1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Bài 4. CÁCH ĐỌC TÊN THUỐC BẰNG TIẾNG VIỆT THEO THUẬT NGỮ QUỐC TẾ TIẾNG LATIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.51 KB, 132 trang )


2. CÁCH ĐỌC CÁC NGUYÊN ÂM VÀ NGUYÊN ÂM GHÉP

2.1. Các nguyên âm viết và đọc như cách đọc thông thường trong tiếng Việt là

a, i, u, y

Ví dụ: Aminazin

Urotropin

Mangan



chia vần và đọc là: a-mi-na-zin

u-rơ-t(ờ) rơ-pin

man-gan



2.2. Các ngun âm có phần đọc khác cách đọc trong tiếng Việt

2.2.1. Viết là o:

-Có thể đọc là o:

ví dụ: Acid hydrocloric

Cloramin

-Có thể đọc là ơ:

Ví dụ: Siro

Kẽm oxyd

Amoni carbonat



đọc là: a-xít hy-đ (ờ) rơ-c(ờ)lo-rich

c(ờ)lo-ra-min

đọc là: xi-rơ

kẽm ơ-xyt

a-mơ-ni cac-bơ-nat



2.2.2. Viết là e:

-Có thể đọc là e:

Ví dụ: Ergotamin

Vitamin E

-Có thể đọc là ê:

Ví dụ: Emetin

Cafein

-Có thể đọc là ơ (nhẹ) khi ở cuối từ:

Ví dụ: Glucose

Dextrose



đọc là: ec-gô-ta-min

vi-ta-min E

đọc là: ê-mê-tin

ca-phê-in

đọc là: g(ờ)-lu-cô-z(ơ)

đếch-xt(ờ) rô-z(ơ)



2.2.3. Viết là eu đọc là ơ:

Ví dụ: Eugenol

Eucalyptol



đọc là: ơ-giê-nơl (ơ)

ơ-ca-luyp-tơl (ơ)



2.2.4. Viết là ou đọc là u:

Ví dụ: Ouabain

Dicoumarin



đọc là: u-a-ba-in

đi-cu-ma-rin



3. CÁCH ĐỌC CÁC PHỤ ÂM ĐƠN, PHỤ ÂM KÉP, NGUYÊN ÂM GHÉP

TRƯỚC PHỤ ÂM

3.1. Các phụ âm đơn chủ yếu đọc như cách đọc thông thường của tiếng Việt

là b, h, k, l, m, n, p, q, r, s, v:

Ví dụ: Bari sulfat

đọc là: ba-ri sul(ơ)-phat

Kali nitrat

ka-li ni-t(ờ)rat

Melamin

mê-la-min

Papaverin

pa-pa-vê-rin

18



Vitamin



vi-ta-min



3.2. Các phụ âm có phần đọc khác với cách đọc tiếng Việt:

3.2.1. Chữ b thường đọc là bờ, nhưng khi b đứng sau nguyên âm y và trước

phụ âm hoặc cuối vần thường đọc là (pờ):

Ví dụ: Molybden

Acid phosphomolybdic



đọc là: mơ-lyp-đen

a-xit phơ-x(ơ)pho-mơ-luyp-đích



3.2.2. Viết là c:

-Đọc là “cờ” khi đứng trước các phụ âm và các nguyên âm a, o, u:

Ví dụ: Lidocain

đọc là: li-đô-ca-in

Arecolin

a-rê-cô-lin

-Đọc là “xờ” khi đứng trước các ngun âm e, i, y:

Ví dụ: Cephazolin

đọc là: xê-pha-dơ-lin

Flucinar

ph“ờ”-lu-xi-nar(ơ)

Tetracyclin

tê-t(ờ)ra-xy-c(ờ)lin

3.2.3. Viết là d:

-Thường đọc là “đờ”:

Ví dụ: Diazo

Codein

-Đọc là “tờ” khi đứng ở cuối từ:

Ví dụ: Acid

Kali hydroxyd



đọc là: đi-a-dơ

cơ-đê-in

đọc là: a-xit

ka-li hy-đ (ờ) rơ-xyt



3.2.4. Viết là f đọc là (phờ):

Ví dụ: Formol

Tifomycin



đọc là: phooc-môl (ơ)

ti-phô-my-xin



3.2.5. Viết là g:

-Đọc là “gờ” khi đứng trước phụ âm và các nguyên âm a, o, u:

