Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.25 KB, 73 trang )
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
Cách 2
Dựa vào sự đối lập có từ liên kết hay không có từ liên kết, ta có hai nhóm lớn:
a.Câu ghép chính phụ là câu ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu là quan
hệ không bình đẳng. Cái gọi là quan hệ bình đẳng ở đây được dùng cốt để phân
biệt mệnh đề chính với mệnh đề phụ thuộc.
b.Câu ghép liên hợp là câu ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu là quan hệ
bình đẳng. Cái được gọi là quan hệ bình đẳng ở đây được dùng cốt để phân biệt
với câu ghép chính phụ. Câu ghép liên hợp bao gồm ba kiểu nhỏ:
b1. Câu ghép liên hợp dùng quan hệ từ là câu ghép sử dụng các quan hệ từ bình
đẳng về ngữ pháp như và, còn, mà, nhưng, rồi, hay...diễn đạt những kiểu quan hệ
nghĩa có nội dung không giản đơn.
b2. Câu ghép qua lại là câu sử dụng các hư từ, loại như các cặp phụ từ hô ứng
chưa...đã, hoặc một phụ từ với một quan hệ từ, loại như đang...thì, hoặc các cặp
đại từ phiếm định – đại từ xác định hô ứng loại như sao...vậy, mỗi yếu tố ở một vế
câu để nối kết hai vế câu lại với nhau.
b3. Câu ghép chuỗi không sử dụng các phương tiện nối kết là hư từ như đã nêu ở
hai kiểu bi và b2 (Diệp Quang Ban, Hoàng Dân, Ngữ pháp tiếng Việt, 2001, tr
146).
Cách 3
Dựa vào sự đối lập có quan hệ từ (liên từ) hay không có quan hệ từ liên kết ta có
hai nhóm: câu ghép có quan hệ tù liên kết và câu ghép không có quan hệ tù liên
kết. Trong nhóm thứ nhất ta có hai nhóm nhỏ: câu ghép đẳng lập và câu ghép
chính phụ. Trong nhóm thứ hai cũng có hai nhóm nhỏ: câu ghép có cặp phụ từ
( hoặc cặp đại từ hô ứng) liên kết (trong loại này vì mối quan hệ giữa hai vế câu
chặt chẽ nên còn được gọi là câu ghép qua lại) và câu ghép có ngữ điệu liên kết
(còn gọi là câu ghép chuỗi). Bốn loại trên được định nghĩa như sau:
a. Câu ghép đẳng lập: là câu ghép mà giữa hai vế câu có quan hệ từ đẳng lập liên
kết.
b.Câu ghép chính phụ: là câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ từ chính phụ
liên kết.
c. Câu ghép qua lại: là câu ghép mà giữa các vế câu có cặp phụ từ hay đại từ hô
ứng liên kết.
Trang 19
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
d.Câu ghép chuỗi: là câu ghép mà giũa các vế câu có ngữ điệu liên kết (đỗ thị kim
liên, ngữ pháp tiếng việt, 1999, tr 25).
Cách 4
Dựa trên tính chất quan hệ giữa các vế câu, ta có hai nhóm lớn: câu phức hợp liên
hợp và câu phức hợp có quan hệ qua lại.
a. Câu phức hợp liên hợp: loại câu này có thể dùng phương tiện tù vựng hay
phương tiện ngữ pháp.
b. Câu phức hợp có quan hệ qua lại: loại câu phức hợp này bao giờ cũng đòi hỏi
sự hô ứng của hai đoạn câu liên quan một cách hữu cơ với nhau và dựa vào nhau
mà tồn tại. Những đoạn câu này bao giờ cũng có những yếu tố hình thức gắn bó
lại: liên từ qua lại (nếu...thì); liên từ có sự hô ứng của phó từ (cũng...đều); đại từ
có ý nghĩa phiếm chỉ (nào ...ấy) (nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng
Việt, 1964, tr 235 – 243).
Từ trước đến nay cách phân loại câu ghép thường gặp là phân loại căn cứ vào kiểu
mối quan hệ giữa các vế của câu ghép. Các quan hệ giữa 2 vế của câu ghép ( cũng
như của những phần phụ trạng ngữ tương đương mà chúng ta không bàn ở đây) là
quan hệ bình đẳng, quan hệ chính phụ, quan hệ qua lại. Quan hệ qua lại thực chất
cũng là quan hệ chính phụ hay quan hệ bình đẳng.
