1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 71 trang )


Thông tin (Information) là các tin tức mà con người trao đổi với nhau, hay nói

rộng hơn thơng tin bao gồm những tri thức về các đối tượng. (Nguồn: Nguyễn Văn

Vỵ, Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin quản lý, NXB Khoa học Tự Nhiên và

Công Nghệ (năm 2007))

Hệ thống (System) là tập hợp nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn

nhau và cùng hoạt động hướng tới mục đích chung. (Nguồn: Nguyễn Văn Ba, Phân

tích thiết kế hệ thống thơng tin, NXB Đại học Quốc Gia (năm 2003))

Hệ thống thông tin (Information System) là một tập hợp và kết hợp của các

phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để

thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm

phục vụ các mục tiêu của tổ chức. (Nguồn: Nguyễn Văn Ba, Phân tích thiết kế hệ

thống thơng tin, NXB Đại học Quốc Gia (năm 2003))

Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Managament Information System) là một

hệ thống tích hợp “Người – Máy” tạo ra và lưu trữ các thông tin giúp con người

trong sản xuất, quản lý cũng như ra quyết định. (Nguồn: Nguyễn Văn Ba, Phân tích

thiết kế hệ thống thơng tin, NXB Đại học Quốc Gia (năm 2003))

1.2 Một số lý thuyết về phân tích và thiết kế HTTT

Để có thể phục vụ tốt hơn về mặt lý luận và thực tiễn sau đây là những nội

dung lý thuyết mà đề tài đã sử dụng và áp dụng. Những nội dung lý thuyết này là sự

tổng hợp từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy là một số giáo trình của các tác giả nổi

tiếng trong ngành Hệ thống thông tin tại Việt Nam.



6



1.2.1 Lý thuyết chung về HTTT

1.2.1.1



Hệ thống và hệ thống thông tin



 Đặc trưng của hệ thống

-



Tính phân cấp: Hệ thống gồm có các phần tử, phần tử có thể rất đa dạng



chúng có thể rất khác biệt về bản chất. Các phần tử lại không nhất thiết là đơn giản,

sơ đẳng, mà thường là những thực thể phức tạp. Bởi thế, hệ thống thường có tính

phân cấp.

-



Tính ràng buộc: Các phần tử trong hệ thống không phải là được tập hợp



lại một cách ngẫu nhiên, rời rạc, mà giữa chúng luôn tồn tại quan hệ tạo thành một

cấu trúc. Các quan hệ này có thể là quan hệ ổn định, tồn tại lâu dài, cũng có thể là

quan hệ bất thường tạm thời.

-



Sự biến động của hệ thống: Sự biến động thể hiện trên hai mặt: Sự tiến triển



tức là các phần tử và các quan hệ có thể có phát sinh, có tăng trưởng, có suy thối và có

mất đi. Sự hoạt động tức là các phần tử của hệ thống, trong các mối ràng buộc đã định

cùng cộng tác với nhau để thực hiện một mục đích chung của hệ thống.

-



Mục đích của hệ thống: Thường thể hiện ở chỗ hệ thống nhận những cái



vào để chế biến thành những cái ra nhất định. Như vậy ta thấy là hệ thống phải ở

trong một mơi trường, nó nhận cái vào từ mơi trường đó và xuất cái ra trả lại mơi

trường đó.

Là một nhà phân tích, thiết kế hệ thống thông tin cần phải nắm rõ được các

đặc trưng này của hệ thống để có thể thường xuyên so sánh, đối chiếu với hệ thống

thơng tin mà mình đang xây dựng, áp dụng từ đó xây dựng được những hệ thống

phù hợp với cả môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.



7



 Các thành phần của hệ thống thơng tin



Hình 1.1. Sơ đồ tổng qt các thành phần của HTTT

(Nguồn: Nguyễn Văn Ba, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, NXB Đại học Quốc

Gia (năm 2003))

Mỗi hệ thống thơng tin có 5 bộ phần chính: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ

liệu, mạng và con người.

- Con người: Con người là chủ thể điều hành và sử dụng hệ thống thông tin.

Trong một HTTT phần cứng và phần mềm được coi là đối tượng trung tâm còn con

người đóng vai trò quyết định. Nguồn lực con người ở đây được chia thành hai

nhóm chính:





Người xây dựng và bảo trì hệ thống: là nhóm người làm nhiệm vụ phân



tích, lập trình, khảo sát, bảo trì.





Nhóm sử dụng hệ thống: là các cấp quản lý, người thiết lập các mục tiêu,



xác định nhiệm vụ, tạo quyết định.

-



Phần cứng: Gồm các thiết bị chủ yếu là thiết bị vật lý, được sử dụng



trong quy trình sử lý thơng tin. Phần cứng trong HTTT là công cụ kỹ thuật để thu

thập, xử lý và truyền thông tin.