Ví dụ: Glutylen

đọc là: g(ờ)lu-ty-len

Gardenal

gac-đê-nal(ơ)

Ergotamin

ec-gơ-ta-min

-Đọc là “gi” khi đứng trước các nguyên âm e, i, y:

Ví dụ: Gelatin

đọc là: giê-la-tin

Gypnoplex

gip-nơ-p(ờ) lếchx(ơ)

3.2.6. Viết là j đọc là i (ít dùng):

Ví dụ: Ajmalin



đọc là: ai-ma-lin



3.2.7. Viết là s:

-Thường đọc là “sờ” (uốn lưỡi):

Ví dụ: Calci sulfat

đọc là: cal(ơ)-si sul(ơ)-phat

Fansidar

phan-si-đar (ơ)

-Đọc là “z” khi đứng giữa 2 nguyên âm hoặc đi với e ở cuối từ:

Ví dụ: Cresol

đọc là: c(ờ) rê-zơl (ơ)

19



Levamisol

Lactose



lê-va-mi-zơl (ơ)

lac-tơ-zơ



3.2.8. Viết là t:

-Thường đọc là “tờ”:

Ví dụ: Digitoxin

đọc là: đi-gi-tô-xin

Niketamid

ni-kê-ta-mit

-Đọc là “xờ” khi đứng trước nguyên âm i và sau i là 1 nguyên âm khác:

Ví dụ: Potio

đọc là: pô-xi-ô

Extractio

êc-x(ờ)-t(ờ) răc-xi-ô

3.2.9. Viết là w:

-Đọc là “vờ” khi đứng trước ngun âm:

Ví dụ: wolfram

đọc là: vơl (ơ)-ph(ờ)ram

Wypicil

vy-pi-cil(ơ)

-Đọc là “u” khi đứng trước phụ âm:

Ví dụ: Fowler

đọc là: phu-ler(ơ)

3.2.10. Viết là z đọc là (dờ) (nhẹ, khơng uốn lưỡi):

Ví dụ: Clopromazin

Alizarin



đọc là: c(ờ)lo-p(ờ) rô-ma-din

a-li-da-rin



3.2.11. Các phụ âm ghép như bl, br, cl, cr, dr, fl, gl, gr, pl, pr, sc, sp, st, str, tr…

thường đọc như âm tiếng Việt, thành 2 âm nhưng phụ âm trước đọc nhẹ và

lướt nhanh sang phụ âm sau:

Ví dụ: Crom

Platin

Acid hydrobromic

Amitriptylin

Strophantin



đọc là: c(ờ) rơm

p(ờ)la-tin

a-xit hy-đ(ờ) rô-b(ờ) rô-mich

a-mi-t(ờ)ryp-ti-lin

s(ờ)t(ờ) rô-phan-tin



3.2.12. Phụ âm ghép th thường đọc là (tờ) (h khơng đọc):

Ví dụ: Ethanol

đọc là: ê-ta-nơl (ơ)

Methicylin

mê-ti-xi-lin

Promethazin

p(ờ) rơ-mê-ta-din

Chú ý: “tre” đọc là t (ờ)-rê, không đọc là “tre”.

4. CÁCH ĐỌC CÁC VẦN CÓ PHỤ ÂM ĐỨNG SAU NGUYÊN ÂM KHÁC

VỚI CÁCH ĐỌC THÔNG THƯỜNG TRONG TIẾNG VIỆT

4.1. Viết là al đọc là al (ơ):

Ví dụ: Luminal

Veronal



đọc là: lu-mi-nal(ơ)

vê-rơ-nal(ơ)



4.2. Viết là ar đọc là ac:

Ví dụ: Barbital

Gardenal



đọc là: bac-bi-tal(ơ)

gac-đê-nal(ơ)

20



4.3. Viết là ax đọc là ăc-x(ơ):

Ví dụ: Coremax

Ferolax



đọc là: cơ-rê-mắc-x(ơ)

phê-rơ-lac-x(ơ)



