1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Chăn nuôi >

3 Các bệnh thường gặp trên heo sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.47 KB, 63 trang )


Do chăm sóc và mơi trường

Heo con khơng được làm quen với thức ăn sớm nên bộ máy tiêu hóa bị rối

loạn khi cai sữa heo. Do heo phải chịu hàng loạt yếu tố bất lợi như: tách mẹ, chuyển

đàn, nhập đàn, thay đổi thức ăn… heo con dễ bị strees dẫn đến cơ thể suy yếu, sức

đề kháng giảm. Mơi trường thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, từ nắng

chuyển qua mưa sẽ làm heo con tiêu hao nhiều năng lượng. Nhiệt độ ban đêm

thường thấp, cơ thể chống lạnh bằng cách oxy hóa glycogen tạo ra năng lượng, nếu

lạnh kéo dài thì lượng đường trong máu giảm thấp sẽ gây bệnh tiêu chảy. Theo

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997) khi ẩm độ khoảng 60 % - 70 % thì mức

nhiệt độ thích hợp cho heo là:

Bảng 2.2 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo từng giai đoạn

Trọng lượng (kg)

Nhiệt độ (0C)



<10



10 – 15



15 – 30



30 – 60



>60



26 – 30



22 – 26



18 – 22



16 – 20



14 – 20



Do bản thân heo con

Theo Trần Thị Dân (2004), trong sữa đầu, loại kháng thể chủ yếu là IgG. Sự

hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4 – 12 giờ sau khi bú. Kháng thể có thể

được phát hiện trong máu heo con vào 3 giờ sau khi sanh. Khoảng 48 giờ sau khi

sanh ruột khơng còn khả năng hấp thu kháng thể. Vì vậy heo con không được bú

đầy đủ sữa đầu trong thời gian này hệ miễn dịch sẽ kém phát triển dẫn đến giảm sức

đề kháng với bệnh.

Do heo con thiếu sắt (Fe), mỗi ngày heo con cần 7 mg Fe nhưng sữa mẹ chỉ

cung cấp 1 mg mỗi ngày. Heo con lại dự trữ Fe ít (30 mg), vì màng nhau là hàng rào

hạn chế vận chuyển Fe từ mẹ sang bào thai. Trong khi đó tốc độ sinh trưởng của

heo con rất nhanh, lượng máu trong cơ thể cũng phải tăng lên cho phù hợp, sự thiếu

Fe sẽ làm ngưng trệ quá trình thành lập hemoglobin của hồng cầu dẫn đến thiếu

máu và sẽ gây tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995).



8



Theo Phùng Ứng Lân (1986), do khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn

chỉnh nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ quá

cao hoặc quá thấp, ẩm độ chuồng nuôi cao sẽ dẫn đến tiêu chảy.

Thiếu dịch và enzym tiêu hóa: thiếu acid dạ dày (gặp trong vơ toan dạ dày)

khiến thức ăn xuống ruột rất nhanh, thiếu enzym tuyến tụy (do tắc ống tụy hay viêm

tụy mãn tính), thiếu muối mật (như suy gan, tắc mật), thiếu dịch ruột ( khi viêm teo

niêm mạc ruột, cắt đoạn ruột quá dài), thiếu bẩm sinh một số enzym tiêu hóa. Tất

cả, khiến thức ăn khơng tiêu (phân “sống”), kích thích sự co bóp của ruột tống phân

ra ngồi (Văn Đình Hoa, 2007).

Do heo con mọc răng: theo Võ Văn Ninh (2007) ngày tuổi thứ 22, 23, 24 đại

đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa thứ 3 hàm dưới nên cai sữa ngày thứ 21

thường có ảnh hưởng đến sức khỏe heo con vì làm tăng thêm stress. Tương tự ngày

tuổi thứ 28 và 29 đại đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa số 4 hàm trên nên cai sữa

ngày thứ 28 có thể làm tăng stress cho heo con. Thường khi mọc răng heo con bị

sốt, tiêu chảy trước và sau khi răng nhú khỏi nướu một vài ngày.