8



-



Phần mềm: Phần mềm (chương trình máy tính) là tập hợp các chỉ lệnh



theo một trật tự nhất định nhằm điều khiển thiết bị phần cứng tự động thực hiện một

cơng việc nào đó. Phần mềm được viết thơng qua ngơn ngữ lập trình.

-



Dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là thành phần rất quan trọng của nguồn lực dữ liệu.



CSDL là một tập hợp dữ liệu có tổ chức, có liên quan được lưu trữ trên các thiết bị

lưu trữ thứ cấp, để có thể thảo mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều

người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với mục đích khác nhau.

-



Mạng: là một tập hợp các máy tính và thiết bị được nối với nhau bằng các



đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó nhằm chia sẻ các tiềm năng của mạng.

Các thành phần của hệ thống thơng tin có các mối liên hệ với nhau. Việc liên

kết giữa các thiết bị trong một hệ thống thông tin bằng các dây dẫn là những mối

liên hệ của hệ thống có thể nhìn thấy được. Ngược lại, các mối liên kết phần lớn các

yếu tố cấu thành nên hệ thống thông tin là không thể nhìn thấy được. Chúng được

hình thành và diễn ra khi hệ thống hoạt động. Chẳng hạn, như việc lấy dữ liệu từ

các cơ sở dữ liệu, và việc truyền dữ liệu đi xa hàng trăm cây số, việc lưu trữ dữ liệu

trên các thiết bị từ.

Các doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư thích đáng vào cả năm nguồn lực này

đặc biệt là nguồn lực con người để đảm bảo HTTT trong doanh nghiệp vận hành tốt

và đáp ứng được các yêu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh mình.



 Quy trình xử lý dữ liệu thành thơng tin

-



Nhập dữ liệu đầu vào: là công đoạn đầu tiên trong quy trình, dữ liệu đầu



vào có đầy đủ, chính xác thì việc xử lý thơng tin mới có ý nghĩa.

-



Xử lý dữ liệu thành thông tin: là công đoạn trung tâm và có vai trò quyết



định trong quy trình.

-



Lưu trữ dữ liệu: phục vụ cho việc xử lý và tái sử dụng trong tương lai.



-



Xuất thông tin đầu ra: gồm bảng biểu, số liệu, biểu đồ, các con số đánh giá



(hiện trạng và quá trình kinh tế), cung cấp đến các đối tượng trong và ngoài tổ chức.

9



-



Điều kiện hệ thống: đánh giá các phản hồi để xác định liệu hệ thống có



thực hiện được mục đích của nó khơng, sau đó tạo nên những chỉnh sửa cần thiết

đối với các thành phần nhập và xử lý của hệ thống để đảm bảo rằng kết quả đúng

được thực hiện.



 Vai trò của HTTT đối với doanh nghiệp

-



HTTT nằm ở trung tâm của hệ thống tổ chức là phần tử kích hoạt các



quyết định (mệnh lệnh, chỉ thị, thơng báo, chế độ tác nghiệp, ...)

-



HTTT đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp và mơi trường, đảm bảo



và duy trì mối quan hệ, tương tác giữa các thành phần trong doanh nghiệp với các

thực thể bên ngoài.



 Nhiệm vụ của HTTT trong doanh nghiệp

-



Đối ngoại: thu thập thông tin từ mơi trường ngồi, đưa thơng tin ra mơi



trường ngồi.

-



Đối nội: làm cầu nối liên lạc giữa các bộ phận của tổ chức, cung cấp và



truyền thông tin cho hệ tác nghiệp, hệ quyết định trong doanh nghiệp.

1.2.1.2



Hệ thống thông tin quản lý (MIS - Managament Information



System)



 Cấu trúc của hệ thống thông tin quản lý

HTTT QL gồm 4 thành phần: các phân hệ hay hệ thống con (sub-systems), dữ

liệu (data), mơ hình (models) và các quy tắc quản lý (management rules).

-



Phân hệ hay còn gọi là lĩnh vực quản lý (management domain) nhóm các



hoạt động có cùng một mục tiêu trong nội bộ một đơn vị, như sản xuất, kinh doanh,

hành chính, kế tốn, nghiên cứu...

-



Dữ liệu (Data) là cơ sở của thơng tin. Nói đến thơng tin là nói đến dữ liệu.



Dữ liệu nhận giá trị trong một miền xác định.

10



-



Mơ hình quản lý bao gồm tập hợp các thủ tục, quy trình và phương pháp



đặc thù cho mỗi phân hệ. Mơ hình quản lý và dữ liệu ln chuyển trong phân hệ

phục vụ các quy tắc quản lý.

-



Quy tắc quản lý, hay cơng thức tính tốn, cho phép biến đổi hoặc xử lý dữ



liệu phục vụ cho mục tiêu đã xác định.



 Đặc trưng của MIS

-



Hạt nhân của hệ thống là CSDL (luôn được cập nhật kịp thời) chứa các



thơng tin phản ánh tình trạng, hoạt động hiện thời của doanh nghiệp.