4.4. Viết là er đọc là ec:

Ví dụ: Ergotex

Kali permanganat



đọc là: ec-ghơ-têc-x(ơ)

ka-li-pec-man-gha-nat



4.5. Viết là ex đọc là êc-x(ơ):

Ví dụ: Dextrose

Orabilex



đọc là: đêc-x(ơ)-t(ơ) rơ-zơ

Ơ-ra-bi-lêc-x(ơ)



4.6. Viết là ic đọc là ich:

Ví dụ: Acid hydrocloric

Acid nitric



đọc là: a-xit hy-đ(ờ) rô-c(ờ)lo-rich

a-xit ni-t(ờ)rich



4.7. Viết là id đọc là it:

Ví dụ: Clorocid

Clasmocid



đọc là: c(ờ)lo-rơ-xit

c(ờ)las(ơ)-mơ-xit



4.8. Viết là ix đọc là ic-x(ơ):

Ví dụ: Efudix

Orabilix



đọc là: ê-phu-đic-x(ơ)

ơ-ra-bi-lic-x(ơ)



4.9. Viết là od đọc là ơđ (ơ):

Ví dụ: Iod

Siro iodotalic



đọc là: i-ơ-đ(ơ)

si-rơ i-ơ-đơ-ta-lich



4.10. Viết là ol đọc là ơl (ơ):

Ví dụ: Gaiacol

Argyrol



đọc là: gai-a-cơl (ơ)

ac-gy-rơl (ơ)



4.11. Viết là or đọc là ooc:

Ví dụ: Morphin

Acid ascorbic



đọc là: mooc-phin

a-xit as(ơ)-cooc-bic



4.12. Viết là yl đọc là yl (ơ):

Ví dụ: Amyl nitrit

Ethyl clorit



đọc là: a-my-l(ơ) ni-t(ờ)rit

ê-ty-l(ơ) c(ờ)lo-rit



5. MỘT SỐ CÁCH ĐỌC NGOẠI LỆ

5.1. Viết là am đọc là ăm:

Ví dụ: Ampicilin

Camphor



đọc là: ăm-pi-xi-lin

căm-phor(ơ)



5.2. Viết là an, en đọc là (ăng):

21



Ví dụ: Antipyrin

Gentamycin



đọc là: ăng-ti-py-rin

giăng-ta-my-xin



5.3. Viết là in đọc như (anh):

Ví dụ: Insulin

Sintomycin

Quinquina

Kaolin



đọc là: anh-su-lin

sanh-tơ-my-xin

canh-ki-na

cao-lanh



5.4. Viết là on đọc như (ơng):

Ví dụ:Rimifon

Sodanton



đọc là: ri-mi-phơng

sơ-đăng-tơng



5.5. Viết là qui đọc như (ki):

Ví dụ: Quinacrin

Quinoserum



đọc là: ki-na-c(ờ)rin

ki-nơ-dê-rum



6. BÀI TẬP ĐỌC (theo nhóm nhỏ)

6.4. Đọc tên một số thuốc thiết yếu

Oxygen

Thiopental

Diazepam

Nitrogen oxyd

Ketamin hydroclorid

Fentanyl

Procain

Kelen

Lidocain hydroclorid

Atropin sulfat

Morphin hydroclorid

Promethazin hydroclorid

Acid axetyl salicylic (aspirin)

Ibuprofen

Indomethacin

Allopurinol

Paracetamol

Piroxicam

Codein phosphat

Morphin hydroclorid

Pethidin hydroclorid

Chloramphenamin maleat

Epinephrin hydroclorid

Promethazin hydroclorid

Hydrocortison

Prednisolon

Dimercaprol



Crysophanic

Cồn A.S.A

Cồn hắc lào (BSI)

Mỡ Acid benzoic + acid salicylic

Nystatin

Clotrimazol

Mỡ neomycin sulfat +bacitracin

Methybrosanilin clorid (dd tim gentian)

Mercurocrom (thuốc đỏ)

