1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Điện - Điện tử >

Một số lưu ý khi đo điện áp bằng VOM/DMM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 71 trang )


Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



Hình 4.4. Trường hợp để thang đo q cao khi đo điện áp

- Trường hợp để sai thang đo:

+ Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì

đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC,

tuy nhiên đồng hồ cũng khơng bị hỏng.



Hình 4.5. Trường hợp để thang đo AC để đo DC

+ Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở

khi ta đo điện áp một chiều (DC), nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay.

 Để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC



Hình 4.6. Trường hợp để thang đo dòng điện để đo điện áp DC

 Để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC:

GVBS: Trần Văn Đạt



Trang 32



Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



Hình 4.7. Trường hợp để thang đo điện trở để đo điện áp DC

* Chú ý: Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào

điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức.

* Một số hình ảnh minh họa:



Hình 4.8. Trường hợp để thang đo điện trở để đo điện áp AC

* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ khơng báo, nhưng

đồng hồ khơng ảnh hưởng.



GVBS: Trần Văn Đạt



Trang 33



Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



Hình 4.9. Trường hợp để thang đo DC để đo điện áp AC

C. Câu hỏi và bài tập:

1/ Trình bày phương pháp đo điện áp?

2/ Trình bày các bước đo điện áp 1 chiều bằng VOM trên mạch điện tử?

3/ Trình bày các bước đo điện áp xoay chiều bằng VOM trên mạch điện tử?

4/ Trình bày một số chú ý quan trọng khi sử dụng VOM khi đo điện áp?

5/ Trình bày cách bảo quản máy đo VOM



BÀI 5

ĐO DỊNG ĐIỆN BẰNG VOM/DMM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:

- Trình bày đúng thứ tự thao tác máy đo VOM để đo dòng điện của mạch điện

- Sử dụng thành thạo máy đo VOM để đo dòng điện của mạch điện .

- Bảo quản tốt máy đo .

B. NỘI DUNG:

1. Phương pháp đo dòng điện của mạch điện

1.1. Phương pháp đo dòng điện một chiều:

 Cách 1: Dùng thang đo dòng (đo trực tiếp)



GVBS: Trần Văn Đạt



Trang 34



Khoa KT Điện- Điện lạnh- Điện tử

Điện- Điện tử



Giáo trình Đo lường



Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta nối đồng hồ đo (Ampemet hay VOM) nối

tiếp với tải tiêu thụ cần đo dòng điện và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của

thang đo cho phép.

- Phương pháp đo:



Hình 5.1: Phương pháp đo dòng điện

- Thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Xoay núm chọn về vị trí DCmA. Tuỳ thuộc vào dòng điện cần đo mà chọn

thang đo thích hợp để tránh hiện tượng q dòng điện làm hỏng đồng hồ đo VOM.

* Lưu ý: Khi đo mà khơng biết phạm vi giá trị của dòng điện cần đo thì phải chọn

thang đo lớn nhất 2.5A. Nếu đo mà kim lệch ít thì chọn thang đo có giá trị nhỏ hơn và giảm

từ từ.

+ Bước 2: Đấu nối tiếp VOM vào 2 điểm cần đo.

Kết nối que đỏ nối với cực dương (+), que đen nối với cực âm (-) của dòng điện cần

đo.

* Lưu ý: Đặt ngược que đo khi đo dẫn đến làm hỏng đồng hồ đo VOM.

+ Bước 3: Đọc kết quả đo

Giá trị đo được = Số chỉ trên vạch chia độ X giá trị thang đo

 Cách 2 : Dùng thang đo áp DC (đo gián tiếp) để xác định giá trị dòng điện:

Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với

tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp

này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũng

an tồn hơn.

VDC

Rtai



Giá trị dòng điện được tinh theo cơng thức: I 

1.2. Phương pháp đo dòng điện xoay chiều:



Không được sử dụng đồng hồ VOM dạng kim để đo dòng điện xoay chiều.



GVBS: Trần Văn Đạt



Trang 35



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

×