Sau đây chúng tôi sẽ phân chia câu ghép trước hết thành 2 loại lớn : loại có từ liên
kết (từ chỉ quan hệ) gồm có kết từ và phụ từ với tác dụng liên kết, và loại không
có từ liên kết (câu ghép chuỗi).
Tiếp theo là sự phân thành kiểu nhỏ trong câu loại thứ nhất. Cụ thể là ở loại thứ
nhất sẽ phân biệt câu ghép chứa kết từ bình đẳng (câu ghép đẳng lập), câu ghép
chứa kết từ chính phụ (câu ghép chính phụ), câu ghép chứa phụ từ liên kết (câu
ghép qua lại).
Có thể tóm tắt các bước thành lược đồ sau đây :
CÂU GHÉP (CG)
CG có kết từ liên kết
CG không có kết
từ
Trang 20
Phân loại câu tiếng Việt
CH có kết từ
CG
Nhóm 1 – Văn 3A
CG có phụ từ liên kết
CG
Đẳng lập
Chính phụ
CG
CG
qua lại
chuỗi
1. Câu ghép có kết từ
Kiểu câu ghép mà mỗi vế là một cụm chủ - vị và có kết từ nối các vế, thường
được coi là kiểu tiêu biểu cho câu ghép. Xét mối liên hệ ý nghĩa giữa các vế có thể
chia câu ghép có kết từ thành 2 loại : câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
A. Câu ghép đẳng lập
Các kết từ dùng ở câu ghép đẳng lập thường đứng đầu vế cuối, đó là :
-
Và : chỉ quan hệ liệt kê
Và, rồi : chỉ quan hệ rồi tiếp nối
Hay : chỉ quan hệ lựa chọn
Còn, mà, và : chỉ quan hệ đối chiếu
Căn cứ vào vào các kết từ và ý nghĩa của chúng, người ta chia câu ghép đẳng lập
thành :
1. Câu ghép có quan hệ liệt kê
Ví dụ :
Một người đang đọc và một người đang ghi.
2.câu ghép có quan hệ nối tiếp, ví dụ :
Xe dừng lại và một chiếc xe khác đỗ ngay bên cạnh.
3. Câu ghép có quan hệ lựa chọn, ví dụ
Anh đi Nha Trang hay anh đi Vũng Tàu.
4. Câu ghép có quan hệ đối chiếu
ví dụ :
Trang 21
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
Vợ anh không kêu mà bà trùm cũng không giục rặn nữa. (Nguyễn Công Hoan)
B . Câu ghép chính phụ
Các kết từ dùng ở câu ghép chính phụ thường làm thành cặp, mỗi kết từ đứng
trước một vế. nội dung mối quan hệ giữa hai vế của một câu ghép chính phụ
thường là nội dung của các suy lí vì vậy một trật tự thông thường, thích hợp với sự
suy lí là vế phụ đứng trước, vế chính đứng sau. Khuôn hình quy ước (K = kết từ,
dấu sổ nghiêng chỉ ranh giới hai vế).
Ví dụ :
Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt nộp thay. (Ngô Tất Tố)
K1 [C | V]1
K2 [ C | V] 2
Dây là dạng đầy đủ và thường được coi là tiêu biểu của kiểu câu ghép chính phụ.
Nội dung mối quan hệ giữa hai vế của câu ghép chính phụ được thể hiện bằng
những cặp kết từ chuyên dụng. Tiếng việt có những cặp kết từ với những nội dung
khái quát sau đây :
Kết từ 1…
Kết từ 2
(Bởi) vì…
(cho) nên / mà…
(Tại) vì…
(cho) nên / mà…
Do…
(cho) nên / mà…
Nhờ…
(cho) nên / mà
Bởi…
(cho) nên / mà…
Tại…
Nguyên nhân – hệ quả
(cho) nên / mà…
Nếu…
Ý nghĩa khái quát
thì…
Hễ…
thì…
Miễn (là)…
thì…
Giá (mà)…
thì…
Giả sử…
thì…
Tuy…
Điều kiện / giả thuyết – hệ quả
nhưng…
Trang 22
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
Mặc dầu…
nhưng…
Dù…
nhưng…
Thà…
Để…
Nhượng bộ tăng tiến
chứ…
thì…
Mục đích – sự kiện
Trong số các kết từ kể trên, kết từ thì, mà là hai kết từ ý nghĩa mờ nhạt nhất. Ý
nghĩa của chúng chỉ bộc lộ được khi đi với kết từ cặp đôi hoặc trong ngữ cảnh xác
định.