Mỡ hydrocortison acetat

Lindan

Diethylphtalat (DEP)

kẽm oxyd

Fluorescein

Bari sulfat

Natri amidotrizoat +

Methylglucamin amidotrizoat

Clohexidin

Iodin

Thuốc tím

Ethanol 700

Furosemid

Hydroclorothiazid

Mannitol

Cimetidin

Magnesi hydroxyd

Nhơm hydroxyd

22



Natri thiosulfat

Methionin

Naloxon

Protamin sulfat

Penicillamin

Calcium edetat

Phenobarbital

Diazepam

Carbamazepin

Phenytoin

Mebendazol

Niclosamid

Albendazol

Dietylcarbamazin

Metrifonat

Ampicilin

Benzyl penicilin

Benzathin benzyl penicilin

Cloxacilin

Phenoxymethyl penicilin

Amoxicilin

Cloramphenicol

Sulfadimidin

Erythromycin

Azythromycin

Gentamycin

Metronidazol

Trimethoprim

Sulfamethoxazol + trimethoprim

Tetracyclin

Doxycyclin

Ciprofloxacin hydroclorid

Acid nalidixic

Nitrofurantoin

Cefalexin

Cefotaxim

Dapson

Ethambutol

Isoniazid

Pyrazinamid

Rifampicin

Streptomycin

Griseofulvin

Ketoconazol

Tioconazol



Promethazin hydroclorid

Papaverin hydroclorid

Magnesi sulfat

Dầu parafin

Oresol (ORS)

Opizoic

Berberin

Mỡ betamethason valerat

Mỡ fluocinolon acetonid

Acid salicylic

Ethinyl estradiol + levonogestrel

Ethinyl estradiol + norethisteron

Ethinyl estradiol

Norethisteron

Progesteron

Insulin

Glibenclamid

Methylthiouracil (M.T.U)

Propylthiouracil (P.T.U)

Gamma globulin

gallamin triethiodid

Neostigmin bromid

Suramethonium (myorelaxin)

Argyrol

Cloramphenicol

Sulfaxylum

Tetracyclin

Dexamethason

Hydrocortison

Prednisolon

Pilocarpin hydroclorid

Homatropin hydrobromid

Atropin sulfat

Sulfarin

Ergometrin

Oxytocin

Amtriptylin

Chlopromazin

Diazepam

Haloperidol

Aminophyllin

Ephedrin hydroclorid

Epinephrin hydroclorid

Salbutamol

Theophylin

23



Nystatin

Clotrimazol

Diloxanid

Metronidazol

Dehydroemetin

Levamisol hydroclorid

Mefloquin

Primaquin

Quinin hydroclorid

Quinoserum

Sulfadoxin + pyrimethamin

Artemisinin

Acid axetyl salicylic

Ergotamin tartrat

Paracetamol

Propranolol

Azathiopin

Cyclophosphamid

Doxorubicin hydroclorid

Etoposid

Fluorouracil

Mercaptopurin

Methotrexat

Vinblastin sulfat

Vincristin sulfat

Tamoxifen citrat

Cisplastin

Bleomycin sulfat

Levadopa

Trihexyphenidyl hydroclorid

Hydroxocobalamin

Heparin

Phytomenadion

Dehydroemetin

Cloroquin

Gelatin

Albumin

Dextran

Glycerin trinitrat

Isosorbid dinitrat

Nitroglycerin

Diltiazem



Beclomethason dipropionat

Codein phosphat

Tetracyclin

Bạc nitrat

Hydrocortison

Tetracain

Acetazolamid

Oresol

DD kali clorid

DD glucose

DD natri bicarbonat

DD natri clorid

DD ringer lactat

DD calci clorid

Retinol palmitat

Vitamin A-D

Natri fluorid

Ergo calciferol (vitamin D)

Nicotinamid (vitamin PP)

Pyridoxin hydroclorid

Riboflavin (vitamin B2)

Thiamin hydroclorid

Acid ascorbic (vitamin C)

Dentoxit

Lidocain

Procainamid

Propranolol

Quinidin sulfat

Amiodaron hydroclorid

Spartein sulfat

Hydroclorothiazid

Amlodipin

Nifedipin

Furosemid

Methyldopa

Enalapril

Digoxon

Strophantin G

Dopamin hydroclorid

Epinephrin hydroclorid

Acid axetyl salicylic



LƯỢNG GIÁ

24



1/ Cách đọc tên thuốc bằng tiếng Việt, nguyên âm o, viết là o có thể đọc là

(...1), Cloramin đọc là (...2) và có thể đọc là (...3), Amoni carbonat đọc là (...4).

