1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Điện - Điện tử >

Các thông số kỹ thuật của máy đo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 71 trang )


Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



Bài 2

MÁY ĐO ĐA NĂNG VOM/DMM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:

- Trình bày đúng sơ đồ khối và các thơng số kỹ thuật của máy đo VOM/DMM

- Chọn đúng loại máy đo VOM/DMM cho công việc sửa chữa các thiết bị điện tử dân

dụng

- Trình bày và điều chỉnh được các chức năng của máy đo VOM/DMM để đo các đại

lượng của tín hiệu điện

- Bảo quản tốt máy đo .

B. NỘI DUNG CHÍNH:

1. Máy đo đa năng dạng kim VOM (Volt Ohm Milliammeter)

1.1. Các thông số kỹ thuật của máy đo VOM

1.1.1. Độ nhạy:

Độ nhạy của dụng cụ đo tính bằng

s=



dy

= F(X)

dX



Đại lượng C =



Y - đại lượng ra ; X - đại lượng vào .



1

là hằng số của dụng cụ đo .

S



Nếu một dụng cụ gồm nhiều khâu biến đổi ,mổi khâu có độ nhạy riêng thì độ nhạy

n



của toàn dụng cụ : S = S1.S2..Sn =  si

i 1



1.1.2. Điện trở của dụng cụ đo và công suất tiêu thụ:

- Điện trở vào : Là điện trở ở đầu vào của dụng cụ .Điện trở vào của dụng cụ đo phải

phù hợp với điện trở đầu ra của khâu trước đó của chuyển đổi sơ cấp

Khi đo điện áp của một nguồn điện hoặc điện áp rơi trên phụ tải điện trở của vonmét

càng lớn càng tốt .Ngược lại khi đo dòng điện qua phụ tải yêu cầu điện trở của ampemét

càng lớn càng tốt để giảm sai số của phép đo .

- Điện trở đo của dụng cụ đo : Xắc định cơng suất có thể truyền tải cho khâu tiếp theo

.Điện trở ra càng nhỏ thì cơng suất càng lớn .

1.1.3. Độ tác động nhanh

GVBS: Trần Văn Đạt



Trang 10



Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



Độ tác động nhanh : là thời gian để dụng xác lập kết quả đo trên chỉ thị .

Đối với dụng cụ tương tự ,thời gian này khoảng 4s .Đối với dụng cụ số có thể đo được

hàng nghìn điểm đo trong 1s .

1.1.4. Độ tin cậy

Độ tin cậy của dụng cụ đo phụ thuộc nhiều yếu tố :

- Độ tin cậy của các linh kiện sử dụng .

- Kết cấu của dụng cụ không quá phức tạp .

- Điều kiện làm việc .

Độ tin cậy được xác định bởi thời gian làm việc tin cậy trong điều kiện cho phép có phù

hợp với thời gian quy định khơng.

Độ tin cậy làm việc là đặc tính rất quang trọng của dụng cụ đo .

1.2. Cấu tạo của VOM

1.2.1. Cấu tạo bên ngoài VOM

1.1.1. Cấu tạo bên ngoài:



GVBS: Trần Văn Đạt



Trang 11



Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



Hình 2.1: Cấu trúc VOM dạng kim

1. Điểm 0 hoặc ∞ khi đo R



9. Đo thông mạch bằng âm thanh



2. Núm chỉnh kim



10. Phích cắm dây đo + (que đỏ)



3. Phích cắm khi đo C



11. Thang đo điện trở



4. Thang đo điện áp DC



12. Đo hệ số khuếch đại transistor hFE



5. Đo 2.5A



13. Chiếc áp chỉnh Kim về 0



6. Nút chọn thang đo



14. Thang đo điện áp AC



7. Phích căm dây đo – (que đen)



15. Thang đo dòng điện DC



8. Thang đo kiểm tra chất lượng Pin

- Cung chia độ:



Hình 2.2: Các cung chia độ trên mặt đồng hồ

- (A) Là cung chia thang đo điện trở Ω : Dùng để đọc giá trị khi sử dụng thang

đo điện trở. Cung chia độ thang đo Ω có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất bên phải

(ngược lại với tất cả các cung còn lại).

- (B) Là mặt gương: Dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả

hướng nhìn phải vng góc với mặt gương – tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của

nó trong gương.

- (C) Là cung chia độ thang đo điện áp: Dùng để đọc giá trị khi đo điện áp một

chiều và thang đo điện áp xoay chiều 50V trở lên. Cung này có 3 vạch chia độ là: 250V;

50V; 10V



GVBS: Trần Văn Đạt



Trang 12



Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



- (D) Là cung chia độ điện áp xoay chiều dưới 10V: Trong trường hợp đo điện áp

xoay chiều thấp khơng đọc giá trị trong cung C. Vì thang đo điện áp xoay chiều dùng

diode bán dẫn chỉnh lưu nên có sụt áp trên diode sẽ gây ra sai số.

- (E) Là cung chia độ dòng điện xoay chiều tới 15A.

- (F) Là cung chia độ đo hệ số khuếch đại dòng 1 chiều của transistor - h fe.

- (G, H) Là cung chia độ kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối.