Do vi sinh vật

Vi sinh vật luôn hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu chảy trên heo

con, có thể nói đây là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy trên heo con. Bình

thường trong đường tiêu hóa của heo con, hệ vi sinh vật cộng sinh có vai trò quan

trọng trong sự tiêu hóa, khi gặp điều kiện bất lợi cho heo con thì một số vi sinh vật

trở thành gây bệnh. Có 3 nhóm chính:

Vi khuẩn: gồm hai nhóm chính, đó là nhóm vi khuẩn thường trú trong ống

tiêu hóa như E. coli, Samonella spp., Klesbsiella spp., Proteus spp… nhóm vi khuẩn

tạp nhiễm đồng hành với thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa như

Staphylococcus spp., Streptococcus spp., Clostridium spp…

Virus: người ta chứng minh được virus là một tác nhân gây tiêu chảy, thường

thấy là Rotavirus, Enterovirus, Coronavirus…

Ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: tác động qua việc tranh chấp chất

dinh dưỡng với ký chủ, tiết độc tố, làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo



9



điều kiện cho các tác nhân khác tấn công. Thường thấy là Isospora suis, Eimeria,

Balantidium coli…

2.3.1.2 Cơ chế gây tiêu chảy

Theo Văn Đình Hoa (2007) các nguyên nhân trên gây tiêu chảy theo các cơ

chế sau:

Cơ chế tăng tiết dịch

Đây là cơ chế hay gặp trong viêm ruột; nước được tiết ra từ niêm mạc ruột

tăng gấp nhiều lần mức bình thường. Đặc biệt là trong viêm ruột cấp do nhiễm

khuẩn, nhiễm độc gây mất nước cấp. Trong tiêu chảy mãn thì cơ chế tăng tiết dịch ít

quan trọng hơn.

Cơ chế tăng co bóp

Hậu quả làm thức ăn qua ruột nhanh mà khơng kịp tiêu hóa. Cơ chế này

thường gặp ở các trường hợp viêm ruột nhiễm khuẩn hoặc vơ toan dạ dày, thiếu các

dịch tiêu hóa. Thức ăn ở dạng thô làm tăng áp lực thẩm thấu ở bụng với các dấu

hiệu sôi bụng, phân sống, lổn nhổn.

Cơ chế giảm hấp thu

Giảm hấp thu khiến lượng nước thải theo phân tăng lên. Cơ chế này thường

gặp trong viêm ruột do các nguyên nhân khác nhau như cắt đoạn ruột quá dài, rối

loạn cân bằng vi khuẩn. Thuốc tẩy loại tăng áp lực thẩm thấu (MgSO 4 ) cũng giảm

hấp thu theo cơ chế này.

2.3.1.3 Một số bệnh gây tiêu chảy

Tiêu chảy do Escherichia coli

Theo Trần Thanh Phong (1996), E. coli gây nhiều biểu hiện bệnh khác nhau

tùy theo lứa tuổi: bệnh bại huyết trên heo con sơ sinh 0 – 4 ngày tuổi, có thể kết hợp

với tiêu chảy; bệnh đường ruột liên quan tới tiêu chảy trên heo sơ sinh đến sau cai

sữa; bệnh thủy thũng trên heo cai sữa; bệnh viêm vú, viêm bàng quang… trên heo

nái. Trên heo sau cai sữa, bệnh xảy ra với các triệu chứng như: heo ăn ít, tiêu chảy

phân trắng, phân vàng nếu có kết hợp với virus, mất nước, xù lông, heo con gầy sút



10



rất nhanh. Trong trường hợp nặng, heo con mất phản ứng với các kích thích, run cơ,

co giật, có thể chết.

Mổ xác heo con gầy ốm, mất nước trầm trọng. Ruột sưng to, sung huyết, phù

nề, màng treo ruột sung huyết, dạ dày chứa thức ăn không tiêu, hạch ruột sung

huyết. Đặc biệt thủy thũng mô dưới da, ruột, dạ dày, phổi, thận, tim. Não thủy

thũng, nhũn não.

Tiêu chảy do Salmonella

Bệnh do vi trùng Salmonella spp. (nhất là Salmonella cholerae suis) gây ra

với đặc điểm bại huyết, gây viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây

viêm phổi (trên heo 10 – 16 tuần tuổi), gây xáo trộn sinh sản (trên heo nái). Có thể

gặp trên mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở heo 12 – 16 tuần tuổi. Ở thể cấp tính, heo

con thường sốt cao 40 – 41,5 0C, bỏ ăn, nằm tụm lại một chỗ. Heo ói mửa, tiêu chảy

phân vàng hôi thối, đau vùng bụng, đỏ ở vùng da mỏng, viêm khớp, viêm gan, viêm

phổi, đi đứng khơng vững, run rẩy.