-



MIS thu thập dữ liệu khối lượng lớn, từ Hệ thống xử lý giao dịch và nguồn



dữ liệu khác ngồi tổ chức.

-



MIS khơng mềm dẻo và có ít khả năng phân tích, hệ thống xử lý dựa trên



các quy trình đơn giản và các kỹ thuật cơ bản như tổng kết, so sánh.

-



Thông tin đầu ra dưới dạng các báo cáo, tổng kết, tóm tắt.



-



Người dụng hệ thống thông thường là các nhà quản lý cấp trung, quan tâm



tới kết quả ngắn hạn.

Tuy không mềm dẻo và ít có khả năng phân tích nhưng MIS lại được nhiều

doanh nghiệp áp dụng và triển khai thành cơng vì tính chất đơn giản, dễ quản lý của

nó. Để xây dựng được nền tảng hệ thống tin tin tốt thì các doanh nghiệp nên xây

dụng nền tảng hệ thống thông tin ấy từ những hệ thống thông tin quản lý này.

1.2.2



Các phương pháp phân tích, thiết kế HTTT



1.2.2.1 Giới thiệu các phương pháp phân tích, thiết kế HTTT

Phân tích, thiết kế HTTT gồm có 2 phương pháp đó là phương pháp hướng cấu

trúc và phương pháp hướng đối tượng.

 Phương pháp hướng cấu trúc



11



Đặc trưng của phương pháp hướng cấu trúc là phân chia chương trình chính

thành nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm thực hiện một cơng việc

xác định. Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các bài toán nhỏ hơn,

rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho đến khi nhận được bài tốn có thể cài đặt

được ngay, sử dụng các hàm ngơn ngữ lập trình hướng cấu trúc.

 Phương pháp hướng đối tượng

Cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy theo cách ánh xạ các thành

phần trong bài tốn vào các đối tượng ngồi đời thực. Một hệ thống được chia thành

các thành phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi đối tượng bao gồm đầy đủ cả dữ liệu

và hành động liên quan đến đối tượng đó. Các đối tượng trong một hệ thống tương

đối độc lập với nhau và hệ thống sẽ được xây dựng bằng cách kết hợp các đối tượng

đó lại với nhau thông qua các mối quan hệ và tương tác giữa chúng.

Đặc điểm của phân tích và thiết kế hướng đối tượng là nhìn nhận hệ thống như

một tập các đối tượng tương tác với nhau để tạo ra một hành động cho một kết quả

ở mức cao hơn. Để thực hiện được điều này người ta phải sử dụng hệ thống mơ hình

các đối tượng với các đặc trưng cơ bản sau:

- Tính trừu tượng hóa cao

- Tính bao gói thơng tin

- Tính modul hóa

- Tính kế thừa

So sánh đặc điểm của hai phương pháp như sau:



12



Phương pháp hướng cấu trúc



Phương pháp hướng đối tượng



Tập trung vào công việc cần thực Đặt trọng tâm vào đối tượng, tập trung vào

hiện



dữ liệu thay vì hàm



Chương trình lớn được chia thành Chương trình được chia thành các đối tượng

các hàm nhỏ hơn

Các hàm truyền thông tin cho nhau Các đối tượng tác động và trao đổi thông tin

thông qua cơ chế truyền tham số



qua các hàm với cơ chế thơng báo



Đóng gói chức năng (sử dụng hàm Đóng gói chức năng và dữ liệu (không thể

mà không cần biết nội dung cụ truy cập trực tiếp thành phần dữ liệu của đối

thể)



tượng mà phải thông qua các phương thức)



Dữ liệu trong hệ thống được Các cấu trúc dữ liệu được thiết kế để đặc tả

chuyển động từ hàm này sang hàm được các đối tượng. Các hàm xác định trên

khác



các vùng dữ liệu của đối tượng được gắn với

nhau trên cấu trúc dữ liệu đó



Thiết kế chương trình theo cách Chương trình được thiết kế theo cách tiếp cận

tiếp cận từ trên xuống



từ dưới lên



Bảng 1.1. So sánh đặc điểm phương pháp phân tích thiết kế hệ thống

So với phương pháp hướng cấu trúc thì phương pháp hướng đối tượng có một

số ưu điểm như sau:

+ Dữ liệu và các hàm mới có thể dễ dàng bổ sung vào đối tượng nào đó khi

cần thiết do đó dễ nâng cấp thành hệ thống lớn hơn.

+ Dữ liệu được bao bọc, che dấu và không cho phép các hàm ngoại lai truy

cập tự do mà dữ liệu của một đối tượng chỉ có thể được truy cập bởi chính các hàm

xác định trong đối tượng đó và chương trình an tồn hơn.

+ Mơ hình được xây dựng gần với hệ thống thực tế.

+ Thông qua nguyên lý kế thừa sẽ loại bỏ đoạn chương trình lặp lại khi khai

báo lớp, mở rộng khả năng sử dụng lớp làm cho ngắn gọn, tiết kiệm thời gian.

13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

×