sinh học nhiều hơn.

Do đó, trong q trình sản xuất nông - lâm nghiệp ở vùng nhiệt đới, cần mơ

phỏng các hệ sinh thái tự nhiên, mà điển hình là hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

4.7. Sự phát triển của hệ sinh thái

Hệ sinh thái xem là một tổ chức vật sống, do đó nó cũng có sự vận động, phát

triển và tiến hóa. Xu hướng chung của diễn thế là từ hệ sinh thái trẻ không ổn định

tiến tới hệ sinh thái già ổn định, với sự thích nghi và sự phân hóa cao của các quần

thể sinh vật.

Trong quá trình diễn thế, các đặc điểm của hệ sinh thái thay đổi như sau:

i) Về mặt năng lượng:

- Các hệ sinh thái trẻ thường có năng suất cao, tỷ lệ giữa năng suất quang

hợp trên sinh khối lớn. Sản xuất tổng thể (goss hay total production) - hay quang

hợp P bao giờ cũng vượt quá nhu cầu của hô hấp R (Respiration) và kết quả là tỷ số

(P: R) > 1. Do đó, sản xuất hữu hiệu (Net production) đã tạo ra phần dư thừa tích

lũy trong vật chất hữu cơ, tức là sinh khối B (Biomass) cũng có tỷ số (P: B) > 1.

42



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



Ngược lại, ở các hệ sinh thái già có sinh khối cao, các tỷ số trên giảm xuống. Nhu

cầu hơ hấp (R) ít nhiều ngang bằng quang hợp (P), tức là tỷ số (P: R) = 1. Trong

trường hợp này khơng còn năng suất hữu hiệu, hay chỉ còn một lượng rất bé, tích lũy

sinh khối (B) chấm dứt hay giảm tối thiểu.

- Chuỗi thức ăn ở các hệ sinh thái trẻ thường đơn giản và thẳng, theo kiểu

của chuỗi thức ăn đồng cỏ: Thực vật - động vật ăn cỏ - động vật ăn thịt. Trái lại, ở

các hệ sinh thái già, chuỗi thức ăn thường phân nhánh phức tạp và chủ yếu gồm các

sinh vật ăn phế liệu (Các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ).

ii) Về mặt cấu trúc:

- Các hệ sinh thái trẻ ít đa dạng về thành phần lồi, cấu trúc đơn giản, ít có

các tầng trong khơng gian. Trái lại, các hệ sinh thái già thường rất phong phú về tổ

thành lồi và có cấu trúc khơng gian phức tạp hơn: phân tầng nhiều hơn và có sự

khác biệt về sinh cảnh và sinh vật cảnh giữa các tầng.

- Vật sống trong các hệ sinh thái trẻ thường có kích thước không lớn, chu kỳ

sống ngắn và đơn giản. Trái lại các hệ sinh thái già, vật sống thường lớn, chu trình

sống dài và phức tạp.

- Chu trình các chất khống ở trong các hệ sinh thái trẻ thường khơng khép

kín, tốc độ trao đổi giữa các thành phần hữu sinh và vô sinh cao. Trái lại, ở các hệ

sinh thái già chu trình các chất khống thường khép kín, với tốc độ trao đổi thấp.

- Tốc độ tăng trưởng và sinh sản của các loài ở các hệ sinh thái trẻ thường

nhanh, năng suất chủ yếu do số lượng quyết định. Trái lại, ở các hệ sinh thái già, tốc

độ tăng trưởng và sinh sản của các loài chậm, năng suất chủ yếu do chất lượng quyết

định.

- Tính ổn định của các hệ sinh thái trẻ thấp, ít thích nghi với các điều kiện

ngoại cảnh bất lợi. Quan hệ ký sinh và ăn nhau giữa các loài cao. Trái lại, ở các hệ

sinh thái già tính ổn định cao dễ thích nghi với điều kiên ngoại cảnh. Quan hệ cộng

sinh và hỗ sinh giữa các loài phát triển mạnh.

Hệ sinh thái nơng nghiệp đặc trưng bởi tính chất của một hệ sinh thái trẻ,

đồng thời con người luôn tác động để nó trẻ lại duy trì cho tỷ số (P: B) luôn lớn

hơn 1.

Chiến lược của con người đi ngược lại với quy luật tự nhiên: con người

nhằm đạt tỷ số năng suất trên sinh khối cao, trái lại trong tự nhiên các hệ sinh

thái có xu hướng duy trì tỷ số này thấp. Hệ sinh thái có thành phần lồi đơn giản,

thậm chí độc canh, thậm chí thuần nhất về mặt di truyền. Số lượng động vật cũng

giảm, nhưng số lượng lồi cơn trùng và gặm nhấm tăng lên.