Khi mổ khám thấy bệnh tích: hạch ruột tăng sinh, xuất huyết; lách sung

huyết triển dưỡng; thành ruột dày, có nhiều chỗ hoại tử, đơi khi có vết loét hình nút

ở van hồi manh tràng và thường xuất huyết, các vết loét liền với nhau thành từng

mảng; gan sưng, đơi khi có đốm hoại tử (Trần Thanh Phong, 1996).

Tiêu chảy do Clostridium perfringens

Clostridium perfringens type C là căn bệnh chính, thường phân lập được

nhiều nhất, gây viêm ruột hoại tử, xuất huyết, suy sụp nhanh, tử số cao. Trường hợp

nhiễm Clostridium perfringen type A, với biểu hiện phân nhão, hiếm khi chết. Việc

phát triển bệnh chậm, thầm lặng dẫn đến giảm chỉ số biến chuyển thức ăn và tăng

trọng. Khi mổ xác thú thấy bệnh tích ruột viêm cấp tính hoại tử và xuất huyết có

định vị hay mở rộng nhiều vùng ruột, chất chứa trong ruột có màu đỏ, mảnh hoại tử

ở vùng khơng tràng có thể gặp khí thủng ở thành. Việc chẩn đốn chỉ có thể chắc

chắn khi dựa vào xét nghiệm phòng thí nghiệm đặc biệt: về mơ học (bệnh tích hoại

tử, xuất huyết cùng với có vi trùng Gram dương lớn ở trong biểu mô ruột), về vi

trùng học (phân lập, định độc tố từ những chất chứa ở ruột).



11



Tiêu chảy do Balantidium coli

Đây là một bệnh chung giữa người và heo. B. coli là một nguyên sinh động

vật lớn, được bao phủ bởi lơng mao giúp nó di chuyển. Có hai giai đoạn phát triển:

trophozoite và cyst. Bệnh lây chủ yếu qua đường phân – miệng mà chủ yếu là lây

qua nước bị ơ nhiễm. B. coli có thể hiện diện thường xuyên trong cơ thể vật chủ mà

không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi bất thường tiêu hóa xảy ra, các

ký sinh trùng này có thể nhân lên với số lượng lớn ăn mòn và viêm nhẹ màng nhầy

ruột. Tinh bột và thức ăn không tiêu hóa góp phần nhân lên của B. coli. Bệnh

thường xảy ra trên heo 4 – 12 tuần tuổi. Bệnh tích thường thấy là gây viêm loét,

hoại tử ruột. Khi mổ khám thú, có thể xác định bệnh bằng cách lấy mẫu phân ở

đoạn ruột già đem soi tươi trên kính hiển vi để tìm B. coli. Bệnh có thể được kiểm

sốt bằng cơng tác vệ sinh quản lý: cùng vào cùng ra, tránh sử dụng nước ơ nhiễm,

kiểm sốt các bệnh đường ruột gây tiêu chảy như E. coli, Salmonella spp., kiết lỵ…

Thuốc được đề nghị để điều trị bệnh là tetracycline và metronidazole (Quinn P.J,

Carter M.E, Markey B.K and Carter G.P, 1998).



(The Australian Society for Parasitology,

http://xetnghiemykhoa.forumotion.net/t549-topic)

Hình 1.1 Vòng đời của Balantidium coli

2.3.2 Bệnh viêm đường hô hấp

2.3.2.1 Nguyên nhân



12



Do dinh dưỡng

Thiếu vitamine A tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển khơng bình

thường, giảm sức bền từ đó thú dễ mắc bệnh. Sự mất cân đối Ca / P trong khẩu phần

làm hệ xương lồng ngực bị biến dạng cũng ảnh hưởng đến chức năng hơ hấp. Q

trình chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp, sự xay quá nhuyễn

làm tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp nên heo dễ bị hắt hơi, viêm phổi (Nguyễn

Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997)

Do chăm sóc quản lý

Chăm sóc và quản lý ảnh hưởng tới bệnh đường hơ hấp được trình bày ở

bảng sau:

Bảng 2.3 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, quản lý tới bệnh đường hô hấp

Yếu tố



Độ cảm nhiễm với bệnh đường hơ hấp



Mật độ gia súc



+++



Nhập đàn khơng rõ tình trạng sức

khỏe hoặc sức khỏe kém



+++



Cai sữa:



Quá sớm



++



Trung bình



+



Quá muộn



++



Thiếu kiểm tra tình trạng bệnh lý



++



Điều trị khơng đúng, khơng đầy đủ



++



Thiếu biện pháp phòng bệnh hay

++



phòng bệnh khơng đúng cách

Chăm sóc bệnh khơng tốt (cách ly,

xử lý bệnh)



+



Vệ sinh kém



++

(Trích dẫn Lâm Văn Út Bé, 2010)



13



Do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền cũng liên quan đến sự rối loạn hoạt động hô hấp. Những

khảo sát trên đàn heo thuần Hampshire và Yorkshire, tỷ lệ viêm teo xoang mũi

nhiều hơn Landrace khi nuôi trong cùng điều kiện môi trường chăm sóc và quản lý.

