1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

1 Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.25 KB, 51 trang )


Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành

từ nhiều nguồn khác nhau. Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp

cần thiết phải có sự phân loại vốn.





Theo cơng dụng kinh tế và đặc điểm luân chuyển:

- Vốn lưu động: Là số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành tài sản lưu động

của donha nghiệp, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp được diễn ra một cách thương xuyên, liên tục và trong quá trình chu chuyển giá

trị của vốn lưu động được chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm, và được thu hồi khi kết

thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm. Khi đó ta nói vốn lưu động đã hồn thành một chu kì

kinh doanh.

- Vốn cố định: Là số vốn được ứng ra để hình thành nên các tài sản dài hạn,

trong đó bộ phận quan trọng nhất là tài sản cố định. Quy mô vốn cố định ảnh hưởng

rất lớn đến quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định chu

chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hồn thành một



vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị.

• Theo nguồn hình thành:

Theo cách phân loại này, vốn kinh doanh của DN được chia thành vốn chủ sở

hữu và nợ phải trả

- Vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của DN, DN

có quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Một phần cơ bản của số vốn này là do các

chủ sở hữu DN góp phần khi thành lập doanh nghiệp, phần còn lại được tích lũy và bổ

sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguồn này bao gồm: vốn góp của chủ sở hữu

doanh nghiệp, vốn góp cổ phần, lợi nhuận để lại,…

Tại một thời điểm vốn chủ sở hữu có thể xác định bằng công thức sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả

- Nợ phải trả: Là khoản vốn vay ngân hàng và các khoản nợ phát sinh trong quá

trình sản xuất kinh doanh, DN phải có trách nhiệm thanh tốn cho các tác nhân trong

nền kinh tế: ngân hàng, nhà cung cấp, công nhân viên, các tổ chức kinh tế và các cá

nhân khác…

Thông thường một DN phải phối hợp cả 2 nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự kết

hợp giữa hai nguồn vốn này phụ thuộc vào nghành mà DN đang hoạt động, cũng như



10



hoat quyết định của quản lý trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tế cũng

như tình hình thực tế tại DN.

• Phân loại theo hình thái biểu hiện:

- Vốn được biểu hiện ở cả hai hình thái giá trị và hiện vật. Ví dụ: nguyên liệu,

vật liệu, công cụ, hàng gửi đi bán…

- Vốn chỉ được biểu hiện ở một hình thái giá trị như tiền ( tiền mặt, tiền gửi ngân

hàng,…), các khoản nợ phải thu, các khoản đầu tư tài chính.

b, Vai trò của vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp

 Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản



xuất kinh doanh của mình

 Vốn kinh doanh là điều kiện duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng và

nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động.

 Vốn kinh doanh có vai trò như một đòn bẩy, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp phát triển, là điều kiện để tạo ra lợi thế cạnh tranh, khẳng định vai

trò của doanh nghiệp trên thị trường

 Vốn kinh doanh là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản, kiểm

tra, giám sát q trình sản xuất của doanh nghiệp thơng qua cá chỉ tiêu tài chính. Qua

đó, nhà quản trị doanh nghiệp biết được thực trạng kinh doanh, đánh giá hiệu quả sản

xuất kinh doanh, phát hiện các tồn tại, tìm ra nguyên nhân va đưa ra các biện pháp

khắc phục

1.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Theo giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp của trường Đại học Thương Mại:

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các lợi ích kinh

tế - xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh bao gồm

hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có vai trò, ý nghĩa quyết

định.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại được thể hiện

thông qua việc đánh giá những tiêu thức cụ thể:

+ Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phải đảm bảo cho việc thúc đẩy quá trình

bán ra, tăng tốc độ lưu chuyển, tăng doanh thu bán hàng.



11



+ Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phải góp phần vào việc thực hiển tốt chỉ tiêu

kế hoạch lợi nhuận kinh doanh. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, đòi hỏi doanh nghiệp

phải tiết kiệm, giảm chi phí kinh doanh trong đó có chi phí vốn kinh doanh.

1.1.2.2. Mục đích của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm nhận thức, đánh giá đúng đắn,

toàn diện, khách quan tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp, thấy được sự ảnh

hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ, kết quả kinh doanh. Qua phân tích, có

thể đánh giá được tình hình tổ chức, huy động và phân bổ vốn kinh doanh đã hợp lý

chưa? Đồng thời phân tích hiệu quả sử dụng vốn cũng nhằm mục đích tìm ra những

điểm tồn tại trong cơng tác tổ chức, sủ dụng vốn, các nguyên nhân dẫn đến tồn tại và

đề ra giải pháp khắc phục.