- (I) Là cung chia độ thang đo kiểm tra dB: Dùng để đo đầu ra tín hiệu tần số

thấp hoặc âm tần đối với mạch xoay chiều. Thang đo này sử dụng để đo độ khuếch đại và

độ suy giảm bởi tỷ số giữa đầu vào và đầu ra mạch khuếch đại và truyền đạt tín hiệu theo

đơn vị đề xi ben (dB).

1.2.2. Sơ đồ và nguyên lý mạch điện của VOM

Tùy theo cấu tạo của VOM đơn giản hay phức tạp, có ít hay nhiều thang đo mà có sơ

mạch điện khác nhau. Khi mua VOM lúc nào nhà sản xuất cũng đính kèm sơ đồ mạch điện

để ta có thể sửa chữa những hư hỏng của VOM khi bị sự cố.

Sau đây là ví dụ một sơ đồ của máy đo VOM YR-960TR:



Hình 2.3: Sơ đồ của máy đo VOM YR-960TR

GVBS: Trần Văn Đạt



Trang 13



Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



1.3. Chức năng của VOM dạng kim

Đồng hồ vạn năng VOM chỉ thị kim là thiết bị đo thông dụng nhất đối với các thợ sửa

chữa điện tử vì VOM có thể đo được nhiều đại lượng điện như điện áp, dòng điện…và kiểm

tra được hầu hết các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện, transistor, JFET, SCR…

Các phương pháp đo điện áp, dòng điện, điện trở sẽ được trình bày ở các bài tiếp theo.

Ngồi ra VOM còn đo được một số đại lượng sau:

* Kiểm chất lượng pin:

+ Xoay núm chọn về vị trí BATT.

+ Kết nối que đo: Que đỏ nối với cực dương (+), que đen nối với cực âm (-)

của pin cần kiểm tra.

Lưu ý: Đặt ngược que đo khi đo dẫn đến làm hỏng đồng hồ đo VOM.

+ Kiểm chất lượng Pin: Tuỳ thuộc vào pin cần kiểm tra mà chọn thang đo thích hợp

và đọc giá trị theo vạch đo BATT.

- Kim đo nằm trong vùng BAD (màu đỏ): Pin yếu.

- Kim đo nằm trong vùng GOOD (màu xanh): Pin tốt.

* Đo hệ số khuếch đại của transistor - hFE:

+ Xoay núm chọn về vị trí X10  .

+ Cắm transistor vào đúng sơ đồ chân, đúng loại.

+ Đọc giá trị theo vạch đo hFE .

Kết quả = giá trị đọc

* Đo dB:

+ Xoay núm chọn về vị trí 10 ACV.

+ Kết nối que đo: Que đỏ cắm vào ngõ ra OUTPUT.

+ Đọc giá trị theo vạch đo dB.

Kết quả = giá trị đọc

2. Máy đo đa năng dạng số (DMM – Digital Multi Meter)

2.1. Cấu tạo máy đo DMM:

Trên đồng hồ VOM dạng số có các thành phần chức năng sau:

1. Núm chọn dãy đo và chức năng.

2. Màn hình hiển thị.

3. Lỗ cắm chung “COM”: Đầu nối phích trong cho đầu thử màu đen (âm)

4. Lỗ cắm “ V mA ”: Đầu nối phích trong cho đầu thử màu đỏ (dương) để đo điện áp,

điện trở và dòng điện (đến 200mA).

GVBS: Trần Văn Đạt



Trang 14



Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



5. Lỗ cắm “10A”: Đầu nối phích trong cho đầu thử màu đỏ (dương) để đo dòng

(giữa 200mA và 10A). Khơng có cầu chì cho lỗ cắm 10A. Để sử dụng an tồn,

mỗi lần đo khơng thể nhiều hơn 10 giây, khoảng cách giữa mỗi lần đo phải nhiều

hơn 15 phút.

6. Lỗ cắm vị trí các chân của transistor.



Hình 2.4: Máy đo VOM dạng số

2.2. Chức năng của máy đo dạng số DMM

Máy đo VOM dạng số đo được một số đại lượng như sau:

*Đo dòng điện DC: Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kết nối que đo kiểm màu đen đến lỗ cắm “COM”, kết nối que đo kiểm màu

đỏ đến lỗ cắm V mA ” ( nếu dòng điện �200mA , thay vào lỗ cắm 10A).

Bước 2: Đặt công tắc chọn dãy đến dãy



mong muốn.



* Lưu ý: Khi đo mà không biết phạm vi giá trị của điện áp cần đo thì phải chọn

thang đo lớn nhất 10A. Nếu đo mà giá trị nhỏ thì chọn thang đo có giá trị nhỏ hơn và

giảm từ từ.

b1) Hở mạch điện nơi dòng điện được đo và kết nối các đầu que đo nối tiếp với mạch.

b2) Đọc giá trị dòng điện trên màn hình LCD.

*Đo điện áp DC: Thực hiện theo các bước sau:

b1) Kết nối que đo kiểm màu đen đến lỗ cắm “COM”, kết nối que đo kiểm màu đỏ

đến lỗ cắm V mA ”.

b2) Đặt cơng tắc chọn dãy đến dãy

GVBS: Trần Văn Đạt



mong muốn.

Trang 15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

×