Do mơi trường

Theo Võ Văn Ninh (2007), heo có lớp mỡ dưới da rất dày, khơng có tuyến

mồ hơi (trừ vùng mõm) nên khả năng chống nóng và điều hòa thân nhiệt kém. Nhiệt

độ mơi trường cao làm tăng nhịp hô hấp rất nhanh, gây rối loạn chức năng trao đổi

khí, ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh lý của heo.

Khi nhiệt độ tăng lên 40 0C, gia súc giảm tiết dịch, mất nước dẫn đến rối loạn

axít - bazơ, mất muối gây co giật, đau khắp cơ, tim đập nhanh, trên da có những

điểm tụ huyết.

Theo Nguyễn Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), nhiệt độ cao làm thyroxin

được tiết ra rất ít, thú biếng ăn, mất nước, máu cô đặc, sự vận chuyển máu dưới da

kém, mất muối, thú thở nhanh, co giật, đau khắp cơ. Khi nhiệt độ ở 40 – 42 0C thì

chức năng tế bào bị rối loạn khơng phục hồi lại được, gia súc thường bị cảm nóng,

mệt mỏi, tăng nhịp tim, nếu không can thiệp hạ nhiệt kịp thời thì thú sẽ chết.

Trường hợp nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu ngoại vi nên làm giảm sự truyền

nhiệt từ bên trong ra bên ngoài cơ thể thú, thú run cơ, dựng lông, sự hấp thu đạm và

tổng hợp globulin giảm, từ đó giảm sức đề kháng, heo dễ mắc bệnh đường hô hấp,

xù lông, kém ăn, chậm lớn.

Ẩm độ chuồng nuôi gồm 10 – 15 % từ không khí bên ngồi đi vào, 20 – 25

% từ mặt chuồng và 70 % do sự bốc hơi nước của gia súc.

Theo bảng phân loại của Vũ Tự Lập (trích dẫn Lâm Văn Út Bé, 2010):

Khi ẩm độ nhỏ hơn 50 %, khơng khí rất khơ.

Khi ẩm độ từ 50 – 70 %, khơng khí khơ.

Khi ẩm độ từ 70 – 90 %, khơng khí ẩm.

Khi ẩm độ lớn hơn 90 %, khơng khí rất ẩm.



14



Khi ẩm độ lớn hơn hoặc bằng 90 %, sự phân hủy các chất hữu cơ trên nền

chuồng và vách chuồng tăng. Các chất khí như NH 3 , CO 2 và H 2 S tích tụ làm cho

heo mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh đường hô hấp. Ẩm độ cao gây trở

ngại cho sự khuếch tán nhiệt trên bề mặt da ảnh hưởng đến chức năng hơ hấp của

heo.

Khí NH 3, H 2 S

Mức ảnh hưởng của NH 3 và H 2 S lên heo phụ thuộc vào nồng độ. Khi nồng

độ NH 3 bằng 50 ppm, năng suất và sức đề kháng của heo giảm. Nếu tình trạng kéo

dài dễ dẫn đến viêm phổi và mắc các bệnh đường hô hấp. Nồng độ NH 3 ở mức 100

ppm có thể gây hắt hơi, chảy nước bọt, ăn không ngon. Nồng độ NH 3 cao hơn 300

ppm gây ngứa mũi, miệng, heo tiếp xúc lâu ngày sẽ có hiện tượng thở không đều,

co giật. Khi heo tiếp xúc liên tục với khí H 2 S ở nồng độ 20 ppm sẽ có biểu hiện sợ

ánh sáng, ăn khơng ngon. Ở mức 200 ppm heo có thể bị chứng thủy thũng ở phổi

gây khó thở, bất tỉnh rồi chết (trích dẫn Lâm Văn Út Bé, 2010).