Do vậy, tính ổn định của hệ sinh hái nơng nghiệp thấp, năng suất không ổn

định, dễ bị đe dọa bởi thiên tai và dịch bệnh.

Nhằm nâng cao tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp, con người cũng cố

gắng làm “già hóa” một số q trình của hệ sinh thái nông nghiệp:

- Độc canh được thay thế bằng luân canh cây trồng đã làm cho hệ sinh thái

thêm phong phú, mặc dù sự phong phú này theo mùa vụ, thời gian ngắn. Việc trồng

xen, trồng gối cũng có tác dụng tương tự.

43



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



Sử dụng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn ni, tăng vòng quay

chất hữu cơ có tác dụng làm tăng thêm kiểu chuỗi thức ăn dựa vào phế liệu.

- Tăng mối quan hệ sinh học trong HST để nâng cao năng suất và tính ổn

định của nó như dùng cây bộ đậu, dùng giống chịu sâu bệnh, đấu tranh sinh học

trong phòng trừ sâu bệnh.

-



1.

2.

3.

4.

5.

6.



CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 4

Khái niệm hệ sinh thái. Các đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái. Từ hiểu biết về

phản hồi, đề xuất cơ sở quản lý các hệ sinh thái.

Cấu trúc của hệ sinh thái. Trên cơ sở sơ đồ cấu trúc của hệ sinh thái, trình bày

những hướng điều chỉnh hoạt động của hệ thống.

Sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái. Hướng quản lý các hệ sinh thái, xử lý ô nhiễm.

Sự phát triển của hệ sinh thái. Đề xuất hướng chiến lược giải quyết mâu thuẫn cơ

bản trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Chỉ rõ con đường và qui luật trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ sinh thái

Chu trình các chất dinh dưỡng vùng nhiệt đới. Áp dụng để giải thích vai trò của

nơng lâm kết hợp trong sản xuất ở vùng nhiệt đới.



44



Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013



CHƯƠNG 5

TÀI NGUN, MƠI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIÊN

5.1. Khái niệm về tài nguyên

i) Khái niệm tài nguyên: Theo nghĩa rộng lớn nhất, thì tài nguyên được

hiểu là tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và thơng tin có trên

bề mặt trái đất và trong khoảng khơng gian vũ trụ có liên quan, mà con người có

thể sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và phát triển của mình.

Trái Đất có 2 loại tài nguyên lớn là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã

hội

Có nhiều cách phân loại tài nguyên:

Tùy theo khả năng tái tạo (renewability), tài nguyên có thể phân biệt thành

các dạng khác nhau như sau:

Tài nguyên tái tạo (renewable resources): là các nguồn tài nguyên dựa vào

nguồn năng lượng đã được cung cấp liên tục từ vũ trụ vào trái đất, dựa vào trật tự

thiên nhiên nguồn thông tin đã hình thành và tiếp tục sinh sơi nảy nở sau q trình

sử dụng. Nó chỉ mất đi khi nguồn năng lượng và thơng tin từ vũ trụ khơng còn nữa.

Ví dụ: các nguồn tài nguyên sinh học, các nguồn tài ngun lao động, các nguồn thơng tin di truyền có thể

bảo lưu.



Tài nguyên không tái tạo được (nonrenewable resources): là các nguồn tài

nguyên tồn tại một cách hữu hạn, sẽ bị mất đi hồn tồn hay bị biến đổi tính chất

ban đầu sau một q trình sử dụng. Ví dụ: các nguồn khoáng sản như than đá, dầu mỏ...

Khái niệm tái tạo của các nguồn tài nguyên là một khái niệm chỉ có tính chất

tương đối.

Hầu như tất cả các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên đều có khả năng tái tạo

được, tuy nhiên quá trình ấy diễn ra nhanh hay lâu là vấn đề khác. Đối với loài

người các nguồn tài ngun khống sản là nguồn tài ngun khơng tái tạo được, bởi

vì so với chu trình sống ngắn ngủi của con người thì quá trình thành tạo hàng trăm

triệu năm của các loại khoáng sản quả là lâu dài.

Các nguồn tài nguyên sinh học và các dạng thông tin di truyền vốn là các

nguồn tài nguyên tái tạo được có thể trở thành các nguồn tài ngun khơng tái tạo

được, nếu con người sử dụng quá mức. Thực tế dã cho thấy, danh lục sách đỏ, danh

mục các lồi có nguy cơ bị hủy diệt ngày càng gia tăng, cũng như nhiều lồi sinh vật

đã khơng còn tồn tại trên bề mặt hành tinh.