Căn cứ vào các kết từ và ý nghĩa của chúng, người ta chia câu ghép chính phụ
thành các tiểu loại.
1. Câu ghép có quan hệ nguyên nhân – hệ quả.
Vế chỉ nguyên nhân được mở đầu bằng các kết từ 1, vế chỉ hệ quả được mở đầu
bằng các kết từ 2.
Ví dụ :
Vì chăm chỉ học hành cho nên cuối năm cô ấy đạt kết quả tốt.
Đối với kiểu câu ghép nhân - quả này, cần lưu ý mấy điểm sau đây:
a. Kết từ 2 là (cho) nên hoặc mà. Từ (cho) nên nặng về suy lí lôgic, từ mà có thêm
tính chất tình thái chủ quan là sự đánh giá hệ quả( cả sự đánh giá tích cực lẫn sự
đánh giá tiêu cực). các kết từ 2 có thể vắng mặt khi trật tự của 2 vế là nguyên nhân
– hệ quả (tức là 1 – 2).
b. Nếu trật tự của 2 vế đảo thành 2 – 1 thì phải xóa kết từ 2, khi đưa vế 2 lên trước
vế 1
Ví dụ :
“ Chúng con bắt tên Dậu nộp thay ,( là) vì tên này là thân nhân của hắn”.
Trong trường hợp này, nên gọi mối quan hệ giữa 2 vế là “ sự kiện – nguyên nhân”.
Việc này có lí do của nó.
c. Nếu vế chỉ hệ quả được mở đầu bằng kết từ sở dĩ thì trật tự của vế 2 bao giờ
cũng là hệ quả - nguyên nhân tức (2 – 1).
Ví dụ : Sở dĩ con người khác với động vật là bởi vì con người biết cải tạo môi
trường và xã hội.
Trang 23
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
Sự xóa bỏ sở dĩ trong trường hợp này đưa đến tình trạng như nói ở điểm b. Ngày
nay từ sở dĩ ít được dùng.
d. Với trật tự sự kiện – nguyên nhân (2 – 1) trước vì có thể xuất hiện trợ từ là
nhấn mạnh, nhất là trong khẩu ngữ.
Ví dụ : Sở dĩ nó thi hỏng (là) vì nó học kém.
2.Câu ghép có quan hệ điều kiện / giả thiết – hệ quả.
Vế chỉ điều kiện / giả thiết được mở đầu bằng các kết từ 1. Vế chỉ hậu quả được
mở đầu bằng kết từ 2 (thì).
Ví dụ :
“Nếu không có đường lối cách mạng đúng đắn của một Đảng mác –xít lãnh đạo
thì cách mạng không thể thắng lợi”. (Lê Duẩn )
Lưu ý mấy điểm sau đối với kiểu câu ghép này :
a. Kết từ 2 trong kiểu câu ngày không phải là kết từ bắt buộc phải có mặt trong
trật tự điều kiện / giả thiết – hệ quả (tức 1 – 2).
b. Khi đảo trật tự 2 vế thành 2 -1 cũng như trong kiểu câu sự kiện – nguyên nhân,
bắt buộc phải xóa kết từ 2.
Ví dụ : “ Còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được, nếu cụ chỉ
cho một đồng”. (Ngô Tất Tố)
Nên gọi mối quan hệ giữa 2 vế trong trương hợp này là « sự kiện – điều kiện – giả
thiết).
c. Ngoài cách biểu thị quan hệ điều kiện / giải thiết – hệ quả, kiểu câu ghép có cặp
từ nếu…thì… với trật tự 1 – 2, còn có thể nêu lên quan hệ đối chiếu.
Ví dụ : + Nếu lớp các bạn đứng nhất thì lớp chúng tối cũng vào hàng thứ hai.
+Nếu không có thằng Mĩ thì cuộc đời đã vui tươi sung túc biết mấy.
3. Câu ghép có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến.
Vế chỉ sự nhượng bộ được mở đầu bằng các kết từ, vế chị sự tăng tiến được mở
đầu bằng kết từ 2.