a 1-ô; 2-c(ờ)lo-ra-min; 3-ô; 4-a-mo-ni cac-bo-nat

b 1-ô; 2-c(ờ)lô-ra-min; 3-ô; 4-a-mô-ni cac-bô-nat

c 1-o; 2-c(ờ)lo-ra-min; 3-ô; 4-a-mô-ni cac-bô-nat

d 1-ô; 2-c(ờ)lô-ra-min; 3-o; 4-a-mo-ni cac-bo-nat

2/ Cách đọc tên thuốc bằng tiếng Việt, viết là c đọc là xờ khi đứng (...1) các

nguyên âm (...2), ví dụ Cephazolin đọc là (...3), Tetracyclin đọc là (...4).

a 1-sau; 2-o, a, u; 3-xê-pha-dô-lin; 4-tê-t(ờ)ra-xy-c(ờ)lin

b 1-trước; 2-e, i, y; 3-xê-pha-dô-lin; 4-tê-t(ờ)ra-cy-c(ờ)lin

c 1-sau; 2-e, i, y; 3-cê-pha-dô-lin; 4-tê-t(ờ)ra-xy-c(ờ)lin

d 1-trước; 2-e, i, y; 3-xê-pha-dô-lin; 4-tê-t(ờ)ra-xy-c(ờ)lin

3/ Cách đọc tên thuốc bằng tiếng Việt, các nguyên âm ghép, viết là eu có thể đọc

là (...1), ví dụ Eucalyptol đọc là (...2) và viết ou có thể đọc là (...3), ví dụ

Dicoumarin đọc là (...4).

a 1-ơ; 2-ơ-ca-lyp-tơl(ơ); 2-u; 4-đi-cu-ma-rin

b 1-ơ; 2-êu-ca-lyp-tôl(ơ); 2-u; 4-đi-cu-ma-rin

c 1-êu; 2-êu-ca-lyp-tôl(ơ); 2-u; 4-đi-cu-ma-rin

d 1-êu; 2-ơ-ca-lyp-tôl(ơ); 2-ô; 4-đi-cô-ma-rin

4/ Cách đọc tên thuốc bằng tiếng Việt theo thuật ngữ Quốc tế tiếng Latin, phụ

âm t có thể đọc là (...1), khi t đứng (...2) nguyên âm i và (...3) i là một là một

(...4) khác.

a 1-xờ; 2-trước; 3-sau; 4-nguyên âm

b 1-tờ; 2-trước; 3-sau; 4-nguyên âm

c 1-xờ; 2-sau; 3-trước; 4-nguyên âm

d 1-xờ; 2-trước; 3-sau; 4-phụ âm

5/ Cách đọc các vần có phụ âm đứng sau nguyên âm, khác với cách đọc thông

thường, al đọc là (...1), viết là yl đọc là (...2), ví dụ Veronal đọc là (...3), Ethyl

clorid đọc là (...4).

a 1-al; 2-yl(ơ); 3-vê-rô-nal; 4-ê-tyl(ơ) c(ơ)lo-rit

b 1-al(ơ); 2-yl(ơ); 3-vê-rô-nal(ơ); 4-ê-tyl(ơ) c(ơ)lo-rit

c 1-al; 2-yl(ơ); 3-vê-rô-nal(ơ); 4-ê-thyl(ơ) c(ơ)lo-rit

d 1-al(ơ); 2-yl(ơ); 3-vê-rô-nan; 4-ê-tyl(ơ) c(ơ)lo-rit

6/ Cách đọc tên thuốc bằng tiếng Việt, Viết là z có thể đọc là (...1), ví dụ

Clopromazin đọc là (...2), Alizarin đọc là (...3).