45



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



ii) Quan điểm sử dụng tài nguyên:

- Với các dạng tài nguyên tái tạo được thì sử dụng hợp lý, khôn ngoan các

nguồn tài nguyên, nghĩa là việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên ấy sao

cho nó có khả năng duy trì được sức tái tạo tự nhiên của mình. Đối với các dạng tài

nguyên này, quan trọng là xác định được ngưỡng sinh thái của chúng trong khai thác

và quản lý.

- Đối với các dạng tài nguyên không tái tạo được, phương châm là hạn chế

tối đa việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên ấy. “Coi các nguồn tài

nguyên này là chúng ta vay mượn của các thế hệ tương lai, con người sử dụng nó ra

sao để các thế hệ trong tương lai còn có điều kiện sử dụng nó“. Việc tăng cường

nghiên cứu và sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng vĩnh cửu và sạch như:

năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng thủy

triều cũng nhằm vào mục đích ấy, để hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn tài

nguyên không tái tạo được.

5.2. Khái niệm về môi trường (xem chương 1)

5.3. Những vấn đề môi trường

CHƯƠNG 2



Những vấn đề môi trường thế giới



1. Nhiệt độ trái đất tăng lên.



46



Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013



Hình 11 Biến đổi nhiệt độ trái đất



Nguồn: Goddard Institute for Space Studies, Vital Signs 2000

2. Thiếu nước ngọt, mức nước ngầm hạ thấp

- Hơn 2 tỷ người vẫn thiếu nước sạch và điều kiện sử dụng nước vệ sinh.

- Theo UNICEF, hàng năm có hơn 118,9 triệu trẻ em tồn cầu mắc những

bệnh có liên quan tới đường ruột và thiếu nước sạch.

3. Diện tích đất nơng nghiệp/đầu người hạ thấp (hình 16)

Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do dân số tăng nhanh

Diện tích ngũ cốc theo đầu

người

trên tồn thế giới 1950-1999



Hình 12 Biến đổi diện tích canh tác



(Nguồn: USDA, Vital Signs 2000)

4. Nghề cá suy thoái: Sản lượng thuỷ sản thế giới giảm dần. Thực tế quá trình

khai thác đánh bắt cá đang đi xuống ở tất cả mọi miền trên thế giới.

5. Rừng bị thu hẹp lại nhanh chóng

Trong nhiều thập kỷ qua các nước phát triển, với sự bùng nổ về phát triển

kinh tế đã trở thành những nước tàn phá rừng nhiệt đới mạnh mẽ nhất.

Cộng đồng quốc tế có nhiều nỗ lực giải quyết nạn phá rừng, tuy tất cả đều thất

bại

6. Nhiều loài bị tiêu diệt



47



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



Tác động của con người: Cách đây 400 năm: cứ 3- 4 năm có 1 lồi bị tuyệt

chủng; Thập kỷ 80: cứ mỗi giờ có 1 loài bị tuyệt chủng, Cho đến cuối những năm

2000: ước tính có từ 500000 đến 1000000 lồi bị tuyệt chủng.

7. Phát triển dân số quá nhanh (Hình 17)



Hình 13 Kịch bản phát triển dân số đến 2050 của Liên Hiệp Quốc



Dân số thế giới tăng theo cấp số nhân, còn lương thực sản xuất ra tăng theo

cấp số cộng.

Trái đất là một hệ thống tương tác phức tạp giữa không khí, nước, đất, các

động vật, thực vật và cả các vi sinh vật. Chúng ta đang làm cho mối tương tác đó bị

rối loạn.

Chúng ta chỉ có một Quả đất để sống, mọi nguời đều có trách nhiệm rất lớn là

phải bảo tồn ngơi nhà chung cho bản thân chúng ta và cho cả nhiều thế hệ con cháu

.

ii) Những vấn đề môi trường Việt Nam

Các vấn đề môi trường mà hiện nay Việt Nam đang phải

đương đầu là:

1. Nạn phá rừng

2. Khai thác quá mức tài nguyên sinh học

3. Tài nguyên đất xuống cấp

4. Thiếu nước ngọt và ô nhiễm nước ngọt

5. Nạn ô nhiễm gia tăng

6. Hậu quả của chất độc hoá học của Mỹ

7. ….

5.4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. Phát triển bền vững

i) Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển :

Môi trường sống là một thể thống nhất bao gồm các đối tượng và hiện tượng

tự nhiên như: khí hậu, đất đai, khơng khí, nước, thực vật, động vật, hoạt động tương

tác trong mối tương quan chặt chẽ với các yếu tố kỹ thuật do xã hội loài người tác

động vào. Sự tác động thường xuyên của các yếu tố nêu trên thể hiện ở chỗ là: bất

kỳ một sự thay đổi của một yếu tố nào cũng lập tức ảnh hưởng đến các yếu tố khác

và dẫn đến biến đổi, trong mối liên quan chặt chẽ với các hoạt động phát triển.

48



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×