1.1.2.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa rất to lớn. Cụ thể:

 Đối với chủ doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt được tình hình huy động, phân phối, quả



lý và sử dụng vốn, khả năng sinh lời, tình hình bảo tồn và tăng trưởng vốn kinh

doanh, khả năng rủi ro tài chính và những giải pháp có thể phòng ngừa. Căn cứ vào số

liệu, tài liệu phân tích để làm cơ sở khoa học cho việc đưa ra những quyết định hữu

hiệu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Đối với các nhà đầu tư, những thơng tin phân tích hiệu quả sử dụng vốn giúp họ nhận



thức, đánh giá được giá trị tài sản của doanh nghiệp, giá trị tăng thêm của vốn đầu tư,

khả năng sản xuất và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, để từ đó họ đưa ra các

quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

 Đối với ngân hàng và các tổ chức cho vay vốn, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn

giúp họ có các thơng tin về khả năng sản xuất của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của

đồng vốn, tình hình và khả năng đảm bảo cho việc thanh tốn của vốn. Từ đó họ đưa

ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

 Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế,… các thông tin phân tích hiệu quả

sử dụng vốn sẽ là căn cứ khoa học, tin cậy cho việc soạn thảo các chủ trương, chính

sách quản lý kinh tế trên phương tiện vi mô và vĩ mô.

 Đối với các doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, giúp họ có cơ

sở đánh giá khả năng thanh tốn các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó quyết định việc

có nên hay không nên ký kết các hợp đồng kinh doanh với doanh nghiệp.

12



 Đối với người lao động, giúp họ thấy được tình hình tăng trưởng vốn, khả năng kinh



doanh của doanh nghiệp, từ đó thêm gắn bó với doanh nghiệp.

1.2 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh





Mục tiêu phân tích: Nhằm nhận thức, đánh giá khái quát tình hình tăng giảm vốn kinh



doanh và cơ cấu kinh doanh qua các năm.

− Nguồn số liệu phân tích: các chỉ tiêu “tài sản ngắn hạn”, “tài sản dài hạn” trên bảng

cân đối kế toán, chỉ tiêu “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, và chỉ tiêu “lợi

nhuận sau thuế” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

− Vai trò; giúp ta thấy được cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng để từ đó

có những điều chỉnh phù hợp. Đồng thời đánh giá sự tác động, ảnh hưởng của việc

quản lý và sử dụng vốn với việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh.

− Ý nghĩa: Nếu vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng, đồng thời các chỉ tiêu doanh thu

và lợi nhuận sau thuế tăng, tỷ lệ tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lớn

hơn hoặc bằng tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh thì được đánh giá là tốt. Ngược lại, tỷ lệ

tăng của doanh thu thuần và lợi nhuạn sau thuế thấp hơn tỷ lệ tăng của vốn thì được





đánh giá là không tốt.

Đồng thời, trong doanh nghiệp thương mại nếu vốn lưu động bình quân chiểm tỷ trọng

cao, vốn cố định chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng vốn kinh doanh thì đánh giá là

khơng tốt

1.2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động







Mục đích phân tích: Nhằm thấy được tình hình tăng giảm, cơ cấu vốn lưu động qua



các năm.

− Nguồn số liệu phân tích: “tiền và các khoản tương đương tiền”, “các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn”, “các khoản phải thu ngắn hạn”, “hàng tồn kho”, “tài sản ngắn hạn

khác” được thấy trên bảng cân đối kế toán, số liệu “doanh thu thuần bán hàng và cung

cấp dịch vụ” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

− Vai trò: Có thể biết được sự tác động, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chi tiêu kế

hoạch doanh thu bán hàng, thấy được cơ cấu phân bổ vốn lưu động có đáp ứng được





nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp hay khơng.

Ý nghĩa: Qua phân tích ta có thể đưa ra kết luận: Nếu vốn lưu động của doanh nghiệp

tăng, đồng thời doanh thu thuần cũng tăng, tỷ lệ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tỷ lệ

13



tăng của vốn lưu động thì được đánh giá là tốt. Ngược lại, nếu tỷ lệ tăng của doanh thu

thuần nhỏ hơn tỷ lệ tăng của vốn lưu động thì đánh giá là khơng tốt.

1.2.1.3. Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định.





Mục đích: Nhằm đánh giá sau một chu kì kinh doanh vốn cố định cảu doanh nghiệp



tăng hay giảm và cơ cấu vốn cố định qua các năm.

− Nguồn số liệu phân tích: “các khoản phải thu dài hạn”, “tài sản cố định”, “bất động sản

đầu tư”, “các khoản đầu tư tài chính dài hạn”, “tài sản dài hạn khác” lấy từ bảng cân

đối kế toán; số liệu “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” lấy từ báo cáo kết quả





hoạt động kinh doanh.

Vai trò: Qua số liệu phân tích ta có thể thấy năng lực sản xuất kinh doanh, chính sách đầu

tư vốn cố định cảu doanh nghiệp có hợp lý hay khơng? Đưa ra những biện pháp kịp thời







khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng vốn cố định.

Ý nghĩa: Nếu vốn cố định tăng, đồng thời doanh thu thuần cũng tăng và tỷ lệ tăng của

doanh thu thuần lớn hơn tỷ lệ tăng của vốn cố định thì đánh giá là tốt. Ngược lại, nếu

tỷ lệ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tỷ lệ tăng của vốn cố định thì đánh giá là khơng



tốt.

− Trong doanh nghiệp, nếu tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, tăng lên,còn các loại tài

sản dài hạn khác như: các khoản phải thu dài hạn, tài sản dài hạn khác,...chiếm tỷ trọng

nhỏ, giảm đi thì đánh giá là hợp lý vì năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

chủ yếu được thể hiện thông qua việc đầu tư cho tài sản dài hạn.



14



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

×