Ví dụ :
Tuy cô ấy đã nói nhiều, nhưng nó vẫn không nghe.
Trang 24
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
Dù ai nói nghã nói nghiêng.
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Tố Hữu)
Những điều cần lưu ý đối với câu ghép có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến
giống như đối với câu ghép điều kiện hệ quả. Và, cũng như vậy, với trật tự 2
-1 của 2 vế, nên gọi mối quan hệ giữa chúng là « sự kiện – nhượng bộ ».
4. Câu ghép có quan hệ mục đích – sự kiện
Ví dụ : “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ” (Hồ Chí Minh)
Để cả lớp tiến bộ thì những người học kém phải cố gắng hơn nữa.
Đối với câu ghép này, cần lưu ý mấy điểm sau :
a. Kết từ 2 (thì) hiện nay rất ít được dùng trong kiểu câu ghép này.
b. Điều kiện đảo 2 vế từ 1 – 2 thành 2 -1 giống như đối với các kiểu câu ghép nêu
trên, và nên gọi mối quan hệ giừa 2 vế trong trật tự nầy là « sự kiện – mục đích ».
c. Thay từ vì từ để có thể dùng từ muốn, tuy nhiên từ muốn còn rõ ý nghĩa từ
vựng nên không có tư cách của kết từ. phần câu có từ muốn (thay vì để), do đó,
không phải là vế của câu ghép chỉ mục đích, mà là thành phần phụ trạng ngữ chỉ
tình hình của nòng cốt hủ - vị thứ hai đứng sau. Khi chuyển phần câu có muốn ra
sau nòng cốt thường phải thêm nếu chỉ điều kiện (điều này không bắt buộc đối với
phần câu chứa để).
Vậy, khuôn hình dùng với trật tự đảo 2 vế của 4 kiểu nhỏ của câu ghép chính phụ
này sẽ là :
[ C | V ]2 / K1 [ C | V ]1
2.Câu ghép có phụ từ liên kết (Câu ghép qua lại)
Các phụ từ (tức là các từ chuyên làm thành tố phụ cho danh từ, vị từ)thường có tác
dụng liên kết các ý trong câu nhiều ý và giữa các câu có quan hệ ý nghĩa. Ở đây
chứng ta chỉ bàn đến những cặp phụ từ hô ứng có tác dụng nối 2 vế câu ghép và
chỉ nhấn mạnh vào chúng khi trong câu ghép không có các kết từ chỉ rõ quan hệ
giữa 2 vế (không kể sự có mặt đơn phương của kết từ thì, mà là những kết từ
không rõ nghĩa).
Trang 25
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
Các cặp phụ từ hô ứng ở 2 vế câu ghép tạo ra thứ quan hệ qua lại. Kiểu quan hệ
này ở đây, suy cho cùng, trong phần lớn trường hợp, là quan hệ chính phụ, một số
ít trường hợp được xếp vào quan hệ bình đẳng.
Những cặp phụ từ liên kết thường gặp nhất trong câu ghép là : vừa (mới)…đã,
chưa…đã, có… mới, càng…càng, vừa…vừa, không nhưng (chỉ)… mà còn, v.v…
Trong sử dụng, có khi một trong 2 phụ từ làm thành cặp bị rút bỏ, đó thường là
phụ từ thứ nhất và nhiều khi ( nhất là trong khẩu ngữ) thấy xuất hiện kết từ thì, mà
ở đầu vế thứ 2. Trật tự giữa các vế không thay đổi.
Ví dụ : Có thực mới (thì) vực được đạo.
Bạn ấy không chỉ thông minh (mà) bạn ấy còn rất chăm học
Mẹ chưa mắng (thì) mà nó đã khóc.
Cũng thuộc vào kiểu câu ghép có quan hệ qua lại, ngoài những câu có phụ từ liên
kết vừa nêu, cần phải nói đến kiểu câu có cặp từ phiếm định – xác định hô ứng với
tác dụng liên kết.
Ví dụ :
Anh cần bao nhiêu gạo (thì) anh lấy bấy nhiêu.
Ai làm, người ấy hưởng.
Bạn cần quyển sách nào (thì) cho bạn quyển sách ấy.