2.3.2.2 Một số bệnh trên đường hô hấp

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (Porcin Reproductive

and Respiratory Syndrome – PRRS)

Là một bệnh do virus gây ra với đặc điểm gây chứng ăn không ngon, khó

thở, sốt, sảy thai, chậm lên giống trở lại, chậm tăng trưởng và tăng tỉ lệ chết trên heo

cai sữa. Bệnh sẽ phát triển nhẹ trong những trại nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý tốt và

sẽ nặng nề với giảm trọng lượng, những xáo trộn dai dẳng trong những trại nuôi

dưỡng, quản lý tồi. Do gây suy giảm miễn dịch, bệnh PRRS mở đường cho những

vi sinh vật cơ hội như Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis, Streptococcus

suis,



Actinobacillus



pleuropneumoniae,



Chlamydia



psittaci,



Lepstospira



interrogans, virus giả dại, virus cúm, Enterovirus, Parvovirus…

Bệnh tích thường gặp: da xuất huyết, thâm tím do chảy máu trong mơ; phổi

đọng huyết, viêm phổi thùy trước có nhiều dịch ở phổi và quanh tim; bệnh tích vi

thể cho thấy có sự thối hóa những đại thực bào tiểu phế nang (hay khơng có những

đại thực bào này) và viêm phổi liên thùy (Trần Thanh Phong, 1996).



15



Bệnh do Haemophilus parasuis (bệnh Glasser)

Các ổ dịch thường xảy ra trên heo 3 – 6 tuần tuổi, bệnh xuất hiện đột ngột,

heo sốt cao 40 – 41,5 0C, bỏ ăn, thở khó, có thể ho. Heo đi khập khiểng hoặc ngồi

kiểu chó ngồi, hầu hết các khớp đều sưng phồng, nóng và đau đớn. Sau 2 – 3 ngày

bệnh, heo chết với biểu hiện đỏ hoặc tím xanh trên da. Những heo sống sót chuyển

qua viêm khớp mãn tính, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, dính ruột… có thể

chết đột ngột. Bệnh tích thường gặp nhất là: viêm màng phổi nhiều sợi huyết, viêm

ngoại tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm phế quản phổi, viêm khớp, viêm não có mủ

(Trần Thanh Phong, 1996).

Bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae (dịch viêm phổi địa phương

truyền nhiễm)

Bệnh thường ở thể mãn tính, diễn biến trong vài tháng, heo có thể chết đột

ngột. Thân nhiệt gần như bình thường, heo ho dai dẳng, thở khó, gầy còm, da nhợt

nhạt, lơng xù. Những heo mắc bệnh khả năng phục hồi rất chậm, tăng trọng hằng

ngày kém 15 – 20 %. Tiêu tốn thức ăn tăng hơn 25 % so với bình thường. Bệnh

thường gây viêm phổi gan hóa đối xứng khởi phát từ thùy tim lan sang thùy đỉnh,

thùy hồnh cách mơ. Thể mãn tính, vùng phổi bệnh dày đặc lại, cứng nhạt màu:

nhục hóa. Có thể viêm màng phổi, phổi dính sườn, có những ổ mủ ở phổi (do tạp

nhiễm). Hạch lâm ba phổi sưng to gấp 2 – 3 lần bình thường, có thể gặp bệnh tích

bao tim tích nước, gan sưng. Bệnh thường gặp trên heo có sức đề kháng kém và do

điều kiện chăn ni, chăm sóc, vệ sinh kém (Trần Thanh Phong, 1996).

Bệnh do Streptococcus suis type 2

Vi khuẩn khu trú ở hạch amygdale và mũi của heo khỏe. Bệnh lây lan từ nái

sang con, từ heo này sang heo khác qua đường hô hấp, qua vết thương trên da khi

tiếp xúc với máu, chất nội tiết. Bệnh lây qua người thường xuyên tiếp xúc với heo

hay sản phẩm tươi sống qua vết thương trên da. Bệnh thường có các biểu hiện:

nhiễm trùng huyết, sốt, xuất huyết dưới da, viêm màng não, liệt, co giật, khó thở,

viêm khớp, chết đột ngột, xác chết xanh tím. Mổ khám thường thấy các bệnh tích:



16



viêm phổi, màng phổi, khí quản xuất huyết, có sợi huyết, viêm màng não mủ, viêm

cơ tim, xuất huyết van tim, viêm khớp (Nguyễn Phước Ninh, 2010).