a 1-dờ; 2-c(ờ)lo-p(ờ)rô-ma-zin; 3-a-li-da-rin

b 1-zờ; 2-c(ờ)lo-p(ờ)rô-ma-zin; 3-a-li-za-rin

c 1-zờ; 2-c(ờ)lo-p(ờ)rô-ma-din; 3-a-li-da-rin

d 1-dờ; 2-c(ờ)lo-p(ờ)rô-ma-din; 3-a-li-da-rin



25



Bài 5. DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG

MỤC TIÊU

1. Nêu được định nghĩa, nguồn gốc, quan niệm về dùng thuốc.

2. Trình bày được số phận của thuốc trong cơ thể.

3. Nêu được các cách tác dụng của thuốc và cho ví dụ.

4. Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC

1.1. Định nghĩa

Thuốc là những sản phẩm dùng để phòng và điều trị bệnh cho người, là

phương tiện rất đặc biệt, nếu khơng được quản lý chặt chẽ và sử dụng chính xác

về mọi mặt, thì sẽ gây tác hại lớn đến sức khoẻ và tính mạng con người.

26



1.2. Nguồn gốc của thuốc

-Thực vật: Morphin lấy từ nhựa vỏ quả cây thuốc phiện, Quinin lấy từ vỏ

thân cây Canhkina, Atropin lấy từ Cà độc dược …

-Động vật: Insulin, Progesteron, huyết tương khô, các vaccin, các huyết

thanh và globulin, các vitamin A, D.

-Khoáng vật: Kaolin, Iod, Magnesi sulfat.

-Các thuốc tổng hợp: Sulfamid, ether, các thuốc nhóm Quinolon.

1.3. Liều lượng thuốc

Thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh, nhưng với liều cao thì gây độc đối

với người bệnh. Giữa liều điều trị với liều độc có một khoảng cách gọi là “phạm

vi điều trị” hoặc “chỉ số điều trị”.

1.4. Quan niệm về dùng thuốc

-Thuốc khơng phải là phương tiện duy nhất để phòng bệnh, chữa bệnh,

nhiều bệnh không dùng thuốc cũng khỏi.

-Khỏi bệnh không chỉ phơ thuộc vào thuốc, mà còn phơ thuộc vào chế độ

dinh dưỡng, chăm sóc hộ lý, mơi trường sống, giải trí và rèn luyện của bệnh nhân.

-Thuốc nào cũng có tác dụng khơng mong muốn (ngay với liều thường),

dùng liều cao đều có độc.

2. CÁC DẠNG THUỐC THƯỜNG DÙNG

-Thuốc thang: Là những hỗn hợp của nhiều cây hay bộ phận của cây đã

được chế biến và phân liều, dùng để chế thuốc nước (ngâm, hầm, sắc, hãm) hoặc

ngâm rượu.

-Thuốc bột: Là dạng thuốc rắn, khô, rời được bào chế bằng cách phân chia

đến độ nhỏ nhất định các dược liệu động vật, thực vật hoặc hoá chất và được dây

qua các cỡ dây thích hợp.

-Viên nén: Là dạng thuốc rắn có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau,

được bào chế bằng cách nén dược chất và tá dược tới độ nén nhất định.

-Các dạng thuốc vô khuẩn

+ Thuốc tiêm: Là dạng thuốc lỏng, vô khuẩn dùng để tiêm thẳng vào cơ thể

qua da và niêm mạc.

+ Thuốc tiêm truyền: Là dạng thuốc lỏng, vô khuẩn, được tiêm với lượng

lớn vào thẳng vòng tuần hồn.

+ Thuốc dùng cho nhãn khoa: Là những thuốc vô khuẩn, đạt tiêu chuẩn

dùng nhỏ trực tiếp vào mắt, điều trị các bệnh về mắt.

- Dung dịch thuốc: Là dạng thuốc lỏng, trong đó dược chất hoà tan trong

chất dẫn.

-Siro thuốc: Là dạng thuốc lỏng sánh trong đó đường chiếm tỷ lệ cao trên 64%.

-Thuốc mỡ: Là dạng thuốc có thể chất mềm dùng để bôi lên da, niêm mạc

hoặc vết thương.

-Thuốc đặt: Là dạng thuốc rắn hoặc mềm dai, có nhiều hình thù khác nhau,

dùng để đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể.

+ Thuốc đạn: Là thuốc có dạng hình trụ, hình nón hoặc hình thuỷ lơi dùng

để đặt vào hậu mơn.

27



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×