3.Câu ghép không có kết từ liên kết (Câu ghép chuỗi)
Tên gọi câu ghép không có từ liên kết là tên gọi quy ước chỉ câu ghép không dùng
kết từ rõ nghĩa hoặc cặp kết từ , và cũng không dùng cặp phụ từ liên kết như đã
nói ở điểm câu ghép có kết từ và điểm câu ghép có phụ từ liên kết.
Ví không có từ liên kết nên mối quan hệ ngữ pháp giữa các vế trong kiểu câu ghép
này thường chỉ xác định đúng được (hoặc gần đúng ) trong ngữ cảnh và tình
huống.
Ví dụ :
Tôi đi, nó cũng đi.
Chúng ta có thể xếp vào kiểu câu có quan hệ bình đẳng chỉ sự tương tự, mà cũng
có thể coi là kiểu câu có quan hệ chính phụ chỉ điều kiện – nhân quả ( bằng phép
thử thêm cặp kết từ do /vì / bởi…nên/ mà…hay/ nếu/ hễ/…thì/ là…).
Trang 26
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
Ngay cả những câu tưởng chừng chỉ có thể giải thích bằng kiểu quan hệ nhân quả, trên thực tế vẫn có thể dùng với quan hệ bình đẳng chỉ sự liệt kê hay nối tiếp.
Ví dụ : Mây tan, mưa tạnh.
Quả vậy, chúng ta thường hiểu câu này là :
Nếu mây tan thì mưa tạnh.
Vì mây tan nên mưa tạnh.
Tuy nhiên cũng có thể hiểu đây là cách nêu liệt kê hay nối tiếp các hiện tượng.
Nếu ta thêm vào một vế nữa thì sẽ thấy rõ ý này hơn :
Mây tan, mưa tạnh, trời trở nên quang đãng.
Mặt khác, không loại trừ những câu ghép tuy không có từ liên kết (theo cách hiểu
đã nêu) vẫn chỉ có thể xếp vào một kiểu quan hệ xác định. Chẳng hạn câu :
Tôi không đi, mưa.
Chỉ có thể hiểu là “ tôi không đi vì trời mưa “ mà thôi. Còn câu đầu trong cụm
câu sau đây lại là câu ghép đẳng lập chỉ quan hệ nối tiếp
Một ánh chớp, chân trời thẫm như đồng hun gầm lên một tiếng. Một ánh chớp thứ
hai. Đa phúc đánh rồi ! Những tảng mây đen nặng phía chân trời ầm ù hiện lên
loáng thoáng rồi sôi ùng ục. khoảng đỏ hồng le lói lan dần, đỏ thêm, rồi bỗng tràn
rộng nhanh chóng. Cháy. (Nguyễn Đình Thi).
Như đã thấy, vì quan hệ ý nghĩa giữa các vế không được biểu thị bằng các kết từ
và các phụ từ liên kết chuyên dụng, nên trật tự các vế tự nó nhìn chung, có nhiều
tác dụng ý nghĩa. Trong các câu thuộc kiểu đang xét, có thể có, thậm chí thường
hay có, phụ từ ở một vế khác có tác dụng liên kết. Những phụ từ này cũng thường
được dùng bên ngoài câu ghép và cũng có tác dụng liên kết cả trong trường hợp
này. Trong câu ghép những phụ từ này nhiều khi có tác dụng quy định trật tự các
vế câu.
Trong một số trường hợp khác, những phụ từ như vậy có tác dụng quy định nội
dung ý nghĩa mối quan hệ giữa 2 vế. Chẳng hạn câu ghép có phụ từ tạo ý nghĩa
vấn ở vế đầu có thể hàm chứa quan hệ điều kiện / giả thiết – hệ quả giữa 2 vế
Ví dụ :
Ai tham gia việc này được, đề nghị ghi tên vào danh sách.
Anh đi hay ở nhà, đó là quyền của anh.
Trang 27
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
Cần lưu ý là khi có dạng câu nghi vấn ở phần đầu và trong phần vị ngữ của vế sau
chỉ từ chỉ cảm nghĩ, nói năng thì dạng câu ngi vấn đó sẽ là đề ngữ (bổ ngữ - chủ
đề) của câu và nó làm thành một vế của câu ghép.
Ví dụ :
Lối ăn ở của hồ chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. (Phạm Văn
Đồng).