2.4 Một số bệnh khác trên heo sau cai sữa

2.4.1 Bệnh viêm khớp

Viêm khớp trên heo thường gặp nhất là trên heo con và cả trên heo trưởng

thành. Khớp thường mắc bệnh nhất là khớp khủyu chân, viêm làm cho nhiễm trùng

huyết và các mơ xung quanh. Ngồi ra còn có sự tham gia của các yếu tố khác liên

quan đến viêm khớp như: sự mất cân bằng chất dinh dưỡng hay thiếu khống chất

(tỷ lệ Ca / P khơng hợp lý, thiếu vitamin D), chấn thương ở chân, thối hóa xương

hoặc có sự thay đổi về khớp. Một số bệnh có biểu hiện viêm khớp như là: bệnh do

liên cầu khuẩn Streptococcus suis, bệnh đóng dấu mãn tính, viêm đa khớp do

Haemophilus parasuis và Actionobacillus suis… Ngoài ra, các yếu tố khác như nền

chuồng ẩm ướt, trơn láng hoặc nền chuồng không bằng phẳng làm heo trượt ngã tạo

điều kiện cho vi khuẩn có sẵn ở nền chuồng có điều kiện xâm nhập và gây bệnh.

2.4.2 Bệnh viêm da

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm da. Do ẩm độ cao, chuồng nuôi ẩm ướt.

Theo Võ Văn Ninh (2007) khẩu phần không cân đối có thể gây viêm da đặc biệt là

khơng cân đối vitamin và khoáng chất. Thiếu biotin (vitamin H) heo chậm lớn, da

lơng xù xì xơ xác, viêm da, chân yếu, nứt móng. Thiếu kẽm hoặc khẩu phần thừa

calci gây thiếu kẽm trên heo thường có biểu hiện bệnh viêm da sừng hóa. Theo Trần

Thanh Phong (1996) bệnh dấu son mãn tính thì da bị viêm, hoại tử, giộp tróc thành

từng mảng. Viêm da do vi trùng sinh mủ như Staphylococcus spp., Streptococcus

spp… do nuôi dưỡng kém vệ sinh, do nhiễm nấm da. Da còn bị viêm do kí sinh

trùng ngoài da như Sarcoptes scabiei suis, Demodex phylloides…

2.5 Lược duyệt một số cơng trình nghiên cứu có liên quan.

Châu Ngọc Ánh (2010) khảo sát các triệu chứng bệnh gặp trên heo từ giai

đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi ghi nhận tỷ lệ heo tiêu chảy chiếm 35,60 % tổng

số ca bệnh, tỷ lệ ngày con tiêu chảy 0,85 %, tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy 99,17 %. Tỷ

lệ bệnh trên đường hô hấp 52,31 % tổng số ca bênh, tỷ lệ ngày con bệnh trên đường



17



hô hấp 2,31 %, tỷ lệ khỏi bệnh đường hô hấp 98,50 %. Tỷ lệ viêm khớp 2,26 %

tổng số ca bệnh, tỷ lệ ngày con viêm khớp 0,23 %, tỷ lệ điều trị khỏi viêm khớp

17,39 %. Heo có triệu chứng bỏ ăn chiếm tỷ lệ 9,83 %, tỷ lệ ngày con bỏ ăn 0,46 %,

tỷ lệ điều trị khỏi heo có triệu chứng bỏ ăn 96 %.

Lưu Phương Nam (2007) ghi nhận tỷ lệ bệnh trên heo sau cai sữa ở trại heo

Gia Phát như sau: tỷ lệ tiêu chảy 23,10 %, tỷ lệ điều trị khỏi tiêu chảy 89,20 %; Tỷ

lệ heo viêm khớp là 7,80 %, tỷ lệ điều trị khỏi viêm khớp 88,20 %; Tỷ lệ heo viêm

phổi 41,30 %, kết quả điều trị khỏi viêm phổi 85,60 %.

Phạm Thị Hạnh (2010) khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con sau cai sữa

đến 75 ngày tuổi tại trại Darby_CJ genetics cho thấy tỉ lệ ngày con tiêu chảy là 3,37

%. Kết quả điều trị khỏi bệnh là 93,39 %. Thời gian điều trị trung bình là 2,09 ngày.

Phạm Cơng Trạng (2008) khảo sát tình hình bệnh trên heo con sau cai sữa từ

28 – 56 ngày tuổi tại trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long ghi nhận được tỷ

lệ tiêu chảy 35,43 – 40,83 %, tỷ lệ ngày con tiêu chảy 2,47 – 3,63 %, tỷ lệ chữa khỏi

95,56 – 100 %.



18



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

×