Chúng ta đã từng biết lối ăn ở của hồ chủ tịch giản dị như thế nào.
Vậy, nhìn chung, không nên và không cần thiết xác định trước nội dung quan hệ
giữa các vế của kiểu câu ghép không có từ liên kết này một khi chưa tiến hành
được việc điều tra và phân loại ở quy mô vừa đủ (rất có thể phân loại chúng thành
lớp câu chỉ có thể có quan hệ bình đẳng, lớp câu chỉ có thể có quan hệ chính
phụ, lớp câu lưỡng khả).
Cuối cùng có thể và nên xếp vào kiểu câu ghép không có từ liên kết này những
câu có cụm chủ - vị (dạng câu đơn) làm giải ngữ của câu (tạo nên kiểu câu ghép
lồng)
Ví dụ :
Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích. (Giang Nam)
Thế rồi một hôm – chắc rằng hai cậu bạn nhau mãi – hai cậu chợt nghĩ ra kế rủ
Oanh chung tiền mở cái trường(…) (Nam Cao)
Để phân biệt với tên gọi câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép qua lại,
có thể quy ước gọi kiểu câu ghép không có kết từ liên kết là câu ghép chuỗi.
III. Khả năng tách vế của câu ghép ra thành câu riêng
Ở đây cần phân biệt 2 đối tượng xem xét ít nhiều có quan hệ với nhau:
-
Khả năng tách một vế của câu ghép ra thành câu riêng (về cấu tạo vẫn còn
giữ lại các dấu hiệu cho thấy nó vốn là một vế của câu ghép được tách
riêng ra).
- Khả năng sử dụng một câu riêng có cấu tạo (dấu hiệu hình thức) tương tự
một vế của câu ghép, nhưng không tìm thấy được một cách hiển nhiên vế
kia (vế có quan hệ trực tiếp với nó).
1. Tách vế của câu ghép đẳng lập và câu ghép chuỗi
Trang 28
Phân loại câu tiếng Việt
Nhóm 1 – Văn 3A
Việc tách vế của câu ghép đẳng lập và câu ghép chuỗi ra thành một câu riêng,
gần như không có gì trở ngại gì. Vấn đề chỉ là sử dụng thế nào cho đúng hoặc
có giá trị tu từ học các kết từ ở vế cuối của câu ghép đẳng lập khi tách nó ra
khỏi vế đứng trước nó.
Ví dụ:
Bà chỉ may cho con những quần áo thường, đủ mặc thôi. Còn đứa nào muốn
hoa hòe hoa sói, cứ bỏ tiền túi ra mà hoa hòe hoa sói. (Nam Cao)
Đến khi hiểu ra thị cười rũ rượi. Câm cũng cười. (Nam Cao)
Thực ta, khó nói chắc là ở đây có câu ghép được tách ra thành nhiều câu riêng
hay đó vốn là những câu riêng được liên kết với nhau bằng các kết từ bình
đẳng và các phụ từ, tức là ta có hiện tượng thuộc đối tượng xem xét thứ hai.
2. Tách vế của câu ghép chính phụ
Việc tách vế của câu ghép chính phụ ra thành hai câu riêng tuân thủ những quy tắc
khá chặt chẽ.
Chúng ta có 4 kiểu nhỏ câu ghép chính phụ, và gọi tên theo mối quan hệ, được coi
là chính, của trật tự các vế trong chúng thì sẽ là:
-
Câu ghép nguyên nhân – hệ quả.
Câu ghép điều kiện / giả thiết – hệ quả.
Câu ghép nhượng bộ - tăng tiến.
Câu ghép mục đích sự kiện.
Trong trật tự này, khi có mặt kết từ ở vế đầu (tức là kết từ 1), thì không được tách
2 vế này ra thành 2 câu riêng. Cụ thể là không được phép tách các ví dụ:
“Vì tên này Dậu là thân nhân của hắn, cho nên, chúng con bắt nộp thay”. (Ngô Tất
Tố)
“ Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào
đâu được. (Ngô Tất Tố)
Tuy tôi đã nói nhiều nhưng nó vẫn không nghe.
Để họ có thể đến kịp giờ (thì) chúng ta phải đem xe đón họ.
Điều kiện để tách 4 kiểu nhỏ câu ghép này là
a.Trật tự các vế phải là 2 -1
Trang 29